1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Văn khấn toàn tập tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

119 2,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Mỗi ngày lễ, tết trong năm thường đi kèm với bài khấn riêng như: Lễ động thổ, sửa chữa, nhập trạch, tân gia, khai trương, tết trung thu, đoan ngọ, hàn thực, giải hạn, giao thừa, thượng thọ, cầu tự, cưới gả...Với mong muốn cầu bình an, may mắn, mọi điều tốt lành đến với gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hết những bài văn khấn cho từng ngày, từng dịp nên mình sẽ tổng hợp lại, giúp mọi người tiện theo dõi:

Trang 1

VĂN KHẤN TẠI ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU, PHỦ

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2 Sắm lễ

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có) Lễ chay cũng

dùng để dâng ban Thánh Mẫu Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị

quan lớn tức là ban công đồng

Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng) Đây là lễ dành

riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống Kèm theo lễ này cũng

có thêm tiền vàng

Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp

cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm

15 phần…

Trang 2

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

- 1 vị chúa

- 2 vị hầu cận

- 12 vị cô sơn trang

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương,

lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp

và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

3 Trình tự dâng lễ

– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

– Kế đến là đặt lễ vào các ban Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng

– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương

– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu

– Thứ tự khi thắp hương:

Thắp từ trong ra ngoài

Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước

Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa

Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén Thường thì 3 nén

Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ

Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần

Trước khi khấn thường có thỉnh chuông Thỉnh ba hồi chuông Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn,

sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được

Trang 3

Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước

lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về

5 Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

Hưởng tử con là Tuổi

Ngụ tại

Hôm nay là ngày…… tháng……năm… (Âm lịch)

Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Phục duy cẩn cáo!

6 Văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Trang 4

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể

– Con lạy quan Chầu gia

Hương tử con là:……….Tuổi………

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………(Âm lịch) Tín chủ con về Đền……… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn

Phục duy cẩn cáo!

7 Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương – Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

Hưởng tử con là Tuổi

Ngụ tại

Hôm nay là ngày…… tháng.… năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con

Trang 5

thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình

an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Phục duy cẩn cáo!

Trang 6

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài cúng cầu siêu cho các vong và hài nhiTrong cuộc sống đôi khi vì hoàn cảnh không mong muốn mà ta phải từ bỏ đi giọt máu của chính mình hoặc chẳng may bạn không giữ được đứa con của chính mình Chính vì vậy bạn nên làm lễ cầu siêu cho các vong linh bé bỏng để tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn Trong bài viết này VnDoc xin được gửi đến các bạn bài cúng cầu siêu cho các vong và hài nhi và cách làm lễ cúng cầu siêu để các bạn cùng tham khảo.

Bước vào mùa Vu lan đồng thời cũng là mùa cầu siêu cho vong linh tháng 7 Chúng ta, aicũng có cha mẹ, ông bà, gia tiên, cửu huyền thất tổ Hầu như tất cả các gia đình bên Phậtgiáo hay lương (dân gian đơn thuần) đều có lễ cúng cơm hay đốt vàng mã cho gia tiênvào dịp này với tâm tư tưởng nhớ và cầu siêu cho người quá vãng Nhưng trong đó cónhững vong nhi chưa kip làm người, lại không bao giờ được một lời cầu chúc siêu sinhbởi các vong nhi đó chưa có sự hiện diện trên cõi đời Đồng thời từ sâu thẳm, nó lại là nỗiđau một thời thầm kín, những sai lầm tuổi trẻ, của chị em nên nhiều khi người ta cố quênđi hoặc đơn giản do hoàn cảnh điều kiện mà không thể sinh thêm những bé thứ 2, thứ 3,thứ 4 "do vỡ kế hoạch" hay con chẳng may sa sẩy khi chưa kịp làm người Dù là lý do

gì thì chúng ta đều tiếc và buồn vì những điều đó

Đôi khi chúng ta gặp những cản trở trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cứ lận đận, longđong, đôi khi con cái chúng ta cứ ốm yếu hay quấy quả mà không rõ nguyên nhân Chúng ta mệt mỏi nhưng không biết do đâu, đôi khi lòng chúng ta day dứt một cách mơ

hồ về một điều gì đó

Trang 7

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nếu thực tâm, các bạn dù vô tình hay cố ý đã phạm lầm lỡ, các bạn hãy tìm cách hóa giảinghiệp chướng đó cho lòng thanh thản Cho những vong nhi được ngậm cười, yên lòng điđầu thai nơi cửa khác VnDoc.com xin được chia sẻ tới các bạn cách tự cúng cầu siêu chocác vong một cách đơn giản như sau

Cách làm lễ cầu siêu cho thai nhi

Cúng 2 ngày trong tháng ( Vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch), đặt mâm cúng đểtrên cái bàn nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, tức là nửa trong nhà,nửa ngoài bậcthềm cửa, không được đặt trên bàn thờ.) do thai nhi không được xác nhận là con cháutrong gia tiên, nên thần tài thổ địa không cho vào nhà nhận đồ Quý vị lưu ý chỉ cần thụthai được khoảng 13 ngày thì thai nhi đẫ có linh hồn chứng thai rồi nhé

Trường hợp ngại có thể đến chùa cúng, nhưng không cúng trước mặt tượng PHẬT hayThần Thánh, vong thai nhi sẽ không dám nhận, nên tìm 1 vị trí khuất tượng để dễ cúng lễ

Sắm lễ cúng cầu siêu

Đồ cúng rất đơn giản :

 Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk vv kèm ống hút)

 Bánh kẹp loại ngon (không phải loại cúng cô hồn), Socola càng tốt

 Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi, thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam, nữ(nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc

Văn cúng cầu siêu

"OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giảnnhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dườngkhông chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chưPhật mười phương

Hôm nay là ngày tháng năm Tín chủ con là ở tại số nhà thành kính dâng lêncúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sótmột ai những điều an lành nhất Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ

bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếusáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp Con nguyện với lòng thànhtâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạmphải từ trước tới nay

Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở chocon cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh

Trang 8

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợhãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp Con cầu xin được cầu siêu cho cửuhuyền thất tổ gia tiên gia tộc họ cho cha , mẹ hay được hoan hỉ và sớm siêu thoát

về nơi cực lạc hay cõi an lành khác"

(Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt rồi khấn tiếp): "Đặc biệt con xin được thành tâm sámhối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà conchối bỏ Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngạitới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới.Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy

Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớmđược siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra ) Cầu mong cho lời nguyện lành củacon được thành sự thật Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu

âm của Bồ tát Quán Thế Âm "OM MA NI PADE ME HUM" 108 lần [Cách đọc: "ôm ma

ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum" (Không bắt buộc đọc câu này)

Sau khi cúng xong hãy nói: "Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài vàcác chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời Xincác vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát".Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành Gia chủ xin cảm tạ

Trang 9

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài văn khấn cúng Lễ Tất Niên cuối năm

Bài văn khấn cúng Lễ Tất Niên sẽ được sử dụng cho các gia đình trong dịp cúng Tất Niêncuối năm Lễ Tất Niên thường diễn ra ở thời điểm năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị đónchào những ngày đầu năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơmcuối năm kèm theo đó là một mâm lễ cúng tổ tiên gọi là Lễ tất niên Thông thường Lễ tấtniên hay được tiến hành vào chiều 30 tết hoặc 29, 28, 27 âm lịch… Mời bạn tải mẫu Bàicúng tất niên sau để hoàn tất cho thủ tục cúng tất niên cuối năm

Mời bạn đọc tải Văn khấn Lễ Tất niên về máy hoặc in ra để chuẩn bị cho mình một bàicúng thật hay, ý nghĩa và thành tâm nhất đến ông bà, tổ tiên của mình

Ý nghĩa của cúng Tất niên

Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúcmột năm và chuẩn bị bước sang năm mới Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nétđẹp văn hóa của người Việt Nam

Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết Vào ngày này, mọi người thường quâyquần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùngđón giao thừa và mừng năm mới Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngậpniềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc vàchạy đua với cuộc sống

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt Sau một năm làm ănvất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất đểcúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết

Trang 10

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách sắm lễ cúng Tất niên

Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị

Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)

Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm

BÀI CÚNG TẤT NIÊN CUỐI NĂM

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại

họ (1)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm (2)

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên,

Trang 11

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

truy niệm chư linh Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị giatiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụhưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ,mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Trang 12

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán con cháu

sẽ sửa soạn sắm lễ vật để thành kính dâng lên tổ tiên trong các ngày đầu năm mới Khi đặt mâm cỗ cúng lên ban thờ ngày Tết bạn không quên khấn để thỉnh các cụ và các vị thần linh về dự Dưới đây là các bài cùng Tết Nguyên đán để các bạn cùng tham khảo.

BÀI CÚNG TẾT CỔ TRUYỀN

Kính lạy:

Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc

Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm

Chúng con là: Tuổi

Hiện cư ngụ tại số nhà Đường Khu phố:

Phường Quận Thành phố Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam

nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ

độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng Tín chủ lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Phục duy cẩn cáo!

Trang 13

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VĂN CÚNG TẾT NGUYÊN ĐÁN

Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhânhọ (ghi họ chủ nhà)

Chúng con là:

Hiện nay ở tại

Cùng toàn gia kính bái

Kính cẩn thưa rằng:

Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay

Mồng một (Hoặc các ngày 2,3 ) hôm nay

Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi,Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*,Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ,Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn

(Kể các thứ cúng)

Trang 14

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cúi xin chứng giám

Lễ bạc lòng thành

Thỉnh cáo Tiên linh

Cùng vui hâm hưởng

Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng

Cẩn cáo

Chú thích:

* Tam dương khai thái Theo Dịch học: Tháng giêng thuộc quẻ Thái có 3 hào dương, nêngọi là tháng Tam dương Thái là tên quẻ Ý chỉ Tháng Giêng là tháng mở đầu mọi sự hanhthông cả năm

* Vạn tượng canh tân: Mọi cảnh vật đều mới

* Hải Đức Sơn Công: Công đức như biển rộng núi cao

* Vĩnh miên thế trạch: Ân Trạch Tổ Tiên kéo dài nhiều đời sau

* Quang tiền thùy hậu: Gương sáng người trước, để phúc người sau

Những ngày Tết, lệ thường cúng cỗ mặn một lần vào buổi sáng Khi cúng cỗ mặn mớiđọc Văn cúng trên Còn lại bánh trái, hoa quả, đèn nhang vẫn liên tục cho đến ngày đưa

"ông Vải"

Trang 15

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ngoài việc cúng Tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà ngày Tết là không thể thiếu được Dưới đây là bài cúng Thần linh trong ngày mùng một Tết để thỉnh các vị chư Thần về hưởng Tết cùng gia chủ.

Trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam ta thường có phong tục thờ cúng Tổ tiên vàcác vị Thần linh trong những ngày Tết Đêm 30 Tết mọi nhà sẽ làm lễ cúng Tất niên đểtiễn năm cũ và đón năm mới Ngoài việc thờ cúng ông bà Tổ tiên, mọi nhà còn phải làm

lễ thỉnh thần linh về dự Tết Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn Thần linh trongngày mùng 1 Tết trong bài viết này nhé

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ NGÀY MÙNG 1

TẾT

Kính lạy : Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gióđông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấmnhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình

Tín chủ con tên là ………Tuổi:…………

Trang 16

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đức càn thông Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ

Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai

Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý

Dải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Phục duy cẩn cáo!

Trang 17

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài cúng thay bát hương mớiTheo phong tục truyền thống của người Việt, trên bất cứ ban thờ nhà nào cũng có bát hương để thờ cúng thần linh và tổ tiên Nếu như gia đình bạn có nhu cầu thay bát hương mới thì các bạn có thể tham khảo bài văn cúng bốc bát hương dưới đây của VnDoc.

 Lễ xong phải luộc chín luôn

 3 lá trầu + 3 quả cau

 3 chén nước

 5 quả tròn (táo hay lê )

 9 bông hồng màu hồng son

Trang 18

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn)

 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá

 1 đinh vàng hoa

 5 lễ vàng tiền

 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng

 1 mâm cơm canh (không hành tỏi), nước luộc + canh bí, 6 bát cơm (một xới)

2 Bài khấn thay bát hương

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh,hiển pháp, pháp thuật vô biên

Hôm nay là ngày …… tháng …… Năm ……

Tên con là (Tín chủ của địa chỉ )

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu , cầu tài đắctài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốcbát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu

Trang 19

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu

………

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiềnvàng, tờ văn khấn Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ) Lúc tàn hết hươngthì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín

Trang 20

Bài văn khấn lễ khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy:

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương

- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúcTáo quân, chư vị Tôn thần

- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này

Tín chủ (chúng) con là: ………

Tuổi: ………

Hiện ở tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm …, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau

lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu

rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (nêu rõ địa

chỉ) … (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh

doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt Do đó chúng con

chọn được ngày lành tháng tốt sắm sính lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Báchlinh …… cúi mong soi xét

Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổđịa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linhcai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật,chứng giám lòng thành Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanhthông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộcngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ conlàm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý: Nếu ghi ra giấy, thì lúc đốt giấy vàng bạc hãy hóa luôn tờ giấy vái cúng

chung với giấy vàng bạc.

Trang 21

LỄ CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ

1 Sắp dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau Biền, bàn thờ là nơi tưởngnhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặttrăng, hương là tinh tú Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cànhhoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn Cũng có nhà cắm "cành vàng lángọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp

5 hoặc gấp 10 lần năm trước Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúckhuỷu, vươn lên trong bát hương Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa

để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưngmỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi nhưnước thiêng Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu,dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới

Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằmcầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mớisắp đến

2 Sắp mâm cúng giao thừa

Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, baogồm:

Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác

tùy theo nhu cầu của gia đình

Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ

uống khác

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêmtrước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khangthịnh vượng, sức khỏe tốt

Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủkhấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờThổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết

3 Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà phổ biến nhất:

Văn khấn Giao thừa trong nhà (bài 1)

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Trang 22

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ …… với năm mới ………

Chúng con là :………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ:

75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……… , xã/phường…… ….,quận/huyện/thành phố ……… , tỉnh/thành phố … … ………Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đónmừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễcung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổtiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thầnlinh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch TàiThần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh,

Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụhưởng lễ vật

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này,nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, giađạo hưng long, thịnh vượng

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)

Văn khấn Giao thừa trong nhà (bài 2)

Kính lạy:

- HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN

- LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN

- CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH

Nay phút giao thừa giữa năm Quý Tỵ và năm Giáp Ngọ

Chúng con là: ……… …………Tuổi… …………Hiện cư ngụ tại số nhà …… Đường……… Khu phố …… ……….Phường ………Quận……… Thành phố……….Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đónmừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần,dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt néntâm hương, dốc lòng bái thỉnh

Trang 23

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần,Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản giaTáo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này Cúi xin giáng lâm trước

án, thụ hưởng lễ vật

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh,

Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâmhưởng lễ vật Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ởtrong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng

lễ vật

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình

an, gia đạo hưng long, thịnh vượng Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Phục duy cẩn cáo!

Trang 24

VĂN CÚNG TẠ NĂM MỚITheo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ HoáVàng.

Vào ngày mùng 3 Tết, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âmcảnh, tục gọi là “Đưa ông bà”, và hóa vàng hay cúng tạ cho Tổ tiên

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đếnkhoảng mùng 10 Tết Nguyên đán Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần

và chư vị thánh thần, phật Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhàmới được người âm chứng giám

1 Sắm lễ cúng hóa vàng

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến,bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết

2 Văn cúng tạ năm mới (lễ hóa vàng)

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ Chư vị Tôn thần

- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổđịa, Táo quân, Long mạch Tôn thần

- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm ………

Chúng con là: ………tuổi………

Hiện cư ngụ tại ………

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án Kính cẩnthưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tônthần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháuđược bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Trang 25

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

THỦ TỤC LÀM LỄ CẤT MÁIKhi làm lễ cất nóc mọi người thường phải xem ngày giờ rất cẩn thận vì nóc nhà đối với mỗi gia đình rất quan trọng Để lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng lương diễn

ra suôn sẻ, các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục làm lễ cất mái sao cho thành tâm và đúng nghi thức nhất.

Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc thì không thành nhà Nên nóc đối với nhà

có vai trò như người cha đối với gia đình Nóc nhà quan trọng như vậy nên người xưamới sinh tục xây nhà phải có lễ cất nóc, hay còn gọi là lễ Thượng lương Trong bài viếtsau đây VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn cách làm lễ cúng cất nóc nhà đầy đủ và đúng nghithức nhất để công việc xây dựng của các bạn tiến hành được suôn sẻ thuận lợi

1 Sắm lễ cất nóc nhà

Gia chủ cần chuẩn bị: một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, một đĩa muối.

 Một bát gạo; Một bát nước

 Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè

 Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

 Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền

 Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau

 Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ

Lễ vật này đặc trưng cho mâm cúng miền Bắc, tùy vào các vùng miền khác nhau sẽ cóphong tục, lễ vật khác nhau cho lễ cất nóc

2 Văn cúng lễ Thượng lương

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

- Con kính lạy quan Đương niên

- Con kính lạy các tôn thần bản xứ

Tín chủ (chúng) con là: ………

Trang 26

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng ……… năm ………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương,dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……… cất nóc căn nhà

ở địa chỉ: ……… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và chophép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…)

Tín chủ con thành tâm kính mời:

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa

Ngài Định phúc Táo quân

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vựcnày

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụhưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợđược bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyệntòng tâm

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảophụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trìtín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sựnhư ý

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Trang 27

Văn cúng lễ hồi hoàn địa mạch

Khi gia đình ai đó đào đất lấp ao, khơi rãnh, xây tường không may làm tổn thương đến LongMạch, thì những người sống trong gia đình đó dễ gặp tai họa, vận rủi, điềm xấu… Do đó giachủ phải làm lễ bồi hoàn địa mạch để giải trừ tai hoạ, vận xấu

Sắm lễ

Để tránh được tai họa thì gia chủ phải lấy nước ở ba con sông, hoà với năm loại đất linh đểnặn Thần Quy (Thần Rùa), cho chỉ 5 màu vào thân Rùa Sau đó, chọn các ngày Thiên Xá,Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Cường Nhật, Trùng Mậu, Trùng Kỷ rồi tìm nơi đào đất tạo thành

hố bày lễ hoa quả ứng với Ngũ Hành (5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen hoặc tím) cùng lễ mặnứng với Ngũ Hành, hoa 5 màu, hương, vàng mã… cạnh hố khấn cầu theo bài văn khấn bồihoàn địa mạch

Văn khấn bồi hoàn địa mạch

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

– Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan,Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc

– Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần vàcác vị thần minh cai quản trong khu vực này

Tín chủ (chúng) con là: Ngụ tại:

Hôm nay là ngày… Tháng… Năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hươnghoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin điền hoàn địa mạch Tín chủ có lờithưa rằng:

Bởi vì trước đây

Do tinh mờ mịt

Thức tính hồn mờ

Trang 28

Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài

U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,

Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,

Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ, 24 Khí

Thần quan, 24 Long Mạch Thần quan, 24 Địa Mạch

Thần quan, 24 Sơn Địa Mạch Thần quan, 24 Hướng

Địa Mạch Thần quan, Thanh long Bạch hổ, Thổ bá,

Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ,

Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử, Thổ

tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan, Thổ kỳ Ngũ

phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc, Kim

niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương

Trang 29

cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị

Thần minh cai quản khu vực này, cúi xin thương xót

tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám

tạ giáng phó án tiền, hưởng lễ vật Nguyện cho:

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Sau khi khấn xong, chờ cho tàn ba tuần hương, thì gia chủ dùng nước màu đỏ do tam giangthủy (nước của 3 con sông) nấu thành đem tưới xuống hố Tiếp đến đặt Thần Rùa vừa nặnxuống hố rồi dùng cát lấy ở bãi nước nơi ngã ba sông trộn với 5 thứ đỗ là: đỗ xanh, đỗ vàng,

đỗ đỏ, đỗ trắng và đỗ đen lấp lên hố cho đầy

Theo tục xưa: nếu làm động đến Long Mạch thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn Long Mạch như

trình bày ở trên sẽ tránh được tai họa

Trang 30

Văn cúng lễ Tân Gia

Theo tục xưa sau lễ Nhập trạch dọn về nhà mới, gia chủ phải làm lễ Tân Gia Lễ Tân Giathường được tổ chức Long trọng

Văn khấn:

– Văn khấn yết cáo Táo quân Thổ thần

– Văn cúng Gia Tiên nhân lễ Tân Gia

Văn khấn yết cáo Táo quân Thổ thần

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay là ngày… tháng……… năm ………

Tại thôn…… xã…… huyện…… tỉnh………

Tín chủ con là

Thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên truớc ántoạ Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân Kính cẩn tâu rằng:

Ngài giữ ngôi nam thái

Trừ tai cứu hoạ, bảo vệ dân lành

Trang 31

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ, kính cẩn tâu trình:

Cầu xin gia đình, an ninh khang thái

Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao, trong êm ngoài ấm

Vợ chồng hoà thuận, con cháu sum vầy

Cúi nhờ ân đức cao dày

Đoái thương phù trì bảo hộ

Chúng con lễ bạc têm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ bảo trìNam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Trang 32

Văn cúng đầy tháng - cúng thôi nôi cho bé

Cúng đầy tháng – Cúng thôi nôi là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗicon người, là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam

Là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thànhviên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thànhviên mới, thế hệ mới

Tuy đây là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu,nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉbiết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của giađình – xã hội Đồng thời Lễ đầy tháng – Lễ thôi nôi còn là sự biểu hiện của những ướcmuốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa

1 Lễ cúng đầy tháng

Trẻ sinh đúng tháng phải làm lễ cúng mụ hay còn gọi là đám đầy tháng

Việc tổ chức lễ đầy tháng trước là tạ ơn Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ

cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu

sau một tháng chào đời, nhưng ít ai nhìn thấy (cả mẹ và con), đây như là chứng nhận của

xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng cótrách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở…

Trong ngày đầy tháng, ngoài việc chuẩn bị món ăn, thức uống dùng để chiêu đãi khách,gia chủ còn chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi

và một mâm cúng kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và

1 tô cháo…

12 chén chè cúng 12 Mụ bà gồm:

– Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sanh)

– Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sanh)

– Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)

– Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé

– Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

– Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

Trang 33

– Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

– Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

– Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

– Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

– Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)

– Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

Ba Đức thầy bao gồm: Thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp(không phải 13 đức thầy)

Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương

khấn nguyện: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…)

họ, tên tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng” Đứa bé được đặt

ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng Xong, bồng đứa trẻ mộttay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệngcháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà concho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi

2 Lễ cúng thôi nôi

Khi đứa trẻ được đúng 12 tháng, người ta tổ chức lễ thôi nôi, còn gọi là đám thôi nôi

Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng,

Trang 34

còn có heo quay cúng đất đai diên địa, thổ công, thổ chủ Mâm cúng được bày ngoài sân,đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn,rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửuhuyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng)

Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương Kế bên (trên bộ vánhoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12

Mụ bà và 3 Đức ông

Nghi cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ lời khấn như sau:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (… ) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.

Lời khấn mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng Cửu huyền thất tổ và mâm cúngÔng bà quá vãng nội dung cơ bản giống như lời khấn nghi cúng đất đai diên địa, thổ côngthổ chủ, chỉ thay đổi đối tượng được thỉnh mời

Lời khấn cầu 12 Mụ bà và 3 Đức ông cơ bản giống như lời khấn trong ngày đầy tháng

Ba tuần rượu và một tuần trà lời khấn không thay đổi (trùng ngôn, trùng ngữ)

Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức “thử tài” cháu bé bằng cách

bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván hoặc trên bộ ván phù hợp với tính cách của nam,hoặc nữ Sau đó, đặt cháu bé ngồi trước các vật dụng để cháu tự chọn lựa các vật dụngnhư: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo… Vật nào được cháu chọn trước (cầmtrước) dân gian tin tưởng đó là sự chọn lựa của cháu về nghề nghiệp tương lai cho mình

Sau khi kết thúc nghi thức tử tài, khách mời thực hiện nghi thức chúc mừng và lì xì chocháu bé

Nghi lễ kết thúc, cuộc tiệc mừng cháu tròn một tuổi cũng bắt đầu

Nhìn chung, lễ đầy tháng – lễ thôi nôi là một nghi lễ biểu hiện tính nhân bản của ngườiViệt Nam nói chung, người Bến Tre nói riêng đối với mỗi con người, cho dù con ngườicòn rất non dại

Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều hình thức tín ngưỡng dân giantrong đó có lễ đầy tháng – lễ thôi nôi một nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ

Trang 35

mai một hoặc biến dạng theo cơ chế thị trường Nếu không biết giữ gìn và phát huy sẽlàm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và của chính bản thân mình.

Trang 36

VĂN CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG (GIA TIÊN VÀ THẦN LINH)

Rằm tháng giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, xuất phát từ thời Hán Vũ Đế của Trung Quốc, thâmnhập vào Việt Nam, được bản địa hóa Sau đây là văn cúng Rằm tháng giêng cho gia tiên và thần linh

1 Văn cúng rằm tháng giêng thần linh

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần

- Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân

- Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần

- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Phúc đức Tôn thần

- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần

- Các Tôn thần cai quản ở trong khu vực này

Hôm nay là ngày……tháng… năm……

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án

Chúng con thành tâm kính mời:

Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương

Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ Thần quân

Ngài Bản gia Thổ Địa Long mạch Tôn thần

Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phùtrì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông Người người được chữ bình an, tám tiếtvinh khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo

2 Văn cúng rằm tháng Giêng gia tiên

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần

- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần

- Tổ Tiên, Hiền khảo, Hiền tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Trang 37

Hôm nay là ngày ……… gặp tiết … Nguyên tiêu, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vịTôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sanghương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương

Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần

Cúi xin giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh Gia Tiên nội ngoại trong họ, cúi xinthương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền,đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an Bốn mùa không hạnách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo

Trang 38

VĂN CÚNG TẠ MỘ DỊP CUỐI NĂM, THANH MINH

(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)

Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long,Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này

Chúng con (Họ tên vợ, chồng) Địa chỉ

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:

(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi

Tạ thế ngày

Phần mộ ký táng tại Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xincúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lànhcông lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứsơn quanh vùng

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúngcon xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn,phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may Âm dương cách trở, bát nước nénhương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám

Trang 39

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ Song thông thường có những vật cúng cơbản:

Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:

Hương thơm

Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông

Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp

Trái cây: 1 mâm to

Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con

(Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái

10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè ( 1 lạng/gói)

Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại )

Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau :

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền

1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp Ngoài

ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá….mỗi thứ ít nhiều

Chú ý : nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi Trong đó lưu ý phần mã

là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ)

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng

Trang 40

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vàongày 5/5 Cách trừ sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặtchân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc Rồibước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọchết.

- Các loại hoa quả:

+ Mận + Hồng xiêm + Dưa hấu + Vải + Chuối…

Văn khấn (văn cúng) ngày Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Ngày đăng: 17/11/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w