KHAÛO SAÙT HOÄI CHÖÙNG M.M.A VAØ BEÄNH THÖÔØNG GAËP TREÂN HEO CON THEO MEÏ VAØ BIEÄN PHAÙP PHOØNG TRÒ Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4635790-cao-dang-quoc-vinh.htm
Trang 1TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A VÀ BỆNH THƯỜNG
GẶP TRÊN HEO CON THEO MẸ VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Sinh viên thực hiện : CAO ĐẶNG QUỐC VINH
-2007-
Trang 2TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A VÀ BỆNH THƯỜNG
GẶP TRÊN HEO CON THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Trang 3
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Cao Đặng Quốc Vinh
Tên luận văn: “Khảo sát hội chứng M.M.A và bệnh thường gặp trên heo
con theo mẹ & biện pháp phòng trị”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày………
Giáo viên hướng dẫn
T.S Nguyễn Như Pho
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lên cha mẹ
Người đã sinh thành, dạy dỗ, vất vả chăn lo cho Anh-Em chúng con ăn học và cha mẹ mong mỏi được nhìn thấy chúng con công thành danh toại Cha, mẹ chính là điểm tựa tinh thần vững chắc cho Anh-Em chúng con trong suốt cuộc đời
Chân thành cảm ơn
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
- Ba chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua
Trân trọng biết ơn
Tất cả quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho tôi suốt những năm vừa qua
Khắc ghi công ơn
T.S Nguyễn Như Pho đã tận tình hướng dẫn và động viên để em có được ngày hôm nay
Thật lòng biết ơn
Ban lãnh đạo xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long, cô Phạm Thị Hai, chú Nguyễn Xuân Thắng cùng các cô chú anh chị làm việc tại Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này
Xin cảm ơn
Toàn thể các bạn sinh viên lớp Thú Y 19 đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong học tập lẫn trong quá trình thực tập tốt nghiệp
CAO ĐẶNG QUỐC VINH
Trang 5MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích 1
1.3 Yêu cầu 1
PHẦN II TỔNG QUAN 2
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC
LONG 2
2.1.1 Vị trí địa lý 2
2.1.2 Quá trình hình thành xí nghiệp 3
2.1.3 Điều kiện chăn nuôi 3
2.1.4 Nhiệm vụ và chức năng xí nghiệp 3
2.1.5 Cơ cấu quản lý của xí nghiệp 4
2.1.6 Cơ cấu đàn heo 4
2.1.7 Giống và công tác giống 4
2.2 YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI 6
2.2.1 Tuổi thành thục 6
2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu 7
2.2.3 Số heo con đẻ ra trên ổ 7
2.2.4 Số heo con còn sống – tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 8
2.2.5 Số heo con cai sữa của nái trên năm 8
2.2.6 Tổng trọng lượng toàn ổ heo cai sữa sản xuất được của nái trên năm 9
2.3 Sơ lược hội chứng M.M.A 9
2.4.2 Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân khác nhau 10
Trang 62.4.TIÊU CHẢY HEO CON: 12
2.4.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy 13
2.4.1.1 Do heo con 13
2.4.1.2 Do heo mẹ 14
2.4.1.4 Do vi sinh vật 15
2.5 Triệu chứng 15
2.6 Bệnh tích 16
2.7 Chẩn đoán 16
2.8 Điều trị 16
2.9 Phòng bệnh 16
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 18
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 18
3.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO KHẢO SÁT 18
3.3.1 Hệ thống chuồng trại 18
3.3.2 Thức ăn 19
3.3.3 Chăm sóc quản lý 21
3.3.4 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng 24
3.4 Nội dung và phương pháp khảo sát: 26
3.5 CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 26
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 28
PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 29
4.1 KHẢO SÁT HỘI CHỨNG M.M.A 29
4.1.1 Nái mắc hội chứng M.M.A 29
4.1.1.1.Nái viêm tử cung (Metritis) 29
4.1.1.2 Viêm vú (Mastitis) 30
Trang 74.1.1.3 Mất sữa (Agalactia) 30
4.1.2 Nhóm giống heo và hội chứng M.M.A 30
4.1.3 Nhóm lứa đẻ và hội chứng M.M.A 31
4.2 Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản 32
4.2.1 Thời gian từ cai sữa đến lên giống trở lại 32
4.2.2 Tỷ lệ đậu thai ở lứa đẻ sau 32
4.2.3.Số heo con đẻ ra bình quân của nái mắc và không mắc hội chứng M.M.A 33
4.2.4 Số heo con còn sống bình quân trên ổ của nái mắc và không mắc hội chứng M.M.A 33
4.2.5 Số thai chết- khô bình quân trên ổ của nái mắc và không mắc hội chứng M.M.A 33
4.2.6 Số heo con chọn nuôi bình quân trên ổ của nái mắc và không mắc hội chứng M.M.A 34
4.2.7 Số heo con cai sữa trên ổ của nái mắc và không mắc hội chưng
M.M.A 34
4.2.8 Trọng lượng heo con sơ sinh bình quân 35
4.2.9 Trọng lượng heo con chọn nuôi bình quân 35
4.2.10.Trọng lượng bình quân heo con cai sữa của nái mắc và không mắc
hội chứng M.M.A 36
4.2.11 Tỷ lệ ngày tiêu chảy trên heo con 36
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Đề nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
PHỤ LỤC 39
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng các loại cám hỗn hợp 20
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng ở xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long 25
Bảng 4.1 Tỷ lệ nái mắc các hội chứng trong hội chứng M.M.A 29
Bảng 4.2 Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A ở các nhóm giống 31
Bảng 4.3 Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo nhóm lứa đẻ 31
Bảng 4.4 Thời gian từ cai sữa đến lên giống lại 32
Bảng 4.5 Tỷ lệ đậu thai ở lứa đẻ sau 32
Bảng 4.6 Số heo đẻ ra bình quân của nái mắc và không mắc hội chứng M.M.A 33
Bảng 4.7 Heo con còn sống bình quân trên ổ 33
Bảng 4.8 Thai chết- khô bình quân trên ổ 34
Bảng 4.9 Heo con chọn nuôi bình quân trên ổ 34
Bảng 4.10 Số heo con cai sữa/ổ của nái mắc và không mắc MMH 34
Bảng 4.11 Trọng lượng heo con sinh ra bình quân 35
Bảng 4.12 Trọng lượng heo con chọn nuôi bình quân 35
Bảng 4.13.Trọng lượng bình quân heo heo con cai sữa nái mắc và không mắc
hội chứng MMA 36
Bảng 4.14 Tỷ lệ ngày tiêu chảy heo con 36
Trang 9CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TB : trung bình
M.M.A : Metritis, Mastitis, Agalactia
TLBQHCSS/ Ổ : Trọng lượnng bình quân heo con sơ sinh trên ổ
HCSSBQ/ Ổ : Heo con sơ sinh bình quân trên ổ
HCCS/ Ổ : Heo con cai sữa trên ổ
HCCSTB/ Ổ : Heo con cai sữa trung bình trên ổ
TLBQHCCS : Trọng lượng bình quân heo con cai sữa
TLBQHCSS : Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
TLNSCS : Tỷ lệ nuôi sống cai sữa
D : Duroc
Y : Yorkshire
L : Landrace
P : Pietrain
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Khảo sát hội chứng M.M.A và bệnh thường gặp trên heo con
theo mẹ & biện pháp phòng trị” Được tiến hành tại xí nghiệp chăn nuôi heo
Phước Long từ ngày 21/04/2007 đến ngày 10/07/2007
Qua thời gian tiến hành khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số kết quả sau:
- Tỷ lệ nái mắc hội chứng M.M.A chiếm (36,5%), trong đó viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (15,5%) Giống Duroc chiếm tỷ lệ cao nhất (41,66%), thấp nhất là giống Landrace (34,6%) và lứa đẻ thứ 10 đến 12 có tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A cao nhất (64,7%)
Về năng suất sinh sản, những nái mắc hội chứng M.M.A tỷ lệ thụ thai thấp ở lứa sau (93,65%), so với nái không mắc hội chứng M.M.A (97,22%) Làm giảm trọng lượng heo con cai sữa (6,59kg/con), số con cai sữa trên ổ thấp (7,9con/ổ), tăng tỷ lệ tiêu chảy ở heo con (19%) so với nái không mắc hội chứng M.M.A lần lượt là (6,95kg/con), (8,51con/ổ) và (16,27%)
Từ những kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy hội chứng M.M.A có ảnh hưởng rất xấu đến năng suất sinh sản của heo nái Bên cạnh đó, bệnh tiêu chảy trên heo con cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trọng lượng heo con cai sữa
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
- Cùng với sự phát triển của đất nước ta ngày nay, ngành Nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi heo nói riêng, đã và đang phát triển và có những thay đổi mạnh mẽ.Tại Việt Nam ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng, thì năng suất của heo nái và sức sống cuả heo con đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi
- Những nhà chăn nuôi và những người làm công tác chuyên môn giàu kinh nghiệm đã đồng ý rằng: yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất của nhà chăn nuôi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào năng suất sinh sản của đàn nái Để thực hiện điều này đòi hỏi nhà chăn nuôi phải tạo điều kiện cho mình có những đàn nái, đàn nọc tốt, ít bệnh tật
- Song việc gia tăng năng suất đàn heo nái, vấn đề bệnh sinh sản luôn xuất hiện kèm theo Trong đó, hội chứng MMA (Metritis Mastitis Agalactia), xảy ra khá phổ biến trên đàn nái sinh sản ở các trại chăn nuôi và gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế
- Xuất phát từ vấn đền trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Nội Dược, Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của
TS Nguyễn Như Pho Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát hội chứng M.M.A
và bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ & biện pháp phòng trị”
1.2 Mục đích
Xác định tỷ lệ heo nái mắc hội chứng M.M.A và những bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ
1.3 Yêu cầu
- Khảo sát tỷ lệ heo nái mắc hội chứng M.M.A
- Khảo sát những bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ
Trang 12PHẦN II TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG 2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp được xây dựng trên cùng đất cao thuộc ấp Xớm Mới, xã Phước Long, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 12 km theo đường chim bay về hướng Đông Bắc, cách xa lộ Hà Nội 2 km về hướng Đông Bên trái giáp với công ty liên doanh thuốc thú y, thuốc thủy sản BIO_ Pharmachemie, nhà máy Tole-Posvina và khu tập thể của cán bộ công nhân Xí nghiệp Bên phải là căn cứ quân đội, nhà máy hóa chất, nhà máy dệt Phước Long, nhà máy dệt Phong Phú Mặt trước và sau xí ngiệp là khu dân cư
Tổng diện tích xí nghiệp trên 3,8 ha Diện tích khu văn phòng 300m2 Diện tích chăn nuôi 9720 m2
Nhìn chung địa thế xí nghiệp tương đối thuận lợi về mặt thoát nước, vệ sinh và cũng thuận lợi về mặt giao thông
Tuy nhiên, do nhịp sống đô thị ngày càng phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, nhu cầu đất sinh hoạt càng tăng Bên cạnh đó, môi trường đô thị cũng gây hết sức khó khăn cho xí nghiệp Đứng trước tình hình đó, được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long sẽ di dời về huyện Củ Chi, một huyện cách xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60km
Xí nghiệp được xây dựng ở nông trường Phạm Văn Cội huyện Củ Chi với tổng diện tích 25ha Trong đó, diện tích văn phòng 200m2, diện tích chuồng trại 2.5740 m2
Trang 132.1.2 Quá trình hình thành xí nghiệp
Xí nghiệp được thành lập năm 1957 do bà Nguyễn Ngọc Lễ sáng lập, quy mô 200 nái và mở rộng dần nhờ vào lợi nhuận thu được hàng năm Do đó, cấu trúc chuồng trại không đồng nhất Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo kiểu bán kiên cố
Sau năm 1975, xí nghiệp trở thành đơn vị quốc doanh do nhà nước quản lý Ngày 02/12/1978, quyết định số 245 QĐ-UB Xí nghiệp lại trực thuộc sự quản lý của công ty chăn nuôi heo thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1984, xí nghiệp hoạt động theo chế độ hoạch toán độc lập và từ năm 1995 đến nay xí nghiệp là thành viên của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn
2.1.3 Điều kiện chăn nuôi
Nguồn nước: sử dụng nguồn nước máy Đồng Nai nhưng sử dụng nguồn nước ngầm (đã được khử trùng) là chính
Nhiệt độ chuồng trại: cao nhất 360C, thấp nhất 220C
Ẩm độ: cao nhất 95,5%, thấp nhất 39,7%
2.1.4 Nhiệm vụ và chức năng xí nghiệp
Xí nghiệp sản xuất và cung cấp heo con, heo thương phẩm, heo hậu bị đực, cái… với các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,… và các con lai
Sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp cung cấp cho đàn heo tại xí nghiệp và bán
ra bên ngoài Thực hiện dịch vụ hướng dẫn các kỹ thuật: chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo, tiêm phòng, điều trị bệnh cho heo,…
Trang 142.1.5 Cơ cấu quản lý của xí nghiệp
2.1.6 Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 10/07/2007, cơ cấu tổng đàn heo của xí nghiệp gồm 4494 con Trong đó, gồm có:
Đực giống: 14 con
Nái sinh sản: 680 con
Heo hậu bị đực cái: 400 con
Heo thịt: 1300 con
Heo cai sữa: 1250 con
Heo con theo mẹ: 850 con
Vì xí nghiệp sắp sửa di dời nên cơ cấu đàn có phần giảm hơn so với trước Do đã vận chuyển một số con giống về địa điểm mới, giảm số nái đẻ, một số loại thải,…
2.1.7 Giống và công tác giống
Nguồn giống hiện có của xí nghiệp khá phong phú, ngoài những giống thuần như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain xí nghiệp còn tạo ra những con lai pha máu của các giống khác nhau Ngoài việc chọn lọc các giống hiện có xí nghiệp còn nhập các con giống từ nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm hạn chế sự đồng huyết
Tổ phục vụ (cơ khí, bốc xếp, xay sát,…)
Ban Giám Đốc
Trang 15 Các bước tiến hành công tác giống
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long là xí nghiệp chuyên sản xuất con giống và cả heo thịt Mục tiêu của trại trong công tác giống là tránh sự đồng huyết và tìm
ra những giống heo con có phẩm chất tốt để tạo ra những đàn heo giống cũng như thương phẩm có năng suất cao
Quy trình chọn heo nái hậu bị qua các giai đoạn sau
Heo 1 ngày tuổi: dựa vào thành tích của heo mẹ, bấm tai, chọn những con khỏe mạnh, lớn hợn 1,2 kg, vú đều và có từ 12 vú trở lên
Lúc 2-3 tháng tuổi: chọn những con có ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, chân khỏe, mông vai nở nang, bộ phận sinh dục lộ rõ
Ở giai đoạn sinh trưởng: đo dài chân, vòng ngực, vòng ống chân, dầy mỡ lưng, trọng lượng vào các thời điểm 90 – 120 – 150 ngày
Từ 5,5 tháng đến 6 tháng tuổi: heo hậu bị được giám định lần cuối cho điểm để quyết định đưa vào khai thác Những heo hậu bị được chọn phải có điểm ngoại hình, thề chất trên 80 điểm và đạt trọng lượng trên 90 kg
Theo dõi kết quả của 2 lứa đầu tiên sẽ được ghi nhận, theo dõi sức sinh trưởng, thành tích sinh sản, bệnh lý cũng như tiện theo dõi dòng, giống qua các thế hệ, chọn ghép đôi giao phối tránh đồng huyết
Phương pháp phối giống heo ở trại
Việc phối giống được tiến hành vào 2 buổi sáng và chiều Xí nghiệp áp dụng cả 2 phương pháp là phối trực tiếp và gieo tinh nhân tạo Dù được áp dụng theo phương pháp phối hay gieo thì con nái vẫn được phối hay gieo lặp lại Nái có thể được phối bởi 1 hoặc 2 đực giống
Trang 162.2 YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI
Tổng trọng lượng toàn ổ heo cai sữa sản xuất được của nái trên năm là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Cho dù người chăn nuôi có bán heo lúc cai sữa hay giữ lại nuôi thịt đều mang lại hiệu quả kinh tế cao Vậy muốn tổng trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất của nái trên năm cao thì số con cai sữa của nái trên năm và trọng lượng bình quân mỗi con heo cai sữa phải cao Để có được điều nêu trên thì các nhà chăn nuôi không ngừng chọn giống tốt, áp dụng các thành tựu khoa học chăn nuôi mới, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong mọi lứa và đẻ nhiều lứa trên một năm với số con chọn nuôi cao (trích dẫn của Võ Thị Tuyết, 1996)
2.2.1 Tuổi thành thục
Đây là một trong các chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu vì heo có tuổi đẻ lứa đầu tiên sớm thì điều đó nói lên heo thành thục và phối giống đậu thai sớm Điều này giúp các nhà chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, thức ăn, công chăm sóc,… mà vẫn không ảnh hưởng đến năng suất của nái
Heo hậu bị thành thục trung bình vào khoảng 6 – 9 tháng tuổi Tuy nhiên, heo hậu bị cái lai có biểu hiện lên giống sớm hơn heo hậu bị cái thuần từ 1 – 4 tuần tuổi, rụng trứng nhiều hơn Do đó, số heo con đẻ ra trên ổ nhiều hơn
Theo Zimmerman (1981), Hughe (1993) nuôi riêng heo hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn so với tiếp xúc với heo đực Chế độ cho ăn tự do hay định lượng, mức năng lượng và tỷ lệ Protein trong khẩu phần có ảnh hưởng đến tuổi thành thục sớm hay muộn (Fajersson, 1992) Tuy nhiên, tuổi thành thục của heo hậu bị cái dựa chủ yếu trên cơ sở di truyền (Dziuk, 1997)
Theo Christenson và cộng tác viên (1979) giữa các giống heo ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc thì giống heo Landrace có tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là Yorkshire, Duroc Theo Lê Xuân Cương (1986) và nhiều tác giả khác cho
Trang 17rằng muốn có hiệu quả kinh tế cao thì heo sinh sản phải thành thục sớm và đẻ lứa đầu từ 12 – 14 tháng tuổi (trích dẫn Nguyễn Hạ Mai, 2005)
2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu
Chỉ tiêu này được các nhà chăn nuôi quan tâm nhiều Nếu nái đẻ lứa đầu sớm thì giúp cho nhà chăn nuôi giảm tốn kém nhiều chi phí nhưng năng suất sinh sản vẫn bình thường ở các lứa Nếu con nái đẻ lứa đầu sớm, chứng tỏ con nái thành thục và phối giống đậu thai sớm Cho nên phải quan sát kỹ để phát hiện động dục và phối giống đúng thời điểm nhằm nâng cao năng suất con nái và đồng thời tăng khả năng đậu thai Nếu không phát hiện đúng lúc sẽ bỏ qua một chu kỳ gây lãng phí rất nhiều công chăm sóc và nuôi dưỡng
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1998) thì cần phải bỏ qua một chu kỳ động dục lần đầu tiên, không cho phối giống vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì nái sinh sản lâu bền nên cho nái ngoại và nái lai đẻ lứa đầu lúc 12 tháng tuổi
2.2.3 Số heo con đẻ ra trên ổ
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng về kinh tế Nó phản ánh khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật của dẫn tinh viên trong việc thụ tinh và kỹ thuật chăm sóc heo nái chữa Để có nhiều heo con đẻ ra trên ổ, heo nái phái có số lượng trứng rụng nhiều, tỷ lệ thụ tinh cao, tỷ lệ chết phôi trong thời gian mang thai thấp Số lượng trứng được thụ tinh, có thể từ 16 – 18 trứng Nhưng số trứng được thụ tinh do nhiều yếu tố nên không thể phát triển hết để trở thành heo con Tuy nhiên, chất lượng tinh được phối cũng phải đạt chất lượng
Theo Whittemore (1993) sự khác biệt về số heo con đẻ ra trên ổ phần lớn là
do kiểu di truyền Vì thế, muốn nâng cao số heo con đẻ ra trên ổ, cần phải quan tâm đến công tác chọn giống (trích dẫn của Trần Văn Sáu, 2001)
Trang 182.2.4 Số heo con còn sống – tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
Theo Fajersson (1992) hao hụt heo con vào khoảng 10% trong lúc sinh (trước và ngay sau khi sinh) và 12,5% hao hụt trong giai đoạn sơ sinh đến cai sữa Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như: thời gian đẻ lâu làm heo chết ngộp, tuổi của heo nái, số con sơ sinh chết trước hoặc ngay sau khi sinh tăng cao từ lức đẻ thứ 7 trở đi Heo con có trọng lượng càng cao thì hy vọng sống càng cao (trích dẫn của Võ Văn Ninh, 2002)
2.2.5 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của heo nái Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa của heo con và số lượng heo con trong mỗi lứa đẻ Nó bao gồm hai vấn đề chính là số lứa đẻ của nái trên năm và số heo con cai sữa trên một ổ
Số lứa đẻ của nái trên năm
Để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm phải rút ngắn thời gian giữa hai lứa đẻ Người ta chỉ rút ngắn thời gian cai sữa, thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống lại và đậu thai Thời gian mang thai thì không thể rút ngắn vì đó là đặc tính sinh học của mỗi loài
Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ quản lý và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho heo con sẽ góp phần tăng lứa đẻ của nái trên năm Để rút ngắn thời gian cai sữa người ta cho heo con tập ăn sớm và cai sữa cho heo con ở độ tuổi 3 – 4 tuần là tốt nhất Nếu cai sữa heo con trước 3 tuần tuổi sẽ có nhiều ảnh hưởng đến nái như: có thể giảm số trứng rụng
ở lần phối giống lại và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp Kết quả nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy sẽ giảm 3 heo con trong mỗi
ổ, nếu heo mẹ được tách con và phối trước 21 ngày của chu kỳ tiết sữa
Trang 19 Số heo con cai sữa trên ổ
Số heo con cai sữa trên ổ liên quan đến kỹ thuật chăm sóc, khả năng tiết sữa và kỹ năng nuôi con của heo mẹ, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng xấu cho heo Ngoài ra, số heo con cai sữa trên ổ còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
2.2.6 Tổng trọng lượng toàn ổ heo cai sữa sản xuất được của nái trên năm
Đây là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi Chỉ tiêu này muốn đạt cao thì phải kết hợp tất cả các biện pháp nhằm nâng cao các chỉ tiêu ở trên, đồng thời phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt trong giai đoạn nái nuôi con Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa sản xuất được của nái trên năm phải đạt từ 130 – 140 kg thì mới đạt hiệu quả kinh tế
2.3 Sơ lược hội chứng M.M.A
Nái sau khi sinh thường hay bị xáo trộn sinh lý, khi sự xáo trộn này xảy ra gây viêm tử cung, viêm vú và giảm hoặc mất sữa trên nái gọi là hội chứng M.M.A
Hội chứng M.M.A là hội chứng tác động đặc trưng bởi một tập hợp các triệu chứng: viêm tử cung (Metritis); viêm vú(Mastitis); mất sữa (Agalactia) Các triệu chứng của hội chứng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp lại với nhau, triệu chứng thường xuất hiện nhất là viêm tử cung
Theo Lê Minh Chí (1981), không phải ba trường hợp viêm vú, viêm tử cung, mất sữa cùng xuất hiện mà chỉ gây ra một hoặc hai triệu chứng, triệu chứng còn lại nhẹ hơn (trích dẫn của Nguyễn Ngọc Tuần, 1999)
Trang 202.4.2 Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Chăm sóc quản lý:
Có nhiều quan điểm về vệ sinh chăm sóc, nhưng tập trung thì tác giả đều thống nhất là vệ sinh chăm sóc tốt sẽ làm giảm hội chứng M.M.A
Theo Hasting (1995) và Vicker (1960), trong thời gian mang thai thiếu vận động, vệ sinh kém, sự thay đổi đột ngột các điều kiện môi trường, thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong suốt thời gian mang thai và sinh sản là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A Theo Perivaus và Ector (1980), nhận thấy bệnh thường gặp vào mùa hè hơn mùa đông, sự thay đổi này có thể do điều kiện ăn uống, kích thích tố thay đổi, vệ sinh Thời tiết lạnh vào mùa đông cũng là nguyên nhân vì trong thời gian sinh đẻ nái mất nhiều năng lượng, cần phải ở nơi ấm áp (trích dẫn của Phạm Hữu Danh, 1998)
Theo Friser (1970), nuôi nái trong điều kiện nóng như tắm 4 lần/ ngày liên tiếp 5 ngày trước và sau khi sinh, ngừa được hội chứng M.M.A Đặc biệt là chứng tắc sữa ở heo nái đáng kể (trích dẫn của Trần Văn Sáu, 2001)
Theo Nguyễn Như Pho và cộng tác viên trong các năm 1986 – 1999 đã áp dụng quy trình vệ sinh chăm sóc nái nghiêm ngặt, nhất là vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể nái trước khi sinh, thụt rửa tử cung sau khi sinh, sử dụng nguồn nước sạch và cung cấp nước đầy đủ cho nái, cho heo con bú ngay sữa đầu, ghép bầy khi nái ít con Các tác giả công bố quy trình chăm sóc hợp lý và áp dụng triệt để quy trình này có kết quả rất tốt trong công việc làm giảm hội chứng M.M.A và giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ
Dinh dưỡng cho nái mang thai:
Theo Conrnette (1950), hội chứng M.M.A xảy ra là do thiếu ăn nên khả năng chống bệnh giảm, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hoá đến bộ phận sinh dục, nhũ tuyến hay các nơi khác Trái lại nhiều tác giả cho rằng nái quá mập là nguyên nhân gây nên hội chứng M.M.A (trích dẫn của Nguyễn Ngọc Tuần, 1999)
Trang 21 Sinh đẻ không bình thường:
+ Đẻ khó: heo đẻ khó thường cần phải áp dụng các thủ thuật sản khoa, màng niêm mạc bộ phận sinh dục có thể bị tổn thương Điều này sẽ dễ dàng gây ra hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (P.A.Voloscop & N.N.Mikhailop, 1970) (trích dẫn của Trần Văn Sáu, 2001)
+ Sót nhau: ít xảy ra trên heo nái Ensor (1957), Broodsbank (1958), Victor (1960 & Tharp (1970) đều đồng ý sót nhau sẽ đưa đến chứng tắc sữa, nhiễm trùng và viêm tử cung (trích dẫn cảu Văn Bảo Huy, 2001)
+ Sốt sữa: Hasting (1955) cho rằng sốt sữa ở nái chỉ biểu hiện tắc sữa, nái nóng sốt, sưng và cứng vú (trích dẫn của Đặng Đắc Thiệu, 1978)
Theo Nguyễn Như Pho (1955), sót nhau, sót con sẽ dẫn đến chứng mất sữa, nhiễm trùng và viêm tử cung
Rối loạn sinh lý nội tiết:
Martin & cộng tác viên (1967), nhận thấy heo nái mắc hội chứng M.M.A có buồng trứng nhỏ đi, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận lớn lên, các mô trong tuyến thượng thận và tuyến yên thoái hóa, các tác giả kết luận: sự mất cân bằng về sản xuất kích thích tố có thể giữ vai trò quan trọng trong công việc tạo nên trạng thái bệnh này Đã có nhiều nghiên cứu về kích thích tố có thể giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên trạng thái bệnh này Đã có nhiều nghiên cứu về kích thích tố và có kết quả tác động của chúng lên sản xuất sữa Reinke & Mc-Millen (1946), với Thyroxine; Braude & Michell (1950), với Oxytocin và Adrenaline; Therelfall và cộng tác viên (1974), với prolactine; Cockerill (1970), với Estrogen và Progesterol (trích dẫn của Đặng Đắc Thiệu, 1978)
Vi sinh vật:
Theo Ringarp (1960), vi sinh vật cơ hội là nguyên nhân duy nhất của các trường hợp bị viêm, vì trong tử cung của heo nái khỏe mạnh không có vi trùng
Trang 22Nghiên cứu về vi trùng học ở tử cung heo mạnh vào ngày thứ 3,6 và thứ 14 sau khi sinh cho kết quả âm tính (trích Lê Đinh Thanh Hà, 1996)
Amstrong và cộng tác viên, 1968 cho rằng hội chứng M.M.A không phải là
bệnh truyền nhiễm Những vi trùng như Citrobacter, Enterobacter, Proteus,
Klebsiella-Pseudomomas, Staphylococcus có liên quan đến hội chứng M.M.A (trích
Nguyễn Như Pho, 1995)
Ringarp (1960), đã phân lập được E.coli và streptococci nhiều nhất trong
nhóm vi trùng tìm thấy từ các mẫu nước mũ ở âm đạo Từ nhũ tuyến và trên mặt tử
cung Moore và cộng tác viên (1966), đã cô lập được loại Mycoplasma trên heo nái
mắc hội chứng M.M.A và ngày thứ tư sau khi sinh (trích dẫn của Trần Văn Sáu, 2001)
- Ngoài ra còn có những vi trùng như E.coli, Shigella,… Nhìn chung những vi sinh
vật này đều có sẵn xung quanh môi trường, chuồng trại, phân, nước tiểu Nếu điều kiện vệ sinh không được sạch sẽ, khi nái đẻ cổ tử cung mở rộng, nái mệt mỏi và giảm sức đề kháng, những tổn thương của lớp niêm mạc đường sinh dục do quá trình sinh đẻ, sản dịch ứ đọng sẽ là môi trường thuận lợi để vi sinh vật tấn công gây bệnh viêm tử cung và từ đó dẫn đến hội chứng M.M.A
2.4.TIÊU CHẢY HEO CON:
Theo Nguyễn Văn Thành, Đỗ Hiếu Liêm (1998), tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc điểm
- Gia tăng lượng phân thải ra hàng ngày
- Gia tăng lượng nước trong phân
- Gia tang số lần thải phân
Trang 232.4.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy
2.4.1.1 Do heo con
Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa ở heo con, sau khi nguồn sữa mẹ bị cắt đứt, sự thay đổi này gây ảnh hưởng bất lợi cho bộ máy tiêu hóa của heo con do mất một số enzyme tiêu hóa được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thụ của ruột cũng giảm
Lớp vỏ đại não của heo con chưa phát triển đầy đủ nên các phản xạ có chức năng nói chung còn kém Trong đó, phản xạ điều tiết nhiệt độ của cơ thể rất kém nên heo con dễ bị stress với những biến đổi nhiệt độ của môi trường, làm giảm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy (Phùng Ưùng Lân, 1986)
Do heo con bị thiếu sắt: tốc độ sinh trưởng của heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp Mỗi ngày, heo con cần 7mg sắt nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg sắt/ngày Sự thiếu máu sẽ làm giảm sức đề kháng, dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995)
Do heo con bú quá no, lượng sữa trong dạ dày chưa tiêu hóa hết được sẽ làm môi trường tốt cho vi khuẩn gây thối rữa phát triển và gây bệnh (Niconxki, 1983)
Do cơ thể của heo con mới sinh bị thiếu vitamin, heo con chỉ tổng hợp được vitamin A từ 20 ngày tuổi trở đi Trong khi đó, sự phát triển của dạ dày ruột đòi hỏi có sự thay thế đều đặn các tế bào biểu bì nên khi thiếu vitamin A, biểu mô niêm mạc ruột bị sừng hóa, làm rối loạn chức năng nhu động phân tiết và hấp thu dinh dưỡng
Theo võ văn ninh (1985), thời kỳ heo con mọc răng cũng gây tiêu chảy cho heo con Heo giai đoạn heo sốt và heo con tiêu chảy là lúc 10 đến 17 ngày tuổi và
23 đến 29 ngày tuổi ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng tiền hàm số 4 hàm trên
Trang 24Ngoài ra do đặc tính của heo con theo mẹ hay liếm láp nước đọng và thức ăn của heo mẹ
2.4.1.2 Do heo mẹ
Lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến cuối tuần thứ 3 và giảm thấp trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của heo con tăng Vì vậy, nếu chúng ta không cung cấp chất dinh dưỡng thì heo con sẽ bị stress và dễ bị nhiễm bệnh
Heo nái trong quá trình mang thai được nuôi dưỡng kém, thiếu các chất khoáng, protein hoặc do mắc bệnh làm ảnh hưởng đến bào thai nên trọng lượng sơ sinh của heo con thấp, khả năng chống đỡ bệnh tật rất yếu kém
Do heo nái ít sữa hoặc do heo nái bị viêm vú, sót nhau, mắc một số bệnh truyền nhiễm… ảnh hưởng chất lượng sữa gây nên tình trạng tiêu chảy ở heo con
Ở những đàn heo mẹ tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng, heo con bú nhiều sữa không tiêu hóa kịp và có nhiều dưỡng chất khí tiêu bị đẩy xuống ruột già là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại nhân nhanh quân số và gây tiêu chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 1985)
2.4.1.3 Do ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Khi cai sữa, heo con có khuynh hướng ăn nhiều hơn, trong khi đó, hệ thống enzyme chưa phân tiết đầy đủ Vì vậy, thức ăn sẽ không được tiêu hóa và hấp thu một cách trọn vẹn Lượng thức ăn không tiêu hóa được sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại ở đường ruột heo con phát triển, làm phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy
Theo Phùng Ứng Lân (1986), heo con được vận động làm tăng trao đổi chất nên tăng sức đề kháng với dịch bệnh, nếu thích vận động, heo con cũng có thể bị tiêu chảy
Theo Lê Văn Thọ, Đỗ Vạn Thử (1998), heo con rất nhạy cảm với tình trạng kém vệ sinh chuồng trại và nhiệt độ môi trường Nếu heo bị lạnh đột ngột sẽ ảnh
Trang 25hưởng đến khả năng tiêu hóa sữa và thức ăn dễ gây ra tình trạng tiêu chảy phân màu trắng vàng
Theo Võ Văn Ninh (1985), heo con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa hoặc chứa nhiều độc tính sẽ gây tiêu chảy cho heo con
Theo Nguyễn Như Pho (1998), do vệ sinh rốn không tốt nên heo con bị viêm rốn sẽ bị tiêu chảy
Ngoài ra, có một số triệu chứng lâm sàng như sau:
Lúc mới tiêu chảy, heo con vẫn còn phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều, heo con bỏ bú nếu bệnh nặng, gầy nhanh do mất nước và các chất điện giải Niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt do heo con bị thiếu máu, thường nằm một chỗ và một số trường hợp heo con mất phản ứng rõ rệt, nhiệt độ giảm và thường dẫn đến chết
Trang 262.6 Bệnh tích
Heo con gầy đét, vùng đuôi bê bết phân
Niêm mạc mắt, mồm nhợt nhạt
Dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu, mùi khó ngửi
Ruột rỗng không hoặc đầy hơi
Gan bình thường hoặc đôi khi hơi sưng
Túi mật chứa đầy mật
Phổi ứ máu, đôi khi có hội chứng sưng phổi nhẹ, cơ tim nhão
2.7 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc biệt là phân tiêu chảy
Xét nghiệm vi sinh vật
Phân tích các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại
2.8 Điều trị
Cung cấp năng lượng, cung cấp nước và chất điện giải cho heo con
Cung cấp kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển
Cung cấp các chất bảo vệ niêm mạc ruột
Cung cấp các vitamin như: vitamin C, vitamin A…
Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ nên dùng các chế phẩm vi sinh vật như biolactin, neolactin cho heo con uống để phục hồi hệ vi sinh có lợi cho đường ruột