Giảng bài mới: NỘI DUNG THỜI Hoạt động 1: GV: Dựa vào tính chất nào để nhận biết các ion trong dung dịch?. Hoạt động 2: GV: Thuốc thử dùng để nhận biết ionNa+là HS: Ion mẫu thử + dung d
Trang 1Ngày soạn: 06.4.2009
Khối 12 – Nguyễn Thư Sinh (Quy Nhơn)
Tiết 63: CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
I- MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Học sinh biết:
- Hiểu cách sử dụng một số thuốc thử phân tích
- Hiểu được cách nhận biết một số cation: Na+, NH4+, Ba2 +, Al3 +, Fe2 +, Fe3 +, Cu2 +và anion NO3−, SO24−, Cl−, CO32−
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các hiện tượng hoá học
3 Thái độ:
- Cẩn thận và nghiêm túc
II- CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên:
- Hoá chất, dụng cụ thí nghiệm:
* Dung dịch các muối: NaCl, KCl, BaCl2, NH4Cl, CrCl3, FeSO4, Fe2(SO4)2, MgSO4, CuSO4
* Dung dịch thuốc thử phân tích : NaOH, K2Cr2O7, KSCN, NH3, Na2HPO4, H2SO4 loãng
* Mảnh đồng kim loại
- Sơ đồ phân tích một số nhóm ion
- Ống nghiệm , giá ống nghiệm, kẹp gỗ
2 Học sinh:
- Ôn lại tính chất hoá học của một số chất có liên quan đến bài học: các hợp chất của nhôm, muối amoni, hợp chất sắt (II), sắt (III), hợp chất crôm (III)
- Cách viết và ý nghỉa của phương trình phản ứng hoá học ở dạng ion rút gọn
III- PHƯƠNH PHÁP: - Diễn giảng + trực quan.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số tác phong, nhắc nhở nội quy và các an tòan khi tiến hành thí nghiệm.
2 Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3 Giảng bài mới:
NỘI DUNG
THỜI
Hoạt động 1:
GV: Dựa vào tính chất nào để nhận biết các
ion trong dung dịch?
Hoạt động 2:
GV: Thuốc thử dùng để nhận biết ionNa+là
HS: Ion mẫu thử + dung dịch thuốc thử tác dụng với mẫu thử tạo một sản phẩm đặc trưng
HS: Bằng cách thử màu ngọn lửa
I NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT MỘT ION TRONG DUNG DỊCH
Ion mẫu thử + dung dịch thuốc thử tác dụng với mẫu thử tạo một sản phẩm đặc trưng như : một chất kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí
II NHẬN BIẾT CÁC CATION TRONG DUNG DỊCH
1 Nhận biết cation Na +
Trang 2gì?
GV: Thuốc thử dùng để nhận biết ionNa+là
gì?
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion Ba2+ ?
Nếu trong dung dịch Ba2+có lẫn ion Ca2+ thì
nhận biết ion Ba2+ bằng cách nào?
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion Al3+?
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion Fe2+?
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion Fe3+?
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion Cu2+ ?
GV: Cần nhắc học sinh lưu ý :Dung dịch các
ion trên đều có màu:
- Dung dịch của Fe3+ có màu đỏ nâu
- Dung dịch của Fe2+ có màu xanh rất nhạt
- Dung dịch của Cu2+ có màu xanh da trời
- Dung dịch của Ni2+có màu xanh lá cây
Vì vậy các dung dịch muối này đựng trong
các ống nghiệm riêng biệt thì chỉ cần dựa vào
màu sắc cũng có thể nhận biết được
HS: Thuốc thử dùng để nhận biết ion NH4+ là dung dịch kiềm
HS: Dung d ịch H2SO4 →↓ (trắng)
HS:Thuốc thử : K2CrO4 hoặc K2Cr2O7 →↓ vàng tươi.
