1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiểu xâu(t1)

4 546 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 84,5 KB

Nội dung

Giáo Án Tin Học 11 Tuần 23 Sở Giáo Dục Và đào Tạo Tỉnh Cà Mau Trường: THPT Hồ Thị Kỷ Tên Tên SVTT:TRẦN HỮU DUY Môn: Tin Học Lớp 11 Lớp: 11C7 Tiết 3 (Tiết 26 PPCT), Tuần 23 Chương IV Kiểu Dữ Liệu Có Cấu Trúc Bài 12: Kiểu Xâu (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức: o Biết xâu là một dãy kí tự. o Biết cách khia báo và truy cập phần tử của xâu. o Sử dụng một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu. 2. Kĩ năng. Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu. II. Chuẩn bị cho bài dạy. Giáo viên: Chuẩn bị o Máy vi tính , máy chiếu (nếu có) o Sách giáo khoa, Sách giáo viên , giáo án. Học sinh: chuẩn bị o Sách giáo khoa., tập ghi. o Xem bài học trước ở nhà III. Các phương pháp dạy học. o Phương pháp vấn đáp o Phương pháp thuyết trình. IV. Tiến trình thực hiện giờ dạy o Ổn định lớp (1 phút) o Kiểm tra bài cũ (không) o Tiến trình dạy học: Trang 1 10/7/20/2013 Giáo Án Tin Học 11 Tuần 23 Hoạt động của thầy và trò Nội dung Thời gian Hoạt động 1: Đặt vấn đề Bài trước các em đã được học về Kiểu Mảng và biết được Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Ví dụ 1: Cho mảng một chiều A T R A N D U Y Tên mảng là gì ? số kí tự? A[6]=? Ví dụ 2: xét mảng B T I N 1 1 B có phải là mảng một chiều hay không?  Để biết B thuộc kiểu dữ liệu nào, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: KIỂU XÂU 4 phút Hoạt động 2: Vào nội dung bài - Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về kiểu xâu? - Xét lại ví dụ 2: ta có dữ liệu trong ví dụ không chỉ thuộc kiểu số mà cả kiểu phi số, nghĩa là ở dạng các kí tự. Như vậy, hãy cho biết Xâu là gì? - Hs: Trả lời. - Gv: Nhận xét và đưa ra khái niệm Xâu. - Hs: Chú ý, lắng nghe và ghi chép. - Gv: Chúng ta có thể xem xâu là mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự. Vì vậy đối với xâu cũng có 5 quy tắc cần quan tâm như đối với mảng một chiều. - Hs: Lắng nghe. - Gv: Trình bày 5 quy tắc. - Hs: Ghi chép. Bài 12: KIỂU XÂU 1. Khái niệm - Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII> - Ví Dụ: - ‘VietNam’ - ‘Lop 11C 7 ’ - Mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu. Số lượng kí tự trong một xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng. -Các quy tắc cần quan tâm: i. Tên kiểu xâu. ii. Cách khai báo biến kiểu xâu. iii. Số lượng kí tự kiểu xâu. iv. Các phép toán thao tác với xâu. v. Cách tham chiếu tới phần tử của xâu. 35 phút Trang 2 10/7/20/2013 Giáo Án Tin Học 11 Tuần 23 - Gv: Cho ví dụ và giải thích lần lượt các quy tắc trên. - Gv: Pascal sử dụng từ khóa STRING để khai báo biến xâu. Độ dài tối đa của xâu được viêt trong [ ] sau từ khóa STRING và không vượt quá 255. - Hs: Ghi chép. - Gv: Chúng ta có thể bỏ qua phần độ dài của xâu khi khai báo. Khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255. - Gv: xét các ví dụ sau: ‘Ha’ + ‘ Noi’  ‘Ha Noi’ ‘Viet’ + ‘ Nam’  ‘Viet Nam’ ? Cho biết chức năng của phép ‘+’ trong 2 câu trên dùng để làm gì? - Hs: Phát biểu - Gv: Ngoài phép ghép xâu, chúng ta còn có các phép so sánh sau đây: Trình bày các quy ước, cho ví dụ cụ thể để minh họa và giải thích cho hs hiểu vấn đề. - Hs: chú ý lắng nghe và ghi chép bài. - Gv: Để xử lí xâu, có thể sử dụng các thủ tục và hàm chuẩn nào? ? Làm sao để xóa đi một vài kí tự. - Hs: Trả lời ? Làm sao để thêm vào xâu một vài kí tự. - Hs: Trả lời 2. Khai báo Var <tên biến>: String [độ dài lớn nhất của xâu] ; Ví dụ: Var Hoten: String [26] ; Var Chugiai: String; (Độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255.) 3. Các Thao Tác Xử Lí Xâu a. Phép ghép xâu(+): dùng để ghép nhiều xâu thành một xâu. Ví dụ: ‘Ha’ + ‘ Noi’  ‘Ha Noi’ b. Các phép so sánh( =, <>, <, >, <=, >=) • Quy ước: • Xâu rỗng là xâu ‘’ • Xâu A = Xâu B nếu A và B giống hệt nhau. Ví dụ: ‘Tin Hoc’ = ‘Tin Hoc’ • Xâu A > Xâu B nếu: + Kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng ở xâu A có mã ASCII lớn hơn ở xâu B. Ví dụ: ‘Ha Noi’ > ‘Ha Nam’ + Xâu B là đoạn đầu của xâu A. Ví dụ: ‘Xâu kí tự’ > ‘Xâu’. c. Một số thủ tục Chuẩn. • Delete(S, vt, n): xóa n kí tự của xâu S bắt đầu từ vị trí vt. Ví dụ: S = ‘Song Hong’ Delete(S, 1, 5)  ‘Hong’ • Insert(S1, S2, vt): chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt của S2. Ví dụ: S1 = ‘1’, S2 = ‘Hinh .2’ Insert(S1, S2, 6)  ‘Hinh 1.2’ d. Một số hàm chuẩn xử lí xâu. • Copy(S, vt, n): tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S. Trang 3 10/7/20/2013 Giáo Án Tin Học 11 Tuần 23 ? Làm sao để biết xâu hiện có bao nhiêu kí tự. - Hs: Trả lời ? Làm sao để có được chữ cái in hoa tương ứng với chữ thường. - Hs: Trả lời Ví dụ: S = ‘Tin hoc’ Copy(S, 5, 3)  ‘hoc’ • Length(S): cho giá trị là độ dài của xâu S. Ví dụ: S = ‘Xin chào’ Length(S)  8 • Pos(S1, S2): tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2. Ví dụ: S1 = ‘1’, S2 = ‘Hinh 1.2’ Pos(S1, S2)  6 • Upcase(ch): chuyển kí tự ch thành chữ hoa. Ví dụ: Ch = ‘a’ Upcase(ch)  ‘A’ V. Củng cố (5 phút) • Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII. • Khai báo: tên xâu, độ dài lớn nhất của xâu. • Tham chiếu đến phần tử của xâu: tên xâu [chỉ số] • Các thao tác xử lí thường dùng: • Phép ghép xâu, so sánh xâu. • Các thủ tục và hàm chuẩn. VI. Dặn dò: Học bài cũ và xem trước phần ‘một số ví dụ’. VII. Nhận xét và rút kinh nghiệm: Cà mau, ngày…tháng 02 năm 2009 Cà mau, ngày 10 tháng 02 năm 2009 Phê duyệt của GVHD ký tên Sinh Viên ký tên Cô LÊ THỊ MỸ THUẬT Sv TRẦN HỮU DUY Trang 4 10/7/20/2013 . dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về kiểu xâu? - Xét lại ví dụ 2: ta có dữ liệu trong ví dụ không chỉ thuộc kiểu số mà cả kiểu phi số, nghĩa là ở dạng các. xâu rỗng. -Các quy tắc cần quan tâm: i. Tên kiểu xâu. ii. Cách khai báo biến kiểu xâu. iii. Số lượng kí tự kiểu xâu. iv. Các phép toán thao tác với xâu.

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:25

Xem thêm

w