1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm bản đồ tư duy sinh học 6 VNEN

47 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 7,24 MB
File đính kèm sáng kiến kinh nghiệm bản đồ tư duyVNEN.rar (6 MB)

Nội dung

Những nội dung có thể thực hiện giảng dạy bằng sơ đồ tư duy trong dạy học theo mô hình trường học mới VNEN ở bộ môn sinh học lớp 6 có thể áp dụng vào các bước lên lớp khác nhau nhằm để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 2 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI

PHÁP

6

1 Cơ sở lí luận và thực trạng của giải pháp 6

3 Vận dụng BĐTD vào thực tế giảng dạy một số hoạt độngtrong tiết

học theo mô hình trường học mới môn Sinh học 6 cấp THCS

17

1 Kết quả điều tra và thống kê kết quả học tập của học sinh 23

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 27

2 Ảnh minh họa bản đồ tư duy sử dụng trong đề tài và một số bản đồ

tư duy của học sinh

35

Trang 3

đó thì kiến thức Sinh học có sự gia tốc tăng lớn nhất Điều này tất yếu đòi hỏi

sự đổi mới về phương pháp, kỹ thuật dạy học để đào tạo thế hệ trẻ

Trên đà phát triển chung đó, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đangtập trung vào việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học ở các cấp học.Phong trào đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học mới đang trở thành mộtphong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác giáo dục hưởng ứngmột cách tích cực Việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện nay theohướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh (HS) Bêncạnh việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học thì việc đổi mới phươngpháp học của HS cũng rất quan trọng, góp phần làm tiết dạy học trên lớp đạthiệu quả hơn

Bộ môn Sinh học (SH) trong nhà trường Trung học cơ sở có ý nghĩa rất

quan trọng góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục Môn học góp phần giúp

HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kĩ năng sống cơbản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa,chuẩn bị cho HS tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Nhưng trong thực tế môn học này từ trước tới naytrong nhận thức của phụ huynh HS cũng như của HS đây là môn học có vaitrò thứ yếu, ít được coi trọng trong nhà trường Việc dạy và học thường diễn

ra một cách khô khan, ít gây hứng thú học tập cho HS, do đó hiệu quả giáodục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem lại những kết quả như mong đợi của các

Trang 4

nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên (GV) giảng dạy bộ môn.

Mặt khác bộ môn SH tuy là môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiênnhưng khác với các môn tự nhiên khác là phải thường xuyên được tiếp xúcvới lượng kiến thức lí thuyết quá nhiều, quá lớn, nên để lĩnh hội kiến thức đòihỏi mỗi người học phải ghi chép thường xuyên Đối với những người cóphương pháp ghi chép bằng những kí hiệu, bằng những cách hiểu biết củamình thì ít gặp phải khó khăn trở ngại nhưng với HS lớp 6, do vừa thay đổicấp học, chương trình học mới, cách học mới có lượng kiến thức tương đốinhiều và rất nhiều chi tiết thì thật khó để nắm bắt tất cả các nội dung Trongkhi đó đa số việc ghi chép của các em trước giờ chỉ quen là: phải ghi tỉ mỉnhững lời nói, lời giảng của thầy giáo, cô giáo có thế việc lĩnh hội những kiếnthức mới được đầy đủ Chính vì vậy nhiều em mặc dù ghi được rất nhiềunhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được mà chỉ họcthuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được

kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc

không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau, kiến thứckhông thành hệ thống Việc học như vậy khiến các em mất rất nhiều thời gian

mà không đem lại hiệu quả cao Đặc biệt là khi học theo mô hình trường họcmới, với yêu cầu rất cao về khả năng hoạt động nhóm, tính tự giác, tự chủđộng cao trong việc tiếp thu kiến thức Vậy làm thế nào để các em HS nắmbắt kiến thức được dễ dàng thuận tiện? Với suy nghĩ ấy tôi luôn trăn trở tìmtòi các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực sao cho hiệu quả

“Muốn học sinh học tích cực thì giáo viên cũng phải có những phương pháp,

kĩ thuật dạy học tích cực” tôi đã dần đưa HS của mình học tập theo hướng

tích cực bằng cách vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tíchcực, thay vì HS lệ thuộc vào GV, sách giáo khoa và học tập một cách thụđộng có một công cụ hiệu quả giúp tôi hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội,

Trang 5

hệ thống hoá kiến thức - kĩ thuật dạy học bằng việc dùng Bản đồ tư duy

(BĐTD) Để giúp HS ghi chép tốt, nhớ lâu, hiểu kĩ từ lớp nền tảng tôi đúc kết

kinh nghiệm qua đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học theo mô hình trường học mới để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 6”

Việc sử dụng BĐTD rất hữu ích với người dạy, có thể thiết lập và pháttriển khả năng học tập chủ động và năng động của HS Đây là cách làm khảthi có thể góp phần giải quyết tận gốc phương pháp dạy học đọc - chép mà BộGiáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo khắc phục

Sau khi thử nghiệm thực tiễn giảng dạy và áp dụng vào chương trình

SH 6 trong thời gian gần đây và thu thập thông tin, tôi thấy mang lại hiệu quảcao Chính vì vậy tôi tiếp tục nghiên cứu và sử dụng BĐTD này trong việcgiảng dạy môn Khoa học Tự nhiên 6 và tôi cũng mạnh dạn chia sẻ kinhnghiệm sử dụng kĩ thuật BĐTD trong dạy học với các bạn đồng nghiệp Hivọng có ích cho việc dạy học của các bạn

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu việc vận dụng kỹ thuật dạy học BĐTD vào một sốtiết dạy theo mô hình mới ở bộ môn Khoa học tự nhiên đạt hiệu quả tại đơn vịcông tác

2.2 Phạm vi nghiên cứu:

HS lớp 6A1, 6A2, 6A3 Trường THCS Kim Đồng, thành phố Bà Rịa,tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng số: 108 em

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin

- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp

- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chấtlượng học tập của HS

Trang 6

Chương 2 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1 Cơ sở lí luận và thực trạng của giải pháp

Con người đang đứng trước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo vớisức mạnh tiềm tàng của bộ não gần như vô hạn Hai bán cầu đại não (bán cầunão trái và bán cầu não phải) của con người có chức năng đặc trưng rất khácnhau Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgíc khoa học như từ vựng, tư duylôgíc, xử lí dữ liệu, thứ tự, khả năng phân tích, giải quyết tuần tự Trong khi

đó, bán cầu não phải thiên về tri giác không gian, tư duy tưởng tượng, màusắc, hình ảnh Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự,

đường thẳng, con số Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của đại não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp

chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, hình ảnh và cách ghichép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề Việc sử dụng các từkhoá, màu sắc, hình ảnh trong kĩ thuật BĐTD đã đem lại một công dụng lớn

vì đã huy động cả bán cầu não trái và bán cầu não phải cùng hoạt động Từtrước đến nay, đã có một số quan điểm cho rằng, con người không sử dụnghết 100% công suất của bộ não, thậm chí có ý kiến cho rằng: trong cuộc đời,mỗi người chỉ sử dụng 10% các tế bào não, 90% tế bào còn lại ở trạng tháingủ yên vĩnh viễn Sự kết hợp đó sẽ tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầunão, kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của người học, phát huy hếttiềm năng của bộ não Kiểu ghi chép của BĐTD thể hiện bằng hình ảnh,đường nét, màu sắc được trải theo các hướng không có tính tuần tự và có độthoáng, giúp dễ dàng phát triển ý tưởng nhanh hơn so với cách ghi chép thôngthường theo kiểu xuống dòng

Ví dụ: Khi HS tiến hành thí nghiệm, não trái đóng vai trò thu thập sốliệu; còn não phải đóng vai trò xây dựng sơ đồ thí nghiệm, bố trí các dụng cụ

Trang 7

đo, thu thập hình ảnh về đối tượng cần nghiên cứu Ngoài ra, tính hấp dẫn củahình ảnh, âm thanh, kết quả bất ngờ của thí nghiệm,… gây ra những kíchthích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớđược lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí,rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu

Ngoài ra, trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo Cơ sở của

trực giác là trí tưởng tượng khoa học Trí tưởng tượng là khả năng tạo hìnhảnh phản ánh đối tượng cho trước ở trong óc Trí tưởng tượng đóng vai tròquan trọng trong sáng tạo bởi con người tưởng tượng ra cái mới ở trong óc rồimới biến nó thành hiện thực

Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thông tin được tích lũy trong nãomột cách dần dần Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ

đồ, mô hình và tiến hành thao tác với các “vật liệu” ấy Khi được những sựkiện mới làm nảy sinh, kích thích, khơi gợi, những thông tin từ trong não bật

ra tự nhiên và dễ dàng, giúp con người phán đoán nhanh và cái mới xuất hiện

Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong tưởngtượng ví chúng là những “vật liệu neo thông tin”, nếu không có chúng thìkhông thể tạo ra được sự liên kết giữa các ý tưởng Với cách thể hiện gần như

cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD có thể phục vụ một số mục đích Batrong số những mục đích chính là làm cho tư duy trở nên nhìn thấy được qua

sơ đồ là:

+ Tìm hiểu hiểu những gì ta biết, giúp xác định những khái niệm thenchốt, thể hiện mối liên hệ giữa các ý tưởng và lập nên một mẫu có nghĩa từnhững gì ta biết và hiểu, do đó giúp ghi nhớ một cách bền vững

+ Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự án thông qua

tổ chức và tập hợp các ý tưởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng

Trang 8

+ Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trìnhsuy nghĩ về những yếu tố chính trong những gì đã biết hoặc đã làm.

Trong BĐTD, HS được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình

và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thựctiễn Từ đó, cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy (đặcbiệt kĩ năng tư duy bậc cao) của HS cũng được phát triển

Với việc lập BĐTD, HS không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còncần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cáchhiểu biết của mình Và điều quan trọng hơn là HS học được một quá trình tổchức thông tin, tổ chức các ý tưởng

Bản đồ giải pháp kĩ thuật của bản đồ tư duy

Trang 9

2 Cách tổ chức thực hiện đề tài

2.1.Khái niệm về “Bản đồ tư duy”

Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… do một nhà khoa học tên là: “Tony Buzan” sáng tạo ra Ông sinh năm 1942 tại London(Anh), là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não người và là người sáng tạo ra phương pháp ImindMa.

(theo tài liệu sử dụng BĐTD trong phương pháp dạy học mới và quản lý nhà trường của tiến sĩ Trần Đình Châu.)

Đây là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng,tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng

cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ chi tiết khắt

khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ mộtkiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùngmột chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo mộtcách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo củamỗi người BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liêntưởng (các nhánh) Có thể vận dụng BĐTD vào hổ trợ dạy kiến thức mới,củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗichương, mỗi học kì

BĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một

kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắcphù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khaithác tiềm năng vô tận của bộ não Là con đường dễ nhất để chuyển tải thôngtin vào bộ não, đồng thời là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệuquả

Trang 10

2.2 Vai trò của bản đồ tư duy là gì? Tại sao nên dùng Bản đồ tư duy ?

Có thể nói, mỗi người đều có không gian trí tuệ gần như vô hạn, aicũng có kỹ năng về mặt tư duy và sáng tạo nhưng đa số họ chỉ sử dụng mộtphần rất nhỏ và chưa hiểu được quy luật hoạt động của bộ não nên chưa biếtcách khai thác triệt để tài năng thiên phú này Hiện nay, phương pháp dạy họctrong các trường phổ thông ở nước ta phần lớn làm cho não trái của học sinhphát triển hơn não phải Não phải thường ít được dùng đến, trong khi tiềmnăng tư duy của não phải không thua kém, thậm trí còn vượt trội hơn so vớinão trái nếu tìm được quy luật làm việc của nó Điểm mạnh nhất của bản đồ

tư duy là giúp phát triển ý tưởng không bỏ sót ý tưởng BĐTD vừa như bứctranh tổng thể mà lại chi tiết, vừa giúp nhìn được khái quát toàn bộ vấn đề vừanhìn được cái cụ thể trong cái tổng thể đó

