doi moi mon van

7 204 0
doi moi mon van

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD & ĐT Lạng Sơn Trờng THPT Văn Quan Văn Quan ngày 16 tháng 2 năm 2009 Báo cáo tham luận Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng môn Ngữ văn ở Trờng THPT Văn Quan - Lạng Sơn. Lời nói đầu. Văn học là nhân học, dạy học Ngữ văn là dạy học cách làm ngời. Môn Ngữ văn giữ một vai trò rất quan trọng trong nhà trờng phổ thông. Vì nó cung cấp cho học sinh một khối lợng tri thức văn học tơng đối có hệ thống bao gồm các tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam và văn học nớc ngoài, ngôn ngữ văn học, văn học sử và một số tác phẩm thuộc các thể loại khác nh sử ký, văn bản nhật dụngTừ đó giúp các em mở rộng khả năng đọc hiểu và tiếp xúc với đời sống xã hội. Đồng thời rèn luyện cho học sinh năng lực đọc độc lập, bắt đầu từ đọc đúng, hiểu đúng văn bản tiếng Việt, tiến tới hiểu đúng nội dung t tởng, tình cảm của tác phẩm, biết phân tích, đánh giá tác phẩm một cách có phơng pháp và sáng tạo. Bên cạnh đó các em cần phải biết viết các văn bản thông dụng nh tự sự, thuyết minh, hành chính công cụ, đặc biệt là văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học một cách mạch lạc, khúc chiết. Với một vị trí vai trò hết sức quan trọng nh vậy, đã từ lâu, Ngữ văn luôn là một trong số những môn học khó đối với học sinh; đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số khi mà kỹ năng nói và viết tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Trớc đây chất l- ợng bộ môn ngữ văn ở trờng THPT Văn Quan nhìn chung là thấp, số học sinh giỏi cấp tỉnh trong nhiều năm hầu nh là không có. Nhng trong những năm gần đây chất lợng bộ môn Ngữ văn trờng THPT Văn Quan đã có nhiều khởi sắc. ( Tỉ lệ tốt nghiệp Năm học 2006-2007 là 47%; Năm học 2007-2008 là 65,2%; hai năm học đó đều có học sinh đạt giải cấp tỉnh ). Đó là những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh thì chúng tôi (những giáo viên dạy văn của 1 trờng) vẫn còn phải cố gắng rất nhiều. Đợc giao nhiệm vụ quan trọng - Dạy văn, chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở trớc những gì cha làm đợc. Đến với buổi hội thảo ngày hôm nay, tôi xin thay mặt những giáo viên dạy văn của trờng THPT Văn Quan đợc trình bày tham luận: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng bộ môn Ngữ văn ở Trờng THPT Văn Quan-Lạng Sơn. Một số biện pháp cụ thể. 1. Định hớng để học sinh thờng xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp Trờng THPT Văn Quan đóng trên địa bàn xã Văn An huyện Văn Quan. Gần nh 100% học sinh của trờng là ngời dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, phần lớn các em lại sinh sống ở những bản, làng xa, tiếp cận với các phơng tiện thông tin đại chúng (đài, báo, ti vi) không nhiều, ở nhà các em lại thờng xuyên nói tiếng của dân tộc mình trong giao tiếp nên khả năng sử dụng tiếng Việt rất hạn chế. Một số em dù học đến lớp 11,12 nhng vẫn rất khó khăn trong việc sử dụng, lựa chọn từ ngữ để diễn đạt trong khi nói hoặc làm văn. Môn Ngữ vănmôn học mang tính chất công cụ- Tính công cụ giao tiếp của ngôn ngữ và tính công cụ kép của ngôn ngữ trong văn học. Trong văn học, tiếng Việt vừa là công cụ giao tiếp thông thờng vừa là công cụ giao tiếp thẩm mĩ. Với mục tiêu đào tạo con ngời, việc rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh là điều cần thiết để giúp các em có đủ năng lực giải quyết những vấn đề đặt ra trong khoa học cũng nh trong đời sống. Vì thế, trên lớp giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến các em này: thờng gọi các em đọc bài, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trao đổi, thảo luận nhóm cùng các bạnNh vậy, vừa giúp các em tự tin vừa rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. 2. Yêu cầu học sinh phải có và sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập phục vụ cho môn học. Mỗi học sinh phải có sách giáo khoa, sách bài tập, vở soạn bài, vở viết bài kiểm tra Một năm học trừ hai bài thi học kì, học sinh còn phải làm 5 bài kiểm tra(hệ số 2) đối với lớp chuẩn và 7 bài đối với lớp nâng cao. Giáo viên yêu cầu mỗi học 2 sinh phải có một quyển vở riêng để làm bài kiểm tra. Điều này vừa giúp giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua các bài viết vừa giúp học sinh có thể xem lại những lời nhận xét của giáo viên để rút kinh nghiệm cho các bài làm sau. Vì toàn bộ bài làm đợc lu giữ trong vở này, mỗi bài đều có điểm, có lời nhận xét của giáo viên. Sau mỗi tiết trả bài, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà lập lại dàn bài, chữa những sai sót trong bài, thậm chí viết lại đối với những bài quá kém. 3. Hớng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà (soạn