Phòng làm việc của bạn thỉnh thoảng lại có người ngó qua, hay ghé vào mượn cái này cái nọ, góc riêng của bạn ở công ty thường xuyên có ai đó để cốc uống cà phê còn dang dở chẳng thèm cất đi, g
Bí quyết để không bị làm phiền nơi công sở Phòng làm việc của bạn thỉnh thoảng lại có người ngó qua, hay ghé vào mượn cái này cái nọ, góc riêng của bạn ở công ty thường xuyên có ai đó để cốc uống cà phê còn dang dở chẳng thèm cất đi, giấy vứt lộn xộn trên bàn . tất cả khiến bạn cảm thấy cực kì khó chịu và chẳng thoải mái khi làm tiếp công việc sau đó. Môi trường công sở dù ít dù nhiều cũng được gọi là một tập thể, do đó cũng có người này, người nọ và sẽ không tránh khỏi việc bạn có thể bị làm phiền bất cứ lúc nào. Trong khi bạn có quá nhiều việc phải làm, quỹ thời gian ít ỏi của bạn tất nhiên là không dành cho sự ghé thăm và quấy rầy thường xuyên của đồng nghiệp, bạn cần phải nắm chắc một vài bí quyết để tránh "mua" sự bực bội, khó chịu cho mình và không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ngân là nhân viên dự án của một công ty nước ngoài khá tiếng tăm có trụ sở ở Hà Nội. Vì có vị trí khá quan trọng ở công ty nên Ngân được lãnh đạo ưu ái dành hẳn một căn phòng riêng để cô tập trung làm việc. Nhưng khổ nỗi, một số đồng nghiệp lại chẳng xem đó là phòng riêng của Ngân. Họ "vô tư" bước vào phòng không thèm gõ cửa, vô tư ngồi làm việc ở bàn Ngân mỗi khi cô đi vắng và sử dụng đồ đạc của cô mà chẳng mảy may nghĩ rằng phải xin phép chủ nhân của chúng. Đã không ít lần Ngân bị cắt ngang dòng suy nghĩ, ý tưởng vừa lóe lên trong đầu lại vụt tắt vì sự tự do quá mức của các đồng nghiệp, nghiêm trọng hơn chỉ cần một lần ai đó ào ào bước vào phòng cô mượn cái gì đó là Ngân không tài nào có thể tập trung vào đống công việc đang còn dang dở được nữa. Thậm chí, sau mỗi lần cô đi công tác dài ngày trở về là y như rằng phòng làm việc của cô biến thành một nơi lộn xộn ngoài sức tưởng tượng, cứ như là không phải phòng của cô vậy. Đồ đạc mỗi nơi một thứ, giấy tờ vứt bừa bãi, cốc chén cáu bẩn chẳng ai thèm đánh rửa sau mỗi lần sử dụng. Và mọi việc bắt đầu ngoài sức chịu đựng của Ngân. Cô đành phải lên kế hoạch ngăn chặn mọi hành động xâm phạm "lãnh thổ" của riêng mình. Ngân cho thay ổ khóa phòng, luôn luôn đóng kín cửa và dán một thông báo nhỏ ngoài cửa với mọi người để họ biết rằng Ngân đang cần yên tĩnh cho việc rất quan trọng khi cần thiết. Nhờ thế, Ngân không còn bị làm phiền khi cô không muốn. Mọi việc thật dễ chịu và căn phòng làm việc trở thành "thiên đường" thực sự của Ngân. Công việc của Nam vốn cần sự yên tĩnh cao độ và tất nhiên các đồng nghiệp của anh cũng chung một đòi hỏi như thế đối với môi trường làm việc. Thế nhưng, sự xuất hiện của một vài nhân viên nữ mới trong phòng khiến mọi chuyện ngày càng trở nên khó chịu. Họ thản nhiên cười đùa với nhau, để chuông điện thoại to hết cỡ và chẳng thèm nhấc máy ngay mỗi khi có cuộc họp. Đang trong dòng suy nghĩ bỗng dưng bị cắt ngang bởi tiếng cười đùa, tiếng chuông điện thoại, Nam và các đồng nghiệp nhiều lúc chỉ muốn quát cho họ một trận cho hả giận, nhưng rồi lại nể đó là con gái, nên lại thôi. Vì thế, thay vì nêu lên ý kiến này trong các cuộc họp, Nam và các anh bạn cùng phòng bàn cách tự thiết lập kỷ luật riêng. Họ dán những bảng thông báo có nội dung cấm nói chuyện ồn ào, để chế độ im lặng cho điện thoại trong giờ làm việc đi kèm với những hình ảnh ngộ nghĩnh dán ở khắp nơi trong tầm mắt. Thế là không ai bảo ai, các cô nàng lắm chuyện cũng biết ý giữ gìn không khí chung cho cả văn phòng làm việc. Đôi khi, không cần phải nói nặng lời hay quát tháo lại ai đó khi bị làm phiền bạn mới có được điều mình muốn. Một cử chỉ nhẹ nhàng là liều thuốc hiệu quả trong những trường hợp như thế này để tránh làm sứt mẻ mối quan hệ với đồng nghiệp và không khí đoàn kết chung của cả tập thể. Theo Vtn . Bí quyết để không bị làm phiền nơi công sở Phòng làm việc của bạn thỉnh thoảng lại có người ngó qua,. vài bí quyết để tránh "mua" sự bực bội, khó chịu cho mình và không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ngân là nhân viên dự án của một công