Ngày soạn: 25/1/2009 Lớp dạy: 12A, 12B. Ngày dạy: Tiết: 25 Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA I. MỤC TIÊU Sau bài học HS có khả năng: 1. Kiến thức - Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta. - Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mô lớn. - Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta. 2. Kĩ năng - Phân tích bản đồ. - Phân tích bảng số liệu. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ nông-lâm-thủy sản Việt Nam. - Bảng số liệu, hình ảnh về hoạt động nông nghiệp tiêu biểu . - At lát địalí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hỏi bài cũ 2. Mở bài: Công cuộc đổi mới đã làm cho nền nông nghiệp và nông thôn nước ta có nhiều thay đổi. Vậy nền nông nghiệp hiện nay của nước ta có những đặc điểm gì và có những chuyển biến nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. 3. Hoạt động của GV và HS Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: cả lớp Tìm hiểu những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với nông nghiệp. - GV: Đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định tính chất nhiệt đới của nông nghiệp nước ta. - GV: Các em hãy phân tích những ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với nông nghiệp? - HS trả lời. GV nhận xét và tổng kết. + Sự phân hóa mùa của khí hậu là cơ sở để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ bắc vào nam, từ đồng bằng lên trung du và miền núi. Điều kiện đó tạo nên có cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng “ mùa nào thức ấy”. - Miền núi có thế mạnh về cây lâu năm , còn đồng bằng có thế mạnh về cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thủy sản. 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới a. Thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới - Thuận lợi: + Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. + Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng nên có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. + Sự phân hóa về địa hình, đất trồng cho phép áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùng. - Khó khăn: Hoạt đông 2: cá nhân, cặp Tìm hiểu những biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: dựa vào SGK mục 1.b trang 88 hãy nêu những biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. - Sử dụng các giống ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và thu hoạch trước mùa mưa bão. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Tìm hiểu về nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. - GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1.3.6 : Tìm hiểu về dặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền. + Nhóm 2.4.5 : Tìm hiểu đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa. - Các nhóm tiến hành thảo luận. GV hướng dẫn. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức.GV nhấn mạnh được sự khác nhau cơbản cảu hai hình thức sản xuất trên. + Tính bấp bênh của nông nghiệp nhiệt đới. + Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới - Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng nhằm khắc phục những khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với nông nghiệp. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải và áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến vào bảo quản nông sản.Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả. - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới. 2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới. a. Nông nghiệp cổ truyền . - Quy mô: nhỏ, manh mún, phân tán. - Phương thức canh tác: chủ yếu sử dụng sức người và động vật, kĩ thuật thô sơ, lạc hậu, sản xuất nhiều loại . Hiệu quả: Năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế thấp. - Tiêu thụ sản phẩm: Không quan tâm đến thị trường, mang tính tự cấp, tự túc. - Phân bố: Ở nhiều nơi trên cả nước, tập trung ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn. b. Nền nông nghiệp hàng hóa - Quy mô: tương đối lớn, mức độ tập trung cao. - Phương thức canh tác: + tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp. + Kĩ thhuataj tương đối tiên tiến. + Chuyên môn hóa thể hiện khá ró. - Hiệu quả kinh tế: Năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế cao. - Tiêu thụ sản phẩm: Gắn liền với thị trường tiêu thu hàng hóa, thị trường tác động lớn đến sản xuất. Hoạt động 4: cá nhân. Tìm hiểu sự chuyển dịch kinh tế nông thôn. -GV: Nông nghiệp luôn gắn liền với nông thôn, là bộ phận kinh tế chủ yếu ở nông thôn. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu 21 trang 91 để nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh tế của nông thôn nước ta từ năm 2001-2006. - HS nhận xét. GV kết luận: + Hộ nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 80.9% xuống 71%. + Hộ công nghiệp, xây dựng tăng khá mạnh: từ 5,8% lên 10%. + Hộ dịch vụ cũng tăng lên từ 10,6 lên 14.8%. - GV : yêu cầu HS kể tên các thành phần kinh tế có mặt ở nông thôn hiện nay. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. - có vai trò không lớn và có nhiều khó khăn. - Được xây dựng thành HTX kiểu mới với nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ. - Đóng vai trò chủ yếu nhất ở nông thôn. - Đang phát triển mạnh góp phần chủ yếu dưa kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng hóa. - GV : sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp được thể hiện như thế nào? - GV: Dựa vào hình 21 SGK nhận xét sự phân hóa không gian về cơ cấu kinh tế ở nông thôn. - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức - Bản đồ hình 21 cho thấy: Các tỉnh thuần nông thì tỉ lệ nông, lâm, thủy sản cao, thậm chí lên trên 90% như hầu hết cas tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên. Ngược lại, các tỉnh cócơ cấu kinh tế nông thôn đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp thì tỉ lệ này giảm nhiều, ở nhiều tỉnh chỉ còn khoảng 70% như các vùng ven các thành phố lớn ở ĐBSH và Đông Nam Bộ. - Phân bố:Phân bố ở một số vùng, tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi. 3. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận kinh tế chủ yếu của nông thôn. - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp nhưng hoạt động phi nông nghiệp có tỷ trọng ngày càng tăng. b. Kinh tế nông thôn gồm nhiều thành phần kinh tế - Các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản. - Các hợp tác xã nông, lâm và thủy sản. - Kinh tế hộ gia đinh. - Kinh tế trang trại. c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. - Sản xuất hàng hóa thể hiện ở việc đẩy mạnh việc chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ thể hiện sự thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu mà còn thể hiện rõ rệt ở các sản phẩm chính trong nông-lâm-ngu nghiệp và các sản phẩm phi nông nghiệp khác. IV. CỦNG CỐ V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIÊP Về nhà học bài và làm bài tập cuối bài, chuẩn bị bài mới. . Ngày soạn: 25/1/2009 Lớp dạy: 12A, 12B. Ngày dạy: Tiết: 25 Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA I. MỤC TIÊU Sau bài học. thôn. -GV: Nông nghiệp luôn gắn li n với nông thôn, là bộ phận kinh tế chủ yếu ở nông thôn. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số li u 21 trang 91 để nhận xét về