Trong luận văn “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta”, tác giả đã trình bày các lý luận về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận trong các doanh nghiệp, từ đó xây dựng mô hình kiểm đinh mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta từ năm 2012 tới nay, mà cụ thể là tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty; kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta bằng mô hình hồi quy tuyến tính, xác định mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty. Từ đó tác giả chỉ ra những thành công mà công ty đạt được cũng như những hạn chế mà công ty gặp phải, đồng thời đưa ra giải pháp và một số đề xuất để góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH thiết bị thang máy Delta trong những năm tiếp theo.
Trang 1TÓM LƯỢC
Dưới tác động của cơ chế thị trường, lợi nhuận trở thành mục tiêu cao nhất, là thước
đo độ thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, có ý nghĩasống còn đối với mỗi doanh nghiệp Lợi nhuận là mục đích trước mắt, lâu dài và nó trởthành động lực cho sản xuất kinh doanh Cũng giống như các công ty khác, Công tyTNHH thiết bị thang máy Delta luôn mong muốn lợi nhuận đạt được là tối ưu, đó là cơ sởvững chắc cho sự tồn tại và phát triển của công ty ở hiện tại và tương lai Trước sự cạnhtranh gay gắt trên thị trường, công ty TNHH thiết bị thang máy Delta không thể trông chờmột sự thay đổi nào nếu không tự mình tìm giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công tymình Trong quá trình thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy tình hình thực hiện doanh thu
và lợi nhuận của công ty không ổn định, không đảm bảo mức tăng trưởng mà còn suygiảm, điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lợi nhuận công ty thuđược chưa phải là tối ưu Vì vậy tác giả quyết định đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữadoanh thu và lợi nhuận và từ đó đề ra một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận đối với công
ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Trong luận văn “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và đề xuất một
số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta”, tác giả đã
trình bày các lý luận về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanhthu và lợi nhuận trong các doanh nghiệp, từ đó xây dựng mô hình kiểm đinh mối quan hệgiữa doanh thu và lợi nhuận Tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH thiết bị thang máy Delta từ năm 2012 tới nay, mà cụ thể là tình hình doanh thu,lợi nhuận của công ty; kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công tyTNHH thiết bị thang máy Delta bằng mô hình hồi quy tuyến tính, xác định mức sản lượngtối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty Từ đó tác giả chỉ ra những thành công mà công
ty đạt được cũng như những hạn chế mà công ty gặp phải, đồng thời đưa ra giải pháp vàmột số đề xuất để góp phần tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH thiết bị thang máyDelta trong những năm tiếp theo
i
Trang 2MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
MỤC LỤC ii
LỜI CẢM ƠN v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2
3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
4 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Mục tiêu nghiên cứu 5
4.3 Phạm vi nghiên cứu 6
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 6
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 6
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 7
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 8
6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 10
1.1 Lý luận chung về doanh thu 10
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu 10
1.1.2 Các chỉ tiêu về doanh thu 11
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 13
1.1.4 Vai trò của doanh thu 15
1.2 Lý luận chung về lợi nhuận 16
Trang 31.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Công thức tính lợi nhuận 17
1.2.3 Các nhân tố tác động đến lợi nhuận 17
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 20
1.2.5 Vai trò của lợi nhuận 21
1.2.6 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 22
1.3 Nội dung và nguyên lý kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận 23
1.3.1 Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận 23
1.3.2 Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY DELTA 27
2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố tác động đến tình hình doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 27
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 27
2.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 28
2.2 Thực trạng doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 31
2.2.1 Thực trạng doanh thu của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 31
2.2.2 Thực trạng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 34
2.3 Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 36
2.3.1 Mối quan hệ giữa tổng doanh thu với lợi nhuận của các nhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp 36
2.3.2 Mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận với doanh thu của các nhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp 39
2.3.3 Xác định mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 41
2.4 Kết luận rút ra qua kết quả phân tích 47
2.4.1 Các thành tựu đạt được 47
2.4.2 Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 48
iii
Trang 4CHƯƠNG 3 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY DELTA 50
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta trong giai đoạn 2015-2017 50
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta trong giai đoạn 2015-2017 50
3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta trong giai đoạn 2015-2017 51
3.2 Các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta 52
3.2.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 53
3.2.2 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính 55
3.2.3 Các giải pháp tiết kiệm chi phí 56
3.2.4 Một số giải pháp khác 57
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước và thành phố Hà Nội 58
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
PHỤ LỤC ix
Phụ lục 1: Đồ thị mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ix
Phụ lục 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta từ năm 2012 – 2014 x
Phụ lục 3: Số liệu ước lượng hàm doanh thu xi
Phụ lục 4: Số liệu ước lượng hàm lợi nhuận xii
Phụ lục 5: Số liệu ước lượng hàm cầu xiii
Phụ lục 6: Số liệu ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân xiv
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta”, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế - Luật của trường đại học Thương mại, của gia đình, bạn bè vàcủa các cán bộ, nhân viên trong Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta Qua đây, tác giảxin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Các thầy cô trong khoa Kinh tế - Luật
đã giúp tác giả có những kiến thức để hoàn thành luận văn này
Đồng thời tác giả cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Thạc sĩ Lương Nguyệt Ánh,người trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tác giảtrong suốt quá trình thực tập cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân của mình,những người đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ nhânviên trong công ty TNHH thiết bị thang máy Delta đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp sốliệu để tác giả có cơ sở thực tế để hoàn thành bài nghiên cứu của mình
Trong quá trình thực hiện, do kiên thức và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên đề tàikhông tránh khỏi những thiếu sót Do đó, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đónggóp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thương
v
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Thực trạng doanh thu của công ty giai đoạn 2012 - 2014 31Bảng 2.2: Doanh thu các sản phẩm của công tygiai đoạn 2012 - 2014 33Bảng 2.3: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012 - 2014 34Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012 - 2014 35Bảng 2.5: Lợi nhuận của các sản phẩm của công ty giai đoạn 2012 - 2014 36
Bảng 2.9: Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân 44Bảng 2.10: Sản lượng, giá bán tối ưu so với mức thực tế của Công ty TNHH
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh thu theo từng khu vực năm 2013 và 2014 của
Hình 1.1: Đồ thị mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá với tổng doanh
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa của từ viết tắt
AVC Chi phí biến đổi bình quân
DD Doanh thu từ sản phẩm động cơ
DM Doanh thu từ sản phẩm thang máng cáp
LD Lợi nhuận từ sản phẩm động cơ
LM Lợi nhuậntừ sản phẩm thang máng cáp
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế khu vực vàtoàn cầu, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các doanh nghiệp càng phải quan tâmhơn nữa đến hiệu quả hoạt động của mình Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì sẽ cóthêm lợi thế trong cạnh tranh, tăng thêm uy tín, sức mạnh cho doanh nghiệp trên thịtrường Để đạt hiệu quả trong kinh doanh, doanh nghiệp phải cố gắng tăng lợi nhuận củamình, bởi lợi nhuận có vai trò rất lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp vì nó tác độngđến mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảmbảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định và vững chắc Vì vậy, lợi nhuận đượccoi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời, cũng là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận ở mỗi doanh nghiệp liên quan trực tiếptới doanh thu mà doanh nghiệp đó thu được Ở một số doanh nghiệp luôn chủ trương tối
đa hóa doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên trong một số trường hợp lợi nhuận vàdoanh thu không tăng trưởng cùng chiều Như vậy để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợinhuận một cách hiệu quả nhất mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu và giải quyết được mốiquan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận để từ đó có những quyết định đúng đắn cho quá trìnhhoạt động của mình
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta là nhà sản xuất thang máy nội địa nhãn hiệuDELTA ELEVATOR với chất lượng, độ tin cậy và an toàn của thang máy cao Từ khithành lập đến nay, công ty TNHH thiết bị thang máy Delta đã cung cấp các sản phẩm,dịch vụ và giải pháp đồng bộ về điện công nghiệp, giải pháp công nghệ, hệ thống thangmáy, thang cuốn cho nhiều đối tác trong và ngoài nước Trong quá trình thực tập tại Công
ty TNHH thiết bị thang máy Delta, tác giả nhận thấy rằng, bên cạnh những thành công màcông ty đạt được, những kết quả kinh doanh công ty chưa đáp ứng được những kỳ vọng
mà công ty đặt ra, không tương xứng với tiềm năng mà công ty có được Điển hình nhưtrong giai đoạn 2012-2014, doanh thu công ty biến động không ổn định, kéo theo đó là sựkhông ổn định của lợi nhuận, sau khi có sự tăng trưởng cao trong giai đoạn 2012-2013,doanh thu và lợi nhuận của công ty lại có sự suy giảm đáng kể trong năm 2013-2014:doanh thu của công ty giảm 87,822 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty giảm46,352 triệu đồng Sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận của công ty là chưa bềnvững, không duy trì được những thành tích cao mà công ty đã từng đạt được Từ đây
Trang 9chúng ta đặt ra 1 câu hỏi lớn khác cần lời giải đó là lợi nhuận mà công ty thu được đã làtối ưu hay chưa, và làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới Với tất cả những lý do kể trên, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu các vấn đề vềdoanh thu, lợi nhuận để chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, từ đó tìm ra cácgiải pháp tối đa hóa lợi nhuận của công ty TNHH thiết vị thang máy Delta là hết sức cầnthiết
2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Cho đến nay, trên những góc độ và khía cạnh khác nhau, có khá nhiều đề tài nghiêncứu mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp như:
Khóa luận tốt nghiệp “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và một
số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của công ty Quốc Đạt” năm 2014 của tác giả Nguyễn
Minh Nam Đề tài đã nêu được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận thông qua hàmdoanh thu phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính, hàm lợinhuận phụ thuộc vào doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động tàichính của công ty TNHH Cơ khí và Dịch vụ Quốc Đạt Đề tài cũng đã xây dựng đượchàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân của công ty từ đó đưa ra được mức sản lượngtối đa hóa lợi nhuận của công ty Tuy nhiên, đề tài chưa so sánh được một cách cụ thể sảnlượng thực tế mà công ty đạt được với mức sản lượng tối ưu, mức lợi nhuận công ty đạtđược với mức lợi nhuận tối ưu, vì vậy giải pháp tác giả đưa ra để tối đa hóa lợi nhuận cònkhá chung chung, chưa cụ thể
Khóa luận tốt nghiệp “Kiểm định mối qua hệ giữa doanh thu và lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại công ty Soloha Việt Nam Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới” năm 2014 của tác giả Đỗ Thị Hương Đề tài đã làm sáng tỏ bản chất
của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinhdoanh và lợi nhuận của Công ty Soloha Việt Nam, đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận của công ty bằng mô hình hối quy tuyến tính, từ đó đề ra một số biện pháplàm tăng lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên tác giả chưa nêu được ý nghĩa cụ thể của các
hệ số trong mô hình ước lượng hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân của công ty
Khóa luận tốt nghiệp “Kiểm đinh mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và một
số biện pháp tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH vật tư thú ý Tiến Thành” năm 2014
của tác giả Phan Thị Thanh Thúy Đề tài đã chỉ ra được mối quan hệ giữa doanh thu và lợinhuận tại công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành thông qua mô hình hàm doanh thu,hàmlợi nhuận của các nhóm mặt hàng phân bón, vật tư thú y và vắc xin, thuốc thú y Tuy
ix
Trang 10nhiên tác giả chưa xây dựng được hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân của công ty,
do đó không chỉ ra được mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của công ty, vì thế giải pháptối đa hóa lợi nhuận mà tác giả đưa ra còn xa rời thực tế
Những tác phẩm kể trên đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phươngpháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đốichiếu, phương pháp phân tích hồi quy,… Tuy nhiên, cách thức và mức độ sử dụng cácphương pháp này của các tác giả còn chưa hợp lý, nhất là phương pháp phân tích hồi quy,
vì thế mà hiệu quả sử dụng các phương pháp này chưa cao, chưa tận dụng hết được tácdụng của phương pháp này trong quá trình nghiên cứu
Bên cạnh những tác phẩm do sinh viên trường Đại học Thương mại thực hiện còn cómột số tác phẩm nước ngoài có liên quan mật thiết với đề tài nghiên cứu như:
Tác phẩm “A modeling language for Mathemtical programming”, của các tác giả:
Robert Fourer, David M.Gay và Brian W.Kenighan do công ty Cole Publishing xuất bảnnăm 2002 Trong chương 1 và chương 2, nhiều lý thuyết, mô hình ước lượng liên quanđến mô hình sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận được phân tích rất cụ thể, tỉ mỉ giúp ngườiđọc có thể dễ dàng hình dung được quy trình ước lượng và kiểm định mô hình Tuy nhiên,các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chưa được tính đến, các giải pháp tối đa hóa lợinhuận cũng chưa được đưa ra
Tác giả Jessica Kent (2010), với bài viết “How to maximize your profits” trên tạp chí
Smallbusiness, được đánh giá như là một lời khuyên hữu ích đối với các doanh nghiệpnhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ, đặc biệt là đối với công ty TNHH thiết bị thang máy Delta.Trong bài viết này, Jessica Kent đã phân tích tầm quan trọng của lợi nhuận và vấn đề tối
đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp nhỏ, mở rộng kinh doanh và phục vụ cho chủdoanh nghiệp Trong bài viết này, Jessica Kent cho biết có ba bước cơ bản để có thể tối đahóa lợi nhuận Đầu tiên, đó là phải phân tích kỹ lưỡng các khoản chi phí cần thiết chokinh doanh Sau đó, phân tích cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, qua đó thấy được sự giatăng chi phí trong giá bán hàng hóa, để xem có ảnh hưởng đến lợi nhuận hay không Vàcuối cùng, tác giả cho răng nên khuyến khích, động viên các nhân viên, quan tâm hơn đếnnhân viên, năng suất làm việc tăng và doanh nghiệp hoàn toàn không tốn kém chi phí.Tác phẩm “Managerial Economics” của hai tác giả Christopher R Thomas, S.Charles Maurice (2008) đã nghiên cứu khá đầy đủ về các chính sách, các quyết định quản
lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để làm sao thu được lợi nhuận tối đa.Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích cầu, phân tích sản lượng và chi phí, chỉ ra các
Trang 11nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên các thị trường khác nhau: Tác giả đi sâu phân tíchcầu rồi trên cơ sở nhu cầu đã phân tích đó, hai tác giả đã đưa ra các chính sách tối ưu, phùhợp với từng loại thị trường và từng nhóm khách hàng có cầu khác nhau, từ đó rút ra cácgiải pháp tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận
Có thể thấy được các đề tài trên đều có liên quan đến các yếu tố lợi nhuận, doanhthu cũng như vấn đề tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, mỗi đề tài lại có hướng nghiên cứukhác nhau và đều có những hạn chế nhất định Mặt khác, vấn đề mối quan hệ giữa doanhthu và lợi nhuận, cũng như tối đa hóa lợi nhuận trong Công ty TNHH Thiết bị thang máyDelta chưa có tác giả nào nghiên cứu Cũng như đa số các doanh nghiệp khác, Công tyTNHH Thiết bị thang máy Delta luôn đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu Chính vì vậyviệc tìm hiểu mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tại công ty, từ đó rút ra các giảipháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận thực sự là một vấn đề mang tính cấp thiết
3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tuy không phải là đề tài mới về mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nhưngvới nghiên cứu “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và đề xuất một số
giải pháp tối đa hóa lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta” thì đến nay,theo em được biết chưa có đề tài nào nghiên cứu Vậy đề tài của em về mặt nội dung làmới Với việc đi sâu tìm hiểu về doanh thu, lợi nhuận, mối quan hệ của doanh thu và lợinhuận, cụ thể là của Công ty TNHH Thiết bị thang máy Delta, em tin rằng đề tài của em
sẽ đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ một phần nào đó trong việc tối đa hóalợi nhuận tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy Delta
Với tính cấp thiết của đề tài, kế thừa các cơ sở lý luận về doanh thu, lợi nhuận, chiphí của các đề tài liên quan, tìm hiểu thêm về lý luận mối quan hệ giữa doanh thu và lợinhuận; kết hợp quá trình thực tập nghiên cứu ở Công ty TNHH thiết bị thang máy Deltatác giả nhận thấy được vai trò to lớn của doanh thu, lợi nhuận đối với công ty, mối quan
hệ giữa hai yếu tố này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta” Trên cơ sở các lý luận đưa ra, tác giả sử dụng các phương pháp thu
thập các số liệu, tiến hành xử lý số liệu, đối chiếu so sánh, xây dựng mô hình ước lượng
về mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận cho Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
xi
Trang 12Đề tài được tác giả dựa trên cơ sở lý luận về doanh thu, lợi nhuận và chi phí giốngnhư một số đề tài trước đây đã được nghiên cứu Cũng hướng tới mục tiêu là đưa ra cácgiải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho một công ty, tuy nhiên góc tiếp cận của tác giả ởđây không đi từ mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí hay lợi nhuận và chi phí mà tácgiả tập trung đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Mối quan
hệ sẽ được tác giả xem xét thông qua mô hình ước lượng hàm lợi nhuận và mô hình hàmdoanh thu Từ số liệu thực tế về doanh thu, lợi nhuận của Công ty TNHH thiết bị thangmáy Delta và một số yếu tố cần thiết khác tác giả đã tiến hành kiểm định mối quan hệgiữa doanh thu và lợi nhuận, rút ra các kết luận cần thiết Cuối cùng đưa ra hướng giảipháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty cũng như giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn
Đề tài sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Lý luận chung về doanh thu và lợi nhuận
- Nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận của công tyTNHH thiết bị thang máy Delta trong giai đoạn 2012 – 1014
- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty, và sự tác động củacác nhân tố đó đến quá trình thực hiện các mục tiêu mà công ty đề ra
- Xây dựng mô hình đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty,
sự ảnh hưởng của mối quan hệ này đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty TNHH thiết bị thangmáy Delta
4 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là: Doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệgiữa doanh thu, lợi nhuận thể hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công tyTNHH thiết bị thang máy Delta
4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu về lý luận: Đề tài khái quát được những vấn đề cơ bản về doanh thu, lợi
nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cũng như mối quan hệ giữa doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Mục tiêu về thực tiễn:
- Phân tích tình hình thực hiện doanh thu – lợi nhuận tại công ty TNHH thiết bịthang máy Delta
Trang 13- Xây dựng mô hình hồi quy để biểu thị mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận tạicông ty TNHH thiết bị thang máy Delta
- Đề ra các giải pháp, đề xuất nhằm giúp công ty tối đa hóa lợi nhuận trong thời giantới
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi
công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Phạm vi về thời gian: Do điều kiện về thời gian và khuôn khổ của khóa luận, đề
tài chỉ phân tích số liệu từ năm 2012 đến nay của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
và đề xuất một số giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốnnhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập
dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kếhoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giaiđoạn quan trọng này Trong khóa luận này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thậptrực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê Dữliệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lạithường phức tạp, tốn kém
Tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc quan sát trực tiếp quá trìnhhoạt động của công ty, quan sát quá trình vận hành dây chuyền máy móc, tác phong làmviệc của cán bộ công nhân viên trong công ty, sự liên tục trong các khâu hoạt động màđặc biệt là quá trình sản xuất và quản lý kho hàng của công ty, quan sát cơ sở vật chất củadoanh nghiệp,…
Để có được nguồn số liệu đa dạng hơn tác giả còn tiến hành các cuộc phỏng vấn đốivới một số vị trí chủ chốt trong công ty Quá trình phỏng vấn sẽ giúp cho tác giả có cái
xiii
Trang 14nhìn cụ thể hơn về những vấn đề mà công ty đang gặp phải, từ đó có hướng phân tíchđúng đắn cho đề tài
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong phần đầu chương 2 của bài luận văn
để góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển của công ty, mô hình tổ chức và bộmáy hoạt động của công ty cũng như làm sáng tỏ một phần nào đó thực trạng hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể
là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử
lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp làphương pháp thu thập dữ liệu thông qua các tài liệu sách, báo, internet, tài liệu tham khảo,báo cáo kết quả kinh doanh, tài liệu nội bộ của công ty nhằm thu thập thông tin cần thiếtcho người nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã thu thập được các dữ liệu thứ cấp từcác nguồn sau:
Nguồn bên trong doanh nghiệp
- Các tài liệu lưu hành nội bộ của công ty như Hồ sơ năng lực Công ty TNHH thiết
bị thang máy Delta
- Các số liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như báo cáo tàichính của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Nguồn bên ngoài doanh nghiệp
- Bài giảng, Giáo trình của trường đại học thương mại, các tài liệu tham khảo
- Các dữ liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố, báo, tạp chí, tập san, số liệu thống
kê từ niêm giám thống kê
- Các tài liệu lưu trữ, hồ sơ, văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách của các cơquan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; chứng nhận, khen thưởng từ các cấp,các ngành
- Các thông tin trên truyền hình, internet, phát thanh
Ngoài ra những số liệu khác còn được thu thập từ các thuyết minh báo cáo tàichính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mỗi năm của công ty, một số còn được tácgiả tổng hợp từ trang web của công ty www.thangmaydelta.com
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 1, phần cuối chương 2 vàchương 3 của bài luận văn Trong chương 1, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để tìm
Trang 15hiểu, nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận Ở chương 2 và chương
3, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về tình hình doanh thu và lợi nhuậncủa công ty cũng như những phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tínhquy luật của hiện tượng qua biểu hiện bằng số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cần phải sửdụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh Đây là phương pháp hết sứcquan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trình viết bài luận Các phương pháp phân tích
số liệu tác giả sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích hồi quy
Đây là một bộ phận của phương pháp thống kê, là một phương pháp được tác giảthực hiện trong suốt đề tài, đặc biệt là trong chương 2, để tác giả kiểm định mối quan hệgiữa doanh thu và lợi nhuận tại công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Phân tích hồi quy nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụthuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là (các) biến độclập hay giải thích) nhằm ước lượng và/hoặc dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộcvới các giá trị đã biết của (các) biến độc lập Để có thể đánh giá mối quan hệ giữa doanhthu và lợi nhuận tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Tức là tác giả tiến hànhthu thập các số liệu cần thiết, xây dựng mô hình ước lượng, sau đó sử dụng phần mềmEviews ước lượng đưa ra phương trình hàm tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, phương trìnhhàm cầu và hàm chi phí bình quân Từ đó, tính toán rút ra các kết luận cần thiết cho đề tài
Tác giả sử dụng phương pháp này để xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệgiữa doanh thu và lợi nhuận, xây dựng hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân dựatrên dữ liệu thu thập được về giá bán, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,… Tác giả sử dụngphần mềm Eview để tiến hành ước lượng các mô hình này, sau đó so sánh kết quả ướclượng từ mô hình với thực tế của công ty, từ đó rút ra kết luận về tình hình hoạt động kinhdoanh cũng như việc thực hiện doanh thu, lợi nhuận của công ty, tìm ra giải pháp phù hợp
để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty
- Phương pháp phân tích tối ưu
xv
Trang 16Để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình doanh nghiệp sẽ lựa chọn sảnxuất tại mức sản lượng mà doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR=MC) Từ kếtquả ước lượng được, tác giả xác định được mức giá bán và mức sản lượng mà tại đódoanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận của mình Từ đó, tác giả phân tích được điểm lựa chọntối ưu của doanh nghiệp và cùng với phương pháp so sánh đối chiếu để rút ra những kếtluận cần thiết
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợinhuận với mức chi phí tối thiểu với điều kiện MR = MC Phương pháp này được sử dụng
ở chương 2 của bài luận văn để xác định mức sản lượng và mức giá tối ưu cho doanhnghiệp
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng các con số, đồ thị, bảng biểu, hình
vẽ để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng Sử dụng phương pháp này giúpngười đọc có thể nhìn nhận được những đặc điểm của hiện tượng bằng trực quan mộtcách dễ dàng và nhanh chóng Phương pháp này được tác giả chủ yếu sử dụng ở chương 2
để cụ thể hóa thực trạng tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012 - 2014bằng các bảng số liệu, các biểu đồ, đồ thị
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Đây là một phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên trong phân tích.Thông qua phương pháp này, chúng ta có thể các định được chiều hướng biến động chungcủa các chỉ tiêu để từ đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quảhay kém hiệu quả nhằm tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp
Trong chương 2, để có thể đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh củacông ty tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu kết quả hoạt động kinh doanh về doanh thu,lợi nhuận giữa các năm, giữa kế hoạch và thực tế, giữa thực tế và ước lượng
6 KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt, lời mở đầu thì nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chươngnhư sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy
Delta
Trang 17Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại Công ty TNHH
thiết bị thang máy Delta
xvii
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về doanh thu
1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh thu
1.1.1.1 Khái niệm doanh thu
Có nhiều khái niệm khác nhau về doanh thu và mỗi khái niệm lại đề cập đến mộthoặc một số khía cạnh khác nhau của doanh thu
Theo cách hiểu một cách đơn giản nhất, doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ sốtiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạtđộng khác của doanh nghiệp
Hoặc theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợiích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ (Tức được khách hàngchấp nhận, thanh toán) Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không được coi là doanh thu Cáckhoản vốn góp của cổ đông, của chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không tínhvào doanh thu
Từ các khái niệm doanh thu nói trên chúng ta có thể rút ra: Doanh thu là phần tiềndoanh nghiệp thu được do bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong một giai đoạn nhất định
1.1.1.2 Phân loại doanh thu
* Theo cách phân loại trong kinh tế học, doanh thu được chia thành doanh thu từ
hoạt động kinh doanh và doanh thu khác
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu sản xuất kinh doanh thôngthường và doanh thu hoạt động tài chính:
+ Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phátsinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bảnquyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn,lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán
Trang 19ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận đượcchia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
- Doanh thu khác: Doanh thu khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bántài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủđược ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thukhác
* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh thu được chia thành doanh thu từ hoạt
động bán hàng, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản thu nhập khác Trong đó:
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng: là khoản tiền doanh nghiệp thu được do việc bánsản phẩm của mình trên thị trường Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo làdoanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch
- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ: là khoản doanh thu mà doanh nghiệp thuđược do việc cung cấp các dịch vụ tới cho khách hàng Doanh thu của giao dịch về cungcấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tincậy
- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia: là các khoảndoanh thu mà doanh nghiệp thu được do cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm,trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanhnghiệp, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền,…
- Các khoản thu nhập khác: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra khôngthường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: thu về thanh lý TSCĐ, nhượngbán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồithường; thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợphải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoànlại; các khoản thu khác
1.1.2 Các chỉ tiêu về doanh thu
1.1.2.1 Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp có được do bán được một lượng sảnphẩm nhất định (bao gồm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ)
xix
Trang 20Công thức tính:
Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán
i=1
n
P i Q i
Trong đó: - Pi là mức giá tương ứng của mặt hàng thứ i
- Qi là sản lượng tiêu thụ của mặt hàng thứ i
- i = 1÷ n
Đường tổng doanh thu TR có dạng hình chữ U ngược Thể hiện rằng, khi doanhnghiệp không sản xuất hay sản lượng Q = 0 thì lợi nhuận bằng 0 Khi sản lượng Q có xuhướng tăng lên thì tổng doanh thu cũng có xu hướng tăng lên Tăng lên tới một mức sảnlượng Q¿
nào đó thì doanh thu đạt mức cao nhất Vượt qua mức sản lượng Q¿
thìtổng doanh thu có xu hướng giảm dần, đạt tới một mức sản lượng Q nào đó doanh thubằng 0 Đường tổng doanh thu được thể hiện trong Hình 1.1
Ý nghĩa: Tổng doanh thu phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độcủa quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện năng lực cũng nhưkhả năng hoạt động của doanh nghiệp
1.1.2.2 Doanh thu trung bình
Doanh thu trung bình (AR) là mức doanh thu tính trên một đơn vị sản phẩm bán ra,bằng tổng doanh thu chia cho tổng đơn vị sản phẩm bán ra
Công thức tính: AR = TR/Q
Ý nghĩa: Doanh thu trung bình cho biết mỗi đơn vị hàng hóa bán ra thu được doanhthu là bao nhiêu
1.1.2.3 Doanh thu cận biên
Doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một đơn
Trang 21Ý nghĩa: Khi doanh nghiệp tăng sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên lớn hơn chiphí cận biên thì tại đó doanh nghiệp vẫn còn thu được lợi nhuận Tại mức sản lượng Q*
mà doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên thì doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và mỗi nhân tố lại có cách thức, mức độảnh hưởng khác nhau tới doanh thu
1.1.3.1 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụsản phẩm và tác động cùng chiều tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Sản phẩm sảnxuất ra và tiêu thụ càng nhiều thì khả năng về doanh thu càng lớn Tuy nhiên, khối lượngsản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổchức công tác tiêu thụ sản phẩm; việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việcgiao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng Do đó để tăng doanh thu bằng việc tăngkhối lượng sản phẩm tiêu thụ thì doanh nghiệp phải xem xét kỹ các yếu tố trên để tránhviệc tăng khối lượng tuỳ tiện làm ứ đọng sản phẩm không tiêu thụ được, không phù hợpcông suất máy móc…
1.1.3.2 Giá cả hàng hóa (P)
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì việc thay đổi giá bán cũng ảnhhưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ Giá bán sản phẩm cao hay thấp sẽ làm cho doanhthu tiêu thụ tăng hoặc giảm theo Việc thay đổi giá bán một phần quan trọng là do quan hệcung cầu trên thị trường quyết định Do đó doanh nghiệp phải có chính sách giá cả hợp lý
và linh hoạt nhằm tối đa hoá lợi nhuận tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh, ngành nghề kinhdoanh, khu vực kinh doanh mà quyết định giá cả
Giá cả hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, việc tănghay giảm giá đều ảnh hưởng tới doanh thu Chúng ta biết rằng tăng giá sẽ làm giảm lượngcầu, vậy tổng doanh thu sẽ tăng hay giảm khi tăng giá hàng hóa bán ra Sự thay đổi củatổng doanh thu sẽ phụ thuộc vào tốc độ giảm cầu so với tốc độ tăng giá hay phụ thuộc vào
độ co giãn của cầu so với giá
Độ co giãn của cầu so với giá là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sựthay đổi phần trăm của giá hàng hóa, với giả định các yếu tố khác không thay đổi
Trang 22Trong đó:
- E P D là độ co giãn của cầu theo giá
- % ∆Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu
- % ∆P là phần trăm thay đổi của giá hàng hóaMối quan hệ giữa tổng doanh thu và độ co giãn của cầu so với giá sẽ được xét trong
ba trường hợp Xét hàm cầu có dạng Q= a + b*P, ta có thể tóm tắt mối quan hệ giữa độ cogiãn của cầu đối với giá và tổng doanh thu qua đồ thị sau:
Trang 23Hình 1.1: Đồ thị mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá với tổng doanh thu
Qua đồ thị trên ta có thể thấy rằng:
- Nếu cầu là cầu co dãn (|E P D|>1) tức là mức độ tăng của lượng cầu lớn hơn mức độtăng của giá, khách hàng phản ứng mạnh với sự thay đổi của giá Như vậy, để tăng doanhthu, doanh nghiệp nên giảm giá bán và ngược lại
xxiii
H M
N a/2 a Q
P a / b
a / 2 b
a/2
a Q
Trang 24- Nếu cầu không co dãn (|E P D|<1) tức là sự thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn sự thayđổi của giá, mức độ phản ứng của khách hàng với sự thay đổi của giá là ít Như vậy, đểtăng doanh thu doanh nghiệp nên tăng giá bán và ngược lại.
- Nếu cầu co giãn đơn vị (|E P D
|=1) tức là sự thay đổi của lượng cầu bằng với sự thayđổi của giá, nên giá tăng hay giảm không ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp
1.1.3.3 Chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm hàng hoá dịch
vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và tiêu thụ Chất lượng sản phẩm phụthuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng vật tư đầu vào, trình độ tay nghề công nhân, quytrình công nghệ sản xuất… Trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là vũ khícạnh tranh sắc bén, nếu chất lượng sản phẩm tiêu thụ cao sẽ bán được giá cao từ đó tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Không những thế nó còn nâng cao uy tín chodoanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp
1.1.3.4 Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sảnphẩm có giá bán đơn vị khác nhau Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng cógiá bán đơn vị cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá bán đơn vị thấp sẽ làm cho tổng doanhthu tiêu thụ thu được sẽ tăng với điều kiện các nhân tố khác không đổi Việc thay đổi kếtcấu mặt hàng tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới doanh thu Thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụthường do sự biến động của nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cho nên việcphấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ bằng cách thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ doanhnghiệp phải chú ý đến việc điều tra, nghiên cứu thị trường để định cho doanh nghiệp mộtkết cấu sản phẩm hợp lý trước khi ký hợp đồng tiêu thụ và không được phá vỡ kết cấumặt hàng tiêu thụ
1.1.3.5 Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tớidoanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Một doanh nghiệp áp dụng nhiều hìnhthức bán hàng và thanh toán tất yếu sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn doanh nghiệpchỉ áp dụng một hình thức Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động quảng cáo, giới thiệu mặthàng và các dịch vụ sau bán hàng cũng cần được coi trọng vì thế khách hàng sẽ biết đượcnhiều thông tin và yên tâm về sản phẩm hơn, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ làm cơ
sở cho việc tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ
1.1.4 Vai trò của doanh thu
Trang 251.1.4.1 Đối với doanh nghiệp
Doanh thu có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Điều này thểhiện trên các khía cạnh sau:
- Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và cũng như khả năng mở rộng thịtrường Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng
dư Một doanh nghiệp lớn mạnh, có sức mạnh trên thị trường sẽ được thể hiện đầu tiên ởdoanh thu mà doanh nghiệp đó thu được Doanh thu càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp
đó có sức mạnh thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường lớn
- Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nângcao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường Tương ứng với sự tăng lên của doanh thu,của lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nâng cao hình ảnh của mình, chiếm đượcniềm tin từ khách hàng cũng như các nhà cung ứng
- Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưuthông Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thể hiện giá trị thặng dư.Doanh thu thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường
1.1.4.2 Đối với nền kinh tế - xã hội
Doanh thu không những có vai trò quan trọng trực triếp đối với mỗi doanh nghiệp
mà nó còn có vai trò to lớn đối với nền kinh tế xã hội
- Doanh thu tạo điều cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và gópphần tích lũy thúc đẩy nền sản xuất xã hội Từ doanh thu mỗi doanh nghiệp có nghĩa vụđóng góp các khoản thuế, phí, lệ phí,…tương ứng cho nhà nước Các khoản đóng góp nàycho vào ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần đưa đấtnước phát triển vững mạnh
- Nghiên cứu doanh thu mang lại cho nhà đầu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinhdoanh Nhà đầu tư sẽ căn cứ và tình trạng danh thu và sự biến động trong doanh thu củacác doanh nghiệp khác để đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh danh của doanhnghiệp đó, từ đó làm cơ sở để quyết định lựa chọn đối tác kinh doanh cho doanh nghiệpmình
- Đối với doanh nghiệp ngoại thương, doanh thu là nguồn thu ngoại tệ góp phần ổnđịnh cán cân thanh toán Đối với doanh nghiệp ngoại thương, đặc biệt là đối với doanhnghiệp xuất khẩu, việc có doanh thu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang mang vềnguồn ngoại tệ cho đất nước Điều này góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ ở trong nước,
xxv
Trang 26góp phần làm cân bằng nguồn tiền suy giảm do nhập khẩu, giảm tình trạng mất cân bằngcán cân thanh toán
1.2 Lý luận chung về lợi nhuận
cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh (Bộ giáo dục và đào tạo, 2008,tr.131)
Như vậy, có thể nói rằng lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổngchi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
1.2.2 Công thức tính lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quátrình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiến nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quátrình sản xuất kinh doanh đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường
Lợi nhuận của một doanh nghiệp được tính theo công thức như sau:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phíHay π = TR – TC hoặc π = (P- ATC) x QTrong đó:
π: Tổng lợi nhuận
P: Giá bán của 1 sản phẩm
ATC: Chi phí biến đổi bình quân
Q: Khối lượng sản phẩm bán ra
(ATC-Q): Lợi nhuận của 1 đơn vị sản phẩm
1.2.3 Các nhân tố tác động đến lợi nhuận
Lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Chúng ta
có thể kể đến các yếu tố sau:
Trang 271.2.3.1 Giá cả, chất lượng yếu tố đầu vào
Giá cả, chất lượng của các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: nguyên vật liệu,thiết bị, công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp có nguồn cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị chất lượng tốt giá cả hợp lý thìgóp phần làm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp từ đó tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp Ngược lại, nếu các yếu tố đầu vào kém chất lượng hay giá quá cao thì chi phí sảnxuất của doanh nghiệp tăng lên, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.3.2 Quy mô sản xuất của doanh nghiệp
Quan hệ cung cầu về hàng hóa thay đổi sẽ làm cho giá thay đổi Khi cung lớn hơncầu thì giá giảm, ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì giá của hàng hóa tăng lên Điều nàyảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp Doanh nghiệp
có quy mô sản xuất càng lớn tức là hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra càng nhiều, lúc đódoanh nghiệp có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn nếu các điều kiện khác không đổi
Trong điều kiện giá bán đơn vị sản phẩm không đổi mà khối lượng sản phẩm tiêuthụ càng lớn thì khả năng thu được doanh thu càng cao Tuy nhiên, không phải doanhnghiệp nào cứ tăng tối đa khối lượng sản phẩm sản xuất thì đạt được lợi nhuận lớn nhất.Thực tế có nhiều trường hợp, khối lượng sản phẩm đưa đi tiêu thụ quá lớn so với nhu cầuthị trường cho nên không thể tiêu thụ hết được do sức mua của thị trường có hạn Điềunày vừa gây nên tình trạng ứ đọng vốn làm hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút lại vừa làmtăng chi phí bảo quản, thuê kho bãi,… nên hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm Song cũng
có trường hợp khối lượng sản phẩm đưa đi tiêu thụ không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường,người tiêu dùng phải tìm đến nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp khác có sản xuất cácsản phẩm cùng loại Lúc đó, doanh nghiệp vừa mất đi một khoản lợi nhuận lại vừa mất đimột bộ phận khách hàng và uy tín của doanh nghiệp có thể bị giảm sút
1.2.3.3 Giá bán hàng hóa, dịch vụ
Giá bán hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanhnghiệp Sự thay đổi giá bán hàng hóa, dịch vụ một phần quan trọng là do mối quan hệcung cầu trên thị trường quyết định Dựa trên giá cả thị trường cùng với chi phí cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xác định một mức giá bán có thể bù đắp đượcchi phí đó và thu một phần lợi nhuận
1.2.3.4 Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường
Do các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tìmkiếm lợi nhuận nên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động cung cầu hàng hoá, dịch
xxvii
Trang 28vụ trên thị trường Nếu nhu cầu đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp càng tăng thìquy mô sản xuất lớn, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ cao nên tổng số lợi nhuận tăng.Ngược lại, nếu nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp giảm sẽ dẫn tới số lượngsản xuất hàng hoá dịch vụ giảm và tổng thu nhập thấp Như vậy quan hệ cung cầu về hànghoá thay đổi sẽ làm thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới việcquyết định quy mô sản xuất và tác động trực tiếp đến lợi nhuận (hay thu nhập của doanhnghiệp).
