1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tính toán và thiết kế nhà máy Surimi công suất 5 tấn/năm

56 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Sản xuất surimi sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu cá nhỏ, tăng thời gian bảo quản so với cátươi và có thể dành cho những người dị ứng với hải sản.. Đặc biệt surimi có tính chất tạo

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển, con người càng chú ýnâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm Không chỉ đơn giản là

ăn có chất lượng mà người ta còn hướng đến hương vị và sự mới lạ

Việc xuất khẩu thô một số loại thịt cá đông lạnh không phải là hướng chủ đạotrong sản xuất, mà người ta đang quan tâm đến sản phẩm giá trị gia tăng, mang lạinguồn lợi nhuận vượt trội Một trong những sản phẩm đó chính là surimi Vớinhững ưu điểm về thành phần protein, khả năng tạo gel cao và hương vị trungtính, surimi có thể mô phỏng cua, tôm, sò và các loại hải sản khác Sản xuất surimi

sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu cá nhỏ, tăng thời gian bảo quản so với cátươi và có thể dành cho những người dị ứng với hải sản Chính vì thế surimi đang

Trang 2

được quan tâm phát triển tại Việt Nam.

Cùng với ý tưởng đó, nhằm mục đích gắn việc nghiên cứu khoa học với mục đích sảnxuất, nhằm giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng một cách sáng tạo lý thuyết đã được học ở trường vào thực tiễn sản xuất Em được khoa Thủy sản, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm phân công nghiên cứu

thực hiện đề tài: Tính toán, thiết kế nhà máy sản xuất Surimi công suất 5

tấn/ngày

Đồ án này trình bày về những kiến thức cơ bản về surimi, quy trình công nghệ vànhững sản phẩm surimi hiện có trên thị trường và tính toán, thiết kế nhà máy sảnxuất Surimi Bài báo cáo được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, vẫncòn nhiều thiếu sót nên em mong có sự góp ý của thầy để thêm hoàn thiện

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu chung về surimi

Surimi (擂擂擂, nghĩa là “thịt xay” trong tiếng Nhật) là một loại thực phẩm truyền thống có nguồn gốc từ cá của các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc Cá nguyên liệu được tiến hành rửa, fillet, xay nhỏ và phối trộn các nguyên liệu phụ, định hình, xử lý nhiệt sẽ cho sản phẩm được gọi là surimi Surimi là các protein myofibrillar được định hình sau đó được xử

lý nhiệt Việt Nam có một số loại surimi là các sản phẩm truyền thống như giò cá, chả cá Surimi không có mùi vị và màu sắc đặc trưng, có độ kết dính vững chắc, là một chế phẩm bán thành phẩm, là một nền protein, được sử dụng rộng rãi làm nhiều sản phẩm gốc thủy sảnkhác

Surimi có hàm lượng protein cao, lipid thấp, không có cholesterol và glucid, cơ thể dễ hấp thụ Protein của surimi có khả năng trộn lẫn với các loại protit khác, nâng cao chất lượng củacác loại thịt khi trộn lẫn với thịt bò, thịt heo hay thịt gà Đặc biệt surimi có tính chất tạo thành khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hòa, nên từ chất nền surimi người ta có thể chế biến

ra các sản phẩm có giá trị cao như: tôm, thịt, sò điệp, cua, ghẹ, xúc xích…

Bảng 1.1.Giá trị dinh dưỡng của surimi

Năng lượng của chất

Surimi là một dạng bán thành phẩm giàu protein, hàm lượng chất béo thấp, giàu dinh dưỡng, đóng vai trò như một thành phần protein chức năng, có thể thay thế được nhiều loại protein truyền thống từ thực vật và động vật

Trang 4

Surimi có nồng độ myofibrilar protein đậm đặc, tạo gel sẽ cho sản phẩm có cấu trúc dai, đàn hồi tương tự như cấu trúc các loại trai, sò, tôm, cua…

Hình 1.1 Surimi đông lạnh

Có tính chất khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hoà, không còn vị tanh của cá do đó sử dụng

để sản xuất các sản phẩm kamaboko, chikuwa của Nhật hay mô phỏng hải sản khác như tôm, cua, sò… rất được ưa thích trên thế giới

+ Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu: tạo nên những sản phẩm có giá trị hơn vì thịt

cá có cấu trúc khá lỏng lẻo, bị hư hỏng nhanh hơn thịt trong quá trình bảo quản, nếuchế biến không hợp lý sẽ dễ dẫn đến thải bỏ một lượng lớn thủy hải sản Một số loại

cá nhỏ khó chế biến và tìm được nguồn tiêu thụ ở quy mô công nghiệp, sẽ được chuyển đến để sản xuất thức ăn gia súc, gây lãng phí, làm surimi sẽ tạo nên sản ph

