BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN hoa Thời gian làm bài: phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 743 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Nếu chỉ dùng thêm nước có thể phân biệt được các chất rắn trong dãy nào sau đây? A. CaO, BaO, Al. B. CaO, Na 2 O, Al 2 O 3 . C. CaO, MgO, Al 2 O 3 . D. Al, Al 2 O 3 . Fe 2 O 3 . Câu 2: Dây sắt bị gỉ nhiều hơn ở trường hợp nào sau đây? A. Ngâm trong dầu ăn. B. Quấn vào một dây đồng và để ngoài không khí ẩm. C. Quấn vào một dây kẽm và để ngoài không khí ẩm. D. Để nơi ẩm ướt ngoài không khí. Câu 3: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được kim loại Cu? A. HCl. B. HNO 3 . C. FeCl 3 . D. hỗn hợp NaNO 3 và HCl. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH 3 . B. Phenol và anilin đều ít tan trong nước. C. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic. D. dung dịch natri phenolat và dung dịch phenyl amoni đều tác dụng với dung dịch HCl. Câu 5: Cho sơ đồ sau: X→Y→C 2 H 5 OH, với X, Y là các chất hữu cơ. Biết X gồm C, H và có không quá 2 nguyên tử cacbon. Số chất X là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 6: Cho các chất sau: HCl, dung dịch brom, CH 3 COOH, Na, NaOH, Na 2 CO 3 . Có bao nhiêu chất phản ứng với phenol? A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7: Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh được gọi là A. sự ăn mòn hóa học. B. sự ăn mòn điện hóa. C. sự ăn mòn cơ học. D. sự khử kim loại. Câu 8: Glixerol có phản ứng với Cu(OH) 2 , còn C 2 H 5 OH không có phản ứng này vì A. Cu(OH) 2 là một bazo mạnh. B. glixerol có độ nhớt cao. C. ion Cu 2+ có khả năng tạo phức với nhóm OH liền kề. D. độ linh động của H trong nhóm OH của glixerol cao hơn. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nước cường thủy không hòa tan Au, Pt. B. Tơ visco, tơ axetat đều là tơ thiên nhiên. C. saccarozơ không phải là đường khử. D. Điều chế poly (vinyancol) bằng cách thủy phân PVC. Trang 1/5 - Mã đề thi 743 Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân mạch hở có cùng CTPT C 3 H 5 NO 2 tác dụng với dung dịch NaOH? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 11: Cho các chất: đimetyl amin (1), anilin (2), alanin (3). Chiều tăng dần tính bazơ của các chất trên là A. 1<2<3. B. 3<1<2. C. 2<3<1. D. 3<2<1. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại đứng trước Hidro trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi thu được 1,56 gam hỗn hợp oxit. Cũng cho 1,24 gam hỗn hợp trên tan hoàn toàn vào dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 0,448. B. 2,24. C. 0,672. D. 4,48. Câu 13: Hợp chất X tác dụng với Cu(OH) 2 /NaOH cho dung dịch màu xanh lam. Khi đun nóng thì cho kết tủa đỏ gạch. X không phải là chất nào sau đây? A. glucozơ. B. saccarozơ. C. mantozơ. D. Fructozơ. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. có thể dung CuSO 4 khan để phát hiện xăng có lẫn nước. B. Trong phản ứng của clo, brom với nước thì clo, brom là các chất oxi hóa, nước là chất khử. C. có dung dịch khi đổ thêm nước vào thì nồng độ đạt đến 100%. D. Anđêhit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 15: Khi dùng CO để khử Fe 2 O 3 thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với NaOH dư cho 45 gam kết tủa trắng. Thể tích khí CO cần dùng ở đktc là A. 6,72 lít. B. 13,44 lít. C. 8,96 lít. D. 10,08 lít. Câu 16: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất 75%. Khối lượng glucozơ thu được là A. 259 gam. B. 270 gam. C. 300 gam. D. 360 gam. Câu 17: Một mắt xích của teflon có cấu tạo là A. –CBr 2 -CBr 2 -. B. –CCl 2 -CCl 2 -. C. –CF 2 -CF 2 -. D. –CH 2 -CH 2 -. Câu 18: Hỗn hợp X gồm Fe và một oxit sắt có khối lượng 2,6 gam. Cho khí CO dư đi qua X nung nóng. Khí đi ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa. Tổng khối lượng Fe trong X là A. 2 gam. B. 1 gam. C. 1,12 gam. D. 0,056 gam. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1 axit hữu cơ hai lần axit cần số mol oxi bằng nửa số mol axit. Axit đó là A. axit phtalic (HOOC-C 6 H 4 -COOH) B. Axit acrylic. C. axit oxalic. D. axit malonic (HOOC-CH 2 -COOH). Câu 20: Dung dich A chứa các ion; CO 3 2- , SO 3 2- , SO 4 2- và 0,1 mol HCO 3 - ; 0,3 mol Na + . Thêm V lít dung dịch Ba(OH) 2 1 M vào dung dịch A thì thu được khối lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là A. 0,15. B. 0,2. C. 0,25. D. 0,5. Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 20,4 gam chất hữu cơ X đơn chức bằng dung dịch NaOH thu được muối Y và hợp chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Nung Y với NaOH rắn cho một khí R (d R/oxi =0,5). Z tác dụng với CuO nung nóng cho sản phẩm không tráng bạc. Tên gọi của X là A. isopropyl axtat. B. etyl axetat. C. butyl focmiat. D. propyl propionat. Trang 2/5 - Mã đề thi 743 Câu 22: X là nguyên tố hóa học có điện tích hạt nhân bằng +17, Y là nguyên tố trong nguyên tử có tổng số electron là 6. Hợp chất tạo bởi X, Y có công thức và có loại liên kết là A. XY 2 , liên kết ion. B. XY, liên kết cộng hóa trị. C. YX 4 , liên kết cộng hóa trị. D. X 2 Y, liên kết cộng hóa trị. Câu 23: Có các dung dịch riêng biệt NH 4 Cl, H 2 SO 4 , NaCl, NaOH, Na 2 SO 4 , Ba(OH) 2 . Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên? A. AgNO 3 . B. BaCl 2 . C. FeCl 2 . D. quỳ tím. Câu 24: Có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C 2 H 4 O 2 tác dụng với Na, NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc? A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 25: Cho các loại hợp chất sau: anken, xicloankan, anđêhit no đơn chức mạch hở, axit no 2 chức mạch hở, ankenol, glucozo, este no đơn chức mạch hở, axit no đơn chức mạch hở. Có bao nhiêu loại chất hữu cơ trong số các loại trên khi đốt cháy cho số mol CO 2 bằng số mol H 2 O? A. 8. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B, cô can dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Thể tich khí B ở đktc là A. 0,12 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 0,224 lít. Câu 27: Có các chất rắn: CaCO 3 , Fe(NO 3 ) 2 , FeS, CuS, NaCl và các dung dịch HCl đặc, H 2 SO 4 loãng. Nếu cho từng chất lần lượt vào dung dịch axit thì có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng? A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 28: Khi đốt cháy hoàn toàn một este thu được x mol CO 2 và y mol H 2 O. Ta luôn có A. x<y. B. x ≥ y. C. x>y. D. x ≤ y. Câu 29: Cho 0,2688 lít CO 2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 1 M và Ca(OH) 2 0,01 M. Khối lượng muối thu được là A. 3,06 gam. B. 1,26 gam. C. 2 gam. D. 4,96 gam. Câu 30: Trộn 0,54 gam bột Al với bột CuO và Fe 2 O 3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hỗn hợp thu được vào dung dịch HNO 3 dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. V có giá trị là A. 0,672. B. 0,896. C. 1,12. D. 2,24. Câu 31: Trong phân tử hydrocacbon mạch hở X có 7 liên kết σ và ba liên kết л. Tên gọi của X là A. butađien. B. isopren. C. vynyl axetylen. D. đi vynyl. Câu 32: Cho hỗn hợp HNO 3 và H 2 SO 4 đặc tác dụng với mỗi chất sau: phenol, xenlulozo, glyxerol, ancol etylic. Có mấy trường hợp cho sản phẩm là este? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm: butanoic, axit 2-metylpropanoic, và vinyl isobutyrat tác dụng hoàn toàn và vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 33 gam. B. 11 gam. C. 22 gam. D. 55 gam. Câu 34: Một hydrocacbon thơm X có thể làm mất màu nước brom. Oxi hóa 1 mol X bằng dung dịch KmnO 4 /H + thu được 1 mol axit terephtalic và 1 mol CO 2 . CTCT của X là Trang 3/5 - Mã đề thi 743 A. CH 3 C 6 H 4 -CH=CH 2 . B. CH 3 -CH 2 -C 6 H 4 -CH 2 -CH 3 . C. CH 3 -C 6 H 4 -CH 3 . D. CH 3 -CH 2 -C 6 H 4 -CH=CH 2 . Câu 35: Dung dịch X gồm NaCl, KNO 3 . Cho một lá kẽm vào thì không có hiện tượng gì xảy ra. Nếu thêm tiếp dung dịch NaOH thì thấy hiện tượng gì? A. kẽm tan dần, giải phóng khí không màu, mùi khai. B. ăn mòn điện hóa với Zn. C. kẽm tan dần, giải phóng khí không màu, không mùi. D. kẽm tan dần, giải phóng khí không màu, hóa nâu ngoài không khí. Câu 36: Quá trình nào sau đây không có phản ứng hóa học xảy ra? A. Quả xanh biến thành quả chín. B. Hòa tan muối ăn vào nước. C. Rượu để lâu nhày bị chua. D. Sự thăng hoa của NH 4 Cl. Câu 37: Để tinh chế Cu có lẫn tạp chất là Pb, Mg, Fe người ta dùng dung dịch A. HNO 3 dư. B. H 2 SO 4 đặc. C. Cu(NO 3 ) 2 dư. D. FeSO 4 . Câu 38: Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng sau đây thì phương pháp nào chỉ khử được nước cứng tạm thời? A. dùng dung dịch Ca(OH) 2 vừa đủ. B. phương pháp trao đổi ion. C. dùng dung dịch Na 2 CO 3 . D. đun nóng. Câu 39: X là một α-amino axit chỉ có một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là A. axit α-amino butyric. B. axit α-amino propionic. C. axit α-amino glutaric. D. axit α-amino axetic. Câu 40: Số đồng phân anken thu được khi đê hydro hóa n-butan là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 41: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 rất loãng thu được hỗn hợp khí là sản phẩm khử gồm 0,15 mol N 2 O và 0,1 mol NO. Giá trị của m là A. 13,5. B. 0,81. C. 1,35. D. 8,1. Câu 42: Để trung hòa 4,6 gam một axit hữu cơ X cần 100 ml dung dịch NaOH 1 M. Phát biểu nào sau đây về X không đúng? A. X có nhiệt độ sôi thấp nhất trong dãy đồng đẳng. B. X là axit đầu tiên trong dãy đồng đẳng. C. Tính axit của X yếu nhất trong dãy đồng đẳng. D. X tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 43: Cho các chất sau đây: propin, vynyl axetylen, anđêhit axetic, glucozơ, fructozơ, glyxerol, saccarozơ, natri foocmiat, axit axetic, etyl foocmiat. Có mấy chất tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ? A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 44: Cho 8,8 gam một este X có CTPT C 4 H 8 O 2 tác dụng hết với dụng dịch KOH thu được 9,8 gam muối. Tên gọi của X là A. metyl propionat. B. n-propyl focmiat. C. iso propyl focmiat. D. etyl axetat. Câu 45: Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch AgNO 3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Cho dung dịch thu được tác dụng với NaOH dư. Số lượng phản ứng xảy ra là A. 6. B. 4. C. 7. D. 5. Câu 46: Cho suất điện động của pin Zn-Ag, Mn-Ag lần lượt là 1,56V, 1,98V. Suất điện động của pin là A. 0,84V. B. 0,42V. C. 3,54V. D. 1,77V. Trang 4/5 - Mã đề thi 743 Câu 47: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1:1 vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư, thu được 0,05 mol một sản phẩm khử X duy nhất có chứa lưu huỳnh. X là A. H 2 S. B. S. C. không xác định. D. SO 2 . Câu 48: Cho các poolyme tổng hợp: (-CH 2 -CH=CH-CH 2 -) n (1); [-CH 2 -CH(CH 3 )-] n (2), [-O-CH 2 -CH 2 -O-CO-C 6 H 4 -CO-] n (3); [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n (4). Các poolyme được điều chế từ phản ứng trùng hợp là A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 49: Từ chất nào sau đây qua phản ứng tách HBr thu được 3-metylbut-1en là sản phẩm chính? A. (CH 3 ) 2 CH-CHBr-CH 3 . B. (CH 3 ) 2 CH-CH 2 -CH 2 Br. C. CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -Br. D. (CH 3 ) 2 CBr-CH 2 CH 3 . Câu 50: Trong các chất hữu cơ có thành phần C, H, O mà phân tử chứa 2 nguyên tử cacbon, chất có lực axit lớn nhất là A. HO-CH 2 -COOH. B. CH 3 COOH. C. HO-CH 2 -CH 2 OH. D. HOOC-COOH. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề thi 743 . can dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Thể tich khí B ở đktc là A. 0 ,12 lít. B. 1 ,12 lít. C. 2,24 lít. D. 0,224 lít. Câu 27: Có các chất rắn: CaCO. lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với NaOH dư cho 45 gam kết tủa trắng. Thể tích khí CO cần dùng ở đktc là A. 6,72 lít.