1.2.3.5 Khoa học kỹ thuật công nghệ
Yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởngtrực tiếp tới hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Quy trình công nghệ sản xuất của doanhnghiệp hiện đại, theo kịp tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất,chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận chodoanh nghiệp Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế khu vực và thếgiới các doanh nghiệp cần không ngừng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại để cóthể tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác trên thị trường, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.3.6 Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường
Để tiêu thụ được hàng hoá dịch vụ trên thị trường một cách nhanh chóng, với giábán cao các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến hoạt động quảng cáo Marketing để nắmtâm lý, thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời truyền đạt thông tin về sản phẩm có hiệu quảnhất tới khách hàng, thúc đẩy nhanh quá trình quay vòng sản xuất mở rộng tiếp theo, tácđộng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Các hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ như: hoạt động quảng cáo,marketing, khuyến mại, các dịch vụ sau bán,… cũng có tác động tới lợi nhuận mà doanhnghiệp thu được Tất cả các hoạt động này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quátrình tiêu thụ hàng hóa, tăng khả năng thu hồi vốn, rút ngắn vòng quay vốn từ đó làm tănglợi nhuận doanh nghiệp thu được
1.2.3.7 Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên, lợi nhuận còn chịu tác động của các nhân tố sau:
Công tác chuẩn bị và công tác tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh: Trước khi
bước vào sản xuất kinh doanh, việc lùa chọn đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, thiết bịcông nghệ) một cách tối ưu sẽ tạo ra năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm chiphí của các doanh nghiệp sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đi cùng với nó là công tác tổ
Trang 29chức sản xuất hay chính là phương pháp kết hợp sử dụng đầu vào một cách hiệu quả đểtăng dược sản lượng hàng hoá, đảm bảo, được hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao với chiphí sản xuất thấp nhất.
Trình độ tổ chức quản lý quá trình kinh doanh, tài chính của các nhà doanh nghiệp:
Quá trình này tác động trực tiếp đến định hướng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạchkinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động kinh doanh Đây là công việc củacác nhà lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp, họ chính là những cá nhân quyết định sựthành bại của doanh nghiệp thông qua các chỉ đạo phương hướng sản xuất, quan hệ vớikhách hàng cũng như việc hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác để mở rộng sảnxuất, nâng cao uy tín, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường
Chính sách kinh tế của Nhà nước: Do các hoạt động kinh doanh của cácdoanh
nghiệp có sự qủan lý của Nhà nước, nên các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nướcnhư chính sách thuế, chính sách tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanhnghiệp Vì vậy bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ chính sách này xác định yếu
tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp
Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của một doanh nghiệp, mỗidoanh nghiệp cần có những phân tích cụ thể về mức độ tác động của các nhân tố đó, rút racác tác động tích cực cũng như tiêu cực để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho hoạtđộng của doanh nghiệp mình
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp, người ta thường sử dụng kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.Chúng ta có thể đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận như:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận / Doanh thu thuần * 100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thuthuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh
tế của doanh nghiệp càng lớn
Ngoài ra, người ta cũng có thể tính trên cơ sở lợi nhuận trước lãi vay và thuế để thấy
rõ hơn hiệu quả trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
xxix
Trang 30+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân * 100%
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 VCSH thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sauthuế Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mà chủ sở hữu doanh nghiệp đạt được Đây là mốiquan tâm hàng đầu của chủ sở hữu các doanh nghiệp Chỉ tiêu nay càng lớn nghĩa là việc
sử dụng vốn chủ sở hữu đem lại hiệu quả càng cao, chủ sở hữu doanh nghiệp càng thuđược nhiều lợi ích Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ hoặc ở mức âm hoặc rất gần 0 thìvốn chủ sở hữu đang được sử dụng không hiệu quả, chủ sở hữu doanh nghiệp cần xem xétlại hoạt động kinh doanh của mình
1.2.5 Vai trò của lợi nhuận
1.2.5.1 Đối với doanh nghiệp
- Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là nhằm đạt tới mục tiêulợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật Lợi nhuận là mục tiêu của đa số các doanhnghiệp chính vì vậy mà nó sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng pháttriển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến côngnghệ nhằm đưa ra thị trường chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt nhất và mang lại lợi nhuậntối ưu cho mình
- Lợi nhuận đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì chủdoanh nghiệp đó sẽ trích một phần lợi nhuận có được để bổ sung vốn và mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệmchi phí nguyên nhiên vật liệu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá thành hạ Từ đógiúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường
Trang 31Nguồn lợi nhuận sau thuế một phần sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư của doanhnghiệp, đó sẽ là nguồn vốn cho công ty tiếp tục cho việc thực hiện các dự án kinh doanhmới, các kế hoach mới trong tương lai Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp còn được sửdụng cho các mục đích khác ngoài việc sản xuất kinh doanh, như: ủng hộ người nghèo,trẻ em khuyết tật; giúp đỡ đồng bào lũ lụt,… Những hoạt động xã hội này sẽ góp phầnxây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp
- Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả củaquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu lợi nhuận cao, chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, chấtlượng sản phẩm tốt, đầu tư đúng hướng vào thị trường mục tiêu Còn nếu lợi nhuận âm,tức là doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả
1.2.5.2 Đối với nền kinh tế - xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phần phân bổ các nguồn lực một cáchhiệu quả
Khi nhu cầu một mặt hàng nào đó cao hơn so với các mặt hàng khác nó sẽ tạo ra lợinhuận lớn, từ đó thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư cho mặt hàng này Nguồn cung
sẽ tăng lên đáp ứng cầu
- Lợi nhuận là nguồn vốn bổ sung cho ngân sách nhà nước
Lợi nhuận không chỉ là nguồn thu nhập của doanh nghiệp mà nó còn là nguồn vốn
bổ sung rất lớn cho ngân sách nhà nước, khi các doanh nghiệp đóng thuế, phí, lệ phí Nó
là nguồn tích luỹ quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng và đáp ứng các nhucầu phát triển của xã hội
- Lợi nhuận góp phần hoàn thiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, góp phần ổnđịnh nền kinh tế - xã hội
Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn có lợi nhuận và lợi nhuận thì ngày càngphải tăng theo thời gian Muốn được như vậy, doanh nghiệp không ngừng phải đổi mới
