1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁC tác NHÂN vô cơ gây UNG THƯ1

4 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 25,33 KB

Nội dung

tác nhân ung thư trong đời sống thường ngày, nghiên cứu trên lĩnh vực hóa vô cơ. kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

Trang 1

CÁC TÁC NHÂN VÔ CƠ GÂY UNG THƯ

1. Arsen và hợp chất:

- Gây ung thư phổi , xoang, gan , da( ung thư da cao hơn ung thư phổi 10 đối với công

nhân làm việc trực tiếp vơi hóa chất độc) Tiếp xúc với lượng arsen thấp trong thời gian

dài có thể làm thay đổi cách các tế bào giao tiếp với nhau và giảm chức năng hoạt động của chúng Nhiễm arsen vô cơ liều lượng cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, bàng quang và phổi

- Công nhân trong các nhà máy bảo quản gỗ, sản xuất thủy tinh, các hợp kim phi sắt và sản xuất bán dẫn điện tử Arsen vô cơ cũng tìm thấy trong khói tỏa ra từ các lò cốc gắn liền với công nghiệp nấu kim loại có khả năng bị ưng thư cao gấp nhiều lần người bình thường

+ Nguồn nước : tiếp xúc với nguồn nước ngầm bị ô nhiễm hay với nguồn nước thải có chứa Arsen là nguyên nhân gây ra nhiễm độc Arsen Nguồn nước bị nhiễm độc Arsen có thể do tác động của môi trường từ các quá trình xói mòn, rửa trôi xuất phát từ viêc hình thành địa chất hay do tác động nhân tạo khi sử dụng Arsen cho việc khai thác, chế biến kim loại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,

+ Nguồn thực phẩm: thực phẩm có thể chứa Arsen do được trồng trọt, chăn nuôi trong môi trường nước bị nhiễm độc Arsen Hay việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ lên các loại cây trồng,

+ Thuốc lá: Chính thuốc lá cũng chứa Arsen vô cơ do có trong thành phần thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ để trồng cây thuốc lá Hơn nữa, các chất hóa học trong thuốc lá ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa và đào thải Arsen đã hấp thụ vào cơ thể gây nên nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn nhiều lần

+ Sống trong khu vực có lượng Arsen tự nhiên cao bất thường trong đá Làm việc có liên quan đến sản xuất hoặc sử dụng Arsen, như luyện đồng, chì, xử lí gỗ hoặc phun thuốc trừ sâu

- Các cách phòng tránh:

+ Nếu làm việc trong công xưởng, hoặc tiếp xúc với các dụng cụ được xử lý bằng Arsen thì cần đeo khẩu trang và vật dụng bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với mùn cưa

+ Nếu nguồn nước, đất nơi làm việc, sinh hoạt có lượng Arsen cao hơn mức cho phép, cần tìm một nguồn nước sạch khác để thay thế và tránh tiếp xúc trực tiếp với đất

+ Nếu nơi làm việc có liên quan đến việc sử dụng trực tiếp Arsen thì cần tắm rửa và thay quần áo trước khi về nhà vì Arsen có thể bám trên quần áo, da, tóc hoặc dụng cụ sẽ được đem về nhà gây ảnh hưởng cho người khác

+ Cần định kì kiểm tra lượng Arsen tích tụ trong cơ thể: kiểm tra nước tiểu nếu tiếp xúc với Arsen vài ngày gần đây; kiểm tra trên tóc và móng tay có thể đo lường mức độ tiếp xúc với Arsen trong vòng 6-12 tháng trước đó Những xét nghiệm này có thể cho biết nếu bạn đã tiếp xúc với arsenic ở mức cao hơn bình thường để có thể điều chỉnh lại nhưng không thể dự đoán được mức độ Arsen ảnh hưởng lên sức khỏe

Trang 2

+ Đảm bảo lượng Arsen cho phép có trong nước là nhỏ hơn 0.01/ppm ( theo Cơ quan Bảo

vệ môi trường Mỹ- EPA), giới hạn tiếp xúc với Arsen đối với công nhân là 10 μg/m3 không khí tại nơi làm việc trong 8h/ngày hay 40h/tuần

2. Amian hay Atbet:

- Gây bệnh asbestosic nghề nghiệp hay bệnh bụi phổi- atbet nghề nghiệp Nó gây ung thư phổi, ung thư màng phổi, màng bụng, màng tim, ung thư thực uản và ung thư buồng trứng

- Công nhân xây dựng, nhân viên cứu hỏa, công nhân làm việc trong các hầm mỏ khai thác, chế biến amian,công nhân tại nhà máy dệt sợi amian,và các công nhân làm trong các nhà máy sản xuất tấm lợp, phanh xe,phanh đệm ,các lớ đệm chịu nhiệt ở các lò đun

- Nguồn chứa amian :

+ Amian thường có hàm lượng nhiều nhất trong không khí của các hầm mỏ và nhà máy khai thác, chế biến amina, trong các công trình đang bị đập phá hay đang xây dưng có nhiều khói bụi

+ Các sản phẩm được sản xuất có chứa amian trong thành phần ví dụ như xi măng, chất dẻo, nhựa, vải được dệt từ sợi amian,

+ Các nguồn nước ngầm, thức phẩm được nuối trồng, chăn nuôi trong khu vực gần các

mỏ khai thác,chế biến amian,

- Các cách phòng tránh và các tiêu chuẩn về môi trường làm việc với amian:

+ Tiến hành thực hiện theo tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn tại nơi làm việc, chẳng hạn như đeo thiết bị bảo hộ, mang quần áo bảo hộ Có thể phải tắm và thay quần

áo trong công việc trước khi tham gia giờ nghỉ trưa hoặc đi về nhà

+ Nếu không phải trong điều kiện bắt buộc, thì tốt nhất là nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường làm việc có amiang để đảm bảo an toàn cho sức khỏe Nếu như có tiền sử tiếp xúc với chất amiang, hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị sớm nhất có thể

+ Người sử dụng lao động khai thác, sản xuất các chất độc hại cần thực hiện nghiêm túc phương án bảo hộ cho sức khỏe người lao động theo đúng quy định, cũng như cần tổ chức thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ cho bất kỳ lao động nào từng tiếp xúc với môi trường độc hại của khoáng chất amiang

+ Thay thế amiăng với những chất thay thế và phát triển các cơ chế kinh tế và công nghệ

để thúc đẩy việc thay thế

3. Các nguyên tố hoặc hợp chất phóng xạ tự nhiên hay nhân tạo:

- Các tia phóng xạ có khả năng hủy hoại cấp độ tế bào Các tế bào bị hủy hoại có thể chết hoại tự sửa chữa Sự sai lầm trong quá trình sửa chữa của các tế bào dẫn đến sự hình thành bệnh ung thư Các loại ung thư thường mắc phải do các tia phóng xạ là:ung thư máu, ung thư da, ung thư phổi và ung thư tuyến giáp,

- Công nhân thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như công nhân xây dựng, công nhân cầu đường, và các lĩnh vực khác như thủy thủ, nông dân có tỷ lệ ung thư da cao hơn những người làm việc trong nhà và thường bị ở những vùng da hở Ngoài ra công nhân làm việc trong các lò luyện kim, chế biến kim loại, các lò nung cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những người khác do thường xuyên tiếp xúc với các nguồn

Trang 3

bức xạ từ các lò nung ở nhiệt độ cao, công nhân làm việc trong các hầm mỏ có chứa các chất phóng xạ.Công nhân trong các nhà máy điện hạt nhân có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất

- Nguồn chứa các bức xạ gây ung thư:

+ Các bức xạ gây ung thư có nhiều trong ánh sáng mặt trời

+ Bức xạ phát ra từ các lò luyện kim, lò nung do làm việc ở nhiệt độ cao

+ Các bức xạ chứa các chất phóng xạ ở các hầm mỏ, quặng khai thác

+ Bức xạ chứa các chất phóng xạ nguy hiểm co thể bị rò rỉ từ các nhà máy hạt nhân

- Các các phòng tránh và tiêu chuẩn an toàn:

+ Buồng làm việc phải được che chắn xung quanh bằng tấm chì, cao su chì, tường trát vữa barít và phải có biển báo theo quy định của luật pháp Căn cứ vào tính nguy hiểm của nguồn phóng xạ, phải bố trí các phòng làm việc thích hợp theo từng khu vực.Có hệ thống thông gió, lọc bụi, lọc khí độc

+ Phải có hệ thống cấp nước, thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh

+ Có nhà tắm riêng, có chậu giặt và tủ đựng đồng phục bảo hộ lao động riêng, tủ phải nhẵn để hạn chế bụi bám vào