ẩm có giá trị kinh tế cao hơn

+ Là sản phẩm giá trị gia tăng: do tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ (cá nhỏ) và phế liệu (vụn cá fillet), tạo ra được những sản phẩm mô phỏng có giá trị kinh tế caohơn hẳn như tôm, cua, sò,…

+ Phù hợp cho người ăn kiêng vì thực phẩm làm từ surimi thường hàm lượng chất béo thấp nhưng khi ăn có cảm giác giống sản phẩm thật, đặc biệt nếu một số người bệnh phải ăn kiêng một số loại thịt như bò, gà,… thì có thể sử dụng bò, gà từ surimivẫn tìm được cảm giác như ăn bò, gà thật

+ Surimi bảo quản lâu hơn so với cá tươi nguyên liệu

擂 Do vậy, surimi được các chuyên gia FAO trong lĩnh vực thực phẩm bình chọn là thực

Trang 5

phẩm cơ sở trong tương lai vì surimi quy tụ được các ưu điểm mà không loại thực phẩm nào có được.

1.2. Nguyên liệu

1.2.1. Nguyên liệu chính

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất surimi rất đa dạng và phong phú, từ các loài cá

có kích thước lớn đến các loài cá có kích thước nhỏ Có khoảng 60 loại cá biển có thểlàm surimi được như cá ngừ (tuna), cá thu (mackerel), cá sửu (croaker), cá mập

(shark)…Chủ yếu thuộc các họ: Micropogon ,Pseudosciaena, arophrys,

Microstoruns spp., Bothidae và Pleuronectidae

Mỗi loại cá đều có những kỹ thuật làm surimi khác nhau

Hình 1.2 Một số loại cá để sản xuất surimi

Ngoài ra người ta còn chú ý đến sản xuất surimi từ phế liệu cá là vụn cá trong quá trình xử lý

Trang 6

sơ bộ thịt cá hay chỉnh sửa fillet cá.

Yêu cầu của nguyên liệu

Chất lượng surimi phụ thuộc ngay từ đầu vào loại nguyên liệu, độ tươi của cá nguyên liệu, mùa vụ khai thác và vùng khai thác

a Loại nguyên liệu

Các loài cá khác nhau sẽ cho chất lượng surimi khác nhau, ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của gel surimi

Cá phải có lượng thịt trắng nhiều, lượng mỡ ít:

+ Khi lượng protein trong thịt cá nhiều giúp cấu trúc mạng lưới gel có độ đàn hồi tốt, nhưng nếu lượng mỡ trong thịt cá nhiều, các hạt mỡ phân tán ra, xen vào giữa các protein thì liên kết mạng lưới sẽ kém bền

+ Chất béo dễ bị ôi, hỏng, ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị của sản phẩm Lượng chất béo có trong nguyên liệu càng thấp càng tốt Tuy nhiên hàm lượng mỡ không nhất thiết liên quan một cách tỷ lệ với độ đàn hồi mà nó còn quyết định bởi sự khác nhau

về lượng và chất của myosin của thịt cá

b Độ tươi

Độ tươi của cá nguyên liệu ảnh hưởng đến mùi vị, màu sắc, độ tạo gel của surimi Vìnếu cá nguyên liệu bị ươn, thối là do enzyme và vi sinh vật hoạt động mạnh, khi đó

nó sản sinh ra các sản phẩm cấp thấp làm ảnh hưởng tới các tính chất của surimi

Độ tươi của nguyên liệu phụ thuộc vào quy trình đánh bắt, điểu kiện thu mua, kỹ thuật vận chuyển, kỹ thuật bảo quản và thời gian bảo quản nguyên liệu

Để sản xuất surimi có chất lượng tốt người ta sản xuất ngay trên tàu đánh cá ngoài khơi, hoặc chế biến từ nguyên liệu bảo quản không quá 2 ngày ở nhiệt độ 2 – 40C Nếu bảo quản lâu hơn, kể cả cách bảo quản đông sẽ làm thay đổi trung tâm ưa nước, hiện tượng kết tinh làm cá bị mất nước làm ảnh hưởng đến chức năng tạo gel sau này.Việc bảo quản cá bằng nước biển lạnh là tốt nhất

Cá biển dùng để chế biến Surimi là các loài cá có thịt màu trắng và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật qui định trong TCVN 2646-78 ( Cá biển ướp nước đá - Yêu cầu kỹ

Trang 7

thuật ).

c Mùa vụ khai thác và vùng khai thác

Cá ngon nhất vào lúc phát triển đầy đủ các thành phần phong phú, sử dụng làm nguyên liệu

là tốt nhất, nhưng mặt khác vào giai đoạn này lượng mỡ trong cá cũng cao nhất Vì thế với các loài cá béo không nên dùng cá vào đúng vụ và sau thời kỳ sinh sản làm nguyên liệu sản xuất surimi Về nơi khai thác thì nhìn chung cùng một loài cá, nếu sống ở vùng hàn đới thì

cá có hàm lượng mỡ cao hơn và cùng một địa phương thì cá sống ven bờ có hàm lượng mỡ cao hơn cá ngoài khơi

a Cá nước mặn

Các loại cá nước mặn dùng để sản xuất surimi

+ Alaska pollock (Theragra charcogramma): Có ở đông bắc thái bình dương, biển

bering, xung quanh vùng Kamchatka, biển Okhotsk và vùng biển nam Nhật Bản

+ Pacific whiting (Merhxius productus) : Phân bố nhiều từ vịnh Alaska đến vịnh

California

+ Croaker (Argyrosomus argentatus, Nibea niitsukurii) – Cá đù bạc: Sản lượng 2% so

với tổng sản lượng Việt Nam Có thân hình bầu dục, hơi dài, chiều dài gấp 3.5- 3.8 lần chiều cao thân Chiều dài lớn nhất của nó là 360 mm, trọng lượng tối đa 1100g

+ Lizafish (Sauida undosquanmis) – Cá mối vạch: Phân bố rộng ở các vùng biển như:

Vùng biển Tây Thái Bình Dương của Indonesia, biển Đỏ, vịnh Nam Tư và vùng biển

từ Đông Phi đến Nhật Bản Xuất hiện quanh năm, có sản lượng tương đối cao trong các loài cá đáy có trong lượng tối đa khoảng 450g

+ Horse mackerel (Trachurus japonicus) - Cá thu: Phân bố tương đối rộng ở tây bác

Thái Bỉnh Dương như: vùng biển miền nam Nhật Bản, từ bán đảo Hàn Quốc đến vùng biển Đông của Trung Quốc và vùng biển Đông Nam Á

Các công trình nghiên cứu cho thấy cá Tuyết, cá Meluc, cá Lanh, cá Mòi dầu Đại Tây Dương, cá Đù, cá Thu Chi – lê và cá Hoki NewZeland khá phù hợp để làm nguyên liệu Cũng đã có nhiều công trình phát triển công nghệ chế biến thịt

Trang 8

các loài cá béo thành surimi hoặc sản phẩm gốc surimi Những loài cá béo quan trọng nhất hiện đang được khảo sát bao gồm cá Ốt vẩy nhỏ, Trich xương, Trích cơm, Cá thu Trích, Trổng và Mòi dầu.

Ở Nhật bản đã sản xuất thành công surimi từ các loài cá Trích nhỏ, Mối, Kiếm, Dưa, Nhồng vàng, Nục, Chào mào đỏ, Cát và mực nang nhưng chầt lượng surimi làm từ những nguyên liệu này tuỳ thuộc rất nhiều vào độ trắng và tỷ lệ mỡ của thịt cá Lý tưởng nhất là chế biến surimi từ cá thịt trắng rẻ tiền, có khả năng đông kết tốt và khai thác được quanh năm

b Cá nước ngọt

Bên cạnh những nguồn tài nguyên biển thì nguyên liệu dùng để sản xuất surimi có thể đi từ các loài cá nước ngọt như: Rô phi (Tilapia), cá Măng biển (milkfish – Chanos chanos) Milkfish cho gel cứng, Tilapia thì tạo gel tốt hơn những hiệu suất thu hồi thấp hơn

c Phế liệu cá

+ Cá vụn là phế liệu của quá trình xử lý sơ bộ thịt cá, sửa phi-lê (fillet) , chiếm đến 10% khối lượng cá nguyên liệu Tận dụng lượng cá vụn này không những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn góp phần khép kín quy trình sản xuất, giảm phế liệu gây ô nhiễm môi trường

+ Thông thường thì phế liệu cá được sử dụng để làm bột cá, thức ăn gia súc Tuy nhiên, sau những quá trình fillet cá, phế liệu cá còn rất nhiều thịt cá Do đó để tận dụng phế liệu cá, người ta cũng tiến hành nghiên cứu làm surimi

擂Trong các loại cá trên thì cá Pollock cho chất lượng surimi cao nhất và cũng là loại cá đầutiên dùng để sản xuất surimi

Ngày nay người ta dùng cá Whiting để thay thế, tuy chất lượng surimi thấp hơn so với Pollock surimi do tính bền gel của cá Whiting kém hơn, bên cạnh đó trong cá Whiting còn chứa một lượng lớn enzyme protease và vinh sinh vật

