TiểuSử Tác Giả Nguyễn Khuyến: (1835-1910) Trước tên là Nguyễn Văn Thắng; hiệu Quế Sơn. Là một thi gia cận đại lỗi lạc Người làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sinh ngày rằm tháng giêng năm 1835. Thụ giáo ông Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị và có tiếng hay chữ nhất trường. Năm 1864 (Tự Đức thứ 17), đỗ giải Nguyên Trường Hà Nội. Năm sau, thi hội không đỗ; từ đó ông đổi tên là Nguyễn Khuyến, rồi vào kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, (Tự Đức thứ 24) ông đỗ đầu luôn thi Hội lẫn thi Đình; do đó người đương thời gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Ông ra làm quan, đến chức Sơn Hưng Tuyên tổng đốc. Gặp lúc đất nước bị họa xâm lăn, ông thường tỏ ra thái độ bất hợp tác với giặc Pháp. Nhân bị đau mắt nặng, ông cáo quan để về nhà dạy học. Đến năm 1910, ông mất, thọ được 76 tuổi. Giỏi về thơ nôm, Nguyễn Khuyến dùng đủ các thể ca, từ, thi, phú để tả cảnh, tả tình hoặc trào phúng, nay còn lưu lại trong: "Quế Sơn Thi Văn Tập". Thơ Nguyễn Khuyến có tính cách phổ thông vì dễ hiểu, giản dị, tự nhiên, nhưng vẫn tỏ rõ được tấm lòng ưu thời mẫn thế của một nhà nho đầy khí tiết. [ Trang Kế ] Onthionline.net Tiểusử C-Mac Tiểusử C.Mác (1818-1883): Các Mác sinh năm 1818 thành phố Tơrevơ Đức, năm sau Ricacđô xuất tác phẩm "Những nguyên lý kinh tế trị thuế khóa", học luật Bonn Berlin, sau triết học hút ông Lúc triết học Hêghen "thôi miên" nước Đức C.Mác kế thừa cách phê phán tư tưởng triết học Hêghen Điều khác biệt C.Mác với Hêghen Hêghen nhấn mạnh ưu tinh thần C.Mác lại nhấn mạnh ưu vật chất tinh thần C.Mác đề cao vai trò hoạt động sản xuất vật chất, coi cuội nguồn vô tận giá trị vật chất tinh thần Thế giới thừa nhận việc giải thích lịch sử kinh tế cống hiến có giá trị lâu dài học thuyết Mác Những thành tựu kinh tế, kỹ thuật thay đổi kèm theo quan hệ xã hội kinh tế - đặc biệt việc tích lũy tư bản, Mác coi động lực lịch Mác cho động lực cuối dẫn tới thắng lợi tất yếu chủ nghĩa cộng sản Tư tưởng Mác dựa nhận thức: tích tụ tư tới điểm chủ nghĩa tư độc quyền mâu thuẩn lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất phá vỡ trật tự xã hội cũ, nhường chỗ cho trật tự xã hội "Tuyên ngôn cộng sản" phân tích vận động lịch sử vạch đường tới chủ nghĩa cộng sản Học thuyết kinh tế Mác trình bày tập chung sách đồ sộ "Tư bản", bật lý thuyết giá trị sức lao động, lý thuyết địa mô, lý thuyết giá trị thặng dư dự báo C.Mac quy luật vận động xã hội tư Kinh tế học Marx bắt đầu lý thuyết giá trị sức lao động Marx cho làm giá trị hàng hóa tổng số sức lao động bỏ để sản xuất - lao động trực tiếp lao động gián tiếp kết tinh công trình nhà cửa máy móc dùng trình sản xuất Mac nhận thấy giá thị trường chủ nghĩa tư không thiết với giá trị sức lao động bỏ Bởi nhà tư thu số tiền cao số tiền trả cho sức lao động; phần chênh lệch thu Mac gọi giá trị thặng dư Lý thuyết giá trị thặng dư cống hiến quan trọng C.Mác kinh tế trị macxít Trong Tư C.Mac trình bày nhiều nội dung quan trọng lý thuyết giá trị thặng dư Có thể nói giá trị thặng dư công cụ quan trọng Mac sử dụng để phân tích chất chủ nghĩa tư Trong sách "Tư bản" C.Mac trình bày loạt kiến thức kinh tế hữu ích như: chi phí sản xuất, lợi nhuận, tiết kiệm, việc sử dụng tư bất biến, hiệp tác, địa tô, tiền công, phân công lao động công trường thủ công, máy móc đại công nghiệp, tích tụ tập trung tư bản, sản xuất giá trị tuyệt đối tương đối, quy luật tích lũy kiến thức có ý nghĩa thời ngày việc điều hành kinh tế tầm vĩ mô vi mô Nếu biết khai thác cách sáng tạo học thuyết kinh tế Mac khía cạnh thấy nhiều điểm hữu ích cho việc điều hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp kinh tế Có thể nêu lên cống hiến lớn lao kinh tế trị học thuyết Mac sau: 1- C.Mac đưa quan niệm đối tượng công tác kinh tế trị 2- C.Mac đưa quan điểm lịch sử để nhận biết phát triển kinh tế để phân tích phạm trù, quy luật kinh tế 3- Dựa quan điểm lịch sử triết học luật biện chứng, C.Mac thực đột phá lý thuyết giá trị lao động, từ lý thuyết giá trị thặng dư xác lập trở thành vấn đề cốt lõi tư tưởng cách mạng Mac 4- C.Mac đưa nhiều kiến thức hữu ích kinh tế thị trường: Tư bản, lợi nhuận, tích tụ tập trung tư bản, tích lũy, vai ttrò quản lý, tuần hoàng chu chuyễn tư (vốn), hợp tác phân công lao động, biện pháp giảm bớt chi phí sản xuất - Công lao C.Mac thể vấn đề dư luận khác: địa tô, lý luận tái sản xuất tư xã hội Với phát kiến đưa cách có hệ thống, C.Mac làm cách mạng lớn lao khoa học kinh tế trị học thuyết kinh tế mà C.Mac Ăngghen xây dựng lên giới quan hoành chỉnh gồm hệ thống quan điểm khoa học triết học, kinh tế trị, xã hội vấn đề trị Học thuyết Mác trở thành vũ khí lý luận sắc bén giai cấp vô sản nhân dân lao động đấu tranh chống chủ nghĩa tư V.I.Lênin phát triển kinh tế trị mácxit: C.Mac Ăngghen người sáng lập kinh tế trị mác xít Học thuyết Mácxít trở nên phong phú giai đoạn Lênin.Với tư cách nhà lý luận nhà hoạt động cách mạng, Lênin viết Onthionline.net tác phẩm kinh tế quan trọng như: Bàn gọi vấn đề thị trường (1983); Những người "bạn dân" gì, họ đấu tranh chống người xã hội dân chủ nào? (1984); Sự phát triển chủ nghĩa tư Nga (1899) Trogn tác phẩm ông có công hiến quan trọng như: 1- Đấu tranh vạch trần giả dối bọn "Dân túy" người "mácxít hợp pháp" 2- Phân tích trình đời phát triển chủ nghĩa tư 3- Phát triển lý luận mácxít vấn đề ruộng đất 4- Lý luận Lênin chủ nghĩa đế quốc 5- Lý luận Lênin sách kinh tế Đặc biệt "Chính sách kinh tế mới" (NEP) Lê-nin đưa nhiều nhận định quan điểm có giá trị thời cho công đổi mớivà cải cách kinh tế nước ta ngày nay, bật nỗ lực vận dụng sáng tạo vận động kinh tế hàng hóa vào xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa Những khái niệm "lợi ích cá nhân người lao động", "hợp tác xã kiểu mới", "chủ nghĩa tư nhà nước", vai trò kế hoạch cống hiến lớn lao NEP Trong NEP Lê-nin có dự định tiến xa nữa, song tiếc bệnh tật vết thương bị ám sát để lại cướp thời gian Người để làm việc TiểuSử Tác Giả Nguyễn Trãi: (1380 - 1442) Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (tức phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông). Năm 21 tuổi đỗ Thái học sinh (tiến sỹ) niên hiệu Thánh nguyên thứ 1 triều vua Hồ Quí Ly (1400). Làm quan đến chức Ngự sử đài chánh chưởng. Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Bảng nhãn niên hiệu Long Khánh thứ 2 triều vua Trần Duệ tông (1374), vì cớ là hàn tộc mà lấy con gái Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, theo phép nhà Trần không được bổ dụng. Mãi đến triều nhà Hồ mới được dùng làm Trung thư thị lang. Khi quân Minh sang xâm lấn, hai cha con vua nhà Hồ bị bắt. Phi Khanh cũng bị giải về Tàu. Nguyễn Trãi khóc theo đến Nam quan. Phi Khanh ngoảnh lại bảo rằng: "Con về rửa hờn cho nước, báo thù cho cha, mới là người đại trung đại hiếu, không nên theo nhi nữ thường tình!" Nguyễn Trãi trở về đi theo Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Trong 10 năm kháng chiến với quân Minh, giúp vua Lê bằng mưu kế: phàm các văn thư từ trát giao thiệp với tướng nhà Minh, đều do một tay ông thảo thiện. Sau khi đã đánh đuổi ngoại xâm về Tàu, Nguyễn Trãi được phong tước Quan phục hầu, liệt vào hạng khai quốc công thần đệ nhất. Triều vua Lê Thái Tông được làm Nhập nội hành khiển (tức Tể tướng). Năm 60 tuổi, về trí sĩ tại Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ba năm sau, vì án Nguyễn Thị Lộ, bị tru di tam tộc. Sử chép: Niên hiệu đại bảo thứ 3 triều Lê Thái Tông (1442), nhà vua đi tuần phương đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón xa giá đến chơi chùa Côn Sơn. Thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, có tài sắc, được nhà vua vời. Khi xa giá đến vườn Lệ Chi (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) nhà vua bị bệnh sốt, Thị Lộ vào chầu suốt đêm rồi vua mất, ai nấy đều nói Thị Lộ thí nghịch, nên Nguyễn Trãi phải tội tru di. Năm ấy, Nguyễn Trãi 63 tuổi, có người thiếp đương có thai trốn được, sau sinh ra Nguyễn Ánh Vũ. Đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được minh oan, truy tặng Tế văn hầu. Anh Vũ được bổ chức Tri châu. [ Trang Kế ] Tieusu Nguyễn Khuyền Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng [1] , hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt. Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864- 1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn Hoàn cảnh lịch sử Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được. Lúc này Nam kỳ rơi vào tay Pháp. Năm 1882, Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, chúng tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã. Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ Tác phẩm Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau . Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ngược lại, ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó xác định vì nó rất điêu luyện. Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Tiểusửvề Adolf Hitler Với mục đích làm suy yếu Tiệp Khắc, Đức muốn tách Slovakia khỏi Tiệp Khắc. Để thực hiện việc này, Đức giúp Josef Tiso (nguyên Thủ tướng của Slovakia đã bị Tổng thống Hácha cách chức) thảo một bức điện tín mà ông này gửi cho Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia và yêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này. Ngày 16 tháng 3 năm 1939, thể theo lời "yêu cầu" của Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệ của Đức. Quân đội Đức nhanh chóng tiến vào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ". Đức và Slovakia ký kết "Hiệp ước Bảo vệ". Thủ tướng Anh Chamberlain dựa trên tuyên ngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh không cần giữ lời cam kết. Thế là, chiến lược của Hitler đã có kết quả toàn hảo. Ông đã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đã chọn con đường này. Tính hoang tưởng của Hitler Trong buổi họp mật ngày 23 tháng 11 năm 1939 trước tướng lĩnh cấp cao để chuẩn bị kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ, Hitler phát biểu với đầu óc hoang tưởng một cách nguy hiểm: Tôi phải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn: không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dân sự có thể thay thế tôi Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức của tôi và quyết định của tôi Không một ai đã tạo được thành tựu như tôi Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lên một tầm cao mới, dù cho nếu bây giới thế giới ghét bỏ ta Vận mệnh của nước Đức chỉ tùy thuộc nơi tôi. Tôi sẽ theo đấy mà hành xử Theo nhiều khía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là một điểm mốc, đánh dấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội Đức. Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sự suy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trội so với các tướng lĩnh, và do đó không muốn nghe họ tham mưu cho ông hoặc không cho phép họ chỉ trích ông. Kết quả chung cuộc sẽ là một thảm họa cho tất cả. Hitler xua quân Đức tiến công Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941 với chiến thuật thần tốc đã giúp Đức hạ gục nhanh chóng Ba Lan và Tây Âu. Ngày 3 tháng 10, Hitler tuyên cáo với dân Đức: Tôi tuyên bố ngày hôm nay, và tôi tuyên bố mà không ngần ngại, rằng kẻ thù ở miền Đông (Liên Xô) đã bị đánh gục và sẽ chẳng bao giờ vươn lên được nữa Đó là kết luận quá sớm, vì tính hoang tưởng và ngông cuồng, tự kiêu tự đại. Các tướng lĩnh Đức chủ trương phương án tiến thẳng đến thủ đô Moskva. Các tướng lĩnh biện luận với Hitler rằng Moskva là trung tâm sản xuất vũ khí quan trọng, và quan trọng hơn, cũng là trung tâm giao thông liên lạc của nước Nga. Nếu chiếm được Moskva, Liên Xô sẽ bị cắt nguồn cung cấp vũ khí thiết yếu, và còn không thể vận chuyển binh sĩ cùng hàng hậu cần đến những trận tuyến ở xa, rồi họ sẽ yếu đi, tàn tạ và sụp đổ. Hitler thì muốn chiếm lấy Ukraina cũng như những mỏ dầu vùng Caucasus, cùng lúc chiếm lấy Leningrad và bắt tay với quân Phần Lan ở miền bắc. Để đạt được cả hai mục tiêu này, phải tách vài sư đoàn bộ binh và thiết giáp từ Tập đoàn quân Trung tâm để điều đi miền bắc và nhất là miền nam. Mũi tiến công đến Moskva phải đình lại. Đến ngày 5 tháng 9, Hitler mới ra lệnh gấp rút tiến đến Moskva. Nhưng một lần nữa, Hitler là nạn nhân của tính ngông cuồng hoang tưởng. Chiếm Moskva trước mùa đông là không đủ. Ông ra lệnh quân Đức cùng lúc phải chiếm lấy Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg, bắt tay với quân Phần Lan phía ngoài thành phố này. Kết quả là Đức không thể chiếm được mục tiêu nào cả. Đến ngày 26 tháng 11, Đức liệt kê tổng cộng thương vong trên mặt trận miền Đông (không kể người bệnh) là 743.112 sĩ quan và binh sĩ – 23 phần trăm của lực lượng với quân số tổng cộng 3,2 triệu. Sang năm 1942, tính hoang tưởng lại làm hại Hitler. Tham mưu trưởng Lục quân Franz Ritter von Halder ghi lại trong nhật ký: "Việc liên tục đánh giá thấp khả năng của đối phương đang mang những hình thức lố bịch và trở nên nguy hiểm." Halder cho là Hitler nhận định quá đáng về sức mạnh của chính mình và đánh giá quá thấp sức mạnh của địch thủ qua mẩu chuyện sau đây: Tiểusửvề Adolf Hitler Hầu như tất cả các nhà viết tiểusử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi ba mươi của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong Thế chiến thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy. Gia thế Waldviertel, Hạ Áo, quê quán của Adolf Hitler Hitler khi còn là đứa trẻ. Alois Hitler, cha của Adolf Hitler Klara Hitler, mẹ của Adolf Hitler Sơ lược gia phả của Adolf Hitler Hitler luôn giữ bí mật gia thế và cuộc sống của mình trước khi tham gia chính trị. Ông nói các đối thủ chính trị của mình vào năm 1930: "Họ không được biết tôi từ đâu đến và xuất xứ từ gia đình nào" (nguyên văn tiếng Đức "Sie dürfen nicht wissen, woher ich komme und aus welcher Familie ich stamme"). Vào năm 1938, ngay sau khi sáp nhập Áo vào Đức, chính Hitler đã ra lệnh tản cư và sau đó san bằng các ngôi làng Döllersheim và Strones, là hương quán của ông bà cũng như bố mẹ ông nằm tại Waldviertel, khu vực phía Tây Bắc của tiểu bang Hạ Áo (Niederösterreich), để xây một doanh trại đào tạo lính (Allentsteig). Theo Krockow, Kershaw và những nhà viết tiểusử Hitler, nguyên nhân có thể là những bí ẩn của khả năng loạn luân trong gốc gác của Adolf Hitler. Tự chuyện Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi) của Adolf Hitler được nhiều học giả đánh giá là một nguồn thông tin không tin cậy về cuộc đời của ông, vì nó mang nhiều bịa đặt và nhiều nhận định thổi phồng. Gia đình Hitler có gốc từ vùng Waldviertel, Hạ Áo, cạnh biên giới với Tiệp Khắc. Nguồn gốc của dòng họ Hitler không được rõ và trong thế kỷ 19 cách viết họ này còn thay đổi lẫn nhau giữa Hüttler, Hiedler và Hitler. Adolf Hitler là người con thứ tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với Klara, người vợ thứ ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ hai của Alois Hitler. Trong sáu người con này thì chỉ Adolf Hitler và em gái là Paula sống đến tuổi thành niên. Alois Hitler còn có một con trai ngoại hôn, Alois Hitler junior và một con gái từ đời vợ thứ hai. Trong tự truyện "Cuộc tranh đấu của tôi", Hitler miêu tả bố mình là một người chuyên quyền, nóng tính. Nhưng thực thế, không có một bằng chứng nào cho thấy Alois Hitler giáo dục con mình nghiêm khắc hơn với mặt bằng xã hội thời đó. Cha của Adolf Hitler là con trai ngoài giá thú giữa một cô gái nhà nông, bà Anna Maria Schicklgruber và ông Johann Georg Hiedler, người không bao giờ công nhận đứa con này. Sau một khoảng thời gian lâu sau khi cha mẹ mất, vào năm 1876 khi được 40 tuổi Alois đổi họ thành Hitler, việc mà Adolf Hitler luôn đề cao ở cha mình. Nepomuk, em trai của Johann Georg Hiedler đã tuyên thệ tại văn phòng công chứng, rằng anh mình, chồng kế của bà Anna Maria Schicklgruber là cha của Alois. Có thể kết luận rằng Hitler không biết chắc ai là ông nội của mình. Đây là một vấn đề nguy hiểm, có thể đe dọa vị trí chính trị của Hitler, một chính trị gia ngày càng được nhiều người biết đến từ thập niên 1920 nhờ các tuyên truyền ý thức hệ chủng tộc của ông. Các đối thủ chính trị của Hitler lúc đó cũng đã cố tìm cách chứng minh rằng người lãnh đạo tối cao của đảng Quốc xã, Adolf Hitler lại chính là người có gốc gác Do Thái hoặc người Séc. Theo những kết quả nghiên cứu hiện nay, việc này khó có thể là sự thật và những lời đồn đại này chưa từng được chứng minh rõ ràng. Nhưng đối với Hitler, các vấn đề này rất có thể là nguyên