+ Các chất thải sau khi thu gom lại phải để khu vực riêng, phải để một thời gian cho nguồn phóng xạ bán phân rã rồi đưa đến nơi quy định để xi măng hoá, chôn sâu xuống đất (theo tính phân rã của mỗi chất) Thùng chứa chất thải sơn màu vàng, gắn nhãn phóng xạ để phân biệt, thùng phải kín Chất thải phóng xạ lỏng, chất phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn có thể thu vào bể chứa trong một thời gian nhất định rồi thải ra ngoài (trước khi thải ra ngoài phải kiểm tra hoạt độ phóng xạ) Phóng xạ lỏng có chu kỳ bán rã dài áp dụng phương pháp keo tụ để lắng trong (trao đổi ion – hoá hơi), hoặc đưa xi măng hoá hay bitum hoá

+ Người lao động làm việc phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động thích hợp Khi bị phóng

xạ dây vào quần áo phải tẩy xạ ngay

+ Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí, bụi phải mặc quần áo bảo hộ, tất chân, giày, găng tay, kính bảo hộ, mũ, khăn mặt dùng một lần và quần áo choàng bên ngoài Phải sử dụng phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp như: mũi, miệng

+ Cấm ăn uống, hút thuốc, đùa nghịch trong buồng làm việc Trước khi ăn và sau giờ làm việc phải thay quần áo, tắm rửa bằng xà phòng sạch sẽ

+ Nhân viên làm việc phải sử dụng liều xạ cá nhân để quản lý sức khoẻ

+ Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kì Khám lần đầu là 6 tháng: Khám lâm sàng: hệ thống tiêu hoá, cơ quan hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết; Xét nghiệm: huyết đồ, tuỷ đồ, đo lượng phóng xạ cá nhân, xét nghiệm nhiễm sắc thể nếu cần Khám định kỳ lần sau 6 tháng một lần: Khám lâm sàng: da và niêm mạc; Xét nghiệm: công thức máu, tuỷ đồ, tình trùng

4. Crom và các hợp chất hóa trị VI:

Trang 4

- Crom và các hợp chất hóa trị VI thường gây ra các loại ung thư phổi ,xoang mũi Việc tiếp xúc trực tiếp với Crom dẫn đến việc người lao động có nguy cơ mắc ung thư da cao gấp nhiều lần người bình thường Tỉ lệ tử vong của công nhân thường xuyên tiếp xúc cao gấp 15 lần người không tiếp xúc Ngoài ra Crom và các hợp chất hóa trị VI còn gây ra một loạt các bệnh khác ví dụ như: loét da, loét, thủng vách ngăn mũi, viêm da tiếp xúc, chàm tiếp xúc,…

- Công nhân làm việc trong các nhà máy xi mạ kim loại, sản xuất sơn ôtô, máy bay, chế tạo

da, khắc ảnh, thủy tinh, sứ, chế tạo ắc quy, sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán, xi măng, muối crôm, bột màu, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, thợ xây dựng, mạ điện, mạ crôm có nguy cơ ung thư từ Crom và các hợp chất hóa trị VI cao nhất vì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, hít thở hay dây dính với các chất này

- Các nguồn chứa Crom và hợp chất hóa trị VI:

+ Crom và các hợp chất hóa trị VI có trong chất thải công nghiệp của các nhà máy sản sơn, xi mạ, chế tạo pin, ắc quy,…

+ Rò rỉ, bảo quản kém hoặc xử lý rác thải công nghiệp không phù hợp

+ Khói bụi của các hầm mỏ, nhà máy khai thác, chế biến Crom và các hợp chất hóa trị VI

- Các biện pháp phòng tránh:

+ Biện pháp kỹ thuật: Thiết kế hệ thống hút bụi, hơi khí độc Tổ chức dây chuyền sản

xuất hợp lý, có thể dùng các màn che chắn hay các phương tiện bảo vệ người lao động tránh mọi tiếp xúc không cần thiết

+ Biện pháp bảo vệ cá nhân: Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả các trang bị bảo hộ lao

động Có đủ nước và thực hiện việc tắm rửa bắt buộc sau lao động Có các loại thuốc bảo

vệ da, nhỏ mũi, thuốc bôi vào các vùng da bị dây dính bụi

+ Biện pháp y tế: Không tuyển những người có cơ địa dị ứng như: mề đay, chàm, tổ đỉa,

hen phế quản Định kỳ khám, phát hiện để điều trị kịp thời

Ngày đăng: 15/10/2017, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w