Nguồn nguyên liệu đang được chú ý nhiều nhất là các loài cá tạp sống ở tầng nước mặt Sản lượng khai thác hàng năm của các loài cá này vượt con số 20 triệu tấn Một nửa sản lượng đódang dùng để chế biến thức ăn gia súc và sản phẩm công nghiệp do chưa có công nghệ hữu hiệu để tận dụng chúng làm sản phẩm Với các loài cá này, công nghê hữu hiệu nhất là sản xuất surimi vì khắc phục được những hạn chế chủ yếu của nguồn nguyên liệu này

Trang 9

1.2.2. Nguyên liệu phụ

1.2.2.1. Chất bảo vệ lạnh đông,tăng khả năng giữ nước, tránh biến tính protein khi bảo quản

Sobitol và đường saccharose

+ Có thể sử dụng riêng lẻ hay hỗn hợp ở khoảng 9% theo thể tích giúp cải thiện cấu trúc gel trước khi đem đi lạnh đông nhờ khả năng giữ nước tốt Các nhóm hydroxyl của glucid có khả năng tạo liên kết hydro, liên kết này bền ở nhiệt độ lạnh

+ Thành phần cho vào khoảng 4% với đường và 4 – 5% đối với sorbitol tính theo khối lượng thịt cá sau khi ép tách nước (Marcel Dekker, 1993)

Polyphosphat

+ Với lượng 0.2 – 0.3% giúp tăng khả năng giữ nước của cấu trúc gel

+ Hỗn hợp tỷ lệ 1:1 của natri tripolyphosphate và tetrasodium pyrophosphate khoảng 0.2 – 0.3% thể tích làm ngăn cản sự hoạt động của các ion kim loại và điều chỉnh pH trong surimi

Chất bảo vệ lạnh đông

+ Một số công ty đã giới thiệu chuỗi polymer glucose mạch ngắn (LD & SD) giúp bảo quản surimi trong 8 tháng, trehalose (dissacharide có độ ngọt 0.45) thay thế sorbitol và sucrose giúp bảo quản surimi trong 12 tháng lạnh đông

+ Một ví dụ thành công khác là dùng sodium tripolyphosphate, monosodium

glutamate và phụ gia chống oxy hóa với cá tuyết – Coregonus cupleaformis

(Krivchenia & Feunema, 1988)

+ Polyols và maltodextrin cùng với đường sucrose và phosphate đem lại kết quả tốt khi bảo quản lạnh đông cho surimi từ cá pollack – Alaska (Park và cộng sự)

+ Sử dụng polyols và sorbitol – dạng tinh thể có bổ sung tinh bột với cá hồi đỏ– Urophycis chuss cũng đạt kết quả tốt (Youn Lee, 1990)

1.2.2.2. Đồng tạo gel với protein có sẵn trong thịt cá

Tinh bột lúa mì, tình bột khoai tây, tinh bột sắn

+ Chức năng của tinh bột là đồng tạo gel với protein có sẵn trong thịt cá Cấu trúc sẽ

Trang 10

chắc hơn và bền hơn dưới tác động lực cơ học – khả năng bị biến dạng khi không cấp đông giảm xuống Nếu dùng tinh bột sắn thì cấu trúc gel chặt hơn lúa mì.

+ Hàm lượng sử dụng, có thể dao động trong khoảng 3 – 6% (Marcel Dekker, 1993).

1.3 Các sản phẩm từ surimi

1.3.1 Kamaboko

1.3.1.1 Giới thiệu

+ Kamaboko là loại sản phẩm làm từ surimi điển hình nhất ở Nhật Bản

+ Kamaboko cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác dựa theo hình dạng tạo thành,phương pháp chế biến và theo khu vực địa lý Chẳng hạn như: Chikuwa là dạng có hình cây tre, Kamaboko hấp được gọi là Sumaki hay Mushiita, còn Kamboko chiên thì được gọi là Tenpura ở phía Tây Nhật Bản còn ở khu vực phía Đông lại gọi là Satsuma Age

1.3.1.2. Qui trình sản xuất

Quá trình tạo hình: Surimi dạng paste thường được tạo hình trong một dụng cụ bằng

gỗ (như hình vẽ) trước khi được xử lý nhiệt Đôi lúc, nó được phủ một lớp màu Quátrình này có thể thực hiện bằng thủ công hoặc bằng máy móc

Quá trình làm chín: Sau khi được tạo hình surimi, hỗn hợp surimi được gia nhiệt nhẹ

trong khoảng thời gian (20 đến 40oC trong 30 đến 60 phút) tùy thuộc vào từng loại Trong quá trình này, hệ gel được tạo thành nhờ protein myofibrillar Loại gel này rất

Trang 11

bền và đàn hồi Sản phẩn sau khi hoàn tất có thể đem nấu, nướng hoặc hấp Nếu đem đinướng thì gọi là yaki-ida, còn nếu đem hấp thì gọi là mushi

Hình 1.3 Thiết bị tạo hình Kamaboko và chỉnh dạng của sản phẩm

Kamaboko đúc (molded kamaboko): Kỹ thuật đúc này được ứng dụng đối với những

loại surimi có chất lượng thấp vì khả năng tạo gel kém Quá trình này cũng được tiến hành giống như surimi thông thường nhưng hỗn hợp surimi dạng paste được cho vào dụng cụ bằng nhựa và được nấu (nướng hoặc hấp) ở 90oC sau đó hạ nhiệt độ xuống 10-15 oC trong 10 giờ Sản phẩm tạo thành sẽ được đóng gói, tiệt trùng và đông lạnh trước khi được phân phối đến tay người tiêu dùng

Trang 12

Hình 1.4 Một số hình ảnh về quy trình sản xuất surimi

a) Quá trình nhào trộnb) Sản phẩm kamaboko hấp ( Sumaki)

1.3.1.3. Một số sản phẩm kamaboko

Sản phẩm kamaboko hấp ( Sumaki)

Hình 1.5 Sumaki

Sản phẩm kamaboko chiên ( Tempura)

Satsuma-age/Tempura là kamaboko được chiên Nó có rất nhiều hình dạng và còn có những tên khác như là: tsuke-age, tempura

Người ta cũng có thể thêm vào các nguyên liệu như: rau củ, tôm, mực và cá băm nhỏ.Những sản phẩm này rất nổi tiếng ở Hàn Quốc với tên gọi twi- ghin ahmook Trước khi chiên người ta có thể tiến hành luộc, hấp, hoặc chiên sơ tạo thành những sản phẩm với tên gọi là yude-age, mushi và ki Tuy nhiên, trong những năm gần đây người ta thường tiến hành giai đoạn chiên sơ bởi vì gel tạo thành chắc hơn và có hiệu quả hơn Quá trình chiên đầu tiên được thực hiện ờ 130 oC sau đó chiên ở 170 oC

Trang 13

Hình 1.8 Happen

Trang 14

Bảng 1.2 Bảng mô phỏng thịt hải sản từ surimi

Tên sản

phẩm

Trang 15

Thanh cua

surimi

Thịt cá xay, hương bột cua, muối, đường, tinh bột, bột ngọt, rượu, mật ong, màu thực phẩm tự nhiên (E120;E160C)

Sò điệp

surimi

Thịt cá xay, hương vị điệp,muối, đường, tinh bột, bột ngọt, rượu, mật ong, dầu thực vật, bột tẩm, bột bánhmì

Thỏi cua

surimi

Thịt cá xay, hương bột cua, muối, tinh bột, rượu sake, dầu thực vật, lòng trắng trứng, màu thực phẩm tự nhiên (E120; E160C)

Trang 16

Burger cua

Thịt cá xay, hương bột cua, muối, đường, tinh bột, bột ngọt, rượu, mật ong, hành, màu thực phẩm

tự nhiên (E120; E160C

Chạo cua

surimi

Thịt cá xay, măng, hành lá, mía, muối, đường, bột ngọt, tinh bột, hương bột cua, tiêu,dầu thực vật, rượu, mật ong, màu thực phẩm tự nhiên (E120; E160C)

Trang 17

 Loại bỏ những phần không sử dụng được như

+ Đầu, da : gồm vảy, vây, đuôi và da cá

+ Nội tạng (gan, ruột) : chứa các enzym protease dễ thủy phân protein làm giảm khả

năng tạo gel của protein tơ cơ

+ Máu và xương: xương cứng gây tổn thương cơ quan tiêu hóa, giảm giá trị gel

surimi, tủy lẫn trong xương làm gia tăng quá trình oxy hóa chất béo gây hư hỏng sản phẩm

Dò kim loạiLạnh đôngĐịnh hình

Trang 18

+ Thậm chí có thể loại bỏ cả những phần tơ cơ màu sẫm ảnh hưởng tới khả năng tạo gel của surimi sau này, chỉ giữ lại phần thịt cá có tơ cơ trắng.

+ Cá sẽ được phân loại kích thước rồi phân thành từng mẻ có kích thước đồng nhất

để dễ dàng chọn thông số các thiết bị xử lý về sau

+ Nếu sản xuất ở phân xưởng chế biến trên bờ thì sử dụng nước lạnh, còn nếu sản xuất ngay trên tàu đánh cá thì có thể sử dụng nước biển lạnh phục vụ cho quá trình này

+ Những loại cá có hàm lượng béo càng cao thì giai đoạn xử lý càng phải nhanh tránh quá trình oxy hóa chất béo làm thịt cá thâm đi

+Thịt mô cơ cá được đem nghiền thành miếng dày 3 – 5mm

+ Trong quá trình xay do ma sát nên cần phải hạ nhiệt độ bằng cách xay chung với đánhuyễn

Trang 19

1.4.2.3. Rửa

a Mục đích

+ Tăng hàm lượng protein myofibrillar

+ Loại bỏ các protein tan trong nước (sarcroplasmic protein) vì các protein này tồn tạidạng lỏng bên trong các sợi cơ, cản trở sự tạo gel, làm giảm sự ổn định và tính chất chức năng của protein của sản phẩm surimi trong thời gian lưu trữ

+ Loại bỏ các tạp chất (màu, mùi, mỡ)

b Thực hiện

+ Số lượng lần rửa và lượng nước rửa cho mỗi lần khác nhau đối với từng loài cá Rửa quá nhiều làm thất thoát thịt cá và giảm độ ẩm trong thịt cá, nhưng rửa quá ít sẽ làm giảm chất lượng gel trong thời gian lưu trữ

+ Tiến hành rửa trong điều kiện pH thấp (6.5 – 7) và nhiệt độ thấp (3 – 10oC)

+ Chu trình rửa đề xuất:

• Rửa lần 1: Tỷ lệ dung dịch nước rửa và thịt cá là 6:1, thời gian rửa là 30 phút

• Rửa lần 2: Tương tự lần 1

• Rửa lần 3: rửa bằng nước thường, thời gian rửa là 10 phút

+ Thịt cá xay được ngâm vào dung dịch, phải khuấy đảo đều đặn và liên tục trong suốt thời gian rửa Nhiệt độ rửa trong khoảng 5 – 10oC cho cả các lần Sau mỗi lần rửa, lọc thịt cá với 4 lớp vải màn, để ráo nước tự nhiên trong 2 – 3 phút lại tiếp tục rửa lần sau Sau khi tiến hành rửa 3 lần thì thịt cá được đem đi ép tách nước

+ Surimi từ các loài cá sống ở tầng nước mặt (cá nục, cá sacdin…) có hàm lượng chấtbéo cao, protein trong thịt không ổn định, phần thịt sẫm nhiều hơn thịt trắng nên sản phẩm kém chất lượng Một trong những thành công đáng kể là việc cải tiến các

Trang 20

phương pháp chế biến các loại cá này, đó là phương pháp tách chất béo ra khỏi thịt bằng cách rửa với dung dịch NaHCO3 rồi thanh trùng superdecanter, sau đó dùng máy quay, ép làm sạch da, lớp mỡ dưới da và phần tơ cơ sẫm.

 Nước rửa

+ Tỷ lệ nước rửa : thịt cá phổ biến là 5:1 – 10:1 với khoảng 3 – 4 lần rửa Nếu sản xuất trên tàu đánh cá thì có thể sử dụng ít nước hơn so với phân xưởng trong bờ do cátươi hơn Cá sản xuất ở các phân xưởng trên bờ có thể đã được trữ lạnh 20 – 100 giờ khiến hemoglobin và myoglobin bị biến tính làm quá trình rửa kém hiệu quả Tỷ lệ nước và số lần rửa càng nhiều thì càng tốn kém và tăng chi phí xử lý nước thải, do đóngười ta thường cố gắng giảm thiểu bằng cách sử dụng cá tươi và thịt cá ít tạp chất

Tỷ lệ nước rửa : thịt cá hiệu quả ngày nay có thể chỉ là 2:1 với tối đa 2 lần rửa

+ Nhiệt độ nước: Nhiệt độ càng cao càng tăng hiệu quả khuếch tán nhưng không những có thể gây biến tính protein mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các biến đổi hóa sinh và sự phát triển vi sinh vật ở nhiệt độ tối thích Đối với các loài cá nhiệt đới, nhiệt độ nước có thể cao hơn, nhưng người ta thường khuyến cáo sử dụng nhiệt độ nước lạnh khoảng 5oC Đối với cá hồi, nhiệt độ tối thích đem lại chất lượng và hiệu suất cao nhất cho quá trình rửa là 15oC và quá trình nghiền là 12oC; đối với cá pollack tương ứng là 10oC và 4oC (Douglas va Schwarz & Lee, 1988)

+ pH: Tiến hành rửa ở điều kiện pH thấp đến trung tính (6.5 – 7) nhằm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật Thường sử dụng dung dịch acid acetic 0.2% cho cá nhám (cá sụn), 0.025% cho cá mối và các loại cá khác

1.4.2.4. Tinh chế

Mục đích

Tách bỏ phần tơ cơ sẫm, chỉ giữ lại phần tơ cơ trắng có khả năng tạo gel tốt nhất

Trang 21

Quá trình tinh chế được làm nhanh để tránh biến tính protein Thực ra, quá trình tách tơ cơ sẫm màu này có thể thực hiện trước hay sau quá trình ép tách nước Nếu tinh chế trước thì tổn thất chất khô ít hơn và độ ẩm khối cá đồng đều hơn, tuy nhiên lại tốn thời gian và khó khăn hơn Ngược lại, nếu ép tách nước trước thì nhanh hơn nhưng tổn thất chất khô nhiều.

+ Nhiệt độ hỗn hợp thịt phối trộn luôn phải nhỏ hơn 10oC

+ Nếu chỉ dùng 3 phụ gia cơ bản là đường, sorbitol và polyphosphate thì cho vào ở dạng rắn và thứ tự không quan trọng lắm Nếu sử dụng nhiều chất phối trộn thì phải xây dựng công thức phối trộn bao gồm thành phần, tỉ lệ phối trộn, chất phối trộn ở dạng lọng hay rắn, đặc biệt là thứ tự phối trộn cần phải được nghiên cứu sâu hơn bằng thực nghiệm

+Thời gian khuấy đảo có thể từ 30 giây đến 3 – 5 phút tùy thuộc vào lượng nguyên liệu và tốc độ cánh khuấy

+ Độ ẩm sau khi phối trộn đạt 75 – 80%

1.4.2.6. Định hình

a. Mục đích

+ Định hình giúp vận chuyển phân phối và tiêu thụ dễ dàng hơn

+ Thực hiện quá trình “suvari”, tức là hình thành cấu trúc gel chặt chẽ

b. Thực hiện

Sau khi phối trộn phụ gia, surimi được ép viên, ép thành những khoanh dài hay để nguyên ở dạng paste và ép thành bánh chữ nhật

Trang 22

Hình 1.9 Surimi dạng paste (trái), ép viên (giữa), ép thành khoanh dài (cuối)

+ Có thể sử dụng các phương pháp làm lạnh như: làm lạnh tiếp xúc dạng, cấp đông bằng gió và làm lạnh nhanh IQF (phun N2 lỏng lên surimi dày 2 – 3mm)

+ Thời gian làm lạnh ở mỗi phương pháp là khác nhau: Thời gian đạt nhiệt độ - 18oC

ở phương pháp làm lạnh tiếp xúc là 132 phút, cấp đông bằng gió là 1436 phút trong khi làm lạnh IQF là 17 phút

+ Hầu như không có sự khác biệt đáng kể nào về tính chất lưu biến của surimi được bảo quản bằng 3 phương pháp lạnh đông trên trong 9 tháng, nhưng có thể nhận thấy

sự khác biệt bề ngoài bằng thị giác Các mẫu làm lạnh tiếp xúc hay IQF có màu trắng mịn và không nhìn thấy tinh thể đá, còn các mẫu làm lạnh chậm bằng cấp đông thì cómột lớp bóng mờ trên bề mặt surimi và xuất hiện màu sẫm, cũng như nhìn thấy tinh thể đá Thông thường sử dụng phương pháp làm lạnh nhanh IQF để nước trong tế bào không kịp thẩm thấu ra ngoài làm thịt bị khô và cấu trúc kém bền

+ Trong quá trình sản xuất, nên dùng hết lượng bán thành phẩm đã rã đông Việc rã đông rồi đem bảo quản lại luôn làm cấu trúc sản phẩm xấu đi cho dù có sử dụng phụ gia hay không

1.4.2.8. Dò kim loại

a Mục đích

Trang 23

được khắc phục để đảm bảo HACCP của sản phẩm.

b Thực hiện

+ Tiêu chuẩn FDA: Phải phát hiện được các mảnh kim loại từ 7 – 25mm

+ Tiêu chuẩn US: Phải phát hiện được các mảnh sắt, đồng, nhôm, chì từ 2 – 3mm mảnh thép không rỉ từ 3 – 4mm

1.4.2.9 Bao gói

Thực hiện: Sau khi dò kim loại, surimi được đóng gói chân không tự động trong các bao polyethylene dày 3 – 7mm với trong lượng 10 kg/bao Sau đó, 2 bao surimi sẽ được đóng gói vào 1 thùng carton để dễ dàng vận chuyển phân phối

Trang 24

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN VÀ VẼ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG NHÀ MÁY

Trang 25

1 2

3

2.3.Diện tích phân xưởng chính

2.3.1. Phòng tiếp nhận nguyên liệu

1. Bàn tiếpnhận

2. Bànthống kê

3. Bể rửa

Hình 2.1 Sơ đồ phòng tiếp nhận nguyên liệu

Chiều rộng: R = r1 + r2 + 2r3 + r4 + r5+ r6 (m)(Tính từ trái qua phải)

− r1: Khoảng cách từ tường đến bàn tiếp nhận (1m)

− r2: Chiều rộng của bàn tiếp nhận (1,2 m)

− r3: Khoảng cách giữa các bàn tiếp nhận (1,5m)

− r4: Khoảng cách từ bàn tiếp nhận đến bàn thống kê (1m)

− r5:Chiều dài của bàn thống kê (0,9m)

− r6: Khoảng cách từ bàn thống kê đến tường (1m)

→ R = 1 + 1,2 + 2.1,5+ 1 + 0,9 + 1 = 8,1 (m)

Chiều dài: L = l1 + l2 + l3 + l4 + l5 + l6 + l7 (m)(Tính từ trên xuống)

− l1: Khoảng cách từ tường đến bàn thống kê (1,2m)

− l2: Chiều rộng của bàn thống kê (0,5m)

− l3: Khoảng cách từ bàn thống kê đến bàn tiếp nhận (1m)

− l4: Chiều dài bàn tiếp nhận(2,3m)

− l5: Khoảng cách từ bàn tiếp nhận đến bể rửa (1m)

− l6: Chiều rộng của bể rửa (0,8m)

Trang 26

Chiều rộng: R = r1 + 5.r2 +4.r3 +r4 + r5 + r6 (Tính từ trái qua phải)

− r1 : khoảng cách từ tường tới bàn sơ chế (2m )

Trang 27

2 2 2

− r3 :khoảng cách giữa các dãy bàn (2m)

− r4: khoảng cách từ bàn đến thùng đựng phế phẩm (2,2m)

− r5: chiều dài của thùng đựng phế phẩm (1,2m)

− r6: khoảng cách từ thùng đựng phế phẩm tới tường (1m)

→R = 2 + 5.2,3 +4.2 + 2,2 + 1,2 + 1 =25,9 (m)

Chiều dài : L = l1 +10.l2 +9.l3 +l4 + l5 + l6 +l7 + l8(Tính từ trên xuống)

− l1 : khoảng cách từ tường đến bàn (2m)

− l2: chiều rộng của bàn sơ chế (1,2m)

− l3: khoảng cách giữa các bàn sơ chế (1m)

− l4: khoảng cách từ bàn sơ chế tới thùng nước sơ chế (1,2m)

− l5 : chiều rộng của thùng nước sơ chế (1,2m)

− l6 : khoảng cách từ thùng nước sơ chế tới bể rửa( 3m)

Trang 28

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí phòng phân cỡ

Chiều rộng: R= r1 + 4.r2 + 3.r3+ r4(Tính từ trái qua phải)

− r1: là khoảng cách tường tới bàn phân cỡ (2m)

− r2 :chiều dài của bàn phân cỡ (2,3)m

− r3 : khoảng cách giữa các bàn phân cỡ (1m)

− r4: khoảng cách từ bàn phân cỡ tới tường (2m)

Chiều rộng của phòng phân cỡ là: R= 2 + 4.2,3 + 3.1 + 2 = 16,2 (m)

Chiều dài: L=l1+6.l2+ 5.l3+l4+ l5+ l6+ l7+ l8(Tính từ trên xuống)

− l1: khoảng cách từ tường đến bàn phân cỡ (1m)

− l2: chiều rộng của bàn phân cỡ (1,2m)

− l3: khoảng cách giữa các bàn phân cỡ (1m)

− l4: khoảng cách từ bàn phân cỡ tới thùng nước đá (1m)

− l5: chiều dài của thùng nước đá (1,2m)

− l6: khoảng cách từ thùng nước đá tới bể rửa (1m)

− l7: chiều rộng của bể rửa (1,2m)

− l8: khoảng cách từ bể rửa đến tường (1m)

Chiều dài của phòng là :

Ngày đăng: 25/10/2017, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Giáo trình “Cơ Sở Thiết Kế Nhà Máy” – Biên soạn: thầy Nguyễn Công Bỉnh – Trường ĐH CNTP TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ Sở Thiết Kế Nhà Máy
[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Máy và thiết bị lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy và thiết bị lạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[3] Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn (2011). Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản-tập 2, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chế biếnthực phẩm thủy sản-tập 2
Tác giả: Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2011
[4] Nguyễn Văn Thoa. Trần Đức Ba, Đỗ Thanh Thủy(2002), Cơ sở thiết kế nhà máy chế biến đồ hộp và đông lạnh thực phẩm, NXB Đại học DL Văn Lang.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thiết kế nhàmáy chế biến đồ hộp và đông lạnh thực phẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Thoa. Trần Đức Ba, Đỗ Thanh Thủy
Nhà XB: NXB Đại học DL Văn Lang. Tiếng Anh
Năm: 2002
[1] G.M.Hall, “Fish processing technology”, Blackie Academic & professional, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Fish processing technology”
[2] Jae W.Park, “Surimi and surimi sea food- second edition”, CRC Press Taylor & Francis Group, 2005, 981p Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Surimi and surimi sea food- second edition”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w