17. Bai tap Microeconomics - GV Ho Van Dung (Dec 2016) tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập...
Trang 1BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ Chương 1 Những vấn đề cơ bản về kinh tế học
Bài 1 Nếu nền kinh tế di chuyển từ một vị trí A trên một đường cong khả năng sản
xuất sang một vị trí B cũng nằm trên đường cong khả năng sản xuất, nền kinh tế đó
có kém hiệu quả về mặt kỹ thuật hay không?
Bài 2 Hãy xem xét đường cong khả năng sản xuất sau đây của một nền kinh tế:
a/ Hãy nêu các điểm trên đường đó đạt được hiệu quả kỹ thuật
b/ Tổ hợp B và C có ưu việt hơn tổ hợp A không? Giải thích vì sao?
Bài 3 Trồng cỏ hay trồng lúa?
Theo công trình nghiên cứu của Trường Đại học Tổng hợp Iowa (tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ), vào những năm 40 (của thế kỷ 20) tại vùng Iowa, việc trồng trọt trên diện tích đất đai khoảng 100 mẫu có thể thu được các tập hợp cỏ và lúa được thống
kê như sau:
Trang 2Số mẫu đất dùng cho các mục đích Sản lượng (pound)
b/ Giả sử lợi nhuận sẽ kiếm được từ 1 pound lúa cao gấp 5 lần lợi nhuận sẽ kiếm được từ 1 pound cỏ và do vậy người chủ trang trại cho rằng anh ta sẽ không nên sản xuất ra một tí cỏ nào nữa Anh ta nói như vậy có đúng không?
Trang 3a/ Hãy cho biết hiện thời quốc gia này có khả năng sản xuất:
2 đơn vị sản phẩm X và 13 đơn vị sản phẩm Y không?
3 đơn vị sản phẩm X và 15 đơn vị sản phẩm Y không?
3 đơn vị sản phẩm X và 10 đơn vị sản phẩm Y không?
b/ Chi phí cơ hội để sản xuất thêm:
1 đơn vị sản phẩm X thứ hai là bao nhiêu?
1 đơn vị sản phẩm X thứ ba là bao nhiêu?
c/ Giả sử nền kinh tế đang ở tại vị trí D trên đường giới hạn khả năng sản xuất Vậy chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm Y tiếp theo sẽ là bao nhiêu?
Bài 5. Giả sử một phân xưởng may có 100 công nhân may 2 loại sản phẩm là quần tây (q) và áo sơ mi (a) Nếu thời gian may quần và may áo của mỗi công nhân được phân chia đều nhau trong một ngày (1 ngày làm việc 8 giờ) thì năng suất trung bình của mỗi công nhân mỗi ngày là 3 quần tây và 2 áo sơ mi
a/ Anh/chị hãy viết phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất của phân xưởng may này trong một ngày (giả sử đây là phương trình đường thẳng)
b/ Nếu phân xưởng may này có đơn đặt hàng là 300 áo sơ mi thì số quần tây tối đa
mà phân xưởng có thể may được trong ngày là bao nhiêu?
Chương 2 Cầu, cung và cân bằng thị trường
Bài 1 Đường cung và đường cầu của sản phẩm X được cho bởi các phương trình
Trang 4b/ Khi chính phủ đánh thuế 10$/1 sản phẩm thì sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Mức giá mà người tiêu dùng phải trả và mức giá mà nhà sản xuất nhận được sẽ là bao nhiêu?
Bài 2 Cho hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng:
(D): Q = - P + 120
(S): Q = P – 40
a/ Anh/chị hãy xác định mức giá và sản lượng cân bằng
b/ Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng Để tăng doanh thu doanh nghiệp cần áp dụng chính sách giá nào?
Bài 3. Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X tăng 30%
a/ Xác định hệ số co giãn chéo giữa hai mặt hàng X và Y
b/ X và Y là 2 mặt hàng thay thế hay bổ sung? Cho 1 ví dụ
Bài 4. Khi thu nhập tăng 10% thì lượng cầu mặt hàng X tăng 5%
a/ Xác định hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
b/ X là hàng hóa gì? Cho 1 ví dụ về loại hàng này
Bài 5. Khi thu nhập tăng 10% thì lượng cầu mặt hàng Y giảm 5%
a/ Xác định hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
b/ Y là hàng hóa gì? Cho 1 ví dụ về loại hàng này
Bài 6 Khi giá của một sản phẩm tăng từ 1,5 đôla lên 2 đôla, lượng cầu của sản
phẩm giảm từ 1.000 xuống 900
a/ Tính hệ số co giãn của cầu theo giá
b/ Với trường hợp Ep tính được như trên thì cầu co giãn như thế nào?
Bài 7. Với mỗi trường hợp xảy ra dưới đây sẽ tác động đến cung hay cầu, hay cả hai đối với mặt hàng lương thực? Và Anh/Chị dự đoán trạng thái cân bằng của thị trường lương thực trên thế giới (mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng) thay đổi
Trang 5như thế nào? Anh/Chị nên phác thảo đồ thị cung cầu để minh họa cho câu trả lời của mình
a/ Giá vật tư nông nghiệp ba năm qua đã tăng lên khoảng 2 lần
b/ Thái Lan bị mất mùa lương thực
c/ Chính phủ các nước trợ cấp cho nông dân trồng lúa
d/ Dân số thế giới gia tăng đáng kể
e/ Có sự dịch chuyển đáng kể lực lượng lao động nông thôn ra thành thị
f/ Các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng đã lai tạo được giống lúa năng suất cao và đưa vào sản xuất đại trà
g/ Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ cao làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp nói chung và diện tích canh tác lúa nói riêng
h/ Đầu năm 2008, giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao làm chính phủ nhiều nước từ chối cấp phép hầu hết các dự án làm sân golf mới, quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang các lọai khác và nhiều nông dân tự giác chuyển đổi cây trồng ngược lại so với xu hướng trước đây
Bài 8. Giả sử hàm số cầu và hàm số cung thị trường của một ngành sản phẩm là:
(D): PD= -QD + 100
(S): PS = 0,5QS + 10
Đơn vị tính của P là ngàn đồng/sản phẩm, của Q là triệu sản phẩm
a/ Anh/Chị hãy xác định giá cả và sản lượng cân bằng của sản phẩm
b/ Anh/Chị hãy xác định hệ số co giãn của cầu theo giá và hệ số co giãn của cung theo giá tại mức giá cân bằng Từ mức giá cân bằng này, nếu những người bán cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá bán thì tổng chi tiêu của những người mua dành cho mặt hàng này sẽ tăng hay giảm?
c/ Ở giai đoạn sau thu nhập của người tiêu dùng tăng trong khi giá yếu tố đầu vào
để sản xuất mặt hàng này lại giảm Giả sử đây là hàng hóa thông thường Anh/chị
dự đoán giá cả và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Trang 6d/ Giả sử chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng ngành này với mức thuế suất là 20%(*) Anh/Chị hãy xác định lại sản lượng cân bằng, mức giá người mua phải trả
và mức giá người bán nhận được sau khi đã nộp thuế
e/ Ai là người chịu thuế và chịu bao nhiêu trên mỗi đơn vị sản phẩm?
f/ Tổng số tiền thuế chính phủ thu được từ ngành này là bao nhiêu?
Ghi chú: (*) Thuế suất thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam phổ biến ở mức 10% và
5% Ở bài tập này là 20% chỉ với mục đích minh họa và để con số tính toán không
bị lẻ
Bài 9. Giả sử hàm số cầu sản phẩm X được ước lượng bởi phương trình:
QDx= -2Px + 0,5Py - 0,2Pz + 1,2I Trong đó:
QDx là lượng cầu sản phẩm X
Px là giá của sản phẩm X
Py là giá của sản phẩm Y
Pz là giá của sản phẩm Z
I là thu nhập bình quân của người tiêu dùng
a/ Theo Anh/Chị, quan hệ giữa hai sản phẩm X và Y, X và Z là gì?
b/ Sản phẩm X là hàng hóa thông thường hay hàng cấp thấp?
c/ Anh/Chị hãy viết phương trình đường cầu sản phẩm X với Py = 40, Pz = 50 và
Trang 7Bài 10 Nước KATA tự túc, tự cấp về lúa gạo Ngành sản xuất lúa ở KATA được
xem là một ngành cạnh tranh hoàn hảo Mức giá lúa cân bằng hiện thời là 2 triệu
$/tấn và sản lượng cân bằng là 24 triệu tấn/năm Các chuyên gia kinh tế ước lượng
độ co giãn của cầu và độ co giãn của cung theo giá tại mức giá cân bằng này là Ep
= -0,6 và Es = 0,8
a/ Anh/Chị hãy viết phương trình đường cầu và phương trình đường cung về lúa ở KATA với giả định các đường cung, cầu là những đường thẳng và các thông số về
độ co giãn trên đây là chính xác
b/ Anh/Chị hãy vẽ đường cầu và đường cung trên cùng một đồ thị và chỉ ra điểm cân bằng thị trường
c/ Với mỗi trường hợp xảy ra trong tương lai dưới đây sẽ tác động đến cung hay cầu, hay cả hai? Và Anh/Chị dự đoán trạng thái cân bằng thị trường (mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng) thay đổi như thế nào? Anh/Chị nên phác thảo đồ thị cung cầu để minh họa cho câu trả lời của mình
(1) Giá vật tư nông nghiệp giảm
(2) Thu nhập người tiêu dùng tăng đáng kể và cơ cấu bữa ăn thay đổi theo hướng ít dùng lương thực hơn trước
(3) Chính phủ đánh thuế vào ngành sản xuất lúa gạo
(4) Dân số gia tăng đáng kể
(5) Chính phủ trợ cấp cho những nông dân trồng lúa
(6) Giá các loại cây trồng khác tăng lên trong nhiều năm qua và nông dân trồng các loại cây này có lợi nhuận tăng lên
(7) Có sự dịch chuyển đáng kể lực lượng lao động nông thôn ra thành thị
(8) Viện nghiên cứu lúa đã lai tạo được giống lúa năng suất cao và đưa vào sản xuất đại trà
(9) Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ cao làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp nói chung và diện tích canh tác lúa nói riêng
Trang 8Chương 3 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Bài 1 Một người có thu nhập I = 1.000 USD Người này dùng số tiền đó để mua 2
sản phẩm X và Y với giá như sau: PX = 100 USD/sp, PY = 200 USD/sp
Bảng hữu dụng của người này khi chi tiêu hai sản phẩm X và Y được cho như sau:
a/ Viết phương trình đường ngân sách
b/ Người này sẽ phân phối thu nhập như thế nào để tiêu dùng cho hai sản phẩm nói trên sao cho đạt được độ hữu dụng cao nhất?
