1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề KT số 3

5 382 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC (ĐỀ THAM KHẢO - CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG PHÂN BAN) (Biên soạn: ThS Trần Ngọc Diệp) ================= I. Phần lý thuyết: Câu 1: Đột biến gen không làm thay đổi chiều dài của gen, gen đột biến tăng 1 liên kết hydrô so với gen ban đầu. Đột biến đó thuộc dạng a.Mất 1 cặp nuclêôtic A=T. b.Lắp thêm 1 cặp nuclêôtic A=T. c.Thay thế cặp nuclêôtic A=T bằng cặp nuclêôtic G=X d.Thay thế cặp nuclêôtic G=X bằng cặp nuclêôtic A=T. Câu 2: Xét một gen có cấu trúc như sau: 3’ TAX - AAA - XXX - GGG - XXG - TTA - GGA - AXT 5’. 5’ ATG - TTT - GGG - XXX - GGX - AAT - XXT - TGA 3’. Đột biến gen làm biến đổi gen nói trên thành gen có cấu trúc như sau 3’ TAX - AAA - XXX - GGG - XAG - TTA - GGA - AXT 5’. 5’ ATG - TTT - GGG - XXX - GTX - AAT - XXT - TGA 3’. Đột biến trên thuộc dạng a.Đảo vị trí một cặp nuclêôtic. b.Thay thế một cặp nuclêôtic. c.Mất đi một cặp nuclêôtic. c.Lắp thêm một cặp nuclêôtic. Câu 3: Đột biến gen có vai trò a.Tạo nên nhiều alen của cùng một gen. b.Tạo nên sự thích nghi cho sinh vật. c.Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi kiểu gen của cá thể. d.Làm phong phú vật liệu di truyền ở cấp tế bào. Câu 4: Tính chất nào sau đây là của đột biến a.Có tính phổ biến. b.Có khả năng di truyền. c.Xảy ra đồng loạt. d.Có tính định hướng. Câu 5: Tính trạng nào dưới đây ít chịu sự tác động của điều kiện môi trường a.Tính trạng năng suất. b.Tính sản lượng trứng. c.Sản lượng sữa d.Tỷ lệ bơ trong sữa. Câu 6: Xét nhiễm sắc thể gốc có cấu trúc a x b c d e f . Đột biến cấu trúc xảy ra, biến đổi NST gốc thành NST có cấu trúc a x b d c e f . Đột biến đó thuộc dạng a.Đảo đoạn nhiễm sắc thể. b.Lặp đoạn nhiễm sắc thể c.Chuyển đoạn trên cùng nhiễm sắc thể. d.Mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 7: Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 10.Có bao nhiêu NST ở thể một nhiễm kép: a.11. b.10. c.09. d.08 Câu 8: Cà chua quả đỏ 3n có kiểu gen Aaa được tạo thành bằng cách a.Cho cà chua 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cà chua 2n có kiểu gen Aa. b.Cho cà chua 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cà chua 4n có kiểu gen AAaa. c.Gây đột biến đa bội từ hạt cà chua 2n có kiểu gen Aa. d.Gây đột biến gen ở cà chua 2n. Câu 9: Đột biến nào dưới đây tạo nên thể khảm a.Đột biến giao tử. b.Đột biến xoma. c.Đột biến tiền phôi. d.Đột biến NST. Câu 10: Phân tử prôtêin do gen đột biến điều khiển tổng hợp sai khác axit amin số 50 so với phân tử prôtêin do gen ban đầu điều khiển tổng hợp. Đột biến gen đã xảy ra thuộc dạng a.Mất 1 cặp nuclêôtic ở mã chính thức số 50. b.Lắp thêm 1cặp nuclêôtic ở mã chính thức 50 c.Đảo vị trí hoặc thay thế một cặp nuclêôtic xảy ra ở mã chính thức 50. d.Mất mã chính thức số 50. Câu 11: Cây trồng có quả không hạt chủ yếu thuộc thể a.Đa bội. b.Dị bội. c.Lưỡng bội. d.Dị hợp Câu 12: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 1 Bb. Tỷ lệ kiểu gen BB xuất hiện ở thế hệ F 3 là a.0,4375 b.0,4475. c.0,5375. d.0,5475. Câu 13:Sự thoái hoá giống thường xảy ra ở trường hợp a.Lai khác thứ. b.Lai xa. c.Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. d.Tự thụ phấn đối với những cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết. Câu 14: Tia tử ngoại được sử dụng gây đột biến nhân tạo với đối tượng a.Thực vật. b.