Đề Thi học sinh giỏi Văn

5 2.4K 8
Đề Thi học sinh giỏi Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2008 – 2009 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Ngữ Văn 9 ******** -----------oOo----------- ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 3.0 điểm ) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn sau : Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đơng với Tây một dải rừng liền ( Phạm Tiến Duật - Trường Sơn Đơng, Trường Sơn Tây ) Câu 2: (7.0 điểm ) Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (trích “Truyền kì mạn lục”) của Nguyễn Dữ. Câu3: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Ý kiến của em thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ. Họ và tên thí sinh :…………………………………………………………………… SBD :………………… Chữ ký giám thò 1 Chữ ký giám thò 2 UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC 2008 – 2009 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Ngữ Văn 9 ******** -----------oOo----------- HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu 1: ( 3.0 điểm ) -Hs chỉ ra phép so sánh tu từ (1.0 điểm). -Hs nêu được tác dụng và phân tích được nét nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ: Bằng nghệ thuật so sánh tu từ độc đáo nhà thơ đã diễn tả hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người ( anh và em ), hai miền đất ( Nam và Bắc ), hai hướng ( Đơng và Tây ) của một dải rừng, ln gắn bó keo sơn khơng gì có thể chia cắt được. (2 điểm). Câu 2 : (7.0 điểm) *u cầu về nội dung: (6.0 điểm) Hs làm bài cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1./ Giá trị hiện thực: (3.0 điểm) a. Hồn cảnh một gia đình trong xã hội phong kiến: (1.5 điểm) - Có một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, nàng vẫn giữ lòng chung thủy với chồng, tận tụy chăm sóc mẹ chồng cho đến khi mẹ chồng lâm chung, ni dạy con suốt thời gian chồng phải đi lính phương xa. (0,5 điểm) - Khi trở về, do sự nghi ngờ ghen tng, người chồng lại cho rằng nàng khơng chung thủy. Đau khổ tột cùng vì khơng thể phân giải oan tình, nàng trầm mình ở sơng Hồng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, vợ vua biển là Linh Phi cứu nàng và cho ở lại Long Cung. (0,5 điểm) - Sau đó, người chồng biết vợ bị oan nên hối hận và lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên nhưng rồi trở lại Long Cung. (0,5 điểm) b. Hành động tự trầm mình của nàng Vũ đã phản ánh một thực trạng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ bị trói buộc trong khn khổ khe khắt của lễ giáo, đối xử bất cơng, chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. (1.5 điểm) Đó cũng là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan tình của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan khiêm, uất hận mà những người phụ nữ khác phải gánh chịu do sự áp bức của xã hội phong kiến ngày xưa. Một nàng Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, một nàng cung nữ trong Cung ốn ngân khúc của Nguyễn Gia Thiều, những người phụ nữ lỡ dun tình trong thơ Hồ Xn Hương . . . 2./ Giá trị nhân đạo: (3.0 điểm) a. Ca ngợi nhân phẩm cao q của người phụ nữ: (1.5 điểm) - Đó là lòng sắt son, chung thủy với chồng, cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, Vũ Nương ln ln mong đợi chồng về trong nỗi cơ đơn mòn mõi: Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được dâng ngập trong lòng nàng. (1.0 điểm) - Đó là sự hiếu kính, tận tụy chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng qua đời, nàng hết lòng thương xót . . . lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. (0.5 điểm) b. Thể hiện tâm hồn sáng ngời như ngọc của nhân vật: (1,5 điểm) - Sau khi nàng chết, chàng Trương và mọi người đã thấu hiểu tâm hồn sáng ngời như ngọc Mị Nương, như cỏ Ngu Mĩ của Vũ Nương nên lập đàn giải oan cho nàng. (0,5điểm) - Nàng đã đoan trang giữ tiết, trinh bạch nghìn lòng mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước nên làm cảm động thần linh: Linh Phi cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. (0,5điểm) - Hình ảnh Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến hơn năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông như một sự đền bù, an ủi cho số phận bất hạnh của nàng trên dương thế. (0,5điểm) *Yêu cầu về kĩ năng (1.0 điểm): Cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng, viết có cảm xúc tốt. Câu 3: (10 điểm) A/Mở bài: (1.5 điểm) + Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. + Hoàn cảnh dẫn đến Kiều phải đến ở lầu Ngưng Bích. + Người viết nêu một vài cảm nhận của mình về đoạn thơ. B/Thân bài: (7.0 điểm) 1) Một bức tranh: Người đọc có thể hình dung cảnh vật được miêu tả (1.0 điểm) - Có không gian: trước lầu Ngưng Bích - Có thời gian: + Mây sớm đèn khuya + Chiều hôm - Trong cảnh có con người (nàng Kiều) +Mỗi nét cảnh vật đều gắn với con người. Nói đúng ra là cảnh vật hiện ra, được vẽ lại qua con mắt của nàng Kiều. + Con mắt của nàng Kiều là con mắt của một nỗi lòng buồn thương da diết, cho nên cảnh gắn chặt với tình người. 2) Một bức tranh tâm tình (5.0 điểm): a. Trước hết đó là một bức tranh được vẽ bằng tâm trạng, tình cảm của nàng Kiều (1.0 điểm): -Con người buồn – cảnh vật buồn (0.5 điểm): + “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” + “Buồn trông cửa bể chiều hôm…” - Con người trôi nổi, sóng gió bất kì như cánh hoa trôi, như gió cuốn mặt duềnh… (0.5 điểm): + “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?” + “…gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” b.Xuyên suốt đoạn thơ là tâm trạng, tình cảm của Kiều trước cảnh ngộ bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích (4.0 điểm): - Sáu câu thơ đầu (Trước lầu…tấm lòng) (1.0 điểm): + Đó là nỗi lòng của một người con gái “cấm cung” bị giam lõng ở lầu Ngưng Bích (khóa xuân). + Đó là tâm sự của Kiều: bẽ bàng (tủi thẹn, xấu hổ), nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng (sầu vì thương nhớ, buồn vì cảnh éo le). - Tám câu thơ tiếp theo (Tưởng người…vừa ôm) (1.0 điểm): + Đau đớn nhớ đến Kim Trọng + Xót thương nhớ đến cha mẹ xa cách - Tám câu thơ cuối (Buồn trông…kêu quanh ghế ngồi) (2.0 điểm): Điệp từ “buồn trông” được lặp lại bốn lần như một điệp khúc của một khúc ca buồn thảm. + Một cánh buồm xa xa nơi “cửa bể chiều hôm” gợi cho nàng một nỗi buồn da diết nhớ quê hương, gia đình, không biết đến ngày nào nàng mới được trở về đoàn tụ. (0.5 điểm) + Một cánh hoa trôi trên “ngọn nước mới sa” cũng gợi cho nàng một nỗi buồn “ man mác” về số kiếp của nàng rồi sẽ đi đâu? Về đâu? (0.5 điểm) + “Nhìn nội cỏ dàu dàu” nơi “chân mây mặt đất, một màu xanh xanh” nàng chạnh nghĩ đến cuộc sống tẻ nhạt, héo tàn nơi vắng vẻ, cô quạnh này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ! (0.5 điểm) + Và cuối cùng là “gió cuốn mặt duềnh” làm cho tiếng sóng “ầm ầm” vây lấy nàng khiến Kiều kinh hoàng như đứng trước những cơn tai biến dữ dội sắp ập lên cuộc sống của nàng. (0.5 điểm) 3) Một bức tranh tâm tình đầy xúc động (1.0 điểm) a) Xúc động vì: - Lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ day dứt, da diết - Nỗi buồn cô đơn, bất đinh triền miên không lối thoát trước cảnh ngộ éo le của đời mình. b) Gợi cho ta: - Xót thương cho thân phận, cảnh ngộ của nàng. - Căm giận cái xã hội đã đẩy Kiều vào cảnh ngộ đó. C/Kết bài: (1.5 điểm) - Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh trữ tình đầy xúc động. - Đoạn thơ không những cho ta biết cảnh ngộ éo le của nàng mà qua nỗi lòng của nàng ta thấy rõ mối tình thủy chung đối với người yêu và tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ. Nỗi buồn thật đáng thương. Tấm lòng của nàng thật đáng trân trọng và ta càng căm giận cái xã hội bất công, tàn bạo đã đày đọa những con người tài sắc như nàng vào kiếp sồng lưu lạc, tủi nhục. * Gv khi chấm cần tham khảo các gợi ý trên kết hợp với hành văn, cách diễn đạt, trình bày của hs để linh động cho điểm. .Hết . . HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2008 – 2009 PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Ngữ Văn 9 ******** -----------oOo----------- ĐỀ CHÍNH THỨC Thời. thí sinh :…………………………………………………………………… SBD :………………… Chữ ký giám thò 1 Chữ ký giám thò 2 UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan