1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đề cương Nhiệm vụ khảo sát địa chất địa hình Dự án: Hạ tầng Điểm dân cư nông thôn số 6 tại xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu.

12 2,1K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

- Văn bản số 670/SKHĐT-XDCB ngày 24/3/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai về việc thông báo quyết định chủ trương đầu tư một số dự án nhóm B và trọng điểm nhóm C của Thường tr

Trang 1

PHẦN I MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC KHẢO SÁT

I-1/ Cơ sở lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng:

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;

- Văn bản số 5933/UBND-CNN ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc giới thiệu địa điểm cho UBND huyện Vĩnh Cửu lập thủ tục đầu tư dự;

- Văn bản số 5934/TB-UBND ngày 07/8/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án điểm dân cư nông thôn số 6 tại

xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu;

- Văn bản số 8071/UBND-ĐT ngày 02/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc gia hạn giới thiệu địa điểm thực hiện dự án điểm dân cư nông thôn số 6 tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu

- Văn bản số 670/SKHĐT-XDCB ngày 24/3/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai về việc thông báo quyết định chủ trương đầu tư một số dự án nhóm B và trọng điểm nhóm C của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;

I-2/ Mục đích của công tác khảo sát

1/ Khảo sát địa hình:

- Xây dựng lưới tọa độ, độ cao và thành lập bản đồ địa hình thống nhất theo hệ thống tọa độ Nhà nước VN-2000, hệ thống độ cao theo chuẩn Hòn Dấu (Hải Phòng), làm cơ để phục vụ công tác lập dự án đầu tư Hạ tầng Điểm dân cư nông thôn số 6 xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

- Cung cấp các tài liệu đảm bảo độ chính xác phục vụ cho việc lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công công trình xây dựng Hạ tầng Điểm dân cư nông thôn số 6 tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

2/ Khảo sát địa chất:

Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình khu vực dự án Cung cấp số liệu cho thiết kế, tính toán nền móng, hạng mục hạ tầng, biện pháp thi công đảm bảo

kỹ thuật và hợp lý về mặt kinh tế cho dự án

Trang 2

I-3/ Nhiệm vụ của công tác khảo sát

1/ Khảo sát địa hình:

Nhiệm vụ của công tác khảo sát thành lập bản đồ địa hình phải đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư phục vụ công tác lập dự án đầu tư:

- Xây dựng lưới Khống chế tọa độ và độ cao hệ tọa độ VN-2000, hệ độ cao Nhà nước chuẩn Hòn Dấu - Hải Phòng

- Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000, khoảng cao đều đường đồng mức là

1 m

- Đo vẽ mặt cắt dọc, cắt ngang tuyến

- Phạm vi khảo sát: 42,4 ha

- Chất lượng: đảm bảo quy phạm hiện hành của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu của công tác lập dự án đầu tư

2/ Khảo sát địa chất:

Nhiệm vụ của công tác khảo sát địa chất phải đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư phục vụ công tác lập dự án đầu tư, cụ thể:

- Công tác định vị hố khoan, hố đào: Đảm báo độ chính xác yêu cầu về giá trị tọa độ, độ cao Trường hợp vị trí định vị hố khoan theo sơ đồ tư vấn thiết

kế chỉ định, bị gặp vật cản không thể đặt được máy khoan thì cho phép dịch chuyển vị trí và phải báo cáo Chủ đầu tư

- Công tác khoan khảo sát lấy mẫu hiện trường (khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn): Theo đúng quy phạm khoan khảo sát địa chất 22TCN 260: 2000;

- Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: Theo tiêu chuẩn TCVN 9351: 2012;

- Công tác thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm: Theo các tiêu chuẩn TCVN 4195 đến 4202: 1995;

- Công tác lập báo cáo khảo sát địa chất công trình: Theo đúng quy phạm khoan khảo sát địa chất 22TCN 260: 2000

- Chất lượng: Tất cả các công đoạn khảo sát phải tuân thủ qui trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu của công tác lập dự án đầu tư

Trang 3

PHẦN II PHẠM VI KHẢO SÁT II-1/ Vị trí khảo sát địa hình, địa chất

Dự án hạ tầng Điểm dân cư nông thôn số 6 xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu nằm ở khu vực trung tâm xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Có vị trí địa lý nằm trong khoảng từ 110 06’ 52” đến 110 07’ 27” vĩ độ Bắc, từ

1060 57’ 42” đến 1060 58’ 08” kinh độ Đông, trong đó:

- Phía Bắc và phía Đông giáp đất sản xuất nông nghiệp;

- Phía Nam giáp khu trung tâm hành chính xã Hiếu Liêm và khu dân cư hiện hữu;

- Phía Tây giáp khu dân cư hiện hữu và sông Đồng Nai (sông Bé)

II-2/ Điều kiện địa hình trong khu vực khảo sát

Địa hình khu vực khảo sát là khu dân cư xen lẫn đất sản xuất nông nghiệp, địa hình tự nhiên cao thấp không đồng đều, đường tụ thủy tạo thành suối lớn, sâu Giữa dự án có con suối lớn chạy theo hướng Đông Bắc về hướng Tây Nam Tiếp giáp phía Tây Nam của dự án là sông Đồng Nai

II-3/ Điều kiện địa vật, kiến trúc và giao thông trong khu vực khảo sát

Một phần dự án là khu dân cư tập trung, nhà ở và các vật kiến trúc được xây dựng khá dày Nhà ở chủ yếu là nhà cấp 4

Khu vực dự án có lưới điện cao thế 110 kV chạy qua với chiều dài khoảng 600m, lưới điện hạ thế, điện thoại dân sinh đã được xây dựng

Khu vực dự án có suối lớn (chiều rộng trung bình 12 m) chạy ngoằn nghèo gấp khúc từ hướng Đông Bắc về hướng Tây Nam, tiếp giáp phía Tây Nam khu đo có sông Đồng Nai Hệ thống thoát nước hầu như chưa có mà chủ yếu là thoát nước tự nhiên

Ở phía Tây Nam dự án có đường giao thông chính (đường Hiếu Liêm) chạy qua với chiều dài khoảng 500 m Ngoài ra, bao quanh phía Bắc, Nam, Tây

dự án và trong khu vực dự án có đường giao thông nông thôn

PHẦN III

Trang 4

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 1/ Khảo sát địa hình:

Để đáp ứng được các yêu cầu của quy phạm và nhiệm vụ của công tác khảo sát đối với lập dự án đầu tư, phương pháp khảo sát địa hình như sau:

- Xây dựng lưới khống chế tọa độ độ cao Nhà nước VN-2000: Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền hạng IV, trường hợp phải dựng tiêu giá; tăng dày lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2, trường hợp phải dựng tiêu giá Đo thủy chuẩn hạng IV cho các điểm đường chuyền hạng IV; đo thủy chuẩn

kỹ thuật cho các điểm đường chuyền cấp 2

- Đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000:

+ Lưới khống chế đo vẽ: Trên cơ sở các điểm khống chế đường chuyền hạng IV và đường chuyền cấp II, phát triển mạng lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền kinh vĩ 1, kinh vĩ 2 phục vụ đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 đảm bảo hết ranh giới dự án

+ Bản đồ địa hình: Đo đạc dã ngoại bằng phương pháp phương pháp toàn đạc, ứng dụng công nghệ số để chuyển vẽ, biên tập bản đồ, khoảng cao đều đường bình độ là 0,5 mét

+ Đo vẽ mặt cắt dọc, cắt ngang các tuyến đường theo đồ án quy hoạch và

dự án đầu tư được phê duyệt

2/ Khảo sát địa chất:

2.1 Các công tác thăm dò khảo sát:

- Khoan máy lấy mẫu (Khoan xoay bơm rữa bằng ống mẫu trên cạn): Tổng số 05 hố khoan, chiều sâu mỗi hố khoan trung bình 07m, tổng chiều sâu khoan máy khoảng 35m

- Thí nghiệm xác định 09 chỉ tiêu mẫu đất nguyên dạng thông thường (Cắt, nén bằng phương pháp 1 trục): Trung bình mỗi hố khoan thí nghiệm 02 mẫu Tổng số mẫu thí nghiệm cơ lý đất dự kiến 10 mẫu

- Thí nghiệm CBR (xác định chỉ số nén lún Califonia): Mỗi hố khoan thí nghiệm 01 mẫu Tổng số mẫu thí nghiệm dự kiến là: 05 mẫu

- Đào móng cột trụ, hố kiểm tra, rộng ≤1m, sâu ≤1m khối lượng 0,63m3

- Lập báo cáo địa chất công trình bằng tiếng Việt

2.2 Công tác định vị hố khoan:

Trang 5

- Vị trí các hố khoan khảo sát được xác định theo Sơ đồ bố trí hố khoan được đơn vị tư vấn chủ đầu tư cung cấp Tọa độ và độ cao vị trí các hố khoan được xác định bằng máy toàn đạc điện tử thống nhất với hệ thống tọa độ

VN-2000, kinh tuyến trục 107 độ 45 phút, múi chiếu 3 độ; hệ độ cao nhà nước, chuẩn Hòn Dấu – Hải Phòng Sử dụng hệ thống mốc khống chế mặt bằng và độ cao đ được xây dựng tại bước lập hồ sơ khảo sát địa hình của Dự án

2.3 Công tác khoan lấy mẫu tại hiện trường:

- Công tác khoan lấy mẫu tại hiện trường dùng phương pháp khoan xoay bơm rửa tống mùn khoan Cần khoan có đường kính 42mm Đường kính hố khoan phải đủ rộng để lấy mẫu 75mm – 91mm bất kỳ ở độ sâu nào và tối thiểu là 91mm

- Để phân chia địa tầng và xác định chính xác bề dầy phân bố các lớp đất yêu cầu khoảng 2m lấy 1 mẫu Chiều dài mẫu lấy từ 20-50cm

- Do khu vực khảo sát có nền đất yếu Trong suốt quá trình khoan, phải đảm bảo kiểm soát được chiều sâu khoan Công tác khoan có thể được kết thúc mặc dù chưa khoan hết chiều sâu dự kiến khi đạt được một trong các yêu cầu sau:

+ Khoan vào tầng chịu tải tốt , tầng đất dính có trạng thái từ dẻo cứng trở lên liên tục trong khoảng từ 3m đến 5m

+ Khoan vào tầng đất rời (Cát, dăm sạn, cuội sỏi) có trạng thái từ chặt vừa trở lên liên tục trong khoảng 8m đến 10m

Tất cả các hố khoan khảo sát, khi khoan hết chiều sâu dự kiến mà không đạt được yêu cầu kết thúc hố khoan như các trường hợp trên thì cần phải báo ngay cho Chủ đầu tư để giải quyết kịp thời

2.4 Công tác thí nghiệm đất trong phòng thí nghiệm

Được thực hiện tại phòng thí nghiệm cơ lý đất

- Mẫu đất xem :

Quan sát và mô tả chính xác vật liệu địa chất của từng lớp đất phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4195 4202 - 1995)

- Mẫu thí nghiệm độ ẩm tự nhiên :

Độ ẩm tự nhiên theo TCVN 4196-1995 được tính toán với lượng nước bốc hơi được sấy khô ở lò sấy có độ nóng 105oC Độ ẩm tự nhiên được tính bằng bách phân so với khối lượng đất đã sấy khô

- Phân tích cỡ hạt :

Trang 6

Phân tích cỡ hạt : Qua rây sàng theo TCVN 4198-1995 Các hạt mịn của bùn, sét phải qua thủy đồ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam

- Xác định tỷ trọng:

Tỷ trọng của đất s(g/cm3) xác định bằng phương pháp bình tỷ trọng theo tiêu chuẩn TCVN 4202-1995

- Xác định dung trọng:

Dung trọng tự nhiên của đất gw (g/cm3) xác định bằng cách dùng dao đối với những đất loại sét, á sét, á cát, cát (những mẫu cắt được bằng dao vòng), dùng phương pháp đo trực tiếp cho những mẫu đất chứa nhiều sỏi sạn không cắt bằng dao vòng được (TCVN 4202 – 1995)

- Giới hạn chảy, giới hạn dẻo:

Các giới hạn Atterberg và chỉ số dẻo: Giới hạn chảy (WL) phải dùng cho mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo, dùng phương pháp kim hình nón thâm nhập Giới hạn dẻo (WP) phải dùng mẫu nguyên dạng của đất hạt dẻo, TCVN 4197-1995

- Thí nghiệm cắt nhanh (cắt trực tiếp) :

+ Cần thực hiện thí nghiệm theo đúng quy định của TCVN 4199-1995 cho các mẫu đất ở trạng thái tự nhiên:

+ Thực hiện bằng hộp cắt Trường hợp phòng thí nghiệm không có mẫu đúng kích thước với thiết bị có sẵn thì có thể thực hiện theo phương pháp riêng nhưng cần phải giải trình rõ

+ Báo cáo thí nghiệm phải theo đúng quy định của TCVN 4199-1995 Kết quả thí nghiệm cung cấp giá trị lực dính đơn vị C và góc ma sát trong  của đất

- Thí nghiệm nén:

Tiến hành, báo cáo thí nghiệm phải theo đúng quy định của TCVN

4200-1995 và tối thiểu phải có những nội dung sau: hệ số nén aV, module tổng biến dạng Eo, cho từng loại đất cát, cát pha, sét hoặc sét pha, vị trí và độ sâu mẫu thử trong mẫu nguyên dạng

Ngoài các chỉ tiêu làm thí nghiệm trên, các chỉ tiêu khác như: Dung trọng khô gk, dung trọng đẩy nổi gsub, độ bão hòa nước G%, độ rỗng n%, chỉ số dẻo I,

độ sệt B, hệ số rỗng e, module biến dạng E0 … dùng các công thức theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để tính toán

2.5 Công tác lập báo cáo khảo sát địa chất công trình

Trang 7

Báo cáo khoan khảo sát địa chất phải được lập thành 06 bộ với đầy đủ các bảng biểu như quy định trong các tiêu chuẩn khảo sát, thí nghiệm hiện hành

* Tài liệu khoan

Tài liệu phải ghi rõ vị trí từng hố khoan được thể hiện trên bản vẽ đính kèm Cao trình đỉnh hố khoan, đáy hố khoan bố cục địa chất theo cao độ thống nhất trong khu vực

Nhật ký công tác khoan và phân loại địa chất trong lúc khoan phải ghi rõ :

- Ngày tiến hành công tác khoan và thí nghiệm hiện trường

- Cao trình các điểm lấy mẫu và điểm thí nghiệm hiện trường

- Số hiệu hố khoan

- Vị trí và cao trình của từng hố khoan

- Phương pháp khoan

- Đường kính hố khoan

- Ghi nhận màu sắc, độ chặt của mẫu đất

- Cột địa tầng với các ký hiệu theo TCVN từng loại đất

- Cao trình mực nước ngầm ổn định (ghi rõ theo mùa hay theo thủy triều)

- Các sự cố khoan nếu có

- Các hố khoan dở dang phải dời đi cũng phải được ghi rõ

* Hồ sơ báo cáo khảo sát địa kỹ thuật: Bao gồm các nội dung chính như

sau:

- Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng

- Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình

- Vị trí, điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng

- Tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng

- Khối lượng công tác khảo sát

- Quy trình, phương pháp, và thiết bị khảo sát

- Điều kiện địa chất công trình và thủy văn

- Kết luận và kiến nghị

- Các phụ lục:

 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá;

 Sơ đồ vị trí các lỗ khoan;

Trang 8

 Hình trụ lỗ khoan;

 Mặt cắt địa chất công trình;

 Bảng biểu kết quả thí nghiệm trong phòng;

 Tài liệu thu thập, tài liệu tham khảo… (nếu có)

PHẦN IV KHỐI LƯỢNG CÁC LOẠI CÔNG TÁC KHẢO SÁT

IV-1/ Các tài liệu đã có trong khu vực đo đạc

* Bản đồ tỷ lệ 1/25000 lưới chiếu UTM, bản đồ tỷ lệ 1/10000 lưới chiếu Gauss

* Bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:10000 ở dạng số, Hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30 kinh tuyến trục 1080 00’ do Công ty đo đạc Địa chính và Công trình thành lập năm 2008 bằng phương pháp phối hợp

* Bản đồ địa chính xã Hiếu Liêm đo vẽ năm 2004 trên hệ tọa độ VN-2000

* Điểm khống tọa độ, độ cao Nhà nước gần khu đo

IV-2/ Sử dụng các loại tài liệu trắc địa bản đồ

* Bản đồ địa hình 1/10000 dùng để thiết kế lưới mặt bằng, độ cao và vẽ ranh giới khảo sát

* Bản đồ địa chính xã dùng làm lược đồ đo vẽ chi tiết

* Điểm khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước dùng làm điểm gốc đo nối tọa

độ, độ cao lưới khống chế khu đo

IV-3/ Khối lượng các loại công tác đo đạc chủ yếu

Khối lượng công việc khảo sát địa hình, địa chất dự kiến như sau:

vị

Cấp địa hình

Khối lượng

Ghi chú

I Khảo sát địa hình

1 Lưới tọa độ đường chuyền hạng

IV

Trang 9

3 Lưới độ cao thủy chuẩn hạng IV Km 4 10

4 Lưới độ cao thủy chuẩn kỹ thuật Km 4 4

5 Đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn, tỷ

lệ 1/2000

6 Đo vẽ mặt cắt dọc tuyến 100 m 4 91,14

7 Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến 100 m 4 79,50

II Khảo sát địa chất

1 Công tác khoan xoay bằng ống

mẫu ở trên cạn, độ sâu hố khoan

từ 0m đến 30m, cấp đất đá IV-VI

2 Thí nghiệm xác định 09 chỉ tiêu

mẫu đất nguyên dạng thông

thường

3 Thí nghiệm CBR (xác định chỉ số

nén lún Califonia)

4 Đào móng cột trụ, hố kiểm tra,

rộng ≤1m, sâu ≤1m, đất cấp 4

PHẦN V TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐƯỢC ÁP DỤNG V-1/ Các tiêu chuẩn kỹ thuật

[1] Quy phạm thành lập Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10.000 và 1/25.000 (phần trong nhà) do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành ngày 09 tháng 8 năm 1990 (Tiêu chuẩn ngành: 96TCN 42-90); [2] Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 (phần ngoài trời) do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành ngày 09 tháng 8 năm 1990 (Tiêu chuẩn ngành: 96TCN 43-90);

[3] Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000

do cục Đo đạc Bản đồ ban hành năm 1991;

[4] Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18/6/2009 Quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ (QCVN 04:2009/BTNMT);

Trang 10

[5] TCVN 9401: 2012: Tiêu chuẩn đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình;

[6] Qui chế quản lý chất lượng công trình - sản phẩm đo đạc - bản đồ của Tổng cục Địa chính chính ban hành năm 1997;

[7] Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc -bản đồ của Tổng cục Địa chính chính ban hành năm 1997;

[8] Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC do Tổng cục Địa chính ban hành ngày 20/6/2001 về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000;

[9] TCVN 4419: 1987: Khảo sát cho xây dựng Nguyên tắc cơ bản;

[10] TCVN 9398: 2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung;

[11] QCVN 11: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Xây dựng lưới độ cao;

[12] 22TCN 260: 2000: Qui phạm khoan khảo sát địa chất;

[13] TCVN 4419: 1987: Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản;

[14] TCVN 2683: 1991: Đất xây dựng Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo quản mẫu;

[15] TCVN 4195: 1995: Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm;

[16] TCVN 4196: 1995: Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm;

[17] TCVN 4197: 1995: Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm;

[18] TCVN 4198: 1995: Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm;

[19] TCVN 4199: 1995: Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng;

[20] TCVN 4200: 1995: Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm;

[21] TCVN 4201: 1995: Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm;

Ngày đăng: 05/12/2017, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w