bài). Đối với môn Ngữ văn, bên cạnh việc học bài cũ học sinh phải chuẩn bị bài (soạn bài mới). Cùng với việc trả lời các câu hỏi của phần hớng dẫn học bài của bài mới, giáo viên cần có những hớng dẫn cụ thể để học sinh chuẩn bị: Ví dụ: - Đối với thể loại truyện: Học văn mà không đọc tác phẩm hoặc chỉ đọc theo kiểu cỡi ngựa xem hoa thì là sai lầm trầm trọng. Giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc kĩ trớc tác phẩm ở nhà, tóm tắt tác phẩm để nắm đợc cốt truyện. Nên coi đây là yêu cầu bắt buộc, là một trong nội dung mà học sinh phải chuẩn bị trớc ở nhà. Vì thời lợng cho mỗi tác phẩm theo quy định chỉ từ một đến hai tiết. Nếu học sinh không đọc kĩ để tóm tắt trớc thì rất khó tiếp thu bài trong quá trình đọc- hiểu văn bản ở lớp. Và vì không đọc kĩ tác phẩm, không nắm đợc cốt truyện nên dẫn đến tình trạng học sinh chỉ nhớ mang máng về một chi tiết, một nhân vật nào đó rồi gán ghép chi tiết đó, nhân vật đó vào tác phẩm khác hoặc kể những câu chuyện bịa đặt hoàn toàn. Trong khi thi học kì, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh ĐH- CĐ đã từng xảy ra tình trạng này. - Đối với thể loại thơ: Thơ là tiếng nói của tâm hồn, thơ là nghệ thuật ngôn từDựa vào đặc trng thể loại của thơ, giáo viên hớng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng những đoạn thơ hay, cảm nhận chung sau khi đọc xong bài thơ, nắm đợc hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, xác định đợc bố cục, tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Đối với các bài luyện tập của phần tiếng Việt: Gần nh toàn bộ phần tiếng Việt của lớp 10, 11, 12 theo chơng trình SGK mới đều là bài luyện 3 tập. Kiến thức về lý thuyết đã đợc học ở cấp THCS. Vì thế giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài bằng cách nêu ra các câu hỏi để học sinh ôn lại kiến thức cũ trớc khi làm bài tập. Cùng với việc hớng dẫn học sinh soạn bài, giáo viên phải thờng xuyên kiểm tra việc soạn bài của học sinh. Tránh việc soạn bài chỉ là hình thức đối phó mà không mang lại hiệu quả. 4. Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ GD & ĐT để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài thi. Đánh giá chất lợng dạy và học chính là kết quả của các kì thi. Môn Ngữ văn đã từ lâu đợc vẫn đợc coi là môn chính và luôn là môn bắt buộc trong các kì thi. Với hình thức thi 100% tự luận nên trong quá trình kiểm tra, giáo viên rất hạn chế ra câu hỏi trắc nghiệm. Rèn luyện kĩ năng làm văn là một trong những khâu hết sức quan trọng, quyết định chất lợng làm bài của học sinh. Giáo viên phải tăng cờng để học sinh thực hành bằng cách tiếp xúc và giải quyết nhiều dạng đề theo hớng dẫn của Bộ GD & ĐT. Sau đó, giáo viên chữa, chấm bài thận trọng, đánh giá chính xác khách quan bài làm của học sinh. Theo cấu trúc đề thi của Bộ GD & ĐT thì đề thi gồm có 3 câu: - Câu 1: Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học - Câu 2: Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). - Câu 3: Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Nh vậy, cùng với nghị luận văn học, dạng bài nghị luận xã hội đã có trong đề thi. Giáo viên cần chú ý rèn luyện kĩ cho học sinh các thao tác lập luận khác nhau để có thể vận dụng tổng hợp khi làm dạng bài này. Bám sát theo hớng dẫn đó, trong quá trình giảng dạy, nhất là khi ra đề kiểm tra giáo viên có thể đa ra những câu hỏi phù hợp để học sinh đợc làm quen ngay từ những lớp 10, 11, 12 bây giờ. Ví dụ: 4 Đối với bài kiểm tra từ một tiết trở nên có thể yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề xã hội nào đó. ( Câu này chiếm từ 3 đến 4 điểm) Ví dụ: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xớng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. ( Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục,2008,tr. 35 ) Kết luận. Trên đây chỉ là một số biện pháp mà tôi muốn đa ra ra để trao đổi. Vì thời gian có hạn nên còn nhiều biện pháp khác nữa mà tôi cha nêu đợc ra đây. Và chắc chắn đó không phải là những biện pháp duy nhất. Tôi rất mong đợc nhận đợc ý kiến đóng góp, trao đổi của các bạn đồng nghiệp để cùng tìm ra những biện pháp chung nhằm nâng cao hơn nữa chất lợng bộ môn Ngữ văn của trờng THPT Văn Quan./. Xin trân trọng cảm ơn! Ngời viết: Nguyễn Thị Minh Ngân. 5 6 Sở GD&ĐT Lạng Sơn Trờng THPT Văn Quan Báo cáo tham luận Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng bộ môn Ngữ Văn ở trờng thpt văn Quan Ngời viết : Nguyễn Thị Minh Ngân Đơn vị công tác: Trờng THPT Văn Quan Văn Quan, tháng 02 năm 2009 7 . đợc ra đây. Và chắc chắn đó không phải là những biện pháp duy nhất. Tôi rất mong đợc nhận đợc ý kiến đóng góp, trao đổi của các bạn đồng nghiệp để cùng

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan