1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cách quản lý tiền của các bà vợ

6 557 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 116,47 KB

Nội dung

Người vợ điều hành mọi chi tiêu trong nhà, quán xuyến nhà cửa, nắm tay hòm chìa khóa là chuyện thường tình

Cách quản tiền của các vợ Người vợ điều hành mọi chi tiêu trong nhà, quán xuyến nhà cửa, nắm tay hòm chìa khóa là chuyện thường tình. Bi kịch gia đình sẽ xảy ra, khi người vợ không chỉ độc quyền trong việc nắm tài chính mà còn tìm cách lấn át, kiểm soát gắt gao chuyện chi tiêu của các ông chồng . Chị Kim vẫn luôn tự hào và không ngần ngại tuyên truyền cách vòi tiền chồng của mình cho các chị em khác nghe. Trước khi lấy nhau, chị đã thỏa thuận với anh Tuấn (chồng chị) là tiền anh kiếm được sẽ để chị giữ, quản việc chi tiêu trong gia đình. Anh Tuấn thấy yêu cầu của chị Kim là hoàn toàn hợp lý, nên chẳng có điều gì băn khoăn cả. Đến kỳ lĩnh lương, hay lĩnh một khoản tiền nào đó anh mang cả về đưa vợ, chỉ giữ lại chút ít để tiêu vặt. Chuyện chi tiêu của hai vợ chồng chị Kim sẽ diễn ra bình thường nếu như chị không "truy sát" những đồng tiền cuối cùng trong ví của chồng. Mới đầu, chị còn không tra hỏi số tiền anh giữ lại để tiêu riêng, nhưng dần dà chị thấy cần thiết phải biết mỗi ngày chồng chị tiêu tiền vào việc gì, bao nhiêu . Chị bảo làm thế để ngăn chặn việc anh đi nhậu nhẹt, cặp bồ. Mỗi sáng, đi làm anh Tuấn bị vợ lục ví chỉ để lại trong đó chút tiền để đổ xăng, ăn quà sáng, mấy chục nghìn đi đường đề phòng hỏng xe . Tưởng thế là đã đủ, song sau giờ làm việc anh về nhà, ngay lập tức chị đến lục ví, kiểm soát số tiền mang đi còn lại bao nhiêu, chị sẽ căn vặn anh từng khoản chi cỏn con một. Bữa cơm nào, chị cũng hỏi chuyện tiền nong với chồng và liên tục dọa dẫm nếu biết anh có "quỹ đen" thì sẽ ly dị luôn. Không biết đã bao lần, anh Tuấn khổ sở phân giải cho vợ nên tin anh, tôn trọng quyền của anh và anh kiếm tiền hoàn toàn vì gia đình, chứ không hề hoang phí . Nhưng dường như anh càng phân giải, chị càng không tin, tìm mọi cách kiểm soát tiền bạc của anh chi ly hơn. Chuyện mỗi ngày anh mời bạn một ly cà phê, một suất cơm 10.000 đồng . cũng bị chị cằn nhằn. Chị đưa ra hàng vạn do yêu cầu anh phải tiết kiệm. Vừa bị vợ quản hết tiền, vừa mang tâm sợ những lời nhiếc móc của vợ, từ một người đàn ông nhiều mối quan hệ, rộng rãi, anh Tuấn sống thu mình, không dám giao tiếp nhiều. Anh luôn mặc cảm mình là kẻ keo kiệt, bủn xỉn. Mỗi ngày, sau những cằn nhằn của vợ về chuyện tiền nong, anh Tuấn thấy vợ lại mất đi những điểm đáng yêu thuở nào. Rồi đến khi, anh cảm thấy chị Kim như một kẻ "thích tiền đến bệnh hoạn" thì anh không muốn về ngôi nhà của mình nữa. Anh liên tục xin cơ quan đi công tác xa, dài ngày và dặn vợ đến kỳ lương cứ đến cơ quan lĩnh thay anh . Chị Kim không cảm thấy đó là một nguy cơ tan vỡ gia đình mà còn lấy làm yên tâm khi tự tay hàng tháng ký, lĩnh trọn tiền lương của chồng . Theo chị Minh nguyên nhân để các ông chồng cờ bạc, rượu chè, bồ bịch là do có tiền rủng rỉnh trong túi. Phương châm của chị là sẽ để chồng luôn trong tình trạng "cháy ví" nhằm giữ hạnh phúc gia đình. Vốn là bạn thân với thủ quỹ cơ quan chồng, nên chị Minh nắm hết được những khoản tiền anh được lĩnh và "tận thu" đến những đồng tiền cuối cùng trong ví của anh. Mỗi sáng, chị phát cho anh số tiền chỉ đủ ăn sáng và đổ xăng. Chồng chị vốn là người không hay tụ tập bạn bè, nên anh cũng không thấy bất tiện khi bị vợ quản chi tiêu. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì gia đình chị Minh sẽ "thuận buồm xuôi gió" nhưng chị Minh thấy chồng "ngoan ngoãn" nghe theo sự sắp xếp của mình nên càng lấn tới. Mỗi lần chồng chị lấy tiền đi đám cưới, đi mừng tân gia, mua quà mừng sinh nhật, chị Minh luôn can thiệp và yêu cầu anh chỉ được chi số tiền chị đã quy định. Bị vợ quát nạt ngay cả chuyện mua quà tặng, quà biếu anh bắt đầu cảm thấy bị xúc phạm, bị rẻ rúng. Những trận cãi vã của hai vợ chồng chị Minh liên tiếp bùng nổ vì mỗi ngày chị lại quá đáng hơn, anh lại không chịu nổi sự tính toán sòng phẳng, bủn xỉn của vợ. Một lần, mẹ anh ở quê ốm, anh định mang về biếu mẹ món tiền kha khá để chữa bệnh, anh bàn với vợ nhưng chị Minh nhất định không nghe. Sợ chồng cạy tủ lấy tiền mang về biếu mẹ, chị mang gửi tất cả vào ngân hàng. Khi mẹ anh bất ngờ phải vào viện, cần một khoản tiền lớn, vợ anh chỉ chịu chi một vài trăm cho mấy việc vặt, chị bảo tất cả các anh em khác cần phải có trách nhiệm đóng góp, ai góp bao nhiêu chị cũng góp theo, không có chuyện dâu út (chồng chị là con út) phải lo tất. Anh em bên chồng chị đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên "lực bất tòng tâm", chỉ trông chờ vào vợ chồng chị Minh. Thương mẹ, thấy mình bất hiếu, sau mấy ngày chạy đôn đáo đi vay tiền về chữa bệnh cho mẹ, chồng chị Minh tính chuyện ly thân với chị. Anh cho chị một cơ hội sửa chữa, nếu chị tiếp tục cách quản tiền như cũ thì hai người sẽ ra tòa ly hôn . Ngày nay, nhiều vợ luôn mang nỗi lo canh cánh việc chồng đi nhậu nhẹt, cờ bạc, trăng gió bắt nguồn từ việc có tiền. Để giữ chồng họ chọn giải pháp quản tài chính. Ở góc độ nào đó, cách làm đó của các chị có phần hợp lý, song nếu như sự kiểm soát ấy gắt gao và quá đáng thì sẽ dẫn đến những rạn nứt khó hàn gắn trong đời sống vợ chồng. Bởi khi các chị quản chi tiêu đến cả những việc riêng tư của chồng là thể hiện sự thiếu tôn trọng vị trí cũng như nhân cách của bạn đời . Nguồn: Phụ Nữ . Cách quản lý tiền của các bà vợ Người vợ điều hành mọi chi tiêu trong nhà, quán xuyến nhà cửa,. bắt nguồn từ việc có tiền. Để giữ chồng họ chọn giải pháp quản lý tài chính. Ở góc độ nào đó, cách làm đó của các chị có phần hợp lý, song nếu như sự

Ngày đăng: 15/10/2012, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w