Chúng ta đang từng bước tiến vào thế kỷ XXI - thế kỷ văn minh của công nghệ mới. Vì vậy, nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản của nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ này là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cập lý luận và thực tiễn cuả các nước đi trước trên thế giới. Xác định đúng đắn những quan điểm của CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc xác định hướng, nội dung và bước đi của CNH-HĐH. Nước ta xuất phát từ một nước công nghiệp lạc hậu với nền công nghiệp yếu kém, trì trệ. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công băng văn minh tất yếu phải tiến hành CNH-HĐH. Vì vậy hiện nay vấn đề CNH-HĐH là “cơ sở” cho sự phát triển chung của đất nước. Chỉ bằng con đường CNH-HĐH, phát triển khoa học và công nghệ mới có thể đưa nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giầu mạnh, văn minh.
LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang từng bước tiến vào thế kỷ XXI - thế kỷ văn minh của công nghệ mới. Vì vậy, nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản của nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ này là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), đòi hỏi phải nhanh chóng tiếp cập lý luận và thực tiễn cuả các nước đi trước trên thế giới. Xác định đúng đắn những quan điểm của CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc xác định hướng, nội dung và bước đi của CNH-HĐH. Nước ta xuất phát từ một nước công nghiệp lạc hậu với nền công nghiệp yếu kém, trì trệ. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công băng văn minh tất yếu phải tiến hành CNH-HĐH. Vì vậy hiện nay vấn đề CNH-HĐH là “cơ sở” cho sự phát triển chung của đất nước. Chỉ bằng con đường CNH- HĐH, phát triển khoa học và công nghệ mới có thể đưa nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giầu mạnh, văn minh. Có thể bài viết này chưa phản ánh được hết vấn đề CNH-HĐH của đất nước ta hiện nay bởi vì chúng em chưa hiểu biết nhiều về xã hội, nên không tránh khỏi có nhiều sai xót. Chúng em rất mong thầy mong thầy giáo xem xét và góp ý xây dựng thêm. Em xin chân thành cảm ơn ! 1 PHẦN NỘI DUNG I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ. 1. Sự cần thiết cuả CNH-HĐH: Trong thời đại ngày nay thành tựu về khoa học kĩ thuật và công nghệ của loài người đã mang lại kết quả to lớn cho nền kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật cho nên nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước ngày càng cao. Bên cạnh đó có những nước có nhiều tiêm năng như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn . nhưng lại có tốc độ tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân thấp kém mà trong đó có nước ta. Phải chăng nước ta thiếu nguồn lực? Thực vậy trang bị khoa học kĩ thuật cho các ngành sản xuất ở nước ta còn quá thô sơ và lạc hậu nhiều so với các nước khác, cho nên các sản phẩm của chúng ta đã không đáp ứng kịp với đòi hỏi cuộc sống ngày càng cao của nhân dân. Sản phẩm sản xuất ra của chúng ta nào là giá thành cao, chất lượng kém nên không thể đứng vững trên thị trường, bị hàng nhập khẩu lấn át vì có giá thành hạ mẫu mã đẹp.chất lượng cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoá để cải tiến cơ sở vật chất của nền sản xuất cũ để tạo điều kiện cho sự phát triển. Mặt khác, nếu xét lịch sử phát triển xã hội của một nước là một trong những vấn đề CNH-HĐH đất nước là một trong những vấn đề quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Song dựa vào đâu để bảo đảm thực hiện nó cho thật hiệu quả và không phải trả giá quá đắt thì là một điều không dễ dàng, bởi vì tù chỗ thấy được tính tất yếu không cẩn thận laị cũng dễ sa vào duy ý trí như đã từng xảy ra trước đây, hoặc trái lại, nếu chỉ thấy khó khăn bất lợi, thiếu điều kiện rồi cam chịu tụt hậu thì lại rất nguy hiểm. Cũng có thể nếu thấy những khó khăn thiếu thốn rồi bằng mọi cách, mọi giá bất kể lợi hay hi Chấp Nihon mọi sự đầu tư của nước ngoài hoặc vay nợ tràn lan thì cũng sẽ là sai lầm lớn. Chính vì vậy chúng ta cần nắm vững các quan điểm cơ bản về CNH-HĐH mà Hội nghị Trung ương lần thứ VII 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII đã nêu. Mặt khác nên xét lịch sử phát triển của mỗi đất nước thì bất cứ nước nào cũng phải tiến hành CNH-HĐH bởi vì nó làm nền tảng cho sự phát triển xã hội của mỗi đất nước. 2. Vai trò và nhiệm vụ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiệm vụ cơ bản mà CNH-HĐH phải giải quyết là tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đó là nền tảng của sản xuất bằng máy móc thay thế cho sản xuất nhỏ thủ công bằng chân tay, công nghiệp hoá trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân dựa trên điện khí hoá và áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào để tổ chức một cách có kế hoạch trên phạm vi cả nước. Nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu vật chất và văn hoá tinh thần của người dân trong xã hội. Vấn đề chủ nghĩa xã hội tạo ra một hệ thống công nghiệp nặng đặc biệt là công nghiệp điện tử chế tạo máy móc, công nghiệp nhẹ chế biến. II. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM: 1. Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá: a- Đặc điểm về mô hình kinh tế: Thành tựu khoa học hiện đại được sử dụng ngày một nhiều trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đạI đang phát triển . Chỉ trong một thời gian ngắn,khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH thực thi chính sách kinh tế nhiều thành phần và mở cửa, lực lượng sản xuất ở nước ta đã có bước phát triển đột phá, với một cơ cấu nhiều trình độ : thủ công (còn là phổ biến ) - cơ khí-đIện tử và cơ khí hoá, với một đội ngũ “những người lao động aó trắng “ - đạI biểu cho nền công nghệ mới, cho lực lượng sản xuất hiện đạI tăng lên nhanh chóng và sẽ chiếm ưu thế vào cuối thời kỳ CNH. Sự ra đời của bộ phận lực lượng sản xuất hiện đại bên cạnh lực lượng sản xuất thủ công, đang đặt ra nhiều vấn đề về tổ chức kinh tế và quan hệ sản xuất: 3 - Trước hết, hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng ngày càng hiện đại sẽ là tổ chức kinh tế phổ biến, cho phép thích nghi với sự biến đổi nhanh của thị trường, nhất là thị trường tàI chính. Xu thế “nhỏ là đẹp” sẽ ngày càng chi phối việc tổ chức sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế. Một số ít hình thức tổ chức lớn như tập đoàn kinh tế, công ty quốc gia phảI phù lợp với hệ thống vừa và nhỏ. Do đó công cuộc cảI cách các loạI doanh nghiệp được đặt ra. - Thứ hai, trong đIều kiện nước ta, nền kinh tế thị trương theo định hướng XHCN chỉ hình thành tương đối rhuận lợi khi khu vực kinh tế nhà nước được đổi mới. Vai trò thạt sự của các bộ phận kinh tế nhà nước phảI thể hiện ở việc đầu tư và tổ chức tốt một số ngành mũi nhọn nhằm thu hút công nghệ hiện đạI của thế giới, coi trọng “Việt Nam hoá” và lần lượt chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho các thang phần kinh tế ngoàI khu vực nhà nước ; phối hợp đầu tư xây dựng hêh thống kết cấu hạ tầng cho kinh tế, xã hội ngay từ đầu, cố gắng tổ chức lĩnh vực dịch vụ cho các thành phâng kinh tế một cách văn minh và có hiệu quả. Đối với một nước nông nghiệp lạc hậu bước vào quá trình CNH thì sự phát triển khu vực kinh tế nhà nước và sự hình thành nền kinh tế thị trường hiện đại là không đông nhất với nhau. Kinh tế nhà nước không thể thay thế nền kinh tế thị trường, nó phải là “bà đỡ” cho nền kinh tề thị trường ra đời. Thiếu nó hoặc nó không làm đúng vai trò, thì đều cản trở kinh tế thị trường phát triển. b- Đặc điểm về mặt xã hội: Mấy thập kỷ qua, tuy xã hội nông nghiệp truyền thống Việt Nam đã có nhiều biến đổi về mặt xã hội, nhưng đặc đIểm cơ bản của nó thì vẫn còn. Đó là giai cấp nông dân vẫn chiếm gần 80% dân số cả nước, cùng tồn tại với nền sản xuất nhỏ còn là phổ biến ở vùng trung du, miền núi và ở cả vùng đồng bằng. Hiện nay, nông dân nước ta đang có những biến đổi sâu sắc cùng với quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường và bước vào CNH-HĐH đất nước, giai cấp công nhân nước ta có môi trường thể hiện vai trò của mình như là sản phẩm chủ yếu của qúa trình CNH-HĐH theo định hướng XHCN. Đây là thời kỳ 4 giai cấp công nhân chuyển lên trình độ mới nhờ không ngừng bổ sung vào hàng ngũ của mình những “người lao động áo trắng”, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, cho năng suất và hiệu quả của một phương thức sản xuất tiến bộ hiện nay. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, đội ngũ trí thức nước ta tìm thấy môi trường phát triển của mình và chính họ phải trở thành sản phẩm đặc biệt của CNH-HĐH, trở thành một bộ phận của lực lượng đi đầu rrên con đường chuyển lên nền tảng khoa học công nghệ mới của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, chất lương lao động xã hội của nước ta hiện nay rất thấp. Đào tạo nguồn nhân lực ( cả về số lường lẫn chất lượng và cơ cấu ) cho phù hợp với nhu cầu CNH-HĐH đang là đòi hỏi cấp bách. Vấn đề này chỉ giải quyết được trong mối quan hệ với quá trình đổi mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bố trí và sử dụng nhân lực, với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý của các doanh nghiệp ở nước ta. c- Đặc điểm về văn hoá: CNH-HĐH là quá trình biến đổi cách mạng mọi mặt của đời sống con người, vì vậy chỉ có thể thành công trong một môi trường văn hoá phù hợp. - Xác lập một thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng cho mọi người, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và khoa học- công nghệ. Thế giới quan và phương pháp luận này giúp họ tạo lập quan điểm thực tiễn, khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử, cụ thể trong xem xét và hành động, có cái nhìn nhân văn khi đánh giá, sử dụng mọi nguồn lực hiện có và sẽ có, giúp họ phát hiện ra và biết cách giải quyết đúng các mâu thuẫn đối nội và đối ngoại đang vận động. Đây là việc làm rất không đơn giản đối với những người thóat thân từ một xã hội lạc hậu, đòi hỏi phải gắn liền với quyết tâm khắc phục chủ nghĩa giáo điều (cả cũ và mới ) và chủ nghĩa kinh nghiệm, cũng như ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, nông dân sản xuất nhỏ. - Xây dựng động lực kinh tế và văn hoá cho quá trình thực hiện CNH- HĐH. Con người chỉ sáng tạo khi có động lực thôi thúc, trong đó trước hết là lợi 5 ích kinh tế. Quan niệm “làm giàu không phải là tội lỗi” không sai, nhưng làm giàu cho ai và làm giàu như thế nào thì quan niệm của thời đại khác nhau lại không giống nhau. Định hướng XHCN của CNH-HĐH ở nước ta đòi hỏỉ phải khắc phục việc làm giàu ích kỷ dựa trên cơ sở làm hạI người khác, tàn phá tài nguyên, môi trường, nghĩa là cần làm giàu với động lực văn hoá; đòi hỏi phải gắn động lực kinh tế với động lực văn hoá đưa lại sự phát triển bền vững. - Môi trường văn hoá cho CNH-HĐH thể hiện ở thể chế hoá quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, thực hiện sự bình đẳng giữa họ về cơ hội phát triển cung như ở viềc xâu dưng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là một đòi hỏi của môi trường văn hoá. - Đi vào CNH-HĐH trong khi coi trọng việc nâng cao mức sống, làm cho lối sống Việt Nam trong cơ chế thị trường kết hợp một cách hài hoà bản sắc dân tộc với văn minh thời đại, giá trị văn hoá phương Đông với giá trị văn hoá phương Tây. - Quan điểm và phương thức đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá cũng thuộc nội dung môi trường văn hoá. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (học để làm người, làm cán bộ phục vụ nhân dân .) là dự báo khá sớm về xu thế cải cách nền giáo dục mới trên thế giới mà ngày nay được coi là dựa trên 4 điều (học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình). Thực hiện quan điểm giáo dục mới chính là con đường tốt nhất để kết hợp văn hoá với khoa học-công nghệ, với kinh tế. 2. Quan điểm công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam: Việc xác định đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay có vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH. Bởi vì xác định đầy đủ các quan điểm CNH-HĐH sẽ làm cơ sở đúng đắn cho việc định hướng (định tính), định lượng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung và bước đi của CNH- HĐH. Khoa học và công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạI hoá. Do vậy, việc đưa khoa học và công nghệ, trước hết là 6 phổ cập những tri thức khoa học và công nghệ cần thiết vào sản xuất và đời sống xã hội ta hiện nay. Nghị quyết Trung ương II cũng đã nhấn mạnh phải thật sự coi “sự phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng cùa toàn dân, phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng” . Bởi lẽ, cho dù chúng ta có tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, có đưa trang thiết bị kỹ thuật tân tiến nhất, những quy trình công nghệ hiện đại nhất vào nước ta thì cũng không có gì để có thể đảm bảo đẩy mạnh được CNH-HĐH, nếu như trong thực tế chúng ta chưa có được đầu đủ những con người am hiểu và sử dụng chúng. Do đó, xã hội hoá tri thức khoa học và công nghệ là một trong những nhu cầu thiết thực và cấp bách nhất để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Phát triển CNH-HĐH là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển nền kinh tế thị trường có sự đIều tiết của Nhà nước nói chung, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam nói riêng. Sự phát triển CNH-HĐH chịu sự ảnh hưởng tổng hợp của nhân tố khách quan của thị trường đòi hỏi và nhân tố chủ quan của định hướng XHCN. Nhưng trước hết và chủ yếu là các nhân tố khách quan của thị trượng, đó là quan hệ cung, cầu và giá cả thị trường. Sự tác động của cả hai nhân tố này theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, công bằng xã hội, văn minh Việt Nam, sự bền vững của môi trường và an ninh quốc gia. - Phát triển CNH-HĐH là một quá trình liên tục khai thác phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế, các lĩnh vực, thành phần kinh tế, các phương pháp công nghiệp, công nghệ hiện đại, thích hợp bằng cả con đường ưu tiên nhảy vọt trong những ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm đạt hiệu quả đinh tế cao, tích luỹ nhanh và lớn cả bằng con đường tuần tự trong các ngành, lĩnh vực, vùng khác: bằng cả con đường đầu tư theo chiều sâu và chiều rộng. Trong đó phải ưu tiên cho con đường đầu tư chiều sâu đối với ngành, lĩnh vực, vùng trọng đIểm, hiệ quả kinh tế cao, cho tích luỹ lớn. - Phát triển CNH-HĐH phải hướng vào việc ưu tiên thúc đảy sự tăng trưởng và phát triển mạnh của ngành, các lĩnh vực, thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ có khả năng đem lại tích luỹ nhanh, tích luỹ lớn và hiệu quả kinh tế cao nhằm tạo vốn lớn cho nền kinh tế, vị đó là điều kiện để dân giàu nước mạnh, có 7 như vậy mới có điều kiện xây dưng xã hội công bằng, phát triển kinh tế phúc lợi, công cộng của nhâm dân, bảo đảm sự văn minh Việt Nam, bền vững môi trường, an ninh quốc gia. - Phát triển CNH-HĐH là quá trình phát triển và nâng cao trình độ công nghệ. Việc nâng cao trình độ công nghệ được thực hiện trong quá trình điện khí hoá, cơ khí hóa, tự động hoá, tin học hoá, hoá học hoá và sinh học hoá trong các ngành, lĩnh vực kinh tế quốc dân, các thành phần kinh tế, các vùnh kinh tế của đất nước, trong đó cần ưu tiên cho việc đưa nhanh công nghẹ hiện đại thích hợp vào các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các vùng lãnh thổ mũi nhọn trọng đIểm, đạt hiệu quả kinh tế cao, tích luỹ nhanh và lớn. Có như vậy mới tạo khả năng thu hút và thúc đẩy CNH-HĐH các ngành, các lĩnh vực, các vùng và các thành phần kinh tế khác. - Phát triển CNH-HĐH lạ quá trình kết hợp tối ưu hoá các thế mạnh của các loại qui mô lớn, qui mô vừa và nhỏ. Trong đó cần lấy việc phát triển qui mô vừa và nhỏ là chính, bởi lẽ nó dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường, đồng thời coi trọng đúng mức việc phát triển những loại qui mô lớn cần thiết để tạo khả năng cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế, thường xuyên kết hợp giữa hiên đại và truyền thống, hiên đạI hoá truyền thống, kết hợp giữa chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp và đa dạng hoá. - Phát triển CNH-HĐH có thể thực hiện được trên cơ sở khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài và trong nước. Trong đó trước hết cần có biện pháp và môi trường thuận lợi để ưu tiên thu hút hiệu quả nguồn vốn của nước ngoại. Muốn tăng trưởng và phát triển nhanh, trong thời gian đầu, trong điều kiện tích luỹ của nền kinh tế còn nhỏ bé, chúng ta phải thu hút vốn nước ngoài là chính. Nguồn vốn nước ngoài trước hết chính là khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thích hợp cho nhu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế nước ta. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng muốn tiếp thu được vốn nước ngoài có hiệu quả phải có đủ nguồn vốn trong nước để tiếp nhận.Vốn này bao gồm cả đất đai, nguồn ngân lực, nguồn vốn nằng tiền v.v . Mặt khác, để tạo được thêm nhiều công ăn việc làm chúng ta còn cần khai thác nhiều nguồn vốn trong nước của nhân dân cho 8 việc đầu tư theo chiều rộng và sâu trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Như vậy xét về lâu dài trong cả quá trình thì quan điểm lấy vốn trong nước là chính, là đúng đắn và phù hợp với phép biện chứng, còn trong giai đoạn trước mắt vốn nước ngoài là chính. - Phát triển CNH-HĐH phải được thực hiện trên cơ sở phát triển chiến lược hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn đầu nên hướng về xuất khẩu làm chính, nói xuất khẩu ở đây có thể hiểu là xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu tại chỗ. Việc nhấn mạnh chiến lược hướng về xuất khẩu sẽ có tác dụng thúc đẩu và đòi hỏi chúng ta phải phát triển sản xuất trong nước nhiều, phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hàng hoá của mình. Có như vậy mới cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Bên cạnh hướng mạnh và ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu, chúng ta phải coi trọng việc đáp ứng tốt nhu cầu rộng rãi to lớn của nhân dân trong nước với mức giá cả mà đa số người tiêu dùng có khả năng thanh toán được, thay thế nhập hàng hoá mà chúng ta sản xuất có lợi hơn là nhập khẩu. - Phát triển CNH-HĐH chỉ được thực hiện có hiệu quả thông qua một hệ thống công cụ (như luật pháp, kế hoạch, chính sách và cơ chế quản lý) thích hợp và đồng bộ của Nhà bnước pháp quyền. Trong đó cần coi trọnh trước hết các luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý để thúc đẩy thị trường phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởn và hiệu quả kinh tế cao; coi trọng đúng mức luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước để đảm bảo xã hội công bằng, văn minh, sự bền vững môi trường và an ninh quốc gia. - Phát triển CNH-HĐH thành công phải lấy yếu tố con người mà trong đó nguồn nhân lực là quyết đinh. Nguồn nhân lực này phải được đào tạo lại một cách cơ bản và đào tạo mới một cách đồng bộ về ngành nghề, trình độ những cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý công nghệ và công nhân lành nghề. Trong nguồn nhân lực đó phải nhấn mạnh vai trò quyết định của đội ngũ cán bộ chỉ huy tài năng ở các cấp và các ngành, lĩnh vực cề cả chính trị, chuyên môn và tổ chức quản lý. 9 III. MỤC TIÊU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIÊT NAM: 1. Mục tiêu: - Về kinh tế: + GDP tăng gấp khoảng 7-8 lần so với năm 1995. + GDP bình quân đầu người đạt khoảng 5000 USD (giá năm 2020). + Cơ cấu GDP: Công nghiệp khoảng 40%, dịch vụ khoảng 50%, nông nghiệp khoảng 10%. - Về lao động: 2/3 số người làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, 1/3 làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tương ứng, mức độ đô thị hoá đạt khoảng 60-70% (tính theo dân số). - Về đời sống xã hội: + Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại trên phần lớn các vùng đất nước, với nhiều đầu mối giao lưu và hành lang liên kết với các nước trong khu vực và thế giới. Thực hiện điện khí hoá trong cả nước với mạng điện quốc gia phủ khắp lãnh thổ. Trình độ áp dụng tin học hoá chiếm phần lớn các công việc sản xuất, kinh doanh, quản lý. + Cuộc sống vật chất của trên 90% nhân dân đạt mức sung túc, không còn người nghèo khổ như hiện nay. Mức ăn bình quân 3000 kalo/người/ngày. Tuổi thọ trên 70. Khoảng cách giàu nghèo (so 20% số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất) chênh nhau khoảng 5-6 lần. - Về giáo dục: Thanh niên được đi học phổ cập cấp II trung học và có đủ kiến thức nghề nghiệp để làm mồt việc nhất định. Một phần lớn, chủ yếu là ở đô thị đạt mức phổ cập cấp III trung học. - Về môi trường: 10