BĐTD được xem là một công cụ giúp bộ não tư duy toàn diện và khaithác được tiềm năng của não phải Nhờ có sự liên kết giữa các ý tưởng với ýtưởng trung tâm nên BĐTD cho thấy mức độ bao quát, sâu rộng của vấn đềcần nghiên cứu BĐTD có thể giúp người dùng xây dựng kế hoạch làm việc,học tập nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, sáng tạo hơn, giúp người dùng giảiphóng suy nghĩ theo lối mòn từ đó dễ dàng đưa ra cách giải quyết vấn đề, làmsáng tỏ những tình huống, tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn, …Trong dạyhọc, BĐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học GV có thể sử dụngBĐTD trong quá trình soạn giảng, bố cục nội dung bài dạy; vẽ sơ hoá kiếnthức thông qua việc liên kết các mắt xích kiến thức cho từng bài, từngchương, từng phần kiến thức; hệ thống nội dung ôn tập để HS có cái nhìntổng quát về kiến thức đã học, từ đó dễ dàng ôn tập và khắc sâu kiến thứchơn; cấu trúc trong ra đề kiểm tra bằng cách đưa ra các ma trận kiến kiếnnhằm phân bố lượng kiến thức, mức độ kiến thức cần kiểm tra cho hợp lí;phân tích cách giải các bài tập định tính cũng như định lượng, đưa ra những

Trang 11

kiến thức chính cần giải bài tập cũng như các kiến thức liên quan, từ đó đưa racác bước giải trình tự và cách trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ HS có thể

sử dụng BĐTD để học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn; có thời khoábiểu và thời gian biểu học tập cụ thể, rõ ràng; từ đó tìm ra phương pháp họcphù hợp cho bản thân để việc học trở nên đơn giản, nhớ lâu, ngày càng yêuthích môn học và kết quả học tập tốt hơn

Kiểu ghi chép của BĐTD thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắcđược trải theo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng, giúp dễ dàngphát triển ý tưởng nhanh hơn so với cách ghi chép thông thường theo kiểuxuống dòng

Trong học tập thông thường người ta chú trọng vào học thuộc lòng máymóc, vào sự nhớ công thức và áp dụng chúng, đó thuộc về tư duy logic, số, ký

tự của bán cầu não trái Còn bán cầu não phải thiên về hình ảnh, sự tưởngtượng, màu sắc bị lãng quên BĐTD đầy màu sắc, ngắn gọn với các từ khóa,sáng tạo với các biểu tượng, sự rực rỡ của các dòng kẻ sẽ giúp người học tận

dụng tiềm năng kết hợp giữa hai bán cầu đại não; tăng tốc độ động não; tăng tốc độ học tập của bạn.

Tóm lại, BĐTD có thể sử dụng trong các bài học với các mức độ và

nội dung khác nhau và đặc biệt hữu ích khi các em làm việc theo nhóm để cóthể ghi chép kết quả của tất cả các thành viên một cách nhanh chóng, sángtạo, tiện lợi Vậy muốn đảm bảo BĐTD phát huy được tác dụng giúp cho HSphát triển tư duy, ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, chính xác theo cấu trúctrật tự lôgic của vấn đề hay nội dung, chủ đề, GV cần chuẩn bị nội dung và hệthống các câu hỏi khơi gợi để HS động não phát triển bổ sung ý kiến Trongquá trình phát triển ý tưởng, các ý kiến của HS đều được tôn trọng và ghinhận, sau đó GV gợi ý để HS tự sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ Nhưvậy, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, HS là chủ thể của hoạt động, tìm

Trang 12

kiếm và phát hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm đã cócủa mỗi HS

GV không nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để HS công nhận, điềunày mang tính hình thức, áp đặt không hiệu quả và không còn phù hợp với môhình trường học mới

Vấn đề cốt lõi ở đây là Gv chỉ nêu chủ đề, nội dung chính rồi tổ chức

để HS tự tìm kiếm, phát hiện các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan, ngườihọc thực sự là chủ thể hoạt động

Với BĐTD tôi sử dụng để kiểm tra bài cũ, hướng dẫn HS ở phần củng

cố kiến thức HS để hệ thống lại toàn bài HS chuẩn bị bài bằng BĐTD, thảoluận nhóm để xây dựng bài mới bằng BĐTD

2.3 Cách thành lập “Bản đồ tư duy”

2.3.1 Phương tiện thiết kế BĐTD

Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…hoặc dùng phương tiện máy tính và đèn chiếu hỗ trợ thiết kế trên Powerpoint, sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5 pro, hoặc phần mềm IMindmap 5 để vẽ BĐTD, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay Trước mắt dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng, hoặc giấy A4, A0 để vẽ trước

hay sử dụng bút màu vẽ trên giấy, bìa, bảng học nhóm đối với HS

2.3.2 GV tập cho HS làm quen và kỹ năng vẽ, sử dụng BĐTD

- Cho HS làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số

“BĐTD” cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen

- Sau khi cho HS làm quen với một số BĐTD có sẵn, GV đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa, bảng phụ) rồi đặt câu hỏi gợi ý để HS vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp

2, cấp 3

Trang 13

- Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy (Vẽ theo nhóm hoặc từng cá nhân) : Chọn tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung

tâm, bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm, chẳng hạn: tế bào thực vật, rễ, thân, hạt trần, để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2 theo cách hiểu của các em

- Các nhánh nên dùng các đường cong, mỗi nhánh tô một màu để dễ phân biệt

- Tập “Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh” điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ (trên phần mềm) Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên

vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được

- Đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức

- Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp

HS dễ nhớ, nhớ có hệ thống, nhớ lâu, giúp các em dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần

- Tập cho các em phương pháp tư duy logic : Từ một vấn đề hay chủ đềchính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn

- Hướng cho HS có thói quen tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá bằng BĐTD

2.3.3 Các bước khi sử dụng bản đồ tư duy :

Bước 1: Chọn từ trung tâm (Từ khoá): là tên của bài hay 1 chủ đề hay

1 kiến thức cần khai thác Từ khoá có thể là 1 cụm từ hay một hình ảnh, hình

vẽ đã chọn để ở vị trí trung tâm cho to, rõ Việc dùng hình ảnh, hình vẽ ở

trung tâm sẽ giúp ta tập trung vào chủ đề Ví dụ: khi dạy Bài 11: “Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh”, Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập một,

Trang 14

NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 thì từ trung tâm chính là từ “Cơ quan sinh dưỡng”

Bước 2 : Từ khóa cấp 1, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi

5W1H (câu hỏi “Là gì?” (What) ; “Khi nào?” (When) ; “Ai?” (Who) ; “Ởđâu?” (Where) ; “Vì sao?” (Why) ; “Như thế nào?” (How) để yêu cầu họcsinh đưa ra các vấn đề liên quan đến các từ khóa cấp 2 Học sinh thảo luận vềcác câu trả lời khác nhau và cố đánh dấu những đặc điểm chính chính yếu(gạch chân hoặc dùng màu khác nhau) Sau đó vẽ nhánh cấp 1 từ chủ đề trungtâm: Chính là nội dung chính của bài học hay chủ đề đó Khoảng cách từ chủ

đề trung tâm đến các nhánh cấp 1 phải đều nhau và hình ảnh, hình vẽ hoặcbiểu tượng ở các nhánh cấp 1 nên đồng bộ, mỗi nhánh cấp 1 nên vẽ bằng các

kẻ hay đường cong với màu sắc khác nhau Chẳng hạn như với Bài: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh có thể có 4 ý lớn đó là : rễ cây, thân cây, lá cây,

biến dạng cơ quan sinh dưỡng Khi thiết lập bản đồ tư duy có 4 nhánh cấp 1,khoảng cách từ chủ đề cơ quan sinh dưỡng đến 4 nội dung trên phải đềuquanh từ khóa Vì như thế khi nhìn vào chúng ta sẽ dễ dàng nhận biết đượckiến thức trọng tâm của vấn đề

Bước 3 : Vẽ nhánh cấp 2, 3, và hoàn thiện BĐTD: Các nhánh con 2,

3 là các nhánh con của các nhánh con trước đó hay là các ý triển khai củanhánh trước đó Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu với nhánh đó để

dễ dàng phân biệt Khi thiết lập các nhánh cấp 1, 2, 3 nên dùng các đườngcong thay vì các đường thẳng vì các đường cong sẽ thu hút được sự chú ý củamắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, đồng thời ở các nhánh phụ này

để tăng thêm sức thu hút, nhấn mạnh thì có thể dùng các hình ảnh minh họacho nội dung

Ví dụ minh họa BĐTD Bài “Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh” do HS

thực hiện

Trang 16

2.3.4 Những điều cần chú ý thực hiện bản đồ tư duy

* Khi ghi chép nên tránh:

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.

- Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.

- Chỉ nên vẽ hình ảnh có liên quan đến chủ đề.

- Chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết.

* Nên làm khi tạo bản đồ tư duy:

- Sử dụng từ ngắn hoặc hình ảnh sát với chủ đề.

- Hình ảnh rõ ràng và “mạnh”

- Đặt những “từ khóa” làm tăng sự liên tưởng

- Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.

- Không để “nghẽn mạch” Nếu “cạn kiệt” suy nghĩ thì chuyển sang

nhánh khác

- Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó Đừng lưỡng lự.

- Phá vỡ ranh giới Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào

2.4 Những ưu điểm khi sử dụng bản đồ tư duy

- Dễ nhìn, dễ viết, dễ nhớ, dễ nhận thấy được bức tranh tổng thể củamột vấn đề

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS

- HS có thể tự tay xây dựng hoặc xây dựng từ ý tưởng của GV

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não

- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách

logic

- Phát huy nhận thức, khả năng tư duy của HS

Trang 17

Thực tế có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo của HS trong giảng dạy Song qua thực tế giảng dạy tôinhận thấy BĐTD có rất nhiều ưu điểm trong việc tích cực hoá người học, giúpngười học có khả năng nắm chắc bài, hệ thống hoá được kiến thức trọng tâmcủa một bài, một vấn đề Tuy nhiên sử dụng BĐTD sẽ không có hiệu quả

nếu không được phối hợp với một số kĩ thuật dạy học khác như: đặt câu hỏi, động não,…

2.5 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy:

- HS cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạngBĐTD: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ/mộtphần…

- GV đưa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ (thấy được quan hệgiữa từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ)

- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơđồ

- Cần lưu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất vớimọi người

- Một số HS thích sắp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại

có người thích sắp xếp một cách tự do hơn Điều này liên quan rất nhiều đến

nhân cách học của mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học

3 Vận dụng BĐTD vào thực tế giảng dạy một số hoạt độngtrong tiết học theo mô hình trường học mới môn Sinh học 6 cấp THCS

3.1 Lập bản đồ tư duy trong việc Kiểm tra kiến thức cũ

Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểucủa HS đối với bài học cũ Các BĐTD thường được GV sử dụng ở dạng thiếuthông tin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mốiquan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm

Trang 18

Ví dụ 1: Kiểm tra Bài 13 “Quang hợp ở cây xanh”, Hướng dẫn học

khoa học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 GV yêu cầu

HS lên bảng vẽ BĐTD tóm tắt nội dung đã học của bài hoặc hoàn thànhBĐTD còn thiếu một số phần

3.2 Lập bản đồ tư duy trong Hoạt động khởi động

GV có thể đưa ra BĐTD để giới thiệu qua khái quát nội dung của bàihoặc có thể đưa ra một số hình ảnh liên quan đến nội dung của bài sau đó yêucầu HS vẽ BĐTD theo sự hiểu biết của bản thân về vấn đề cần tìm hiểu Hoạtđộng này sẽ tạo hứng thú học tập, thôi thúc các em tìm hiểu kiến thức ngay từđầu

Ví dụ 2: Giới thiệu Bài 15 “Cơ quan sinh sản của cây xanh”, Hướng

dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 Có

thể yêu cầu học sinh dựa vào hiểu biết của mình vẽ BĐTD khái quát các cơ quan sinh sản của cây xanh và đặc điểm của các bộ phận này theo suy nghĩ của mình để tạo sự hứng thú học tập của HS

3.3 Lập bản đồ tư duy trong Hoạt động hình thành kiến thức

và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện

GV có thể giới thiệu BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức (nếu cần)

Trang 19

* Dạy một nội dung kiến thức của bài:

Ví dụ 3 : Khi dạy Bài 15 “Cơ quan sinh sản của cây xanh”, Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 – dựa

vào thông tin phần 1a và hình 15.2; 15.3; 15.4, học sinh hoạt động nhóm lập

BĐTD về cấu tạo của hoa, nhị và nhụy.

* Dạy nội dung kiến thức mới cả bài:

- HS thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân vẽ BĐTD

- HS thuyết trình trước nhóm, lớp => GV, HS bổ sung điều chỉnh =>Hình thành kiến thức mới

- GV có thể hình thành kiến thức mới theo từng nhánh rồi sau đó khi

dạy hết bài sẽ khái quát thành BĐTD hoàn chỉnh

Ví dụ 4 : Khi dạy Bài 16 “Sự sinh sản của thực vật”, Hướng dẫn học

khoa học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 HS sẽ vẽ

BĐTD có thể gồm các ý lớn “Khái niệm”, “ Hình thức”, “ Vai trò” từ cụm từ

trung tâm “Sinh sản của thực vật”

3 4 Lập bản đồ tư duy trong Hoạt động luyện tập

Ví dụ 5: Khi dạy Bài 7 “Tế bào-đơn vị cơ bản của sự sống”, Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, HS có

thể hình thành BĐTD dựa vào kiến thức vừa hình thành qua Hoạt động hình thành kiến thức một cách đầy đủ hơn, sau đó đối chiếu với kết quả hoạt động

của các nhóm khác để hoàn chỉnh kiến thức của bài

3.5 Lập bản đồ tư duy trong Hoạt động vận dụng

Có thể sử dụng BĐTD trong vận dụng làm bài tập ở nhà, hoạt động vận

dụng theo nhóm, hoạt động cặp đôi HS Ví dụ 6: Bài 12 “Trao đổi nước và

dinh dưỡng khoáng ở cây xanh”, Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập

một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, HS có thể cùng gia đình tìm hiểu các

Trang 20

biện pháp kĩ thuật chăm sóc cây trồng và cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật đó Sau đó lập BĐTD thể hiện các biện pháp trên.

3.5 Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết Tổng kết ôn tập kiến thức:

Khi dạy xong mỗi chủ đề GV yêu cầu HS khái quát kiến thức chủ đề bằng hình thành bản đồ tổng kết kiến thức

Ví dụ 7: Sau khi học xong chủ đề 6 “Cây xanh” , Hướng dẫn học khoa

học tự nhiên 6, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015 GV có thể yêu cầu

HS vẽ BĐTD tóm tắt lại nội dung chính của chủ đề này với từ trung tâm là:

Cây xanh, các nhánh chính có thể là: sinh dưỡng, trao đổi nước và khoáng,

quang hợp, hô hấp, sinh sản, vai trò Từ các ý chính này, HS sẽ tiếp tục hình thành các ý nhỏ hơn liên quan đến từng bài cụ thể Từ đó HS sẽ có cái nhìn khái quát, rõ ràng hơn về kiến thức liên quan đến chủ đề này

4 Minh họa bằng bài giảng cụ thể

Qua tìm hiểu đặc trưng của các kĩ thuật dạy học tích cực, tôi đã mạnhdạn sử dụng BĐTD trong một số tiết dạy theo mô hình mới và qua đó cũng đãthấy được sự ham thích của HS với kĩ thuật này Đồng thời tôi cũng nhận thấykhả năng HS hiểu bài hơn, đặc biệt các em có khả năng hệ thống hoá đượckiến thức trọng tâm của một bài hoặc của một vấn đề tốt hơn Hơn thế nữa,các em đã dần tự tập cho mình kĩ năng hệ thống hoá kiến thức của một sốphân môn khác dưới dạng BĐTD

Trong đề tài này tôi không có tham vọng sẽ trình bày hết tất cả nhữngtiết mà tôi đã vận dụng BĐTD, chỉ xin phép được trình bày 1 bài cụ thể: Bài

13 “Quang hợp ở cây xanh”, Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, tập một,

NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015

Bài 13 QUANG HỢP Ở CÂY XANH

Trang 21

Khi giảng dạy bài này, tôi đã sử dụng là vẽ BĐTD, nội dung kiến thứctrọng tâm được hệ thống bởi bản đồ cây, cuối tiết học phần kiến thức trọng

tâm của bài sẽ được thể hiện ở sơ đồ cây với chủ đề chính là Quang hợp( có

thể sử dụng hình ảnh trung tâm là một lá cây hoặc một cây xanh) do giáo viên

tự nêu sau phần A Hoạt động khởi động của HS đó là vẽ hình cây tưới nước

và cây không tưới nước và rút ra nhận xét cây cần nước đầy đủ dựa vào sựkhác nhau trong phát triển của cây và làm thí nghiệm phát hiện tinh bột bằngthuốc thử Iốt rút ra kết luận GV định hướng cho HS sẽ tìm hiểu xem cây đãtạo ra những gì khi có ánh sáng qua các thí nghiệm vào ghi chép vào BĐTD

Như vậy từ cụm từ trung tâm Quang hợp HS sẽ tiếp theo chủ đề chính là các nhánh cấp I (Các nhánh cấp I này chính là nội dung chính của bài) qua phần