c/ Tính tổng hữu dụng mà người này đạt được
Bài 2. Bảng sau chỉ ra hữu dụng biên của một người tiêu dùng khi người này sử dụng 2 hàng hóa X và Y Giá của hàng hóa X là 1 đôla và giá của hàng hóa Y là 2 đôla Thu nhập của người tiêu dùng này là 9 đôla
Trang 9Bài 3 Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3.500 đơn vị tiền (đvt) để mua hai sản
phẩm X và Y với giá tương ứng PX = 500 đvt/sp, PY = 200 đvt/sp Sở thích người này được biểu thị qua hàm số:
TUX = - X2 + 26X
TUY = - 5/2 Y2 + 58Y
Trong đó X và Y là số lượng của sản phẩm X và số lượng của sản phẩm Y Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tính tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được
Bài 4 Một người tiêu dùng có thu nhập 420$, chi tiêu hết cho 2 sản phẩm X và Y
với PX = 10$/sp và PY = 40$/sp Hàm tổng hữu dụng thể hiện qua hàm:
U = (X – 2)Y Tìm phương án tiêu dùng tối ưu
Bài 5 Gia đình cô Tuyết có tổng thu nhập 1 tháng 192 USD Số tiền này giả sử cô
Tuyết chỉ phân bổ giữa 2 mặt hàng thịt bò và khoai tây
Trang 10a/ Giả sử giá thịt bò 4$/1 kilôgram và khoai tây giá 2$/1 kilôgram Hãy vẽ đường giới hạn ngân sách của gia đình cô Tuyết
b/ Giả sử rằng hàm thỏa dụng của gia đình cô Tuyết được cho bởi phương trình: U(X,Y) = 2X1/2Y (X: thịt bò, Y: khoai tây) Vậy cô Tuyết nên mua phối hợp thịt bò và khoai tây như thế nào để độ thỏa dụng của gia đình cô là lớn nhất?
c/ Tính tổng thỏa dụng
Bài 6 Cô Lan có thu nhập 1 tháng là 216 USD Số tiền này cô dùng để chi tiêu cho
2 hàng hóa X và Y với PX = 8 và PY = 6 Hàm thỏa dụng của cô Lan được thể hiện bởi phương trình sau: TU(x, y) = 3.x1/3.y2/3
a/ Viết phương trình đường ngân sách của cô Lan
b/ Anh/Chị hãy xác định phối hợp tối ưu giữa 2 hàng hóa X và Y để tổng thỏa dụng của cô Lan là cực đại Tính tổng thỏa dụng
Bài 7. Anh Điệp có thu nhập 1 tháng là 208 USD Số tiền này anh dùng để chi tiêu cho 2 hàng hóa X và Y với PX = 8 và PY = 4 Sở thích của anh Điệp được thể hiện bởi hàm: TU(x, y) = 2.x1/3.y3/4
a/ Viết phương trình đường ngân sách của anh Điệp
b/ Anh Điệp phải phân phối thu nhập của mình cho việc chi tiêu 2 hàng hóa X
và Y như thế nào để đạt sự thỏa mãn tối đa? Tính tổng hữu dụng
Bài 8. Giả định rằng lịch thi cuối kỳ của sinh viên đại học năm 2 ngành Kinh doanh quốc tế ở học kỳ 1 không như thông lệ mà dồn vào hai ngày cuối tuần Trước kỳ thi, cả lớp có 4 ngày tự học nhưng sinh viên Hùng vì bận việc đột xuất nên anh ta chỉ có thể dành tối đa là 15 giờ cho việc ôn bài trước khi thi
Bảng dưới đây ước lượng kết quả điểm thi của mỗi môn học sẽ tăng thêm theo mỗi giờ tự học của sinh viên Hùng
Trang 11Marketing căn bản
Quản trị ngoại thương Không tự học
Với cách phân bổ thời gian tự học cho các môn ở câu a) thì kết quả điểm thi cuối
kỳ đối với từng môn học ở học kỳ 1 của sinh viên Hùng là bao nhiêu?
Bài 9 Ứng dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng để đo lường thiệt hại của người
tiêu dùng khi giá tăng
Giả sử hàm thỏa dụng của bé Bo có dạng U(x,y) = x.y
Trong đó:
Trang 12- X là sữa bột
- Y là các thực phẩm khác
Trong thời gian qua giá sữa tăng khiến bé Bo đói sữa và việc này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của Bo Một số nhà kinh tế gợi ý rằng chính phủ cần trợ cấp cho mặt hàng thiết yếu này của Bo và những trẻ em khác đang trong độ tuổi cần uống nhiều sữa Để quyết định được mức độ trợ cấp, các nhà kinh tế học phải đánh giá được
sự thay đổi về lợi ích của Bo khi giá sữa tăng
Giả sử thu nhập trung bình bố mẹ dành cho Bo hàng tháng là $240 Ban đầu giá sữa PX = $3, giá các thực phẩm khác PY = $4 Bây giờ giả sử giá sữa PX tăng lên
$4 Anh/Chị hãy tính sự thay đổi về lợi ích của Bo khi giá sữa tăng, qua đó xác định số tiền mà bố mẹ của bé Bo có thể được chính phủ trợ cấp 1 tháng
Chương 4 Lý thuyết hành vi doanh nghiệp
Bài 1 Giá của các yếu tố K và L của một xí nghiệp sản xuất lần lượt là PK = 200 USD, PL = 400 USD, chi phí cho hai yếu tố này là TC = 2.400 USD Sản lượng sản xuất được biểu thị qua bảng sau:
Trang 13a/ Viết phương trình đường đẳng phí
b/ Xí nghiệp sẽ kết hợp hai yếu tố K và L như thế nào để sản xuất đạt được hiệu quả?
c/ Với sự kết hợp trên, sản lượng sản xuất sẽ là bao nhiêu?
Bài 2 Các hàm sản xuất sau đây thể hiện năng suất tăng dần, không đổi hay giảm
dần theo quy mô sản xuất:
Trang 14Bài 4 Một doanh nghiệp có hàm chi phí sản xuất trong một tháng là: TC = TC0 =
Bài 5. Chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận (chương 4 và chương 5)
Một số thông tin về chi phí sản xuất trong ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong mỗi tháng được cho ở bảng dưới đây:
Trang 15a/ Với những khái niệm chi phí rất cơ bản, anh/chị hãy điền vào các ô còn trống ở bảng trên đây
b/ Mức giá thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp có lời?
c/ Mức giá thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp hòa vốn?
d/ Mức giá thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ?
e/ Doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi giá thị trường dưới mức nào?
f/ Nếu giá thị trường là 26 triệu đồng/sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ sản xuất hay đóng cửa? Nếu sản xuất thì sản lượng là bao nhiêu sản phẩm mỗi tháng? Lợi nhuận (hay lỗ) của doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu đây là một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, nghĩa là cơ cấu và mức chi phí của doanh nghiệp giống như chi phí của hầu hết các doanh nghiệp khác cùng ngành, và chi phí trên đây phản ánh đầy đủ chi phí cơ hội của sản xuất thì anh, chị dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong dài hạn đối với ngành sản xuất này?
Bài 6 Công ty M đang sử dụng 10 đơn vị vốn và 15 đơn vị lao động thì sản lượng
đạt được mỗi tháng là 300 đơn vị sản phẩm Nếu công ty thuê thêm một đơn vị vốn nữa trong khi vẫn giữ số lao động như cũ thì sản lượng mỗi tháng sẽ là 324 đơn vị sản phẩm; nếu không thuê thêm vốn mà công ty lại thuê thêm một đơn vị lao động thì sản lượng mỗi tháng chỉ là 320 đơn vị sản phẩm
a/ Bạn hãy tính năng suất biên và năng suất trung bình của vốn khi công ty M thuê thêm một đơn vị vốn
b/ Bạn hãy tính năng suất biên và năng suất trung bình của lao động khi công ty M thuê thêm một đơn vị lao động
c/ Giả sử công ty M hoạt động trong ngành cạnh tranh hoàn hảo và giá thị trường của sản phẩm là P = 1,2 đvt Nếu giá của vốn PK = 15 đvt (r = 15) và giá của lao động PL = 12 đvt (w = 12) và công ty M chỉ đủ tiền để thuê thêm hoặc là một đơn
vị vốn, hoặc là một đơn vị lao động thì công ty M nên thuê vốn hay lao động? Giải thích