1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN day phepcong khong nho

10 686 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 51,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 ở lớp 2 I: Phần mở đầu 1) Lý do chọn đề tài . Trong thế giới hiện tại có một số nổi bật đó là : ở đâu cũng gặp toán học, toán học xâm nhập vào mọi hoạt động đời sống của con ngời .Cũng có thể nói vậy ,với đời sống trẻ em . Mọi hoạt động đời sống của trẻ em đều có thể toán học hoá . Đời sống học đờng lại thờng xuyên cung cấp cơ hội đó . Nh chúng ta đã biết tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông là bớc ngoặc trong đời sống giáo dục của trẻ . Đó là cánh cửa mở đầu cho quá trình học tập lĩnh hội của các em . Bậc học này học sinh đợc học nhiều môn học, trong đó môn toán chiếm vị trí quan trọng giữ vai trò then chốt ,có tính chất mở đầu .Toán học là môn học mở đầu giúp các em chiếm lĩnh tri thức, là công cụ, là phơng tiện giúp các em học tập và giao tiếp. Toán học có nhiệm vụ lớn lao là giao cho các em chìa khoá mở kho tàng kiến thức của nhân loại và toạ điều kiên giúp các em học tốt các môn học khác trong chơng trình. Đặc biệt các kiến thức khả năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống,chúng rất cần thiết đối với ngời lao động. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành - phát triển các phẩm chất, nhân cách và năng lực trí tuệ cho học sinh. Kiến thức Toán học có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực của khoa học kỹ thuật và đời sống con ngời. Nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ - Thông tin đang phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi con ngời càng phải có những am hiểu sâu rộng về Toán. Kiến thức Toán ở bậc tiểu học là nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở cấp học cao hơn. Nó giúp cho học sinh có những tri thức cơ sở ban đầu về số học, các đại lợng cơ bản, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học đơn giản, hình ngời thực hiện : - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm thành ở học sinh kỹ năng tính Toán, đo lờng, giải những bài Toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, bớc đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tợng, óc suy nghĩ độc lập sinh hoạt sáng tạo, phát triển hợp lý khả năng suy luận, rèn luyện phơng pháp học tập, rèn luyện phơng pháp làm việc khoa học ngay từ nhỏ cho học sinh. Trong chơng trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chơng trình Toán tiểu học và là sự tiếp tục của chơng trình Toán lớp 1. Chơng trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 2 ở nớc ta, thực hiện những đổi mới về cấu trúc, nội dung để tăng cờng thực hành và ứng dụng kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phơng pháp dạy học nhằm giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của từng học sinh. Nội dung chơng trình Toán 2 bao gồm các phần: Số học - Đại lợng và đo lờng, các yếu tố hình học; Giải các bài Toán. So với chơng trình cải cách thì nội dung chơng trình Toán 2 có nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới đó là: "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000". Với phần này các em tiếp thu còn nhiều bỡ ngỡ vì ở lớp 1 và học kỳ I của lớp 2 học sinh mới đợc học phép cộng, phép trừ có nhớkhông nhớ trong phạm vi 100. Chính vì vậy tôi quyết định nghiên cứu sâu phần "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" để giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức và các bớc tiến hành thực hiện "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" 2) Mục đích nghiên cứu. Khi học phần "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" từ đồ dùng trực quan mà học sinh hình thành đợc phép tính, biết đặt tính rồi tính. Tạo cơ sở vững chắc để các em học tính cộng, tính trừ với các số lớn hơn. Từ đó phát triển óc t duy sáng tạo của học sinh, giúp các em thích thú khi học Toán. 3) Đối tợng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 . 