B Hoạt động hình thành kiến thức HS có thể thực hiện phần này gồm 5

nhánh cấp I với nội dung chính là các đặc điểm bao gồm: điều kiện, nguyên liệu, chất tạo thành, cơ quan thực hiện, sơ đồ, khái niệm của quang hợp Từ

các nhánh cấp I, hình thành tiếp các nhánh con cấp II gồm các đặc điểm cơ

bản của từng phần nội dung của nhánh thứ I Như vậy, từ chủ đề chính là

Quang hợp, GV sử dụng hệ thống câu hỏi khơi gợi để HS động não, tìm

kiếm để xây dựng nên các nhánh cấp I, II

GV dẫn dắt vào bài thông qua nghiên cứu thí nghiệm ảo, hình vẽ, thôngtin liên quan và bài tập hoàn thành sơ đồ HS xây dựng nhánh cấp I dựa vào ýchính của bài mà các em nhận thấy quan trọng

+ Khi đi sâu vào phần nội dung từng phần, GV yêu cầu HS quan sát mẫu

vật thật, thí nghiệm, tranh hình trực quan kết hợp sử dụng câu hỏi dẫn dắt HS

đi tìm hiểu từng nội dung Có thể phân cho mỗi nhóm xây dựng nhánh cấp II

từ một nhánh cấp I Như vậy, tuy nội dung kiến thức của bài dài nhưng vớicách này kiến thức vẫn được nghiên cứu kĩ tại mỗi nhóm Sau đó, giáo viên sẽyêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình bằng cách lên bảng vẽ lại hoặc

Trang 22

nộp bài lại Sau khi các nhóm hoàn thành nội dung của mình, các nhóm kháccùng quan sát và nhận xét rút ra kết luận và hoàn chỉnh vào nội dung bản đồcủa mình

Tiếp theo GV có thể chiếu một vài hình ảnh hoặc sử dụng kỹ thuật đặtcâu hỏi về vai trò của quang hợp trong thực tế, yêu cầu HS theo dõi Sau khiquan sát xong, GV yêu cầu HS trình bày ý kiến về vai trò của quang hợptrong thực tế và ý thức của bản thân Tiếp theo GV cho HS hoàn thành bài tập

phần C Hoạt động luyện tập bằng cách quan sát sự khác nhau giữa hai cây

trong hình từ đó vận dụng kiến thức vừa học được để giải thích sự khác nhau

đó và HS làm bài tập điền từ vào các số trong hình (Sử dụng đồng thời kĩthuật động não )

Như vậy sau khi dạy xong bài này, toàn bộ hệ thống kiến thức của bàihọc đã được GV hướng dẫn HS khai thác và thiết lập trong BĐTD trong vởhọc tập của các em

Có thể nói, bằng việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họcnhóm, vấn đáp, dạy học trực quan- tìm tòi (cho HS quan sát mẫu vật, môhình) kết hợp kĩ thuật động não và BĐTD sẽ làm tăng sự hào hứng, ham họchỏi của các em

Minh họa bằng bản đồ tư duy Bài 13 “Quang hợp ở cây xanh”

Trang 23

* Một số nội dung trong Hướng dẫn học khoa học tự nhiên 6, theo tôi có

thể áp dụng BĐTD như:

+ Bài 2: Dụng cụ thí nghiệm và an toàn thí nghiệm

+ Bài 3: Đo độ dài, thể tích, khối lượng như thế nào?

+ Bài 4: Làm quen với kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học

+ Phần “I Chất” Bài 5: Chất và tính chất của chất

+ Bài 7: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

+ Bài 8: Các loại tế bào

+ Bài 9: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

+ Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh

+ Phần D Hoạt động vận dụng của Bài 12: Trao đổi nước và dinh dưỡngkhoáng ở cây xanh

+ Bài 13: Quang hợp ở cây xanh

+ Bài 14: Hô hấp ở cây xanh

+ Bài 15: Cơ quan sinh sản của cây xanh

+ Bài 16: Sự sinh sản ở cây xanh

+ Bài 17: Vai trò của cây xanh

Chương 3 HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP

Sau đây là hiệu quả mà tôi đã thu nhận được khi sử dụng kĩ thuật dạyhọc bằng BĐTD vào mô hình trường học mới trong học kì I, năm học 2015-2016:

1 Kết quả điều tra và thống kê kết quả học tập của HS

1.1 Thống kê phiếu điều tra thái độ của HS khi được học bằng BĐTD

Ngày đăng: 30/10/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w