1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Làm bản đồ sao quay - Danh Sách 88 chòm sao

100 749 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 10,61 MB

Nội dung

Danh sách đầy đủ nhất về 88 chòm sao trong thiên văn học400 năm trở lại đây, các quan sát của loại người đã tiến xa hơn rất nhiều nhờ sự xuất hiện của nhiều dụng cụ hỗ trợ quan sát bầu trời như: kính thiên văn, đồng hồ Mặt trời, bản đồ sao…. Việc quan sát và nghiên cứu các ngôi sao, các thiên hà ở rất xa, tìm hiểu cấu trúc của vũ trụ đòi hỏi sự có mặt của các loại dụng cụ này.Trong đó các loại dụng cụ đó, bản đồ sao quay là một trong những dụng cụ hỗ trợ quan sát thiên văn khá đắc lực cho những người mới làm quen với bầu trời.

Trang 1

KHOA VẬT LÝ

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô giáo trong Khoa Vật

lý đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em hoàn thành tốt đề tài này.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Trần Thanh Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn những người bạn đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ góp phần vào sự thành công của Tiểu luận này

Huế, tháng 12 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1

III NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1

V GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 1

B NỘI DUNG 2

I NHỮNG KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ SAO QUAY 2

1 THIÊN CẦU (NHẬT ĐỘNG) 2

2 CÁC HỆ TỌA ĐỘ 4

3 CÁC CHÒM SAO 9

II BẢN ĐỒ SAO QUAY 57

1 KHÁI NIỆM 57

2 HƯỚNG DẪN LÀM BẢN ĐỒ SAO QUAY 57

3 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ SAO QUAY 61

4 SÁNG TẠO VỚI BẢN ĐỒ SAO QUAY 62

5 ỨNG DỤNG CỦA BẢN ĐỒ SAO QUAY 62

6 HẠN CHẾ CỦA BẢN ĐỒ SAO QUAY 62

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôisao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiệntượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ) Nónghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học,

và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và pháttriển của vũ trụ

Trong nghiên cứu thiên văn học, hoạt động quan sát đóng vai trò hếtsức quan trọng Hầu hết các quan sát bằng mắt thường đã được cácnhà thiên văn cổ thực hiện từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước để xácđịnh các chu kỳ chuyển động biểu kiến của các thiên thể, dự đoán vàxem xét các hiện tượng thiên văn, phân chia và xác định các chòmsao…

400 năm trở lại đây, các quan sát của loại người đã tiến xa hơn rấtnhiều nhờ sự xuất hiện của nhiều dụng cụ hỗ trợ quan sát bầu trời như:kính thiên văn, đồng hồ Mặt trời, bản đồ sao… Việc quan sát và nghiêncứu các ngôi sao, các thiên hà ở rất xa, tìm hiểu cấu trúc của vũ trụ đòihỏi sự có mặt của các loại dụng cụ này

Trong đó các loại dụng cụ đó, bản đồ sao quay là một trong nhữngdụng cụ hỗ trợ quan sát thiên văn khá đắc lực cho những người mớilàm quen với bầu trời Ưu điểm của nó là dễ dàng xác định được vị trí

và hình dạng các chòm sao trên bầu trời dựa các tham số như độ cao,phương hướng và thời điểm quan sát Bản đồ sao quay còn có ưu điểm

là nhỏ gọn thích hợp cho những chuyến du lịch dã ngoại có thể dễdàng mang theo trong hành lý

Với sự hữu ích và đặc biệt khá dễ làm Bản đồ sao quay là một công cụ

mà các bạn yêu mến thiên văn học phải tự làm cho mình một cái Tuynhiên, không phải ai cũng hiểu và biết cách làm cũng như sử dụng bản

đồ sao quay một cách hiêu quả Vì vậy, trong tiểu luận này, tôi sẽ giớithiệu cho các bạn những kiến thức cần thiết để làm và sử dụng bản đồsao quay một cách hiệu quả, phục vụ cho việc định vị bầu trời

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách làm và sử dụng bản đồ sao quay trong việc định vị bầu trời

III NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Trình bày cách làm và hướng dẫn sử dụng bản đồ sao quay cùng các nội dung kiến thức thiên văn cần biết nhằm hỗ trợ việc sử dụng bản đồ sao quay một cách hiệu quả

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa vào những kiến thức đã được học về bầu trời và các chòm sao kết hợp thu thập tài liệu, sách, báo về nội dung kiến tức có liên quan đến

đề tài đang nghiên cứu

V GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Trang 5

Đề tài chỉ nghiên cứu cách làm, hướng dẫn sử dụng và một số kiến thức cần thiết nhằm hỗ trợ việc sử dụng bản đồ sao quay hiệu quả.

a) Định nghĩa Thiên cầu:

Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tượng có tâm là nơi ta quan sát,

có bán kính vô cùng lớn và các thiên thể phân bố ở mặt trong quả cầu

đó

b) Đặc điểm của thiên cầu:

Vì có thể lấy bán kính thiên cầu vô cùng lớn nên bán kính Trái đất

là rất nhỏ so với bán kính thiêncầu.Vậy nên ta có thể coi bất kỳ điểmnào trên Trái đất cũng là tâm thiên cầu Và một điểm bất kỳ nào trênthiên cầu cũng có thể nhìn thấy từ những điểm khác nhau trên Trái đất

theo những đường song song

c) Tính chất của thiên cầu:

- Mặt phẳng chứa tâm thiên cầu cắt thiên cầu theo một vòng tròn lớn(vòng qua F, G)

- Qua 2 điểm không đối tâm trên thiên cầu chỉ có thể vẽ một vòng trònlớn (vòng qua A, B)

- Qua 2 điểm đối tâm có thể vẽ vô số vòng tròn lớn (qua C, D)

- Những mặt phẳng không qua tâm cắt mặt thiên cầu thành nhữngvòng tròn nhỏ (r<R) (vòng qua KL)

Hình 1.1: Thiên cầu

- Khoảng cách giữa hai điểm A, B trên thiên cầu được thể hiện bằngcung AB, đo bằng góc ở tâm cung AOB

Trang 6

- Những cung của vòng tròn lớn là khoảng cách ngắn nhất giữa cácđiểm trên thiên cầu Ta có thể nói: Đường thẳng trên thiên cầu là vòngtròn lớn và trên thiên cầu không thể vẽ được những đường thẳng songsong

d) Các điểm và đường cơ bản trên thiên cầu:

Giả sử người quan sát đứng tại tâm 0 trên Trái đất, qua đó ta vẽthiên cầu là một mặt cầu bán kính R

* Thiên đỉnh - Thiên đế: Đường thẳng đứng đi qua đỉnh đầu ngườiquan sát, cắt thiên cầu tại điểm Z trên đỉnh đầu gọi là thiên

đỉnh, điểm Z' dưới chân là thiên để

* Đường chân trời: Mặt phẳng vuông góc với

OZ (Tiếp tuyến với mặt đất) gọi là Mặt phẳng chân trời Nó cắt

thiên cầu theo một vòng tròn lớn gọi là đường chân trời (vòngBĐNT)

Chú ý: Đường chân trời này khác với đường

chân trời mà ta nhìn thấy trong thực tế Vì trong thực tế đườngchân trời còn bị các vật trên mặt đất (nhà cửa, núi non) làmbiến dạng

Người quan sát đứng trên bề mặt Trái đất chỉ quansát được phần trên của thiên cầu có chứa thiên đỉnh Z, phầndưới bị mặt đất che khuất Tại thời điểm lặn mọc thiên thểđược coi là đang ở trên đường chân trời

Hình 1.2: Các điểm và đường cơ bản trên thiên cầu

* Thiên cực: Do Trái đất quay nên ta sẽ cảm thấy thiên cầu quay Trục quay của thiên cầu song song với trục quay

của Trái đất và gọi là thiên cực PP’ Thiên cực cắt thiên cầu tại 2điểm: P là thiên cực bắc, nếu ta hướng đến nó từ trong thiêncầu sẽ thấy thiên cầu quay ngược chiều kim đồng hồ và P’ làthiên cực nam

* Xích đạo trời: Mặt phẳng qua tâm 0 vuông góc với

Trang 7

thiên cực PP’ gọi là xích đạo trời (QQ’) Xích đạo trời chia thiêncầu thành nửa thiên cầu Bắc (chứa P) và nửa thiên cầu Nam(chứa P’) Xích đạo trời cắt đường chân trời tại 2 điểm: Đông (Đ)

và Tây (T)

* Kinh tuyến trời: Là vòng tròn lớn đi qua thiên đỉnh

Z và thiên cực P (vòng tròn nằm trên mặt giấy) Kinh tuyến trờicắt đường chân trời tại 2 điểm Bắc (B) và Nam (N) Phần kinhtuyến có chứa thiên đỉnh (BZN) gọi là kinh tuyến trên, phầnchứa thiên để (BZ’N) gọi là kinh tuyến dưới

- 4 điểm Đông (Đ), Bắc (B), Tây (T), Nam (N):

cách đều nhau 90o) (sinh viên tự chứng minh), và theo thứ tựsau : Nếu ta (người quan sát) đứng tại tâm 0, nhìn về hướngBắc thì tay phải là Đông (Đ), tay trái là Tây (T) sau lưng là Nam(N)

* Đường nửa ngày (Đường bắc nam BN): Là

hình chiếu của kinh tuyến trời lên mặt phẳng chân trời

* Vòng thẳng đứng: Là các vòng tròn lớn đi qua

thiên đỉnh (Z), thiên để (Z') và vuông góc với đường chân trời

* Vòng giờ: Là các vòng tròn đi qua 2 thiên cực

PP’ và vuông góc với xích đạo trời

+ Như vậy kinh tuyến trời vừa là vòng thẳng đứng,vừa là vòng giờ

* Vòng nhật động: Do Trái đất quay nhưng ta

tưởng đứng yên nên sẽ thấy thiên cầu quay trong một ngàyđêm, hay thấy các thiên thể Nhật động Khi nhật động các thiênthể sẽ vẽ nên những vòng tròn nhỏ (hay đường nhật động củacác thiên thể là những vòng tròn nhỏ) song song với xích đạotrời Hướng nhật động sẽ ngược với chiều quay của Trái đất Tức

là nếu ta đứng tại tâm 0 (trong thiên cầu) nhìn về thiên cực bắc

sẽ thấy thiên thể nhật động từ phải qua trái hay từ đông sangtây Trong một ngày đêm thiên thể sẽ mọc ở chân trời đông,qua kinh tuyến trên và lặn xuống chân trời tây, và ta khôngquan sát được nó qua kinh tuyến dưới cho đến sự mọc tiếp vàongày hôm sau Ta phải chú ý hướng nhật động vì khi vẽ trêngiấy ta nhìn từ ngoài thiên cầu nên hướng sẽ ngược lại

+ Các điểm Z, Z', P, P’ và các điểm của đường chân trời

Trang 8

bất động đối với người quan sát, không quay cùng thiên cầu

Hình 1.3- 4: Các vòng Nhật động 1, 2, 3 và 4

a) Hệ tọa độ chân trời.

- Vòng cơ bản : Đường chân trời, kinh tuyếntrên - Điểm cơ bản : Thiên đỉnh Z, điểm nam N

- Tọa độ: Độ cao (h) và độ phương (A)

* Muốn xác định tọa độ của thiên thể M trong hệ tọa độchân trời ta làm như sau: Vẽ vòng thẳng đứng qua thiên thể Mcắt đường chân trời tại điểm M' Độ cao h của thiên thể M làcung MM hay góc MOM ' Độ cao h cho bieát khoảng cách từthiên thể đến đường chân trời h có giá trị từ đến

Hình 1.5: Hệ tọa độ chân trời

- Đôi khi người ta dùng khoảng cách đỉnh Z là cungĠ haygóc ZOM, ta có : h + Z =

- Tọa độ thứ 2 là độ phương A: Cho biết phương hướngquan sát thiên thể Nó bằng góc giữa vòng thẳng đứng qua điểmnam N và vòng thẳng đứng qua thiên thể M, tức cung ZM haygóc NOM’ Độ phương A được tính từ điểm N theo chiều nhậtđộng, từ (hoặc Đông và Tây)

Trang 9

- Đặc điểm: Do nhật động vị trí của thiên thể sovới đường chân trời thay đổi Mặt khác từ những điểm khácnhau trên Trái đất sẽ thấy vị trí của cùng một thiên thể khác đi.Như vậy hệ này phụ thuộc vào thời điểm và vị trí người quansát, nó chỉ có giá trị thực hành quan sát.

b) Hệ tọa độ xích đạo 1.

- Vòng cơ bản : Xích đạo trời QQ’ Kinh tuyến trời

- Điểm cơ bản : Thiên cực P, điểm cắt giữa xích đạotrời và kinh tuyến trời Q’

- Tọa độ : Xích vĩ (δ), góc giờ (t)Muốn xác định tọa độ của thiên thể M trong hệ tọa độ này talàm như sau: Từ P vẽ còng giờ qua M cắt xích đạo trời tại M’

- Xích vĩ δ của M là cung NM hay góc MOM’ Nó cógiá trị từ đến tính từ M’ Dấu dương cho Bắc thiên cầu (trênxích đạo trời) và dấu âm cho Nam thiên cầu (dưới xích đạo trời)

- Góc giờ t: Là góc giữa kinh tuyến trời và vònggiờ qua thiên thể M Hay là cungQ’M’hoặc góc Q’OM’ Nó đượctính từ Q’ theo chiều nhật động (tức hướng sang tây) có giá trị

từ hay từ 0h đến 24h

Đặc điểm :

Do nhật động thiên thể vẽ những vòng tròn nhỏ song song vớixích đạo trời Do đó xích vĩ của thiên thể không thay đổi Nócũng không phụ thuộc nơi quan sát Nhưng góc giờ thay đổitheo nhật động và vẫn phụ thuộc nơi quan sát

c) Hệ tọa độ xích đạo 2.

Hình 1.6: Hệ tọa độ xích đạo 1, 2

- Vòng cơ bản: Xích đạo trời QQ’

Trang 10

- Điểm cơ bản: Điểm xuân phân Định nghĩa điểm xuân phân γ : Là một trong 2giao điểm giữa xích đạo trời và hoàng đạo Do hoàng đạo là quĩđạo chuyển động biểu kiến của Mặt trời trên thiên cầu và xíchđạo trời song song với xích đạo Trái đất nên góc giữa 2 mặtphẳng này là ε =

- Tọa độ : Xích vĩ δ (như hệ xích đạo 1).

Xích kinh

- Muốn xác định tọa độ của thiên thể M trong

hệ này ta làm như sau: Trước hết xác định điểm xuân phân γ.Đây là một điểm tưởng tượng, không có thật trên bầu trời, coi

là giao điểm giữa hoàng đạo và xích đạo trời sao cho góc giữachúng là Xích kinh α của thiên thể M là góc giũa vòng giờ qua

γ và vòng giờ qua M tức bằng cung γM hay góc γOM

- Xích kinh được tính từ điểm γ theo chiềungược với chiều nhật động (hướng tới Q’) và có giá trị từ hay0h đến 24h

*Đặc điểm:

Vì điểm xuân phân γ gần như nằm yên trong không gian (thực

ra nó có chuyển động do hiện tượng tiến động) nên nó cũngtham gia nhật động như các thiên thể khác Do đó xích kinhcủa thiên thể không bị thay đổi vì nhật động Ngoài ra nó cũngkhông phụ thuộc nơi quan sát Tóm lại 2 tọa độ của hệ này xích

vĩ δ và xích kinh α đều không bị thay đổi vì nhật động và khôngphụ thuộc nơi quan sát Vì vậy hệ tọa độ này dùng để ghi tọa

độ các thiên thể trên bầu trời trong các bản đồ sao và dùng trêntoàn thế giới

d) Hệ tọa độ hoàng đạo.

-Vòng cơ bản : Hoàng đạo

- Điểm cơ bản : Hoàng cực bắc Π, Hoàng cựcNam Π’ Π Π’ vuông góc Hoàng đạo)

- Tọa độ : Hoàng vĩ B, Hoàng kinh L.

Trang 11

Hình 1.7: Hệ tọa độ hoàng đạo

- Muốn xác định tọa độ của thiên thể M ta làmnhư sau: Vẽ vòng tròn lớn qua ( và M cắt hoàng đạo HH’ tại M’

- Hoàng vĩ B là cung MM’ hay góc MOM’ có giá trị (dấu (+) đối với thiên thể ở Bắc hoàng đạo, dấu ( - ) với thiên thể

ở Nam hoàng đạo)

- Hoàng kinh L là cung γM’ hay góc γOM’ theongược chiều nhật động có giá trị từ Hệ tọa độ hoàng đạothuận lợi cho việc theo dõi vị trí các thiên thể trong hệ Mặt trời

e) Sự liên hệ giữa thiên cầu và địa cầu

- Định lý về độ cao thiên cực: Độ cao của thiêncực bằng vĩ độ địa lý của nơi quan sát

hp = ϕHay xích vĩ của thiên đỉnh bằng vĩ độ địa lý nơiquan sát

= ϕ

Chứng minh: Vì địa cực song song với thiên cực

nên xích đạo song song với xích đạo trời Do đó từ điểm 0 trênTrái đất có vĩ độ φ (ở bắc bán cầu) sẽ thấy thiên cực bắc B ở độcao hp đúng bằng φ do 2 góc này tương ứng vuông góc (OO’X’

= BOP) (Xem hình vẽ 1.8)

Còn đối với thiên đỉnh Z, thì : Z0

Q’ = 00’X' Hay

= ϕ

Trang 12

Chứng minh tương tự cho Nam bán cầu.

( Phối hợp các hệ tọa độ chân trời và xích đạo )

Hình 1.8: Các hệ tọa độ chân trời và xích đạo.

- Tọa độ của thiên thể ghi trong sách vở, bản đồsao v.v thường dùng ở hệ xích đạo 2 (xích kinh α, xích vĩ δ)

Từ nơi quan sát vĩ độ φ muốn xác định vị trí thiên thể trước tiên

ta phải xác định vị trí của thiên cực P theo định lý trên (gócB0P = φ ) Sau đó xác định xích đạo (Mặt phẳng xích đạovuông góc với thiên cực PP’) Xác định điểm xuân phân γ, biếthoàng đạo làm với xích đạo trời một góc ε = 27’ Xác định α, δtheo γ và xích đạo trời sẽ được vị trí của M Vẽ vòng thẳngđứng qua M sẽ xác định được độ cao h và độ phương A trong hệtọa độ chân trời

Trang 13

3 CÁC CHÒM SAO

* DANH SÁCH 88 CHÒM SAO [3]

- Danh sách chính thức của thiên văn học hiện nay có 88 chòm sao Khác với trước kia, 88 chòm sao này không chỉ là đường nối giữa các ngôi sao mà tương ứng với vùng trời với diện tích xác định trên thiên cầu, mỗi vùng trời chưa một chòm sao tương ứng Tên các chòm sao được thống nhất chung trên toàn thế giới là tên bằng tiếng Latin

- Dưới đây là 88 chòm sao của thiên văn học hiện đại, bên cạnh tên nguyên bản Latin là tên thường gọi thông dụng ở Việt Nam (Hán – Việt)

và tên tiếng việt với ý nghĩa chính xác ( do nhiều tên Hán – Việt thông dụng phản ánh không đúng ý nghĩa ban đầu của các chòm sao)

Tên Latin Viết

tắt Tên thường gọi Tên/ ý nghĩa chính xác

1 Andromeda And Tiên nữ (công chúa)

Andromeda

3 Apus Aps Chim trời Chim trời

4 Aquarius Aqr Bảo bình Người cầm bình

5 Aquaila Aql Thiên ưng Đại bàng

7 Aries Ari Bạch Dương Con cừu

8 Auriga Aur Ngự Phu Người đánh xe

9 Bootes Boo Mục Phu Thợ săn gấu

10 Caelum Cae Điêu cụ Dao khắc/ cái đục

11 Cameloparda

lis Cam Lộc báo Hươu cao cổ

12 Cancer Cnc Cự giải Con cua

13 Canes

Venatici CVn Lạp Khuyển Chó săn

14 Canis Major CMa Đại Khuyển Chó lớn

15 Canis Minor Cmi Tiểu Khuyển Chó nhỏ

16 Capricornus Cap Ma Kết Dê biển

17 Carina Car Sống thuyền Sống thuyền

18 Cassiopeia Cas Tiên Hậu (hoàng hậu)

Casiopée

19 Centarus Cen Bán Nhân Mã Nhân Mã

20 Cepheus Cep Tiên Vương (vua) Cephée

21 Cetus Cet Kình Ngư Cá voi/quái vật

Cetus

22 Chamaeleon Cha Tắc Kè Tắc kè

23 Circinus Cir Viên qui Com-pa

24 Columba Col Thiên Cáp Bồ câu

25 Coma

Berenices Com Tóc Tiên Mái tóc (của Berenices)

Trang 14

26 Corona

Australis CrA Nam Miện Vương miện phương Nam

27 Corona

Borelis CrB Bắc Miện Vương miện phía Bắc

28 Corvus Crv Điểu Nha Con quạ

29 Crater Crt Cự tước Ly rượu

30 Crux Cru Nam Thập tự Chứ thập phương

Nam

31 Cygnus Cyg Thiên Nga Thiên Nga

32 Delphinus Del Cá Heo Cá Heo

33 Dorado Dor Cá Vàng Cá Vàng

34 Draco Dra Thiên Long Con rồng

35 Equuleus Equ Ngựa con Ngựa con

36 Eridanus Eri Sông Cái Sông Eridanes

37 Fornax For Lò Luyện Lò Luyện

38 Gemini Gem Song Tử Cặp song sinh

39 Grus Gru Thiên Hạc Chim sếu

40 Hercules Her Vũ Tiên Dũng sĩ (Herules)

41 Horologium Hor Đồng hồ Đồng hồ quả lắc

42 Hydra Hya Trường Xà (Rắn nhiều đầu)

Hydra

43 Hydrus Hyi Thủy Xà Rắn nước

44 Indus Ind Anh-điêng Người Anh-điêng (Da

đỏ)

45 Lacerta Lac Thằn Lằn Thằn Lằn

47 Leo Minor LMi Sư Tử nhỏ Sư tử nhỏ

49 Libra Lib Thiên Bình Cái cân

50 Lupus Lup Chó sói Chó sói

51 Lynx Lyn Linh Miêu Mèo rừng

52 Lyra Lyr Thiên Cầm Đàn Lyr

53 Mensa Men Sơn Ấn Núi Mặt Bàn

54 Microscopiu

m Mic Kính hiển vi Kính hiển vi

55 Monoceros Mon Kì Lân Ngựa một sừng

56 Musca Mus Con ruổi Con ruổi

57 Norma Nor Thước thợ Thước đo

58 Octans Oct Kính bát phân Kính bát phân

59 Ophiuchus Oph Xà Phu Người giữ rắn

60 Orion Ori Lạp Hộ (thợ săn) Orion

61 Pavo Pav Khổng Tước Con Công

62 Pegasus Peg Phi Mã (ngựa bay) Pegase

63 Perseus Per Anh Tiên (dũng sĩ) Persée

Trang 15

64 Phoenix Phe Phượng Hoàng Phượng Hoàng

65 Pictor Pie Giá vẽ Giá vẽ

66 Pisces Pse Song Ngư Hai con cá

67 Piscis

Autrinus PsA Nam Ngư Cá Phương Nam

68 Puppis Pup Đuôi thuyền Đuôi thuyền

70 Reticulum Ret Mắt lưới Kính chìa vạch

71 Sagitta Sge Thiên Tiễn Mũi tên

72 Sagittarius Sgr Nhân Mã Cung thủ

73 Scorpius Sco Bọ Cạp Bọ Cạp

74 Sculptor Scl Ngọc Phu Nhà điêu khắc

75 Scutum Sct Lá Chắn Lá chắn

77 Sextans Sex Kính lục phân Kính lục phân

78 Taurus Tau Kim ngưu Con bò

79 Telescopium Tel Kính thiên văn Kính thiên văn

80 Triangulum Tri Tam giác Tam giác

81 Triangulum

Australe TrA Nam Tam Giác Tam giác phương Nam

82 Tucana Tuc Mỏ chim Chim mỏ lớn (Tucan)

83 Ursa Major Uma Đại Hùng Gấu lớn

84 Ursa Minor UMi Tiểu Hùng Gấu nhỏ

85 Vela Vel Thuyền Phàm Cánh buồm

86 Virgo Vir Thất Nữ Trinh nữ

87 Volans Vol Cá Chuồn Cá chuồn

88 Vulpecula Vul Cáo con Con cáo

Trang 16

**HÌNH ẢNH VÀ THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ 88 CHÒM SAO [3] [4]

1 Andromeda

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Bắc, một trong danh sách 48 chòmsao cổ của Ptolemy Andromeda là tên con gái của vua Celpheus

và Hoàng hậuCassiopeia

Cassiopeia vì quá yêuquý con gái mình đãtuyên bố rằng nàngđẹp hơn các tiên nữdưới biển của thầnPoseidon – vị thần caiquản đại dương ThầnPoseidon nổi giận đãsai con quái vật khổng

lồ Cetus từ dưới biềnlên tàn phá vươngquốc của Celpheus.Vua và hoàng hậuphải cầu xin thầnPoseidon tha tội, điều kiện cho việc đó là công chúa Andromedaphải làm vật hiến tế, làm miếng mồi cho con quái vật Cetus Đúngvào ngày lễ hiến tế đó thì người anh hùng Perseus trên đường trở

về sau khi giết chết được con quỷ Medusa Nhìn thấy cảnh đó,Perseus lao xuống giết chết Cetus và sau đó cưới được Andromedalàm vợ.Chòm sao Andromeda chiềm một diện tích không nhỏ trênthiên cầu Nổi tiếng nhất trong các ngôi sao nhìn thấy của nó làthiên hà Andeomeda hay thường gọi là tinh vân tiên nữ - M31 ỞBắc bán cầu, có thể quan sát chòm sao này vào các đêm mùa hè

trên bầu trời phíaĐông

2 Antlia

Chòm sao nằm bánthiên cầu Nam, đượcxác lập và đặt tên vàothế kỉ 18 bởi nhà thiên

Trang 17

văn Nlcolas Louis de Lacaille Trong tiếng việt, chòm sao này cónghĩa là cái máy bơm Antila là một chòm sao khá mờ nhạt trên thiênbán cầu Nam, tại Việt Nam không thể quan sát chòm sao này.

3 Apus

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Nam, khôngthể quan sát tại ViệtNam do bị đường xíchđạo che khuất Apusđược đặt tên bởi nhàthiên văn Johanne Bayervào năm 1603, tên của

nó có nghĩa là chimthiên đường

4 Aquarius

Một trong số cácchòm sao HoàngĐạo và là mộttrong 48 chòmsao cổ củaPtolemy Trongtiếng Việt Nam,Aquarius thườngđược gọi là bảobình, nghĩa làngười mang bình

Trang 18

nước Theo thần thoại, Aquarius là tên chỉ chàng trai Ganimede, mộtchàng trai rất đẹp Vẻ đẹp của chàng làm chính thần Zeus cũng yêumến, thần đã sai con đại bàng Aquila bay xuống hạ giới bắt chànglên thiên đình Olympia, ban cho chàng sự bất tử và chàng thànhngười mang bình rượu rót cho các thần uống trong các cuộc họp củathế giới các vị thần Chòm sao Aquarius chiếm diện tích khá lớn trênthiên cầu, các ngôi sao có độ sáng cao do đó là một chòm sao có thểquan sát rõ tại Việt Nam.

5 Aquila

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Bắc, một trongcác chòm sao trong dánhsách 48 chòm sao cổcủa Theo thần thoại,Aquila là con đại bàngcủa thần Zeus, con vậtđược Zeus cử đi bắtchàng Ganimede về thiênđình hầu rượu cho các vịthần Và cũng là con đạibàng hàng ngày hành hạPromete, vị thần manglửa xuống cho loài người

Số phận này kết thúc khingười anh hùng Hercules

đi ngang qua nơi Promete bị giam cầm và giết chết con đại bàngbằng mũi tên Sagitta, giải thoát cho Promete Chòm sao Aquila cócác sao sáng và dễ nhận biết tại Việt Nam, nhất là vào những buổitối mùa hè Ngôi sao sáng nhất của nó là sao Altair, teong tiếng

việt thường gọi là sao NgưuLang, nó cùng với Vega (Chứcnữ) và Deneb lập nên mộttam giác với ba đỉnh sáng gọi

là tam giác mùa hạ

6 Ara

Trang 19

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Nam, một trong các chòm sao trongdánh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy, nằm trong khoảng giữa haichòm sao Hoàng Đạo là Scorpius và Sagittarius nhưng thấp hơn vàkhông chạm vào hoàng đới Ara có nghĩa là đàn tế, chỉ những đàn tếthần được dựng lên trong thời cổ Hy Lạp để thờ cúng và hiến tế chocác vị thần Chòm sao chiếm diện tích nhỏ trên thiên cầu nhưng vớicác sao sáng và khép kín, dễ nhận diện khi qua sát tại Việt Nam.

7 Aries

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Bắc, một trong số các chòm saoHoàng Đạo và là một trong các chòm sao trong dánh sách 48chòm sao cổ của Ptolemy Trong tiếng việt, chòm sao này thườngđược goi là Bạch Dương Theo thần thoại, Aries là con cừu có bộlông vàng trong thần thoại Hy Lạp, bộ lông của nó là bấu vật màngười anh hùng Jason đã lên đường trên con tàu Argos để đoạt lại.Aries là chòm sao gồm các sao có độ sáng trung bình, trong số đó

có nhiều sao là sao đôi

8 Auriga

Trang 20

Chòm saothuộc bánthiên cầuBắc, mộttrong cácchòm saotrong danhsách 48chòm sao

cổ củaPtolemy.Auriga làchòm saomang hìnhảnh củamột ngườiđánh xe, nó

là một chòm sao có diện tích tương đối lớn trên Thiên Cầu Đặcbiệt, ngôi sao sáng nhất của chòm sao này là Capella, mộttrong số những sao sáng nhất trên bầu trời đêm

9 Bootes

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Bắc, mộttrong các chòm saotrong dánh sách 48chòm sao của Ptolemy,mang hình ảnh củamột người thợ săn gấu(khác với Orion) với haicon chó săn Canne,Venatici bên cạnh.Ngôi sao sáng và nổitiếng nhất của nó làsao Arcturus, mộttrong các ngôi saosáng nhất có thể quan

Trang 21

sát bằng mắt thường Chòm sao này dễ nhận ra với một hình đa giáckhép kín với cái đầu như một tam giác lớn ở phía trên Nó được coi làmột trong số những chòm sao sáng nhất ở Bán Thiên Cầu Bắc.