4) Phạm vi nghiên cứu : Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi trờng Tiểu học Thiệu Tâm - Thiệu Hoá - Thanh Hoá . ngời thực hiện : - 2 - Sáng kiến kinh nghiệm II: Nội dung nghiên cứu. 1) Cơ sở lý luận. Nh chúng ta đã biết ngay từ buổi đầu đến trờng học sinh tiểu học đã phải làm việc nhiều với các thao tác khác nhau. Các thao tác kết hợp nhịp nhàng tạo nên một không khí học tập không nhàm chán, không mệt mỏi, giúp học sinh chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập nhất là trong môn Toán. Đây là môn học giúp học sinh bớc đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, phép nhân, phép chia và bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5, tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân, ., các số đến 1000, phép cộng và phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số, các phần bằng nhau, các đơn vị đo độ dài, giờ và phút, ngày và tháng, ki lô gam, lít, nhận biết một số hình học, tính độ dài đờng gấp khúc, tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, giải Toán có lời văn. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành biết diễn đạt bằng lời, bằng ký hiệu một số nội dung đơn giản của bài hoc và bài thực hành, tập dợt, so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tợng hoá, khái quát hoá, phát triển trí tởng t- ợng trong quá trình áp dụng các kiến thức và kỹ năng Toán 2 trong học tập và trong đời sống. 2.Cơ sở thực tiễn. 2.1 Thuận lợi . Chơng trình Toán 2 phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 2 Đồ dùng dạy và học đã giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách dẽ dàng. Về cơ sơ vật chất đảm bảo đầy đủ cho học sinh học tập. Ban giám hiệu ,tổ chuyên môn thờng xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến giờ dạy ,tìm ra phơng pháp dạy và học tốt nhất. 2.2 Kkó khăn ngời thực hiện : - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm Hầu hết các em đều có ý thức ham học, bên cạnh đó còn có một số em cha ham học, cha đợc bố mẹ quan tâm đúng mức. Một số em kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập môn Toán ở lớp 1 cha thành thạo. Các bảng cộng trừ trong phạm vi 10 nhiều học sinh ch a học thuộc. 2.3 Thực trạng chất lợng môn Toán khối 2 và lớp 2B trờng tiểu học Thiệu Thịnh. Chơng trình dạy học đã đi vào nề nếp. Trong năm học, giáo viên đã đợc bồi dỡng phơng pháp dạy học do nhà trờng tổ chức, giáo viên đợc học các chuyên đề của phòng giáo dục và nhà trờng tổ chức. Đối với học sinh môn Toán các em cơ bản đã nắm đợc các bớc thực hiện cộng trừ có nhớ trong phạm vị 100 nhng cha thành thạo, phân biệt hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị còn lúng túng nên khi thực hành làm toán các em cha thành thạo , chất lợng của lớp cha đảm bảo đợc yêu cầu chung . Qua khảo sát chất lợng lớp 2B nh sau: Giỏi: 1 em = 4,8 %. Khá: 8 em = 38 %. Trung bình : 8 em = 38 %. Yếu: 4 em = 38%. Chính vì vậy muốn học sinh hiểu sâu kiến thức mới thì cần phải củng cố kiến thức cũ. III. Một số biện pháp thực hiện. 1) Củng cố kiến thức cũ. - Yêu cầu học sinh đọc, viết thuần thục các số có 1, 2, 3, chữ số. - Khi học sinh đã học, viết thành thạo số tôi hớng dẫn các em nắm vững cấu tạo số. Trớc tiên giúp các em nắm đợc các số có một chữ số là từ 1 đến 9, mỗi một số cũng là chỉ số đơn vị của số đó. Các số có hai chữ số là từ 10 đến 99, chữ số đứng trớc chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ hàng đơn vị. Các số có ba ngời thực hiện : - 4 - Sáng kiến kinh nghiệm chữ số là từ 100 đến 999, chữ số đứng trớc chỉ hàng trăm, chữ số đứng giữa chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ hàng đơn vị. Để học sinh nắm vững cấu tạo số tôi đã dùng một số biện pháp: - Sử dụng bộ đồ dùng dạy Toán lớp 2 (Chơng trình mới) ngoài ra tôi còn sử dụng bàn tính ba hàng (chơng trình cải cách). - Tổ chức trò chơi về cấu tạo số. Ví dụ: Yêu cầu học sinh xép thành hàng dọc, giáo viên quy định hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Yêu cầu học sinh xác định số thứ tự mình đang đứng trong hàng. Sau đó giáo viên đọc số: 457 thì học sinh mang số đó phải bớc sang trái một bớc. - Khi học sinh đọc, viết số tốt, nắm vững cấu tạo số tôi tiếp tục củng cố phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 yêu cầu học sinh nắm rõ cách đặt tính và tính một cách thành thạo. 2) Hớng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới. 2.1. Các bớc thực hiện dạy "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000". B ớc 1: Chuẩn bị. Giáo viên và học sinh đều chuẩn bị đầy đủ bộ ô vuông biểu diễn số gồm: + 10 hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị. + 20 hình chữ nhật nhỏ biểu diễn 10 chục. + 10 hình vuông to biểu diễn trăm. B ớc 2: Hình thành phép tính trên đồ dùng và tính miệng. - Giáo viên giới thiệu các hình vuông nhỏ - Hình chữ nhật, hình vuông to tơng ứng với trăm chục, đơn vị. - Học sinh nhận biết thành thạo các hình vuông tơng ứng với trăm, chục, đơn vị. - Giáo viên nêu bài toán. ngời thực hiện : - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm - Học sinh và giáo viên đều sử dụng bộ ô vuông biểu diễn số để hình thành phép tính và tìm kết quả. B ớc 3: Hớng dẫn học sinh đặt phép tính. Giáo viên hớng dẫn học sinh viết thành phép tính theo cột dọc (Chữ số hàng trăm dới chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục dới chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị dới chữ số hàng đơn vị, viết dấu cộng, kẻ dấu gạch ngang). B ớc 4: Hớng dẫn học sinh thực hiện phép tính. Hớng dẫn học sinh thực hiện từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị (Cộng đơn vị với đơn vị, cộng chục với chục, cộng trăm với trăm). B ớc 5: Giáo viên hớng dẫn học sinh tổng kết thành quy tắc. 2.2. Ví dụ cụ thể. Dạy phép cộng 326 + 253 . (Tiết 145). a) Yêu cầu: ở phần này học sinh biết cách đặt tính rồi cộng các số có ba chữ số theo cột dọc. b) Chuẩn bị. Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị bộ ô vuông biểu diễn số . c) Các bớc tiến hành. * Hình thành phép tính. - Giáo viên nêu yêu cầu bài Toán. Giáo viên đọc: ba trăm hai mơi sáu. Học sinh lấy các hình vuông to, các hình chữ nhật và các hình vuông nhỏ biểu diễn số thứ nhất. Yêu cầu học sinh xác định số hàng trăm, số hàng chục, số hàng đơn vị. - Giáo viên thực hiện biểu diễn số 326 trên đồ dùng dạy học. (Găm lên bảng găm). Học sinh đọc số trên mô hình biểu diễn của giáo viên trên bảng. - Giáo viên nói: Lấy thêm hai trăm năm mơi ba hình vuông nữa. Học sinh lấycác hình vuông to, các hình chữ nhật, hình vuông nhỏ biểu diễn số thứ hai. ngời thực hiện : - 6 - Sáng kiến kinh nghiệm Yêu cầu học sinh xác định số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Giáo viên thực hiện biểu diễn số 253 trên đồ dùng dạy học (Găm lên bảng găm). Học sinh đọc số trên mô hình biểu diễn của giáo viên. Hỏi: Có tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ? Học sinh : Tính nhẩm trên ĐD HT rồi nêu kết quả (579 hình vuông). Hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu hình vuông ta làm tính gì ? Học sinh nêu: ta làm phép tính cộng, lấy 326 + 253 = 579. Giáo viên ghi bảng phép tính: 326 + 253 = 579. - Giáo viên hớng dẫn cách đặt tính. + Đặt từ trên xuống dới, trớc tiên viết số 326 rồi viết đến số 253 sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. + Viết dấu cộng. + Kẻ vạch ngang dới số thứ hai. 326 + 253 579 - Giáo viên hớng dẫn học sinh thực hiện phép tính. Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. + Cộng đơn vị với đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9, viết 9 (Giáo viên viết 9). + Cộng chục với chục: 2 cộng 5 bằng 7, viết 7 (Giáo viên viết 7). + Cộng trăm với trăm: 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 (Giáo viên viết 5). - Học sinh tổng kết thành quy tắc. (nhiều học sinh đợc nêu quy tắc). Nh vậy qua các bớc cụ thể giáo viên đã hớng dẫn học sinh nắm rõ cách đặt tính và tính "Phép cộng không nhớ trong phạm vị 1000" một cách dễ dàng. 3) Kết quả và bài học kinh nghiệm.3.1. Kết quả. Trong thực tế giảng dạy bằng những biện pháp cụ thể với các bớc tiến hành nh đã nêu tôi đã giúp học sinh nắm rõ cấu tạo số, cách đặt tính, cách thực hiện phép tính "Cộng không nhớ trong phạm vi 1000" hình thành đợc kỹ năng tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000 cho học sinh. ngời thực hiện : - 7 - Sáng kiến kinh nghiệm Đến thời điểm này có 100% số học sinh trong lớp nắm đợc cấu tạo số, tính đúng, nắm đợc cách thực hiện phép tính. Có những em đầu năm còn cha thạo đọc, viết số, không biết đặt tính, có em lại thực hiện phép tính từ trái qua phải nhng tới bây giờ hiện tợng đó không còn, tỉ lệ học sinh khá, giỏi về môn Toán đã đợc tăng lên rõ rệt. Giỏi: 6 em = 28,5% Khá: 8 em = 38%. Trung bình: 6 em = 28,5% Yếu: 1 em = 5%. 3.2. Bài học kinh nghiệm. Từ quá trình giảng dạy và kết quả đạt đợc bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Bản thân giáo viên phải nắm đợc vị trí vai trò của "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" trong toàn bộ chơng trình Toán tiểu học. Nắm đợc các nội dung kiến thức có liên quan đến "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" . - Xây dựng trình tự các bớc tiến hành hợp lý khi dạy phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 phù hợp với trình độ và điều kiện cụ thể của học sinh mà mình phụ trách. - Đề ra đợc hệ thống câu hỏi rõ ràng, khoa học, lôgic phù hợp với đối t- ợng học sinh và phù hợp với nội dung mỗi bài học để dẫn dắt học sinh nắm rõ quy trình, kỹ thuật tính. Giáo viên và học sinh phải có đầy đủ đồ dùng dạy toán và học Toán. IV. Kết luận. Giáo dục tiểu học là nền tảng dân trí mà nội dung, phơng pháp của nó tác động đặc biệt đến sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách học sinh. Bởi vậy phơng pháp dạy học ở tiểu học là hoạt động sáng tạo, là mối quan tâm thờng xuyên của giáo viên. ngời thực hiện : - 8 - Sáng kiến kinh nghiệm Với học sinh tiểu học đi học là bớc ngoặt hạnh phúc. Đến với nhà trờng để tiếp thu các môn học khác, các em không thể không đợc học kỹ năng tính toán - môn học công cụ ở trờng tiểu học. Qua thực tế giảng dạy bài "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" Giáo viên đã nắm bắt đợc u điểm, khuyết điểm của học sinh khi học về cấu tạo số. Về kiến thức giúp các em hình thành kỹ năng đặt tính và thực hiện phép tính. Bên cạnh đó còn giúp các em có một vốn kiến thức cơ bản để mở rộng hơn khi học các dạng phép cộng lớn hơn. Từ đó các em có một vốn kiến thức có thể áp dụng trong thực tế và cuộc sống. Trên đây là một ý kiến nhỏ từ thực tế dạy Toán dạng "Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000" cho học sinh lớp 2 ở trờng tiểu học , Bản thân ngời viết còn những mặt hạn chế về trình độ năng lực nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong đợc sự góp ý của cấp trên và bạn bè đồng nghiệp./. Ngời thực hiện ngời thực hiện : - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm Mục lục Nội dung trang I: Phần mở đầu 1) Lý do chọn đề tài . 2) Mục đích nghiên cứu. 3) Đối tợng nghiên cứu: 4) Phạm vi nghiên cứu : II: Nội dung nghiên cứu. 1) Cơ sở lý luận. 2.Cơ sở thực tiễn. III. Một số biện pháp thực hiện. 1) Củng cố kiến thức cũ. 2) Hớng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới. 3) Kết quả và bài học kinh nghiệm IV. Kết luận 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 5 7 8 ngời thực hiện : - 10 -

Ngày đăng: 24/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w