HS: Dung dịch kiềm dư
HS: Dung dịch kiềm, hoặc dung dịch NH3
HS: Dung dịch kiềm, hoặc dung dịch NH3
HS: Dung dịch NH3
Bằng cách thử màu ngọn lửa Na+ cháy với ngọn lửa màu vàng tươi
2 Nhận biết ion NH 4 +
- Thuốc thử:Là dung dịch kiềm NaOH (hoặcKOH)
NH4+ + OH– →t0 NH3 ↑ + H2O
- Dấu hiệu : khí mùi khai hoặc làm quỳ tím tẩm ướt hóa xanh
3 Nhận biết cation Ba 2+
- Thuốc thử: dung d ịch H2SO4
- Hiện tư ợng: Có kết tủa trắng tạo thành
Ba2+ + SO42– →t0 BaSO4 ↓ (trắng)
4 Nhận biết cation Al 3+
- Thuốc thử: dung dịch kiềm dư
- Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa bị hoà tan trở lại
Al3+ + 3OH– →t0 Al(OH)3 ↓ keo trắng Al(OH)3 + OH– →t0 [Al(OH)4]–
5 Nhận biết cation Fe 2+ và Fe 3+
a) Nhận biết cation Fe 2+
- Thuốc thử: dung dịch kiềm (OH), hoặc dung dịch
NH3
- Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển thành kết tủa màu vàng rồi cuối cùng chuyển thành nâu đỏ
Fe2+ + 2OH– → Fe(OH)2 ↓ 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3↓
b) Nhận biết cation Fe 3+
- Thuốc thử: dung dịch kiềm (OH), hoặc dung dịch
NH3
- Hiện tượng: Tạo thành kết tủa màu nâu đỏ
Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3 ↓
a) Nhận biết cation Cu 2+
- Thuốc thử: dung dịch NH3
- Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa bị hoà tan trong dung dịch NH3 dư tạo thành dung dịch có màu xanh lam đậm
Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2 ↓ Cu(OH)2 + 4NH3→ [Cu(NH3)4]2+ + 2OH–
III NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION TRONG
Trang 3Hoạt động 3:
GV: Có thể dùng thuốc thử gì để nhận biết các
ion NO3?
GV: Dùng thuốc thử gì để nhận biết các ion
SO42–?
GV:Nhận biết ion Cl–?
GV:Nhận biết ion CO32–?
HS: Dd H2SO4 loãng, lá đồng
HS: dd BaCl2/ môi trường axit loãng dư
HS: dd AgNO3 /HNO3 loãng
HS: dd axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng
DUNG DỊCH
1 Nhận biết ion NO 3 :
- Thuốc thử : dd H2SO4 loãng, lá đồng, dd chứa ion
NO3
- Hiện tượng: dd có màu xanh, khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí
3Cu + 2NO3 + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO ↑ + 4H2O 2NO + O2 → 2NO2↑ ( màu nâu đỏ)
2 Nhận biết ion SO 4 2– :
- Thuốc thử : dd BaCl2/ môi trường axit loãng dư
- Hiện tượng: kết tủa trắng
Ba2+ + SO42– → BaSO4↓
3 Nhận biết anion Cl – :
- Thuốc thử: dd AgNO3 /HNO3 loãng
- Hiện tượng: kết tủa trắng
Ag+ + Cl– → AgCl ↓ trắng
4 Nhận biết anion CO 3 2– :
- Thuốc thử : dd axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng
- Hiện tượng : sủi bọt khí làm đục nước vôi dư
CO32– + 2H+ → CO2 ↑ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CỦNG CỐ: - Bài tập 1,2,4 SGK.
DẶN DÒ: - Sự có mặt của nhiều ion trong dung dịch phụ thuộc vào sự có mặt của các ion khác Chẳng hạn, dung dịch đã chứa ion NH4+ thì không thể có dư ion OH- ; trong môi trường axit các ion HCO3-, CO32-, SO32_ không thể tồn tại
- Đa số các anion tồn tại trong dung dịch cùng với các cation kim loại kiềm, amoni trong môi trường axit
V RÚT KINH NGHIỆM: