...Lương Thị Liễu.pdf tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh t...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Lương Thị Liễu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA ENSO ĐẾN NẮNG NÓNG ẢNH HƯỞNG
TỚI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
HỆ ĐẠI HỌC Ngành : Khí tượng học
Hà Nội – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Lương Thị Liễu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA ENSO ĐẾN NẮNG NÓNG ẢNH HƯỞNG
TỚI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
HỆ ĐẠI HỌC Ngành : Khí tượng học
Giảng viên hướng dẫn : Ths.Phạm Minh Tiến
Và : CN Nguyễn Thị Phượng
Trang 31
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khí Tượng Thủy Văn Trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Phạm Minh Tiến và
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng , người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em
để hoàn thành tốt bài khóa luận này
Trong quá trình làm bài khóa luận với kiến thức, trình độ và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm giúp em hoàn thành bài khóa luận được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN 7
1.1 Khái niệm , định nghĩa 7
1.2 Khái quát về cơ chế vật lý của ENSO 8
1.2.1 Dao động Nam và Hoàn lưu Walker 8
1.2.2 Tương tác đại dương - khí quyển 9
1.2.3 Cơ chế hoạt động của ENSO 9
1.3 Diễn biến của các đặc trưng ENSO 11
1.3.1 Chỉ số Dao động Nam (SOI) 11
1.3.2 Nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo Thái Bình Dương 12
1.4 Đặc điểm tự nhiên ở khu vực nghiên cứu 13
1.4.1 Vị trí địa lý 13
1.4.2 Đặc điểm địa hình 14
1.4.3 Đặc điểm khí hậu 14
1.4.3.2 Chế độ nhiệt 15
1.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 18
1.5.1 Trên thế giới 18
1.5.2 Tại Việt Nam 19
CHƯƠNG II:CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Cơ sở dữ liệu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Chỉ tiêu xác định các chu trình ENSO 22
2.2.2 Tiêu chí xác định nắng nóng ở Việt Nam 22
CHƯƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Các chu trình ElNino và LaNina trong thời kỳ 1963– 2012 24
3.2 Tác động của ENSO đến nắng nóng khu vực Bắc trung bộ 26
3.2.1 Phân bố nắng nóng 26
3.2.2 Ảnh hưởng của ENSO đến nắng nóng khu vực Bắc trung bộ 27
Trang 53
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng nhiệt độ tháng và năm trung bình nhiều năm 15
Bảng 1.2: Đặc trưng lượng mưa tháng và năm trung bình nhiều năm 17
Bảng 1.3: Chế độ gió nhiều năm các các trạm khí tượng 17
Bảng 1.4: Chế đô ẩm nhiều năm cuả các trạm khí tượng 17
Bảng 1.5: Chế đọ bốc hơi của các trạm khí tượng 18
Bảng 3.1: Các đợt ENSO nóng (El Nino) 24
Bảng 3.2: Các đợt ENSO lạnh (La Nina) 25
Bảng 3.3: Các mùa hè ENSO 26
Bảng 3.4: Nắng nóng trung bình tháng khu vực bắc trung bộ 27
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện bình thường 8
Hình 1.2: Sơ đồ hoàn lưu Walker rong điều kiện El Nino 10
Hình 1.3: Chỉ số SOI trung bình tháng thời kỳ 1990-5/2011 11
Hình 1.4: Chỉ số SSTA trung bình tháng thời kỳ 1961- 2011 12
Hình 1.5: Bản đồ khu vực Bắc Trung Bộ 13
Hình 2.1: Phân bố trạm khí tượng khu vực Bắc Trung Bộ 21
Hình 3.1: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Hồi Xuân 28
Hình 3.2: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Thanh Hóa 29
Hình 3.3: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Tương Dương 29
Hình 3.4: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Vinh 30
Hình 3.5: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Hà Tĩnh 30
Hình 3.6: Xu thế biến đổi nắng nóng ở trạm Kỳ Anh 31
Hình 3.7: Tổng số ngày nắng nóng trung bình năm của các trạm những năm Elnino và những năm không Enso 31
Hình 3.8: Tổng số ngày nắng nóng trung bình năm của các trạm những năm Lanina và những năm không Enso 32
Trang 75
CHỮ VIẾT TẮT
OLR Bức xạ sóng dài
Nino.3 50N- 50S, 1500W-900W
SSTA Dị thường của nhiệt độ mặt nước biển Qsw Lượng bức sóng ngắn từ mặt trời
Trang 8MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây chúng ta có thể nhận thấy sự biến động bất thường của khí hậu và thời tiết, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế Giới Hiện tượng Trái đất nóng lên kéo theo nhiều hệ quả thời tiết nghiêm trọng như bão lũ, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán gió mạnh, tố, lốc, mưa đá, băng giá,sương muối, rét đậm rét hại… gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt của con người
Nắng nóng là một trong những loại hình thời tiết rất đặc trưng trong mùa hè ở hầu khắp khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, gây ảnh hưởng về nhiều mặt đối với con người, cây trồng và vật nuôi Ở Việt Nam, theo các tiêu chuẩn và thống kê khí hậu của Viện Khí tượng Thủy văn, nắng nóng xuất hiện khi nhiệt độ cao nhất trong ngày lớn hơn hoặc bằng 350C Khi nhiệt độ cao nhất trong ngày lớn hơn hoặc bằng 370C thì được coi là nắng nóng gay gắt Các đợt nắng nóng xuất hiện liên tiếp, kéo dài trên một hay nhiều khu vực dẫn đến khô hạn gay gắt
Và khi xảy ra hiện tượng Elnino thì ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng trong điều kiện El Nino đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng rõ hơn ở phía Bắc Trái lại, trong điều kiện La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở phía Nam.Trong bài này tập chung chủ yếu tìm hiểu về “Tác động của Enso đến nắng nóng ảnh hưởng tới khu vực Bắc Trung Bộ” nhằm phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nó gây ra Bố cục bài khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu