NICsĐôngÁ Trường ĐHDL Phú Xuân Khoa Xã Hội Nhân Văn Lớp: Lịch Sử AK3 Họ và Tên: NGUYỄN VĂN LINH KIỂM TRA HỌC TRÌNH Chuyên Đề: CácNướcNICsĐôngÁ Đề bài: Phân tích một trong những nguyên nhân(nhân tố) tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của NICsĐôngÁ trong những thập niên gần đây. Bài Làm. Bước vào cuối những thập niên của thế kỉ XX, Châu Á nổi lên như một con rồng thức dậy sau kì ngủ đông lạnh giá. Cùng với xu thế phát triển của thế giới, hàng loạt các nền kinh tế Châu Á đã có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh các nền kinh tế khổng lồ Nhật Bản, Trung Quốc, cácnướcNICsĐôngÁ cũng dần hình thành như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapol. Có nhiều nguyên nhân giúp cho châu Á có được những nền công nghiệp mới, nhưng trong đó phải kể tới sự điều hành tài tình của chính phủ các quốc gia đó. Điển hình cho cơ chế điều hành đó được biểu hiện cụ thể trong các chính sách của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới sau cuộc chiến tranh Triều Tiên(1950-1953). Trong nhiều năm liền sau chiến tranh GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc cũng chỉ đạt ở mức 80 đô la mỹ. Tuy nhiên, từ năm 1963, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế của “các nước mới công nghiệp hóa” (NICs) vào năm 1970. Nhân tố nào đã giúp cho Hàn Quốc có “kỳ tích sông Hàn” như vậy? thật ra có rất nhiều nguyên nhân giúp cho quốc gia này phát triển một cách nhanh chóng trong đó phải kể tới sự vận hành đầy hiệu quả của “Bộ máy ra quyết định” ở Hàn Quốc. Trong cuốn sách “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” do Giáo sư, Tiến sĩ Byung-Nak Song, giảng dạy tại Khoa kinh tế, đại học quốc gia Seoul-Hàn Quốc viết, ông đã chỉ ra rất rõ tính ưu việt của bộ máy ra quyết định ấy: đó là sự quyết đoán kiểu “bộ chỉ huy quân sự”, và ông chỉ ra rằng điều đó là cần thiết cho đất nước Hàn Quốc lúc bấy giờ, và sự thật là đã giúp cho nền kinh tế của Hàn Quốc bước đầu đạt được mục tiêu ban đầu. Trong cuốn sách Byung-Nak Song đã viết: “ rất nhiều người Hàn Quốc cũng như người nước ngoài đều tin rằng Hàn Quốc đạt được thành tựu về tăng trưởng kinh tế cao kể từ đầu những năm 60 chủ yếu là do “bàn tay hưu hình” với sự can thiệp của chính phủ tới những hoạt động của hệ thống thị trường là liên tục và luôn được mở rộng.” Quả đúng như thế, trong giai đoạn đầu nền kinh tế Hàn Quốc còn gặp rất nhiều khó khăn: kinh tế bị chiến tranh tàn phá, sự tăng trưởng hầu như phải dựa vào viện trợ của mỹ, xã hội luôn bị biến động, an ninh quốc phòng luôn bị đe dọa bởi bắc Triều Tiên, sự căn thẳng của chiến tranh lạnh (đặc biệt khi Hàn Quốc bị kẹp giữa ba cường quốc như Nhật, Liên Xô, Trung Quốc đó là chưa kể còn Mỹ ở bên kia đại dương)…tất cả những điều đó buộc chính quyền Hàn Quốc cần có một chính sách kinh tế cứng rắn, một chiến lược theo kiểu quân sự…chính điều đó đã giúp cho nền kinh tế Hàn Quốc đứng vững được trong những thời điểm khó khăn nhất. Duy trì sự ổn định kinh tế chưa được xem là chức năng quan trọng của chính phủ cho tới cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất vào năm 1973. trước đó, nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn định trong nền kinh tế (nông nghiệp là chính) là các điều kiện thời tiết hơn là những điều kiện kinh doanh. Năm 1988, vấn đề ổn định được coi là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng nhất. Cả những người lập chính sách lẫn nhân dân Hàn Quốc đều NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ AK3 1 NICsĐôngÁ coi sự ổn định kinh tế là mục tiêu chính sách trọng yếu, đặc biệt khi phải đối mặt với những bất đồng về quản lý lao động đang tăng lên. Điều đó cho thấy vai trò của chính phủ trong hoạch định sự ổn định của nền kinh tế Hàn Quốc là rất quan trọng. Ta có thể nhận thấy rõ hơn qua cách hoạch định và điều hành của chính phủ thông qua các kế hoạch 5 năm từ đầu thập kỷ 60 đến cuối thập kỷ 90, những thành tựu vượt bậc của nền kinh tế đã được hình thành từ những kế hoạch 5 năm đó. Việc can thiệp điều chỉnh kinh tế theo kiểu “quân sự” của chính phủ chủ yếu tập trung vào kinh tế hướng ngoại, có nghĩa là tập trung ưu tiên cho hàng xuất khẩu mà giai đoạn đầu chủ yếu hướng sang thị trường Mỹ, nhờ vậy mà cấn cân kinh tế của Hàn Quốc dân cân bằng. Những thành tựu đó đã giúp cho Hàn Quốc có thể độc lập được nền kinh tế của mình mà không phải dựa vào sự viện trợ của Mỹ. Bước vào thập niên 60, Hàn Quốc đã bứt lên bậc thang phát triển một cách thần tốc, bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965, tiến hành những cải cách tài chính giữa thập kỷ 60, là căn cứ quân sự cung cấp vật tư cho cuộc chiến tranh Việt Nam và điểm xuất kích thả bom Trung Đông những năm 70, đồng thời giá giầu rẻ, đồng đô la thấp và lãi suất thấp vào cuối thập kỷ 80, tất cả những điều kiện trên đã được chính phủ Hàn Quốc tận dụng tối đa tạo đà cho nền kinh tế trong nước cất cánh, sau đó trở thành nước có nền công nghiệp mới phát triển(NIC). Trong tác phẩm này, Byung-Nak Song cũng nói rõ: “Đặc điểm quan trọng nhất của bộ máy ra quyết định liên quan đến việc thành lập và thực hiện các kế hoạch và các chính sách kinh tế ở Hàn Quốc là bộ máy do tổng thống đứng đầu và như vậy là bộ máy trên phạm vi toàn quốc”. Đây chính là một điểm nổi bật trong cơ chế điều hành kinh tế của chính phủ Hàn Quốc, điều này giúp cho chính phủ có thể huy động bất kì một tổ chức hoặc thực hiện các kế hoạch, và chính sách nếu cần. Chính nhờ vậy, mà xã hội, con người Hàn Quốc hoạt động một cách đồng bộ dường như là nhất quán trong mọi lĩnh vực đời sống, tạo ra cách vận hành quy củ như trong quân đội. Điều này đã có tác động tích cực tới sự tăng trương nhanh chóng của nền kinh tế. Bộ máy này được điều hành bởi những nhà lãnh đạo, những người hết lòng với sự phát triển kinh tế Hàn Quốc. Tổng thống Chun Doo Hwan (1980-1988), cũng giống như tổng thống Park Chung Hee, đã dốc hết tâm huyết cho phát triển kinh tế. Vai trò của các vị ấy là chèo lái cho con thuyền Hàn Quốc vượt qua những khó khăn, thách thức và dần trở thành một con rồng của châu Á. Quy trình lãnh đạo của bộ máy điều hành là sự áp đặt “từ trên xuống”. vào những năm 60 nhiều phòng ban của chính phủ bao gồm các bộ nghành kinh tế có một đội ngũ nhân viên là các tướng, tá trong quân đội đã về hưu. Do bản than tổng thống là một tướng trong quân đội nghỉ hưu nên qua trình ra quyết định kinh tế của Hàn Quốc rất gần với kiểu “Bộ chỉ huy quân sự tối cao” trong đó bản thân tổng thống đưa ra tất cả các quyết định chủ yếu và giải quyết những tranh cãi về chính sách giữa các quan chức lớn của chính phủ. Chính kiểu ra quyết định “Bộ chỉ huy quân sự” lại rất có hiệu quả trong phát triển ban đầu và đạt được mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính phủ của tổng thống Park là tăng trưởng nhanh. Bộ máy ra quyết định của Hàn Quốc đã có ảnh hưởng đặc biệt tới việc thực hiệ chính sách. Ví dụ trong chính sách thương mại, cuộc họp hỗ trợ xuất khẩu do tổng thống tổ chức nhằm thực hiện mở rộng xuất khẩu. sự tham dự của cá nhân tổng thống, các bộ trưởng kinh tế và các quan chức cấp cao khác…Bộ máy hoạch định chính sách của Hàn Quốc cũng hướng ra bên ngoài với tinh thần học hỏi kỹ thuật của cácnước phát triển tiên tiến… Khi chuẩn bị đưa ra một chính sách nào đó, chính phủ thường dựa vào nhiều kênh thông tin, thu thập các thông tin cần thiêt, các dữ liệu, những ý kiến chuyên môn và ý kiến của dân chúng thông qua các cuộc họp không chính thức…trước khi chính thức hóa những đề xuất chính sách của mình. Một khi các mục tiêu, chính sách và các phương hướng được NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ AK3 2 NICsĐôngÁ bộ máy ra quyết định chính thức phê chuẩn, chúng được đưa xuống như là “mệnh lệnh” tới các bộ kinh tế và các tổ chức thực hiện khác. Nói tóm lại, một trong những nhân tố tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc, giúp cho quốc gia này nhanh chóng trở thành một trong những con rồng châu Á, một nước công nghiệp mới (NICs) ở khu vực ĐôngÁ đó chính là vai trò điều hành, quyết định của bộ máy theo kiểu “Bộ chỉ huy tối cao” do chính phủ Hàn Quốc áp dụng. NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ AK3 3 . NICs Đông Á Trường ĐHDL Phú Xuân Khoa Xã Hội Nhân Văn Lớp: Lịch Sử AK3 Họ và Tên: NGUYỄN VĂN LINH KIỂM TRA HỌC TRÌNH Chuyên Đề: Các Nước NICs Đông Á. chính sách của mình. Một khi các mục tiêu, chính sách và các phương hướng được NGUYỄN VĂN LINH-LỊCH SỬ AK3 2 NICs Đông Á bộ máy ra quyết định chính thức