10 Caelum

Chòm sao thuộcbán thiên cầu Nam,được đặt tên vàothế kỉ 18 bởi nhàthiên văn NicolasLouis de Lacaile,Caelum có nghĩa làcái đục, hình ảnhcủa nó khá mờ docác sao có cấp saolớn, khó có thểquan sát ngày cảkhi đứng tại Nambán cầu

11 Camelo pardalis

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Bắc, khágần thiên cực Bắc.Camelopadalis cónghĩa là con hươucao cổ Chòm sao có

Trang 22

các sao với độ sáng yếu, do đó chỉ có thể quan sát trong điều kiệnthời tiết thuận lợi.

12 Cancer

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Bắc, mộttrong số các chòmsao Hoàng Đạo và làmột trong các chòmsao trong danh sách

48 chòm sao cổPtolemy Cancer cónghĩa là con cua,trong tiếng việtthường được gọi là

Cự Giải Theo thầnthoại, kì công thứ haicủa người anh hùngHeracles (Heracles)

là tiêu diệt con mãn

xà nhiều đầu Hydra Trong lúc Heracles giao đấu với con quái vậtnày, nữ thần Hera do căm ghét đứa con của chồng mình nên đã giúpHydra bằng cách sai con cua Cancer chạy tới tấn công Heracles, tuynhiên con cua này đã bị Heracles dùng chùy giết chết ngay sau đó.Chòm sao này chiếm diện tích khá nhỏ trên thiên cầu so với cácchòm sao còn lại của Hoàng Đạo Các ngôi sao của nó tương đốisáng nên có thể quan sát rõ trên thiên cầu

13 Canes Venatici

Trang 23

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Bắc, đượcđặt tên vào năm 1690bởi nhà thiên văn họcJohannes Hevelius.Canes Venatici cónghĩa là chó săn Tuykhông đặt tên theothần thoại cùng thờiđiểm với các chòm sao

cổ, nhưng CanesVenatici vẫn được coi

là những con chó săncủa chàng thợ sănBootes Trên thiên cầu,Canes Venatici là mộtchòm sao nhỏ và mờ nằm gần chòm sao Ursa Major, các sao của nóđều khó quan sát được bằng mắt thường

14 Canis Major

Chòm sao thuộcthiên bán cầu Nam,một trong các chòmsao trong dánh sách

48 chòm sao cổ củaPtolemy, trong tiếngviệt thường được gọi

là Đại Khuyển, nghĩa

là con chó lớn Theothần thoại, nó là conchó lớn nhất củachàng thợ săn Orionđang trên đường sănđuổi thỏ Lepus Chòmsao này có các ngôisao sáng, dễ dàngquan sát vào nhữngđêm mùa thu và mùa

Trang 24

Đông Ngôi sao sáng nhất của nó là sao Sirius (Thiên Lang) – ngôisao sáng nhất bầu trời đêm (không tính các hành tinh trong Hệ MặtTrời).

15 Canis Minor

Chòm sao thuộcthiên bán cầu Bắc,một trong các chòmsao trong danh sách

48 chòm sao cổ củaPtolemy Tên củachòm sao có nghĩa làcon chó nhỏ, thườngđược gọi trong tiếngviệt là Tiểu Khuyển,phấn biệt với CanisMajor Canis Minor có

vị trí khá gần vớiCanis Major, nó gồmmột số ít ngôi saovới độ sáng trung bình, đặc biệt có sao Procyon là một trongnhững ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm, đó đó có thể quan sát rõchòm sao này trên thiên cầu

16 Capricornus

Một trong số các chòm

sao Hoàng Đạo, một trong

các chòm sao trong danh

sách 48 chòm sao cổ của

Ptolemy, tên của nó có

nghĩa là con dê biển,

chính xác hơn là con vật

mình dê đuôi cá, trong

tiếng việt thường được gọi

là Ma Kết Theo thần

thoại, trong cuộc tấn công

của con quái vật Typoon

Trang 25

thần Zeus ban đầu bị đánh bại, các vị thần sợ hãi bỏi trốn Typoon,

họ biến thành các con vật nhằm tránh bị truy đuổi Thần Pan – vịthần nửa người nửa dê biến thành cá nhưng chỉ có cái đuôi là biếnđược, còn phần trên thì vẫn mang hình dê Đến khi thần Hermesgiải thoát được cho thần Zeus và Typoon bị đánh bại thì các vị thầnmới dám trở lại hình dạng như cũ và quay lại thiên đình Chòm saonày có các sao với độ sáng trung bình, có thể quan sát rõ vào cácđêm mùa hè như một tam giác vuông hướng về phía chòm saoSagittarius

17 Carina

Chòm sao nằm trên bánthiên cầu Nam Theo thầnthoại, trong lần đi tìm bộlông cừu vàng, Jason cầnvượt qua biển đen để đến xứ

sở Colchis Để đi được chặngđường dài này, Jason cần cómột con thuyền tốt và các vịthần đã giúp anh ta có đượccon thuyền Argo để hoànthiện nhiệm vụ này Carina làchòm sao mang hình ảnhchiếc sống thuyền của conthuyền Argo Navis Nhưngđến năm 1763, Nicolas Louis de Lacaille cùng với việc xác lập và đặttên các chòm sao ở thiên bán cầu Nam đã chia chòm sao Argo Navisbày thành 3 chòm sao là Carina Puppis (cái đuôi thuyền) và Vela(cánh buồm) Sáng nhất chòm sao này là sao Canopus, một ngôi saosáng có thể xác định rõ bằng mắt thường

18 Cassiopeia

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Bắc, một trong các chòm sao trongdanh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy, trong tiếng việt thường đượcgọi là Tiên Hậu Cassiopeia là vợ của vua Cepheus – vua của mộtkinh thành mà ngày nay là vùng Jaffa thuộc Israel Cassiopeia chính

là người vì lỡ lời xúc phạm các tiên nữ của thần Poseidon mà gây raviệc con quái vật Cetus xuất hiện tấn công kinh thần đòi công chúaAndromeda làm vật hiến tế và sau đó là việc Perseus xuất hiện kịp

Trang 26

thời cứu Andromeda.Casionpeia là chòm saosáng gần thiên cực Bắc rất

dễ quan sát với hình dạngđặc trưng như một chữ Mhay W (tùy thời điểm quansát) ngay gần sao Bắc Cực(Polaris)

19 Centaurus

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Nam, mộttrong các chòm saotrong danh sách 48chòm sao cổ củaPtolemy, mang hình ảnhcủa một Nhân Mã Theomột số tài liệu, tên tiếngviệt của chòm sao này làBán Nhân Mã để phânbiệt với chòm saoSagittarius, tuy nhiêntrong thiên văn học hiệnđại, tên chính xác củachòm sao này là Nhân

Mã, là một chòm saokhông nằm trên đườngHoàng Đạo, trong khi đóchòm sao nằm trên đường Hoàng Đạo là Sagittarius, tên tiếng việt làCung Thủ Centaurus có vị trí nằm khá gần đường Hoàng Đạo, ngayphía dưới chòm sao Scorpius, đồng thời là chòm sao có nhiều saonhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường Tại Việt Nam cũng như cácquốc gia nằm trên Bắc bán cầu, vào các buổi tối mùa hè, chòm saonày có thể quan sát rõ trên bầu trời phía Nam

20 Cepheus

Trang 27

Chòm sao nằm trênbán thiên cầu Bắc,một trong các chòmsao trong danh sách

48 chòm sao cổ củaPtolemy Theo thầnthoại, Cepheus làvua xứ Ethiopia, là

Cassiopeia và chacủa Andromeda.Chòm sao này gồmcác ngôi sao có độsáng trung bình xếpthành dnagj mộthình tam giác nằmchống lên trên tứ giác gần vuông, có thể quan sát trên bầu trời pháiĐông vào các buổi tối mùa hè

21 Cetus

Chòm sao thuộc bánthiên cầu Nam, mộttrong các chòm saotrong danh sách 48chòm sao cổ củaPtolemy Tên củachòm sao này cónghĩa là cá voi, tuynhiên trong thầnthoại, Cetus khôngphải là cá voi mà làmột con quái vậtbiển khổng lồ đượcthần Poseidon cửlên tàn phá vươngquốc của Cepheus

và sau đó bị giết

Trang 28

chết bởi Perseus Chòm sao có các ngôi sao có độ lớn khá cao và cóthể xác định qua hai chòm sao Hoàng Đạo gần là Aries và Taurus.

22 Chama eleo

Chòm saothuộc bánthiên cầuNam, đượcđặt tên năm

1603 bởinhà thiênvăn JohannBayer

Chameleon

có nghĩa làcon tắc kè.Chòm saonằm hoàntoàn trên bán thiên cầu Nam và chỉ có thể quan sát khi đứngtại Nam bán cầu của Trái Đất, các sao đều khá mờ trong số

đó có một sao kép

23 Circinus

Chòm sao thuộc bán thiêncầu Nam, được đặt tên bởinhà thiên văn Nicolas Louis deLacaille vào giữa thế kỉ 18.Tên của chòm sao có nghĩa làcái Com – pa (dụng cụ vẽ hìnhtròn trong kĩ thuật) Ngay cả

Trang 29

khi đứng tại bán cầu Nam, chòm sao này rất khó xác định do nó chỉ

có 7 ngôi sao sáng hơn cấp 6

24 Clolumba

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Nam, tiếp giáp với chòm sao CanisMajor Theo thần thoại, trong lần đi đến Colchis lấy lại bộ lông cừuvàng của con cừu Aries, Jason cùng các bạn phải đi trên con tài Argovượt qua 1 cái khe núi ở biển đen ở đó 2 vách núi cứ liên tục ép lấynhau rồi tách ra Các vị thần cho họ biết rằng hãy thả 1 con bồ câucho nó bay qua và số phận của con bồ câu ra sao thì đó cũng chính

là số phận con thuyền Argo Con bồ câu được thả ra và nó bay quađược khe núi, chỉ mất mấy sợ lông đuôi , và như vậy con thuyềnArgos cũng vậy, con thuyền qua với một mảnh đuôi bị vỡ Columbachính là chòm sao mang hình ảnh con bồ câu này Các ngôi sao củaColumba có độ sáng trung bình, dễ xác định và quan sát trên thiêncầu

25 Coma Berenices

Trang 30

Chòm sao thuộc bán thiên cầuBắc, được Johanne Kepler đặttên vào thế kỉ 17 Tên của nó

có nghĩa là “mái tóc củaBerenices” Theo truyềnthuyết, Berenices là vợ củaPtolemy III, vua của Ai Cập Vì

lo lắng cho chồng mình làPtolemy, hoàng hậu Berenices

đã hiến tóc của mình cho nữthần tình yêu và sắc đẹpAphrodites để xin cho Ptolemyđược an toàn trở về Aphroditeschấp nhận điều đó và mái tócđẹp của Berenices trở thànhmột chòm sao trên bầu trời, nónằm ngay cạnh chòm sao Virgo Chòm sao này chiếm diện tích nhỏvới các sao có độ sáng thấp, do đó chỉ có thể quan sát được nó trongđiều kiện thời tiết tốt và trời không mây

26 Corona Australis

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Nam, một trong các chòm sao trongdanh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy, nằm trong khoảng giữa bêndưới của Scorpius và Sagittarius Tên của chòm sao có nghĩa là chiếcvương miện phương Nam Đây là một chòm sao nhỏ với các sao có

Trang 31

độ sáng trung bình, ở Việt Nam thường có thể quan sát vào mùa thutrên bầu trời phía Nam.

Trang 32

27 Corona Borelis

Chòm sao thuộc bán thiêncầu Bắc, một trong cácchòm sao trong danh sách

48 chòm sao cổ củaPtolemy Tên của nó cónghĩa là chiếc vương miệnphía Bắc Theo thần thoại,dũng sĩ Theseus nhậnnhiệm vụ sang đảo Cretediệt con quái vật mìnhngười đầu bò Minotaur củavua Minos Arlane là con gáicủa Minos đã giúp Theseuscách vào trong lâu đài củaMinotaur tiểu diệt con quáivật đó Sau đó Ariane cùng Theseus bỏ trốn Trên đường đi, thầnDyonisus xuất hiện đòi Thesus phải trao Ảriane cho mình thì đoànthuyền mới được an toàn và Theseus đành chấp nhận Trong ngàycưới, thần Dyonisus đã trao cho Ariane chiếc vương miện này Chòmsao này chiếm một diện tích nhỏ với các ngôi sao lập thành hìnhchiếc vương miện, có thể được quan sát vào các tối mùa hè và mùathu trên bầu trời phía Bắc

28 Corvus

Trang 33

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Nam, một trong các chòm sao trongdanh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy, mang hình ảnh một conquạ Theo thân thoại, đây là con quạ của thần ánh sáng Apollon Câuchuyện này cho biết con quạ vốn có màu trắng như tuyết Nhưng rồimột ngày nó làm thần Apollon nổi giận vì một tin xấu nó mang lại,thần đã biến màu lông của nó thành màu đen như bây giờ Vào cáctối mùa hè và mùa thu, người quan sát tại Bắc bán cầu có thể xácđịnh chòm sao này là một tứ giác nổi trên bầu trời phía Nam.

Trang 34

29 Crater

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Nam, một trong các chòm saotrong danh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy Crater là cái ly, cáichén trong thần thoại nó là cái ly uống rượu của thần Apollon.Crater nằm gần chòm sao Corvus, có dạng một tứ giác nhỏ với 2nhánh xòe ra bên trên giống hình chiếc ly

30 Crux

Chòm saothuộc bánthiên cầuNam Tên củachòm sao cónghĩa là tứthập phươngNam, chỉ gồm

4 ngôi saoxếp thành

Trang 35

hình chữ thập Trước đây chòm sao này chỉ là một phần củachòm sao Centaurus, đến thế kỉ 16, 4 ngôi sao được chia rathành chòm sao Crux độc lập, 4 ngôi sao tạo thành chòm saonày đều có độ sáng yếu, chỉ có thể quan sát được trong điềukiện thời tiết xấu và khí quyển tốt.

Trang 36

31 Cygnus

Chòm sao thuộc bán thiêncầu Bắc, một trong các chòmsao trong danh sách 48chòm sao cổ của Ptolemy,mang hình ảnh của con thiênnga Trong thần thoại HyLạp, Cygnus là hình ảnh củacon thiên nga do thần Zeusbiến thành để đến gặp nàngLeda, hoàng hậu xứ Sparta.Kết quả là Leda đã sinh rahai quả trứng nở ra 2 ngườicon Con gái là Helen, cô gáisau này gây ra cuộc chiếntranh Trois, còn con trai làdũng sĩ Pollux, anh cùng mẹ khác cha với Castor (hai anh em luôngắn liền với nhau là hai ngôi sao sáng nhất của chòm sao Gemini).Các sao của chòm sao Cygnus đều có độ sáng cao 4 ngôi sao sángnhất của nó xếp thành một hình chữ thập lớn trên bầu trời Đông Bắc.Ngôi sao sáng nhất là Deneb chính là một trong 3 ngôi sao tạ thànhtam giác mùa hè

32 Delphinus

Chòm sao thuộc bán thiên cầu Bắc, một trong các chòm sao trongdanh sách 48 chòm sao cổ của Ptolemy Chòm sao mang hình ảnhcủa con cá heo Theo thần thoại, thần Poseidon, vị thần cai quản cácđại dương, anh trai của thần Zeus đem lòng yêu nàng Amphitrite,một tiên nữ con gái thần biển Nerese Tuy nhiên Amphitrite từ chối

và bỏ trốn Poseidon Thần Poseidon quá thương nhớ nàng nên đi tìmkhắp nơi nhưng không có kết quả Một con cá heo thấy vậy liền giúpthần, con cá heo đã tìm thấy nơi ở và đưa Amphitrite về, sau đóAmphitrite trở thành vợ của Poseidon Để thưởng công cho con cáheo, thần Poseidon đã cho nó trở thành một chòm sao trên bầu trời,

đó chính là chòm sao Delphinus Chòm sao chiếm diện tích nhỏ trênthiên cầu, dễ nhận diện và quan sát với hình dạng một con cá heo

Trang 37

đnag nhảy khỏi mặt nước, caohơn chòm sao Aquila.

Trang 38

33 Dorado

Chòm sao nằm trên bánthiên cầu Nam, một trongcác chòm sao được đặttên vào năm 1603 bở nhàthiên văn Johann Bayer.Dorado có nghĩa là con cávàng, một số tài liệu chorằng Dorado là con cákiếm (swordfish) Tại các

vị trí quan sát trên Bắcbán caaufe như Việt Nam,không thể quan sát thấychòm sao này Khi đứngtại Nam bán cầu, ngườiquan sát có thể xác định chòm sao này qua hai đốm sáng nổitiếng của nó là mây Magellan lớn và tinh vân Taratula

Hercules phải đoạt cho

được những quả táo vành

của 3 chị em Hesperides

Canh giữ vườn táo là con

rồng Ladon 100 đầu, nó

được nữ thần Hera giao

nhiệm vụ bảo vệ khu vườn

khỏi những tên trộm đến

lấy những quả táo thần

Trang 39

Draco là chòm sao mang hình ảnh của con rồng này Trên bầu trờiphương Bắc, Drodo là một trong những chòm sao nổi bật nhất, nógồm cái đầu rồng là một tứ giác với 4 sao rất dễ nhận biết vào cácđêm mùa hè, thân mình nó trải dài uốn khúc giữa hai con gấu lớn lànhỏ Sao sáng nhất của chòm sao là thuban (sao alpha Draconis) nónằm gần đuôi con rồng và được coi là một trong những ngôi sao chỉhướng cho phương Bắc.

Trang 40

35 Equuleus

Chòm sao thuộcbán thiên cầu Bắc,một trong cácchòm sao trongdanh sách 48chòm sao cổ củaPtolemy, nhưngngười thực sự xácđịnh vị trí các ngôisao của nó làHipparchus Theonhiều tài liệu,Equuleus là anh

em của Pegasussong thực tếtruyền thuyết vầchòm sao này không hề được nhắc đến trong các văn bản chínhthống của thần thoại Hy Lạp Trên thiên cầu, Equuleus nằm bêncạnh chòm sao lớn Pegasus, các ngôi sao có độ sáng thấp vàkhó xác định bằng mắt thường

36 Eridanus

Chòm sao thuộcbán thiên cầuNam, một trongcác chòm saotrong danh sách

48 chòm sao cổcủa Ptolemy.Eridanus là tên

Ngày đăng: 29/11/2017, 19:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w