Động vật. c.Vi sinh vật, hạt phấn, bào tử d.Cả a, b và c. Câu 15: Trong kỹ thuật di truyền, enzim dùng để nối đoạn ADN của tế bào cho với ADN plasmit là a.Repaza. b.Restrictaza. c.Ligaza. d.Nuclêaza. Câu 16: ADN plasmit có khoảng a.8000 đến 20000 cặp nclêôticb.6000 đến 20000 cặp nclêôtic. c.8000 đến 12000 cặp nclêôtic. d.6000 đến 20000 cặp nclêôtic Câu 17: Một trong những kỹ thuật được sử dụng chủ yếu hiện nay để sản xuất insulin là a.Nuôi cấy mô. b.Kỹ thuật di truyền. c.Tinh chiết insulin từ tuyến tuỵ d.Điều chế hoá học. Câu 18:Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng bất thụ đối với cơ thể lai trong lai xa là a.Do không cùng huyết thống. b.Do sự khác biệt nhau về bộ NST của hai loài. c.Cơ thể lai sinh trưởng, phát triển không bình thường. d.Cơ thể lai kém thích nghi với điều kiện sống. Câu 19: Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống là a.Tiến hoá hoá học - Tiến hoá sinh học. b.Tiến hoá tiền sinh học - Tiến hoá sinh học c.Tiến hoá hoá học - Tiến hoá tiền sinh học - Tiến hoá sinh học d.Tiến hoá hoá học - Tiến hoá tiền sinh học. Câu 20: Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ vì a.Thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết. b.Cạn kiệt các hợp chất vô cơ. c.Nếu chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống, lập tức bị các vi sinh vật phân huỷ. d.Cả a và c. Câu 21: Sự kiện nào dưới đây không của giai đoạn tiến hoá tiền sinh học a.Sự tạo thành các côaxecva. b.Sự hình thành màng. c.Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. d.Sự tạo thành và phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Câu 22: Thực vật hạt trần xuất hiện vào a.Kỷ Pecmơ của đại Cổ sinh. b.Đại Nguyên sinh. c.Đại Thái cổ. d.Đại Trung sinh. Câu 23: Động vật đầu tiên chuyển đời sống từ nước lên cạn là a.Nhện b.Cá phổi c.Cá vây chân d.Lưỡng cư đầu cứng. Câu 24: Bệnh bạch tạng là bệnh do a.Gen trội nằm trên NST thường qui định. b.Gen lặn nằm trên NST thường qui định. c.Gen trội nằm trên NST X qui định. d.Gen lặn nằm trên NST X qui định. Câu 25: Theo Dacuyn, sự hình thành các đặc điểm thích nghi là a.Sự đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN. b.Thích nghi kiểu gen là một quá trình lịch sử chịu tác động của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. c.Sự di truyền và tích luỹ các biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động. d.Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của CLTN. Câu 26: Theo Lamac, các nhân tố tiến hoá gồm có a.Thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. b.Biến dị, di truyền, CLTN và phân ly tính trạng. c.Các quá trình đột biến, du nhập gen, giao phối, CLTN, biến động di truyền và các cơ chế cách ly d.Cả a và b. Câu 27: Theo Thuyết tiến hoá hiện đại, kết quả của tiến hoá lớn là a.Hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. b.Hình thành loài mới. c.Hình thành các nhóm phân loại trên loài. d.Hình thành và tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi. Câu 28:Theo Đacuyn và Thuyết tiến hoá hiện đại, các chiều hướng tiến hoá là a.Ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao. b.Tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. c.Ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý. d.Ngày càng đa dạng, thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 29: Đa số đột biến tự nhiên là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hoá vì a.Khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. b.Các đột biến tự nhiên có thể di truyền cho thế hệ sau. c.Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. d.a và c. Câu 30: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ thứ ba là a.0,4 BB + 0,2 Bb + 0,4 bb = 1. b.0,45 BB + 0,10 Bb + 0,45 bb = 1 c.0,475 BB + 0,05 Bb + 0,475 bb = 1. d.0,48 BB + 0,05 Bb + 0,47 bb = 1. Câu 31: Xét quần thể giao phối tự do ngẫu nhiên có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4 Bb + 0,6 bb = 1. Cho các cá thể của quần thể giao phối tự do ngẫu nhiên, không có chọn lọc tự nhiên, không có biến động di truyền, không có di nhập gen, không có đột biến gen xảy ra thì thành phân kiểu gen của quần thể ở thế hệ F 3 là a.0,04 BB + 0,32 Bb + 0,64 bb = 1. b.0,14 BB + 0,32 Bb + 0,54 bb = 1. c.0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. d.0,20 BB + 0,50Bb + 0,30 bb = 1. Câu 32: Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen không đạt trạng thái cân bằng a.0,40 BB + 0,50 Bb + 0,10 bb = 1. b.0,25 BB + 0,50Bb + 0,25 bb = 1. c.0,64 BB + 0,32 Bb + 0,04 bb = 1. d.0,04 BB + 0,32 Bb + 0,64 bb = 1. Câu 33: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là a.Nòi địa lý. b.Nòi sinh học. c.Nòi sinh thái.d.Quần thể. Câu 34: Tính chất nào sau đây không thuộc về loài tự phối a.Giữa các cá thể có mối quan hệ về dinh dưỡng. b.Loài có khu phân bố xác định. c.Các cá thể của loài có khả năng giao phối với nhau d.Các cá thể của loài không có khả năng giao phối với nhau. Câu 35: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ a.Người và vượn người ngày nay phát sinh từ các gốc khác nhau. b.Người và vượn người ngày nay là 2 nhánh phát sinh từ một gốc chung. c.Vượn người ngày nay là tổ tiên của người. d.Cả b và c. Câu 36: Hoá thạch được phát hiện năm 1856 ở hang Nêanđe thuộc dạng người a.Nêanđectan. b.Crômanhôn. c.Xinantrôp. d.Pitêcantrôp. Câu 37: Xét tính trạng do 1 gen gồm hai alen nằm trên NST thường, có alen trội át hoàn toàn alen lặn qui định. Cho hai cá thể dị hợp giao phối với nhau, thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ: a.1: 2: 1. b.9: 3: 3: 1. c.3: 1. d.1: 1. II.Phần bài tập Ở người, bệnh hồng cầu lưỡi liền 1 gen gồm hai alen là B át hoàn toàn b qui định. Nghiên cứu bệnh này ở gia đình qua 3 thế hệ người ta lập đồ phả hệ sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) : Nữ bệnh : Nữ bình thường : Nam bệnh : Nam bình thường. Không có đột biến xảy ra. Câu 38: Bệnh hồng cầu lưỡi liềm là a.Tính trạng trội hoàn toàn. b.Tính trạng trội không hoàn toàn. c.Tính trạng lặn. d.a hoặc b. Câu 39: Gen qui định bệnh nằm trên a.NST thường. b.NST X. c.NST Y. d.ADN trong tế bào chất Câu 40: Kiểu gen của (1) là a.X B Y. b.Bb. c.X b Y. d.BB. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 MÔN SINH VẬT 1c 2b 3a 4b 5d 6a 7d 8a 9b 10c 11a 12a 13d 14c 15c 16a 17b 18b 19c 20d 21d 22a 23a 24b 25a 26a 27c 28c 29d 30c 31a 32a 33d 34c 35b 36a 37c 38a 39a 40b . ÁN ĐỀ SỐ 3 MÔN SINH VẬT 1c 2b 3a 4b 5d 6a 7d 8a 9b 10c 11a 12a 13d 14c 15c 16a 17b 18b 19c 20d 21d 22a 23a 24b 25a 26a 27c 28c 29d 30 c 31 a 32 a 33 d 34 c 35 b. F 3 là a.0,04 BB + 0 ,32 Bb + 0,64 bb = 1. b.0,14 BB + 0 ,32 Bb + 0,54 bb = 1. c.0,25 BB + 0,50 Bb + 0,25 bb = 1. d.0,20 BB + 0,50Bb + 0 ,30 bb = 1. Câu 32 :

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:26

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w