Đề tài “Tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ bằng phần mềm Matlab” gồm các nội dung chính sau :Chương 1: Tổng quanĐánh giá, phân tích các đề tài, đồ án trong trường , trong nước cũng như trên thế giới. Phân tích những mặc hạn chế, thiếu sót của các đề tài khác để từ đó hoàn thiện và phát triển đề tài của mình.Chương 2: Cơ sở lý thuyếtGiới thiệu tổng quát về máy biến áp, sau đó đi sâu vào việc phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số và ứng dụng của máy biến áp.Giới thiệu về Matlab, cách sử dụng Matlab và các nhóm lệnh trong Matlab cũng như cách sử dụng Guide để thiết kế giao diện.Chương 3: Tính toán MBA một pha công suất nhỏCách tính bài toán máy biến áp một pha công suất nhỏ. Phần này hướng dẫn các bước tính toán và lựa chọn thông số cho hai loại máy biến áp thông dụng là máy biến áp hai cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu.Chương 4: Ứng dụng Matlab trong tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏSử dụng Matlab để tính toán bài toán về máy biến áp một pha công suất nhỏ và thiết kế giao diện chương trình tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ.Giới thiệu về giao diện chương trình, cách sử dụng chương trình và đoạn lệnh trong chương trình tính toán.
Trang 1Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Trang 2KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Trang 3Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Hệ: Chính quy Khóa: 50
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1 Chất lượng hình thức
2 Chất lượng nội dung
Khánh Hòa, ngày tháng năm 2012
Khánh Hòa, ngày tháng 7 năm 2012
Thư ký Hội đồng Chủ tịch hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Thạc sỹ Bùi Thúc Minh, trong thời gian qua chúng tôi đã có dịp tìm hiểu đề tài tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ bằng phần mềm Matlab
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Bùi Thúc Minh, là giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp nguồn tài liệu và tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn Điện công nghiệp, Điện tử-Tự động, đã giảng dạy, hướng dẫn, trang bị cho chúng tôi những kiến thức cần thiết về lý thuyết cũng như các kỹ năng về thực hành giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này Cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt đề tài này
Trong quá trình thực hiện, tuy chúng tôi đã có cố gắng nhiều nhưng do trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế vẫn còn hạn hẹp nên chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu xót trong bài Chúng tôi mong các thầy cô có nhiều góp ý, chỉ bảo để bài báo cáo hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Trịnh Trần Long
Trang 5Chương 1: Tổng quan
Đánh giá, phân tích các đề tài, đồ án trong trường , trong nước cũng như trên thế giới Phân tích những mặc hạn chế, thiếu sót của các đề tài khác để từ đó hoàn thiện và phát triển đề tài của mình
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu tổng quát về máy biến áp, sau đó đi sâu vào việc phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số và ứng dụng của máy biến áp
Giới thiệu về Matlab, cách sử dụng Matlab và các nhóm lệnh trong Matlab cũng như cách sử dụng Guide để thiết kế giao diện
Chương 3: Tính toán MBA một pha công suất nhỏ
Cách tính bài toán máy biến áp một pha công suất nhỏ Phần này hướng dẫn các bước tính toán và lựa chọn thông số cho hai loại máy biến áp thông dụng là máy biến
áp hai cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu
Chương 4: Ứng dụng Matlab trong tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ
Sử dụng Matlab để tính toán bài toán về máy biến áp một pha công suất nhỏ và thiết kế giao diện chương trình tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ
Giới thiệu về giao diện chương trình, cách sử dụng chương trình và đoạn lệnh trong chương trình tính toán
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Các công việc tiến hành và quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành đề tài Sau
đó so sánh đối chiếu với các số liệu thu được
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Tổng quát về máy biến áp một pha công suất nhỏ 4
2.1.1 Các đại lượng trong MBA 4
2.1.2 Cấu tạo 4
2.1.2.1 Mạch từ 5
2.1.2.2 Cuộn dây quấn 6
2.1.3 Nguyên lý hoạt động 8
2.1.4 Ứng dụng 10
2.2 Tổng quan về Matlab 10
2.2.1 Matlab là gì 10
2.2.2 Thao tác cơ bản trên Matlab 11
2.2.2.1 Khởi động 11
2.2.2.2 Thoát khỏi Matlab 13
2.2.2.3 Các cửa sổ chương trình thường giao tiếp 13
2.2.3 Sử dụng trình thiết kế giao diện Guide 17
Trang 72.2.3.4 Các hàm của điều khiển 20
2.2.4 Một số lệnh trong lập trình Matlab 22
2.2.4.1 Nhóm các lệnh cơ bản 22
2.2.4.2 Các toán tử và các ký tự đặc biệt 24
2.2.4.3 Nhóm lệnh lập trình 26
2.2.4.4 Các hàm toán học và phép tính đại số 29
2.2.4.5 Các lệnh đồ họa 31
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA CÔNG SUẤT NHỎ 35
3.1 Trình tự tính toán máy biến áp hai dây quấn 35
3.2 Tính toán cho máy biến thế tự ngẫu 50
3.2.1 Giới thiệu chung về máy biến áp tự ngẫu 50
3.2.2 Trình tự tính toán biến thế tự ngẫu thông dụng 52
CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG MATLAB TRONG TÍNH TOÁN MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA CÔNG SUẤT NHỎ 55
4.1 Lưu đồ chương trình tính toán 55
4.2 Các giao diện chính của chương trình 56
4.2.1 Giao diện giới thiệu chương trình 56
4.2.2 Giao diện nhập thông số 57
4.2.3 Giao diện xuất kết quả 58
4.2.4 Giao diện trợ giúp 59
4.3 Chương trình tính toán 61
4.3.1 Chương trình tính toán cho MBA 2 dây quấn 61
Trang 84.3.2 Chương trình tính toán cho MBA tự ngẫu 69
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
Kết luận 76
Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC
Trang 9Hình 2.3 Dây quấn hình trụ 6
Hình 2.3a Dây quấn bẹt hai lớp 6
Hình 2.3b Dây quấn tròn nhiều lớp 6
Hình 2.4 Dây quấn hình xoắn 7
Hình 2.5 Dây quấn hình xoáy ốc liên tục 7
Hình 2.6 Dây quấn xen kẽ 8
Hình 2.7 Nguyên lý làm việc MBA 8
Hình 2.8 Biểu tượng Matlab 11
Hình 2.9 Cửa sổ run để gọi lệnh Matlab 11
Hình 2.10 Cửa sổ chờ khởi động của Matlab 12
Hình 2.11 Cửa sổ lệnh của Matlab 7.11 13
Hình 2.12 Cửa sổ làm việc của Matlab 7.11 14
Hình 2.13 Cửa sổ Command History 14
Hình 2.14 Cửa sổ Workspace 15
Hình 2.15 Cửa sổ Matlab Editor/Debugger 15
Hình 2.16 Cửa sổ Guide 16
Hình 2.17 Cửa sổ Matlab Demo Windown 16
Hình 2.18 Hộp thoại GUIDE Quick Start 17
Hình 2.19 Các tính năng trên cửa sổ Guide 18
Trang 10Hình 2.20 Hộp thoại thuộc tính của điều khiển – Inspector 20
Hình 3.1 Sơ đồ máy biến áp 2 dây quấn 35
Hình 3.2 Hình dạng lõi thép E,I 36
Hình 3.3 Hình dạng lõi thép U,I 36
Hình 3.4 Tiết diện dây dẫn 43
Hình 3.5 Kích thước lõi thép E,I đúng tiêu 44
Hình 3.6 Kích thước lõi thép EI đúng tiêu chuẩn 45
Hình 3.7 Bề dày khuôn cách điện 48
Hình 3.8 Bề dày cách điện các lớp 49
Hình 3.9 MBA tự ngẫu giảm áp 51
Hình 3.10 MBA tự ngẫu tăng áp 51
Hình 3.11 Nhược điểm của MBA tự ngẫu 52
Hình 4.1 Lưu đồ thuật toán truy xuất các giao diện 55
Hình 4.2 Lưu đồ thuật toán tính toán của chương trình 56
Hình 4.3 Giao diện giới thiệu của chương trình 57
Hình 4.4 Giao diện nhập thông số cho chương trình 57
Hình 4.5 Giao diện xuất kết quả tính toán MBA 2 dây quấn – trang 1 58
Hình 4.6 Giao diện xuất kết quả tính toán MBA 2 dây quấn – trang 2 58
Hình 4.7 Giao diện xuất kết quả tính toán MBA 2 dây quấn – trang 3 59
Hình 4.8 Giao diện xuất kết quả tính toán máy biến áp tự ngẫu 59
Hình 4.9 Giao diện trợ giúp của chương trình 60
Hình 4.10 Giao diện tra dữ liệu các thông số chương trình 60
Hình 4.11 Giao diện Demo 61
Trang 11Bảng 2.3 Các toán tử quan hệ 25
Bảng 2.4 Các toán tử logic 25
Bảng 2.5 Các ký tự đặc biệt 25
Bảng 3.1 Quan hệ giữa hệ số ∆U% theo công suất biểu kiến S2 (theo beyaert) 39
Bảng 3.2 Theo Tranformatoren Fabrik Magnus ta có ∆U% theo S2 khi phụ tải thuần trở cos = 1 39
Bảng 3.3 Bảng ∆U% tại phụ tải thuần trở theo Schindler 40
Bảng 3.4 Quan hệ Ch theo S2 40
Bảng 3.5 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Robert Kuhn 41
Bảng 3.6 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Auton Hopp 41
Bảng 3.7 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Walter Kehse 41
Bảng 3.8 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo AEG (Biến áp nguồn bộ chỉnh lưu) 41
Bảng 3.9 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Newnes 42
Bảng 3.10 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Elektroteknik und Machinenbau (Vienne 16/8/1931) 42
Bảng 3.11 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo National Bureau of Standard S408-Westinghouse 42
Bảng 3.12 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Schindler 42
Bảng 3.13 Quan hệ giữa ηba theo S2 – Theo Tranformatoren Fabrik Magnus 42
Trang 12Bảng 3.14 Quan hệ giữa J theo S2 (khi biến áp làm việc liên tục, làm nguội tự nhiên, hoặc dùng cấp cách điện thấp Y hay A) 43
Bảng 3.15 Quan hệ giữa J theo S2 ( khi máy biến áp làm việc ngắn hạn, hoặc dùng cấp cách điện cao E hay B) 43
Bảng 3.16 Bảng quan hệ chọn J theo nhiệt độ phát nóng cho phép của dây quấn – Theo Beyaert 43
Bảng 3.17 Chọn bề dày khuôn ekh theo cấp công suất biến áp S2 46
Trang 14MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong lĩnh vực điện công nghiệp và điện dân dụng thì máy biến áp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phân phối và cung cấp năng lượng vào sản xuất Trong đó các máy biến áp một pha công suất nhỏ là khá phổ biến trong đời sống của chúng ta vì vậy việc nghiên cứu thiết kế tính toán và chế tạo là hết sức cần thiết
Hiện nay, Matlab được sử dụng phổ biến trong các trường và trong các công ty cũng như trong nhiều ứng dụng Matlab là một phần mềm tính toán chính xác và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và việc sử dụng cũng khá dễ dàng Vì vậy việc nghiên cứu và tìm hiểu Matlab cũng là một phần quan trọng
Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “Tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ bằng phần mềm Matlab”
Tính cấp thiết của đề tài
Như ta đã biết việc tính toán và thiết kế máy điện nói chung và máy biến áp nói riêng hiện nay phải trải qua rất nhiều bước tính toán, như là tính toán mạch từ, tính toán dây dẫn, tính toán công suất, tính toán các tham số Như vậy thì việc tính toán cho một máy biến áp sẽ rất lâu và độ chính xác không cao do quá trình tính toán ta thường làm tròn hoặc nhầm lẫn Nhất là mỗi lần lựa chọn hoặc thay đổi một thông số nào đó hoặc khi ra kết quả mà không phù hợp cần tính lại thì ta phải tính lại cả bài toán Vì vậy đề tài tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ sử dụng phần mềm Matlab là rất cần thiết Trên giao diện Guide/Matlab, chúng ta chỉ cần nhập thông số vào và phần mềm sẽ tự động tính toán cho ta kết quả nhanh chóng và chính xác Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian mà công việc lại hiệu quả
Phạm vi đề tài
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài chúng tôi đã hoàn thành đồ án “thiết
kế máy biến áp 1 pha công suất nhỏ” gồm các nội dung sau:
Trang 15+ Viết chương trình trên matlab để tính toán máy biến áp một pha công suất nhỏ
Ứng dụng, nhu cầu thực tế của đề tài
Sau khi hoàn thành, đề tài có thể đóng góp một phần vào công cuộc phát triển của nhà trường bằng việc nâng cao tính công nghệ trong các phòng thí nghiệm, các phân xưởng cơ khí quấn dây máy biến áp của trường Ngoài ra với tính chính xác và nhanh chóng của chương trình thì nó có thể được sử dụng cho các nhà máy các phân xưởng sản xuất để tiết kiệm thời gian, tăng tính chính xác, và đưa ra những lựa chọn tối ưu cho quá trình thiết kế, tính toán máy biến áp
Phương pháp nghiên cứu khoa học của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu máy biến áp về cấu tạo hoạt động và các thông số trong máy biến
áp Phương pháp tính toán và các bước tính toán máy biến áp
Nghiên cứu phần mềm Matlab Tìm hiểu các lệnh trong Matlab, cách tạo giao diện và lập trình lệnh trong giao diện Guide
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Chạy kiểm tra đối chiếu chương trình và kết quả trên tính toán lý thuyết, kiểm tra lỗi
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Trong trường chúng ta hiện nay trong quá trình học cũng như thực hành hầu như việc tính toán máy biến áp chỉ được thực hiện trên lý thuyết Các đề tài nghiên cứu cũng như các đồ án khác cũng mới chỉ nghiên cứu Matlab trên các phương diện tính toán khác như tính toán trên động cơ, mô phỏng vận hành đường dây truyền tải điện, phân bố công suất Nhưng các chương trình chỉ thực hiện viết chương trình trên Mfile hoặc trên Simulink mà chưa tạo giao diện cho chương trình tính toán hoặc thiết kế giao cũng chỉ đơn giản chưa đi sâu khai thác các tính năng của Guide/Matlab
Tại nước ta hiện nay hầu hết việc thiết kế tính toán máy biến áp chỉ thực hiện trên lý thuyết và việc tính toán cũng như các bước tính toán cũng chỉ thực hiện tương đối chưa cụ thể Các chương trình tính toán cho máy biến áp chưa được quan tâm và phát triển
Trên thế giới ngành công nghiệp sản xuất máy biến áp đã trở nên phổ biến nên việc tính toán máy biến áp đi theo các quy trình và công đoạn chặt chẽ, và các phần mềm phục vụ tính toán cũng trở nên phổ biến Nhưng các quá trình tính toán và các thông số tính toán cũng như các thuật ngữ tính toán chưa phù hợp với nước ta nên khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện Bên cạnh đó các chương trình tính toán cũng được viết theo tiếng nước ngoài và các thuật ngữ cũng không phù hợp với nước ta
Vì vậy trong đề tài này, các bước tính toán đã được cụ thể hóa đơn giản và dễ thực hiện Chương trình tính toán được viết trên ngôn ngữ tiếng Việt, các thuật ngữ trong chương trình dễ hiểu và có giải thích cụ thể, hình ảnh minh họa rõ ràng để dễ dàng cho người sử dụng Ngoài ra chương trình còn cung cấp nhiều tùy chọn hữu ích cho người sử dụng như lưu kết quả tính toán, tùy chỉnh màu sắc, ngôn ngữ, báo lỗi
Trang 17dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành hệ thống dòng xoay chiều ở điện áp khác có cùng tần số
Đầu vào MBA được nối với nguồn điện được gọi là sơ cấp, Kí hiệu 1
Đầu ra của MBA được nối với tải được gọi là thứ cấp, Kí hiệu 2
Khi điện áp đầu thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp (U2>U1) ta có MBA tăng áp Khi điện áp đầu thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp (U2<U1) ta có MBA hạ áp
2.1.1 Các đại lượng trong MBA
- Dung lượng hay công suất định mức Sđm là công suất biểu kiến (hay công suất toàn phần) đưa ra ở dây quấn thứ cấp máy biến áp tính bằng VA, kVA
- Điện áp sơ cấp định mức U1đm điện áp dây của dây quấn sơ cấp tính bằng V,
Trang 18Hình 2.1 Mạch từ kiểu trụ Hình 2.2 Mạch từ kiểu bọc
2.1.2.1 Mạch từ
Mạch từ dùng để dẫn từ thông chính của máy, thường được chế tạo bằng những vật liệu dẫn từ tốt như lá thép kỹ thuật điện Lõi thép gồm 2 bộ phận chính là trụ và gông tạo thành mạch từ khép kín:
- Trụ là nơi để đặt dây quấn
- Gông là phần khép kín mạch từ giữa các trụ
Lá thép kĩ thuật điện được sử dụng thường có độ dày từ 0,3-0,5mm và có chứa hàm lượng silic từ 1% 4%, nhằm mục đích giảm tổn hao điện năng trong mạch từ do tác dụng của dòng điện Fu-cô và hiện tượng từ để làm phát nhiệt Ngoài ra hai mặt còn được sơn cách điện hoặc có lớp giấy cách điện mỏng
Có hai loại mạch từ phổ biến:
- Mạch từ kiểu trụ (hoặc kiểu cột) có dạng “U”, thường do nhiều lá thép chữ I ghép lại
- Mạch từ kiểu bọc có dạng “E,I”, mạch từ phân nhánh ra hai bên và bọc lấy cuộn dây quấn trên cột từ chính Nhờ thế từ tản giảm nhỏ đi
Ngoài ra còn có mạch từ kiểu trụ-bọc nhưng chỉ thường được sử dụng trong các máy biến áp có công suất lớn Hoặc mạch từ hình chữ “X”, đạt hiệu suất cao nhưng khó gia công, giá thành cao Mạch từ hình xuyến
Trang 19Hình 2.3a Dây quấn bẹt hai lớp Hình 2.3b Dây quấn tròn nhiều lớp
dùng dây tròn có đường kính không quá 3mm Đối với MBA công suất lớn chịu dòng lớn dùng dây hẹp, tiết diện vuông hoặc chữ nhật thì sẽ lợi hệ số lấp đầy hơn
Dây quần gồm nhiều vòng dây và được lồng vào trụ mạch từ giữa các vòng dây, dây quấn có cách điện với nhau và các cuộn dây được cách điện với lõi
Dây quấn MBA gồm có 2 cuộn cao áp, cuộn hạ áp, đôi khi còn có thêm cuộn trung áp
Theo cách sắp xếp dây quấn cao áp và hạ áp, người ta chia ra hai loại dây quấn chính đó là : dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ
Dây quấn đồng tâm : Ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là nhưng vòng
tròn đồng tâm Dây quấn hạ áp thường quấn phía trong gần trụ thép, còn dây quấn cao
áp quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn hạ áp Với cách quấn này có thể giảm bớt được điều kiện cách điện của dây quấn cao áp, bởi vì giữa dây quấn cao áp và trụ đã có cách điện bởi bản thân dây quấn hạ áp
Dây quấn đồng tâm có những kiểu dây quấn chính:
Dây quấn hình trụ: nếu tiết diện dây dẫn lớn thì dùng dây bẹt và thường
Trang 20quấn thành 2 lớp, nếu tiết diện dây dẫn nhỏ thì dùng dây tròn quấn thành nhiều lớp Dây quấn hình trụ dây tròn thường làm dây cao áp tới 35kV; dây quấn trụ dây bẹt chủ yếu làm dây quấn hạ áp từ 6kV trở xuống
Dây quấn hình xoắn: Gồm nhiều dây bẹt chập lại với nhau quấn theo đường xoắn ốc, giữa các vòng dây có các rảnh hở Kiểu này thường dùng cho dây quấn hạ áp của máy biến áp dung lượng trung bình và lớn
Dây quấn xoáy ốc liên tục: làm bằng dây bẹt và khác với dây quấn hình xoắn ở chổ: dây quấn này được quấn thành những bánh dây phẳng cách nhau bằng những rảnh hở Bằng cách hoán vị đặc biệt trong khi quấn, các bánh dây được nối tiếp một cách liên tục mà không cần mối hàn giữa chúng, cũng vì thế mà dây quấn được gọi là xoáy ốc liên tục Dây quấn này chủ yếu làm cuộn cao áp, điện áp 35kV trở lên
và dung lượng lớn
Dây quấn xen kẽ: Các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẽ nhau dọc
theo trụ thép Cần chú ý rằng, để cách điện được dễ dàng, các bánh dây sát gông thường thuộc dây quấn hạ áp, kiểu dây quấn này hay dùng trong máy biến áp kiểu bọc
Vì chế tạo và cách điện khó khăn, kém vững chắc về cơ khí nên các máy biến áp kiểu trụ hầu như không dùng kiểu dây quấn xen kẽ
Mạch đơn Mạch kép
Hình 2.4 Dây quấn hình xoắn Hình 2.5 Dây quấn hình xoáy ốc liên
tục
Trang 212.1.3 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp trong một MBA không có liện hệ với nhau về điện mà chỉ có liên hệ với nhau về từ
Xét máy biến áp đơn giản gồm 2 cuộn dây được quấn trên lõi sắt mạch từ cột Cuộn dây W1 mắc với nguồn điện vào được gọi là cuộn sơ cấp, còn cuộn W2 lấy điện
2 : Dây quấn cao áp
3 : Mạch từ
Hình 2.7 Nguyên lý làm việc MBA
Trang 22chạy trong lõi thép, móc vòng đồng thời cả hai dây quấn sơ cấp W1 và thứ cấp W2gọi là từ thông chính
Theo định luật cảm ứng điện từ, sự biến thiên của làm cảm ứng vào dây quấn
Khi máy biến áp không tải, cuộn dây thứ cấp hở mạch, dòng điện thứ cấp I2=0, từ thông chính trong lõi thép chỉ do dòng sơ cấp I0 sinh ra
Khi máy biến áp có tải, dây quấn thứ cấp nối với tải có tổng trở Z , dưới tác động của sức điện động e2, có dòng điện thứ cấp i2 qua tải Khi đó từ thông chính do đồng thời cả hai dòng sơ cấp i1 và thứ cấp i2 sinh ra
Điện áp u1 hình sin nên từ thông cũng biến thiên hình sin :
= max.sint
Ta có : e = −W ( . )= 4,44f W √2 sin ωt −
= E √2 sin (ωt −π
2) Với E1= 4,44f.W1.max là trị số hiệu dụng của sức điện động sơ cấp
Và : e = −W ( . ) = 4,44f W √2 sin ωt −π
= E √2 sin (ωt −π
2) Với E2= 4,44f.W2.max là trị số hiệu dụng của sức điện động thứ cấp
Từ đó, ta thấy sức điện động sơ cấp và thứ cấp có cùng tần số, nhưng có trị số hiệu dụng khác nhau
Nếu ta chia E1 cho E2 ta được : k = = , gọi là hệ số biến áp
Nếu bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí có thể coi gần đúng U1 E1, U2 E2, ta có :
Trang 23U I U I ho c U
U
II
+ Máy biến áp tự ngẫu: biến đổi điện áp trong một phạm vi không lớn lắm, dùng
để mở máy các động cơ điện xoay chiều
2.2 Tổng quan về Matlab
2.2.1 Matlab là gì
Matlab là ngôn ngữ lập trình kỹ thuật cấp cao chuyên dùng trong lĩnh vực thuật toán Ngôn ngữ này được kết hợp giữa sự tính toán, thực tiễn và lập trình trong môi trường thân thiện dễ sử dụng, là nơi mà những vấn đề và các giải pháp được diễn đạt dưới dạng toán học Matlab cho phép người sử dụng thao tác trên ma trận, thực hiện các thuật toán, tạo ra các giao diện người dùng, và cho phép lập trình với các chương trình viết bằng ngôn ngữ khác như C, C++, Fortan
Tính năng Matlab bao gồm:
Toán học và các phép toán
Trang 24 Triển khai giải thuật
Làm mô hình, mô phỏng
Phân tích, khảo sát và hiển thị dữ liệu
Đồ họa kỹ thuật và khoa học
Triển khai ứng dụng bao gồm việc thiết kế giao diện đồ họa
Matlab là thuật ngữ được viết tắt từ Matrix laboratory, vì lúc đầu nó được viết với mục đích làm cho việc truy cập phần mềm ma trận triển khai từ các đề án LINKPACK và EISPACK – các chương trình tạo ảnh nghệ thuật tính toán theo ma trận được dễ dàng và nhanh chóng
2.2.2 Thao tác cơ bản trên Matlab
2.2.2.1 Khởi động
Khi double_click vào biểu tượng Matlab, thì
chương trình sẽ khởi động với giao diện chào với
một vài thông tin như phiên bản của Matlab, hệ
điều hành đang sử dụng, ngày tháng chương trình
cập nhật, cấp số giấy phép của chương trình và
Hình 2.8 Biểu tượng Matlab
Hình 2.9 Cửa sổ run để gọi lệnh Matlab
Trang 25Hình 2.10 Cửa sổ chờ khởi động của Matlab
Sau Matlab khởi động xong thì cửa sổ lệnh Command Windows sẽ xuất hiện Chờ đến khi chương trình khởi động hoàn thiện và dấu nhắc của chương trình bật lên
- Tại cửa sổ Workspace sẽ hiển thị các biến mà Matlab đang sử dụng
- Tại cửa sổ Current Folder sẽ hiện thị đường dẫn tới thư mục mà Matlab đang làm việc đồng thời hiển thị các tập tin và thư mục trong tập tin này
Trang 26Đây là giao diện làm việc chính của Matlab
Hình 2.11 Cửa sổ lệnh của Matlab 7.11
2.2.2.2 Thoát khỏi Matlab
Để thoát khỏi Matlab ta có thể thực hiện một trong các phương án sau:
Vào menu File chọn Exit MATLAB
Dùng tổ hợp phím Ctrl+Q
Từ dấu nhắc hệ thống sử dụng lệnh >> Exit hoặc lệnh >> Quit
Click vào biểu tượng close ( ) trên của sổ lệnh của Matlab
2.2.2.3 Các cửa sổ chương trình thường giao tiếp
Cửa sổ Command Windown
Là cửa sổ giao tiếp chính của Matlab bởi đây là nơi nhập giá trị các biến, hiển thị giá trị, tính toán giá trị của biểu thức, thực thi các hàm có sẵn trong thư viện (dạng lệnh), hoặc các hàm (dạng function) do người dùng lập trình ra trong M-file
Các lệnh được nhập sau dấu nhắc “>>”, và nếu có sai sót trong quá trình
gõ (nhập) lệnh thì hãy nhấn phím Enter cho đến khi nhận được dấu nhắc “>>” Thực thi lệnh bằng nhấn phím Enter
Trang 27 Cửa sổ Command History
Các dòng mà bạn nhập vào trong
cửa sổ Command Window (các dòng
này có thể là dòng nhập biến, hoặc có thể
là dòng lệnh thực hiện hàm nào đó) được
giữ lại trong cửa sổ Command History, và
cửa sổ này cho phép ta sử dụng lại
những lệnh đó bằng cách click chuột lên
các lệnh đó hoặc các biến, nếu như bạn
muốn sử dụng lại biến đó
Cửa sổ Workspace
Là cửa sổ thể hiện tên các biến đã sử dụng cùng với kích thước vùng nhớ (Bytes), kiểu dữ liệu(Class), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), giá trị của biến (Value), tên biến (Name), Các biến được giải phóng sau mỗi lần tắt
Cửa sổ command
Workspace
Cửa sổ command History
Hình 2.12 Cửa sổ làm việc của Matlab 7.11
Hình 2.13 Cửa sổ Command History
Trang 28chương trình. Có thể chỉnh sửa trực tiếp giá trị, kích thước của biến khi ta double
click vào biến hoặc chọn Open selection hoặc nhấn Ctrl + D Ta cũng có thể lưu
trữ các biến của phiên làm việc vào một file
*.mat, hoặc lấy các biến của phiên làm việc trước
từ file lưu *.mat bằng
cách chọn save hoặc nhấn Ctrl + S
Cửa sổ Matlab Editor/Debugger
Đây là nơi soạn thảo các chương trình M-file, các Function chính của Matlab
Cửa sổ Guide
Hình 2.14 Cửa sổ Workspace
Hình 2.15 Cửa sổ Matlab Editor/Debugger
Trang 29Đây là cửa sổ thiết kế giao diện đồ họa của chương trình
Cửa sổ Matlab Demo Windown
Hình 2.17 Cửa sổ Matlab Demo Windown Hình 2.16 Cửa sổ Guide
Trang 30Cửa sổ giúp tìm kiếm các thông tin các thông tin giúp đỡ trong quá trình lập trình Matlab Ta có thể xem các định nghĩa, các thông tin, các ví dụ mẫu và hướng dẫn cụ thể
2.2.3 Sử dụng trình thiết kế giao diện Guide
2.2.3.1 Khởi động Guide
Để khởi động Guide ta có thể thực hiện:
Cách 1: vào menu File -> New -> GUI
Cách 2: tại dấu nhắc đánh lệnh >> guide
Sau đó cửa sổ GUIDE Quick Start xuất hiện Tại đây ta có thể chọn Create New Gui để tạo một Guide mới với các sự lựa chọn:
Blank GUI (Default): mở hộp thoại GUI trống không có điều khiển unicontrol nào cả
GUI with Unicontrols: mở hộp thoại GUI với vài unicontrol như pushbutton, text, edit, radiobuttom, panel chương trình có thể chạy ngay
Hình 2.18 Hộp thoại GUIDE Quick Start
Trang 31Hoặc chọn Open Existing Gui để mở một giao diện đã có sẵn Sau đó ta nhấn Ok
để bắt đầu mở cửa sổ thiết kế của Guide
Để lấy các điều khiển ta thực hiện kéo thả các điều khiển có sẵn tại bên trái thả vào trong giao diện lập trình Ta có thể kéo các điều khiển đến các vị trí mong muốn hoặc dùng công cụ Alignment ( ) để cân chỉnh và xác định vị trí giữa các điều khiển
Sau khi thiết kế xong ta lưu giao diện lại Lúc này Matlab tự động tạo ra file *.fig dùng để lưu giao diện vừa tạo và fiel *.m để chứa mã lệnh cần thực hiện Việc tiếp đó
Sắp xếp điều khiển
Soạn
chương trình
Soạn thảo thuộc tính
Thuộc tính các điều khiển
Chạy thử
Các điều khiển
Vùng thiết kế Soạn
Toolbar
Hình 2.19 Các tính năng trên cửa sổ Guide
Trang 32là viết các mã lệnh vào file *.m Trong quá trình thiết kế ta có thể chạy thử sau mỗi bước thiết kế bằng cách chọn Run Figure ( ) hoặc nhấn Ctrl + T
2.2.3.2 Một số điều khiển thông dụng
Push Button : là các bút nhấn như nút OK, Cancel
Slider : là thanh trượt với con trượt ở trên để thay đổi giá trị của nó
Radio Button, Check Box : là các ô lựa chọn giá trị có hoặc không
Edit text, Static text : đều là hộp để chứa văn bản nhưng Edit text thì
có thể thay đổi trực tiếp thuộc tính string khi chạy giao diện còn Static text thì không
Pop-up Menu, Listbox : là các điều khiển để lựa chọn một giá trị có sẵn trong danh sách cho sẵn
Axes : điều khiển để hiển thị đồ thị, hình ảnh
Menu Editor : là trình điều khiển đặt biệt để thiết kế Menu cho giao diện chương trình
Panel để tạo thành các hộp điều khiển nhóm các nhóm đối tượng điều khiển
Button Group để tạo thành các hộp điều khiển nhóm các Button thành một nhóm điều khiển
2.2.3.3 Các thuộc tính cơ bản của các điều khiển
Để thay đổi hoặc thuộc tính của điều khiển ta click chuột phải vào điều khiển cần thay đổi thuộc tính chọn Property Inspector, hoặc double click vào điều khiển đó Khi
đó hộp thoại Inspector của điều khiển đó sẽ được mở ra
Một số các thuộc tính cơ bản như:
Tag: là tên của trình điều khiển
Trang 33 Position: vị trí, tọa độ của trình điều
khiển trong giao diện chương trình
FontAngle: kiểu chữ hiển thị có thể
chọn normal (bình thường), italic
(nghiêng), oblique (xiêng)
FontName: tên của Font mà điều
Visible: bật hoặc tắt điều khiển khi
chạy với 2 giá trị tương ứng là on và
off
Style: loại của trình điều khiển được
chọn
Max, Min: giá trị lớn nhất và nhỏ nhất mà trình điều khiển có thể đặt
