Ngày nay tin học hiện đang là một ngành mũi nhọn, nó đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu ứng dụng tin học càng lớn và ngược lại những thành tựu của tin học đang tác động trở lại, tạo điều kiện phát triển nhanh chóng cho sản xuất và cho xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan cùng với sự tiến bộ của khoa học máy tính, dần dần có rất nhiều ứng dụng tin học vào các ngành nghề khác nhau, trợ giúp con người trong hoạt động sản xuất, tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian, đồng thời mang lại kết quả tin cậy và chính xác. Song song với việc trang bị máy tính, cung cấp phần mềm và sử dụng phần mềm là việc cấp bách hơn. Trên thực tế có rất nhiều công việc đòi hỏi phải máy tính hoá, đặc biệt là trong công tác quản lý. Vì vậy trong báo cáo thực tập này em xin đề cập đến một ứng dụng của tin học vào việc quản lý hồ sơ học sinh bằng ngôn ngữ Visual Basic. Đây có thể nói là nhiệm vụ then chốt đối với tất cả các trường, qua đó có thể nắm bắt được hoàn cảnh, thông tin đầy đủ của học sinh trong quá trình học tập tại trường. Từ đó chúng ta có thể thấy việc đưa tin học hoá vào nhà trường là rất bổ ích và cần thiết.
Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa BQP Bộ quốc phòng QĐND Quân đội nhân dân BĐXN Bộ đội xuất ngũ QNXN Quân nhân xuất ngũ TCHC Tổng cục hậu cần XKLĐ Xuất khẩu lao động Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 1 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay tin học hiện đang là một ngành mũi nhọn, nó đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu ứng dụng tin học càng lớn và ngược lại những thành tựu của tin học đang tác động trở lại, tạo điều kiện phát triển nhanh chóng cho sản xuất và cho xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan cùng với sự tiến bộ của khoa học máy tính, dần dần có rất nhiều ứng dụng tin học vào các ngành nghề khác nhau, trợ giúp con người trong hoạt động sản xuất, tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian, đồng thời mang lại kết quả tin cậy và chính xác. Song song với việc trang bị máy tính, cung cấp phần mềm và sử dụng phần mềm là việc cấp bách hơn. Trên thực tế có rất nhiều công việc đòi hỏi phải máy tính hoá, đặc biệt là trong công tác quản lý. Vì vậy trong báo cáo thực tập này em xin đề cập đến một ứng dụng của tin học vào việc quản lý hồ sơ học sinh bằng ngôn ngữ Visual Basic. Đây có thể nói là nhiệm vụ then chốt đối với tất cả các trường, qua đó có thể nắm bắt được hoàn cảnh, thông tin đầy đủ của học sinh trong quá trình học tập tại trường. Từ đó chúng ta có thể thấy việc đưa tin học hoá vào nhà trường là rất bổ ích và cần thiết. Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 2 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP Tên cơ sở thực tập: Trường Trung cấp nghề số 18\BQP Địa chỉ trụ sở chính: Huỳnh cung – Tam hiệp – Thanh trì – Hà nội Địa chỉ cơ sở đào tạo: + Cơ sở 1: Huỳnh cung – Tam hiệp – Thanh trì – Hà nội + Cơ sở 2: Thị trấn Xuân mai – Chương mỹ - Hà nội Số điện thoại: 0436.884.114 Fax: 0436884114 Email: truong18tchc@gmail.com 1. Quá trình hình thành và phát triển: Trường trung cấp nghề số 18 tiền thân là trường Huấn luyện chuyên ngành sau đó chuyển thành trường dạy nghề số 18 theo Quyết định số 23/QĐ – BQP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng từ tháng 12/2003. Đến tháng 4/2007 trường được nâng cấp thành trường Trung cấp nghề số 18 theo Quyết định số 53/2007/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Năm 2010 là năm Nhà trường tiếp tục phát triển và củng cố thêm một bước mới thành trường trung cấp đào tạo đa nghề, chất lượng cao, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực đào tạo nghề của Quân đội cũng như của Nhà nước. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường trung cấp nghề số 18 2.1 Hệ thống tổ chức: Bao gồm: Ban giám hiệu Cơ quan Chính trị Ban Hậu cần kỹ thuật Ban tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 3 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân Phòng đào tạo Trung Tâm Đào tạo Lái xe Trung tâm thực hành Sản xuất Trung tâm Xuất khẩu Lao động TT tư vấn và giới thiệu việc làm Khoa Xây dựng Khoa May & Thiết kế thời trang Khoa Điện – Điện tử Khoa Công nghệ ô tô Khoa Cơ bản Khoa Hàn Khoa Vận hành máy công trình 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trường Trung cấp nghề số 18 Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 4 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân 3. Chức năng , nhiệm vụ 3.1 Chức năng nhiệm vụ chung Trường trung cấp nghề số 18 nằm trong hệ thống các trường dạy nghề của Nhà nước và của Quân đội nhân dân Việt nam, do vậy trường có chức năng và nhiệm vụ sau: - Đào tạo nghề theo cấp trình độ: trung cấp nghề và sơ cấp nghề cho QNXN (quân nhân xuất ngũ) và người lao động có nhu cầu học nghề bao gồm các nghề: Công nghệ ô tô, Hàn, Quản trị mạng máy tính, Sửa chữa máy tính, Điện dân dụng, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật điện lạnh và điều hòa không khí, May & thiết kế thời trang, Nề hoàn thiện, Lái xe các hạng. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động. - Gắn đào tạo với tư vấn giới thiệu việc làm cho quân nhân xuất ngũ, người lao động và cung ứng đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu lao động theo chỉ tiêu của Bộ quốc phòng giao. - Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng thi nâng bậc theo yêu cầu của Bộ quốc phòng. - Liên kết các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp để đào tạo các bậc học tương đương diện chính quy và vừa làm vừa học. - Quản lý con người, đất đai, cơ sở vật chất và tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ quốc phòng giao. 3.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận *Ban giám hiệu Đối với hiệu trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Quyết định các chủ trương biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. - Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp của quân đội. Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 5 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp theo luật giáo dục, điều lệnh quản lý bộ đội. - Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các cơ sở sản xuất dịch vụ và bộ phận dạy nghề (không có tư cách pháp nhân của trường) khi có nhu cầu hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ trưởng bộ môn. - Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộ nhà trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng quy định pháp luật hiện hành. - Quy định thời gian giảng dạy và các hoạt động khác của đội ngũ cán bộ, giáo viên trên cơ sở quy định của Bộ giáo dục và Bộ lao động thương binh và xã hội. - Xây dựng cơ cấu tổ chức của trường phù hợp với những quy định trong biên chế của quân đội, trình Thủ trưởng TCHC phê duỵêt. - Xây dựng và thực hiện đúng biên chế tổ chức và hoạt động của trường sau khi được Thủ trưởng TCHC phê duyệt. - Tổ chức phê duyệt và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu, tổ chức học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo theo quy định và hướng dẫn của cấp quản lý có thẩm quyền. - Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quy trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng. - Khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo. - Thường xuyên chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán bộ giáo viên và học sinh. - Hiệu trưởng là chủ tài khoản phải chịu trách nhiệmvà thực hiện đúng và quy định của Nhà nước và của quân đội về quản lý tài sản, tài chính, vũ khí, trang thiết bị đào tạo nghề và các hoạt động kinh tế của nhà trường. Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 6 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội trong nhà trường và địa phương nơi đơn vị đóng quân. - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, thực hiện các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của Quân đội đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên trong toàn trường. - Chấp hành quy định về thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, của quân đội. - Thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ sinh hoạt, học tập theo quy định của trên. Đối với phó hiệu trưởng Ngoài quyền hạn theo quy định của BQP đối với người chỉ huy, phó hiệu trưởng còn có quyền hạn sau: - Giúp hiệu trưởng quản lý, điều hành một số mặt công tác của nhà trường. - Phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phâncông của hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về mặt công tác đó. - Giải quyết các công việc khi hiệu trưởng đi vắn hoặc được hiệu trưởng uỷ quyền giải quyết. *Phòng Đào tạo - Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học và xây dựng kế hoạch tuyển sinh. - Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo của nhà trường. - Quản lý ngân hàng đề thi - Lập kế hoạch và chỉ đạo thi tốt nghiệp - Quản lý việc mua và cấp phát phôi bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận về đào tạo bồi dưỡng nghề. - Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các kế hoạch đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề, giáo dục học sinh. - Tổ chức, quản lý quy trình đào tạo, bồi dưỡng nghề. Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 7 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và các hoạt động nghiệp vụ về giảng dạy, học tập. - Làm việc với các doanh nghiệp để lập kế hoạch cho học sinh đi thực tập. - Chuẩn bị các điều kiện để Hiệu trưởng ký các hd lao động và hợp đồng thực tập nghề cho học sinh sinh viên các trường về thực tập tại trường. - Tổng hợp, đề xuất việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo dạy nghề. - Theo dõi, tổng hợp đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo, giáo dục học sinh, thống kê làm báo cáo các vấn đề liên quan đến đào tạo. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. * Trung tâm tư vấn & giới thiệu việc làm - Tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. - Lập hồ sơ dự tuyển, đào tạo định hướng và tổ chức cho lao động đi XKLĐ theo chỉ tiêu đúng quy định và pháp luật. - Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và quản lý hồ sơ học sinh sinh viên. - Chuẩn bị các điều kiện để Hiệu trưởng ký và thanh lý hợp đồng đào tạo định hướng nghề và cung ứng lao động. - Tham mưu cho Hiệu trưởng về giới thiệu việc làm cho học sinh sau đào tạo. - Liên kết với các doanh nghiệp đánh giá chất lượng học sinh tốt nghiệp ra trường về làm việc tại các doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. * Phòng Chính trị - Quân lực - Tổ chức thực hiện các công tác Đảng, công tác chính trị. Xây dựng kế hoạch thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Nhà trường. - Quản lý học sinh sinh sinh viên theo nội quy của nhà trường - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. * Ban Hậu cần – Kỹ thuật - Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đảm bảo hậu cần và đời sống trong nhà trường Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 8 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Tổ chức thực hiện các chế độ về y tế, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. - Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng thực hành tiết kiệm điện nước, cơ sở vật chất thuộc ngành. - Tham mưu công tác kỹ thuật, vật tư an toàn lao động. - Quản lý và thực hiện giá thành và chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua đào tạo nghề. - Xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch về sản xuất, kỹ thuật thiết bị, xe máy và vật tư nguyên liệu điện năng của nhà trường. - Tổ chức cấp phát, quản lý vật tư phục vụ giảng dạy và học tập, sản xuất. - Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện và nhiệm vụ về an toàn lao động và trang thiết bị bảo hộ lao động. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác kiểm tra an toàn - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. * Ban tài chính - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính theo quy định, xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm của nhà trường. - Thực hiện các công tác về tài chính, kế toán theo quy định của Nhà nước và của Quân đội. * Các khoa (Tổ bộ môn) trực thuộc nhà trường - Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch đào tạo hàng năm của nhà trường. - Tổ chức thi, kiểm tra môn học do khoa phụ trách, tham gia đánh giá phân loại chất lượng học sinh và lập kế hoạch dự giờ bình giảng đánh giá phân loại giáo viên. - Tổ chức thực hiện và biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình môn học khi được phân công, tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, tiến trình giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ vào quá trình đào tạo. Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 9 Báo cáo thực tập tổng hợp - Trường Đại học kinh tế quốc dân - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh thuộc khoa. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà trường, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị dạy học. - Chấp hành và thực hiện nghiêm các quy chế, quy định về an toàn lao động trong học tập, huấn luyện và an toàn giao thông. - Thực hiện chế độ báo cáo kết quả đào tạo, giáo dục định kỳ cho nhà trường. 4. Các nghề và trình độ đào tạo của nhà trường TT Tên nghề Mã nghề Trình độ đào tạo 1 Công nghệ ô tô 40520201 Trung cấp 2 Hàn kim loại 40510909 Trung cấp 3 Quản trị mạng máy tính 40480206 Trung cấp 4 Sửa chữa máy tính 40480101 Trung cấp 5 May và thiết kế thời trang 40540403 Trung cấp 6 Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí 40520903 Trung cấp 30520903 Sơ cấp 7 Vận hành máy xúc, ủi 40421602 Trung cấp 30421602 Sơ cấp 8 Nề hoàn thiện 40580201 Trung cấp 30580201 Sơ cấp 9 Điện tử công nghiệp 40520802 Trung cấp 10 Điện dân dụng 30520404 Sơ cấp 11 Công nghệ thông tin 30480212 Sơ cấp 12 Sửa chữa xe máy 30520201 Sơ cấp 13 Lái xe các hạng Sơ cấp 14 Ngoại ngữ (tiếng Hàn, tiếng Anh ) Sơ cấp 5. Cơ sở vật chất chung của nhà trường Nhà trường có diện tích mặt bằng là 33.472m 2 Trong đó: Cơ sở I: 18.000 m 2 Cơ sở II: 15.472 m 2 Với 32 phòng học lý thuyết và 07 xưởng thực hành. 6. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề Tổng quân số 188 người (không kể hợp đồng mùa vụ) trong đó: - Sỹ quan chỉ huy: 5 người Sinh viên: Nguyễn Thị Luyện – Lớp Tin kinh tế K10 10