HorizontalAlignment: vị trí của chữ trong trong điều khiển ta có thể chọn left (trái), right (phải), center (ở giữa)
ForegroundColor: màu của các chữ bên trong điều khiển
2.2.3.4 Các hàm của điều khiển
Để gọi hàm cho điều khiển ta click chuột phải vào điều khiển đó và chọn View Callbacks, hoặc chọn menu View chọn View Callbacks sau đó chọn các hàm Callback
mà ta muốn gọi
Hình 2.20 Hộp thoại thuộc tính của
điều khiển – Inspector
Trang 34Bảng 2.1 : Bảng các hàm của các điều khiển
Callback property Sự kiện xảy ra Các Điều khiển có
hàm này
ButtonDownFcn Thực hiện khi ta nhấn chuột lên
hoặc trong 5 pixels của component hoặc figure Nếu là compoment thì thuộc tính Enable phải là on
Axes, figure, button group, panel, user interfacecontrols
Callback Hành động của các component,
ví dụ như thực thi khi người dùng click lên Push Button hoặc chọn một thành phần menu
Contextmenu, menu, userinterface
controls
CloseRequestFcn Thực thi trước khi figure đóng Figure
CreateFcn Tạo các thành phần.Nó được
dùng để khởi tạo các thành phần khi nó được tạo ra Nó thực thi sau khi thành phần hoặc figure được tạo, nhưng trước khi hiển thị lên trên giao diện người dùng
Axes, figure, button group, contextmenu, menu, panel, user interfacecontrols
DeleteFcn Xóa thành phần Nó có thể được
một phím trong keyboard và component hoặc figure của hàm callback đó đang được focus
Figure, userinterface controls
ResizeFcn Thực thi khi người dùng thay đổi
kích thước của panel, button group, hoặc figure với điều kiện
thuộc tính Resize của figure =
on
Buttongroup, figure, panel
SelectiononChangeFcn Thực thi khi người dùng lựa
chọn một nút Radio Button khác hoặc toggle button khác trong thành phần Button Group
Trang 35tầm focus
2.2.4 Một số lệnh trong lập trình Matlab
2.2.4.1 Nhóm các lệnh cơ bản
Lệnh ANS
a Công dụng: Là biến chứa kết quả mặc định
b Giải thích: Khi thực hiện một lệnh nào đó mà chưa có biến chứa kết quả, thì MATLAB lấy biến Ans làm biến chứa kết quả đó
clear: xóa tất cả các biến khỏi vùng làm việc
clear name: xóa các biến hay hàm được chỉ ra trong name
clear functions: xóa tất cả các hàm trong bộ nhơ
clear variables: xóa tất cả các biến ra khỏi bộ nhớ
clear mex: xóa tất cả các tập tin mex ra khỏi bộ nhớ
clear: xóa tất cả các biến chung
Trang 36clear all: xóa tất cả các biến, hàm, và các tập tin mex khỏi bộ nhớ Lệnh này
làm cho bộ nhớ trống hoàn toàn
c Giải thích : load: nạp file matlap.mat
load filename: nạp file filename.mat
load filename.extension: nạp file filename.extension
Tập tin này phải là tập tin dạng ma trận có nghĩa là số cột của hàng dưới phải bằng số cột của hàng trên Kết quả ta được một ma trận có số cột và hàng chính là số cột và hàng của tập tin văn bản trên
c Giải thích : path: liệt kê tất cả các dường dẫn đang có
p: biến chứa đường dẫn
path (p): đặt đường dẫn mới
Lệnh CLC
Trang 37a Công dụng: Thoát khỏi Matlab
Trang 38& Thực hiện phép toán logic AND
Thực hiện phép toán logic OR
~ Thực hiện phép toán logic NOT
Giải thích : Kết quả của phép toán là 1 nếu phép logic là đúng và là 0 nếu phép logic là sai
Phép logic có chế độ ưu tiên thấp nhất so với phép toán số học và phép toán so sánh
Bảng 2.5 Các ký tự đặc biệt
Trang 39c Giải thích: kq: biến chứa kết quả
Nếu ‘string’ là các ký số thì chuyển thành những con số
Nếu ‘string’ là câu lệnh thì chuyển thành các lệnh thi hành được
Trang 40tên menu: là tiêu đề của menu
tên biến: là nơi cất giá trị nhận được sau khi chọn chức năng của menu
Chức năng 1, 2, ….,n:khi chọn chức năng nào thì tên biến có giá trị là số thứ tự của chức năng đó
Lệnh FOR
a Công dụng: Dùng để thực hiện 1 công việc cần lặp đi lặp lại theo một quy luật, với số bước lặp xác định trước
b Cú pháp:
for biến điều khiển = giá trị đầu : giá trị cuối,
thực hiện công việc;
thực hiện công việc 1;
elseif biểu thức luận lý 2
thực hiện công việc 2;
else
thực hiện công việc 3;
end