và hoàn thiện Trong quá trình hoàn thiện doanh nghiệp mình vì mục tiêu lợi nhuận,doanh nghiệp đã đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của nền kinh tế
Lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, là một trongnhững đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động đến việc hoàn thiện các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, góp phần hoàn thiện và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển
1.2.6 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
xxxi
Trang 32Trước tiên ta đi nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR) và chi phícận biên (MC) Doanh thu cận biên là mức doanh thu tăng thêm khi bán thêm được mộtđơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ
Như ở trên chúng ta đã biết công thức tính doanh thu cận biên:
MR = TR/Q Hoặc: MR= TR’ (Q)
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệchgiữa doanh thu và chi phí là lớn nhất Điều này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất củahàm lợi nhuận bằng không
π'(Q) = ∆ Q ∆ π = ∆ TR ∆Q - ∆ TC ∆ Q = 0 ⇔ MR – MC = 0 ⇔ MR = MC
Ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua đồ thị sau:
Hình 1.2: Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Từ đồ thị ta thấy:
Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q1< Q*, khi đó MR >MCdoanh nghiệp sẽ làm lãng phí mức lợi nhuận là diện tích AEC, do đó doanh nghiệp phảităng sản lượng từ Q1 lên Q*
Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q2> Q*, khi đó MC > MRdoanh nghiệp tăng sản lượng sẽ làm tăng thêm chi phí nhiều hơn phần tăng doanh thu,doanh nghiệp sẽ bị lỗ diện tích EBD
Như vậy Q* là mức sản lượng tối ưu tại đó MR = MC và tại đó đường MC đang đilên
Quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận: tăng sản lượng khi nào MR còn vượt quá
MC cho đến khi MR = MC thì dừng lại và sẽ đóng cửa tại mức sản lượng có mức giá bán
ra nhỏ hơn AVC Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt tối đa tại mức sản lượng cóMR=MC và tại đó đường MC đang đi lên
M
Trang 331.3 Nội dung và nguyên lý kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
1.3.1 Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
Lợi nhuận kinh tế được coi là phần thưởng cho khả năng kinh doanh – khả năng và
sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tổ chức các yếu tố sản xuất và tạo ra cái mà xã hội mongmuốn Chính vì vậy mà mỗi một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều mongmuốn mình đạt được một lợi nhuận cao nhất
Ta có: π = (P-ATC)Q hay π = TR(Q) – TC(Q)
Tổng doanh thu và tổng chi phí đều phụ thuộc vào sản lượng Q Do đó, để đạt đượclợi nhuận tối ưu doanh nghiệp phải tìm cho mình mức sản lượng Q* tại đó hiệu số giữa
TR và TC là lớn nhất
Ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận qua đồ thị ở Phụ lục 1:
- Tại mức sản lượng Q 1 , Q 2 thì đường TR cắt TC lần lượt tại 2 điểm A, B Tại
đó : TR = TC, lợi nhuận π = 0
- Tại mức sản lượng Q > Q 1 tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăngcủa tổng chi phí, lợi nhuận có xu hướng tăng lên (π>0) Sản lượng tăng đến mức sảnlượng Q*, tại đó khoảng cách giữa TR với TC là lớn nhất, lợi nhuận π max
- Tại các mức sản lượng Q* < Q < Q 2 tốc độ tăng của tổng doanh thu chậm hơntốc độ tăng của tốc độ tăng của tổng chi phí, lợi nhuận có xu hướng giảm
- Với các mức sản lượng Q < Q 1 hoặc Q > Q 2 lợi nhuận π< 0
1.3.2 Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận
Cơ sở lý luận về doanh thu và lợi nhuận được trình bày ở mục trên đã cho ta biếtđược doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp là như thế nào, cũng như vai trò to lớn của
nó đối với doanh nghiệp Để có thể hiểu được sâu sắc hơn mối quan hệ giữa doanh thu vàlợi nhuận, từ đó rút ra các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp tác giả
sẽ tiến hành xây dựng mô hình ước lượng hàm tổng lợi nhuận và mô hình ước lượng hàmtổng doanh thu
1.3.2.1 Mô hình hàm tổng doanh thu phụ thuộc vào lợi nhuận của các nhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp
Hàm tổng doanh thu của công ty có dạng:
TR = a + b * LD + c * LM
xxxiii
Trang 34Trong đó:
TR: tổng doanh thu của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
LD: lợi nhuận từ sản phẩm động cơ
LM: lợi nhuận từ sản phẩm thang máng cáp
a: hệ số chặn; b, c: hệ số góc (đo lường sự thay đổi của biến tổng doanh thu TR khicác biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định)
Mô hình hàm tổng doanh thu thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu với lợinhuận của các sản phẩm động cơ, thang máng cáp của công ty TNHH thiết bị thang máyDelta Cụ thể tổng doanh thu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại doanh thu nào, sự thay đổi củamỗi loại lợi nhuận sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng doanh thu của công ty
1.3.2.2 Mô hình hàm tổng lợi nhuận phụ thuộc vào tổng doanh thu của các nhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp
Sau khi kiểm định sự phụ thuộc của tổng doanh thu vào lợi nhuận của các nhóm sảnphẩm động cơ và thang máng cáp, chúng ta sẽ đi kiểm định sự phụ thuộc của tổng lợinhuận vào tổng doanh thu của các nhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp để xem xét
sự tác động ngược trở lại của doanh thu đối với lợi nhuận
Chúng ta sẽ nghiên cứu sự phụ thuộc của tổng lợi nhuận vào tổng doanh thu của cácnhóm sản phẩm động cơ và thang máng cáp theo mô hình sau:
LN = d + e * DD + f * DM
Trong đó:
LN: lợi nhuận của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
DD: là doanh thu từ sản phẩm động cơ
DM: doanh thu từ sản phẩm thang máng cáp
d: hệ số chặn; e, f: hệ số góc (đo lường sự thay đổi của biến tổng lợi nhuận LN khicác biến tương ứng thay đổi trong khi các biến khác cố định)
Mô hình hàm lợi nhuận thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận với doanh thu củacác sản phẩm động cơ, thang máng cáp của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta Từ
mô hình ước lượng tác giả có thể rút ra được mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận với từngloại doanh thu, cụ thể tổng lợi nhuận sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại doanh thu nào, sự thayđổi của mỗi loại doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng lợi nhuận của công ty Sau khi ước lượng hàm lợi nhuận, hàm doanh thu, chúng ta sẽ ước lượng hàm cầu
và hàm chi phí biến đổi bình quân để tìm ra mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi
Trang 35nhuận của công ty, từ đó so sánh với mức sản lượng thực tế của công ty để đánh giá mức
độ thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty và đưa ra các giải pháp tối đa hóa lợi nhuậncho công ty
1.3.2.3 Mô hình hàm cầu của công ty
Để đảm bảo cho công tác ước lượng cầu được đơn giản và thuận lợi hơn, tác giả đãlựa chọn hàm cầu về sản phẩm là hàm cầu tuyến tính
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty, tác giả nhận thấy rằng có 2 yếu tố tácđộng mạnh nhất đến lượng cầu của công ty, đó là giá sản phẩm của công ty và giá của sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh Những yếu tố khác như dân số, thu nhập của người tiêudùng có ảnh hưởng không đáng kể tới lượng cầu; các yếu tố như chất lượng, giá kỳ vọng,
sở thích của người tiêu dùng thì khó lượng hóa Tác giả sẽ nghiên cứu sự phụ thuộc củalượng cầu của sản phẩm động cơ của công ty vào các yếu tố giá của bản thân hàng hóa vàgiá của đối thủ cạnh tranh
Mô hình hàm cầu đối với sản phẩm của công ty có dạng:
Q = g + h * P + j * P X
Trong đó:
Q: Lượng cầu về hàng hóa của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
P: Giá của hàng hóa của công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
PX: Giá của hàng hóa của công ty cạnh tranh
1.3.2.4 Mô hình hàm chi phí biến đổi bình quân của công ty
Hàm chi phí biến đổi bình quân của công ty có dạng:
AVC = i + k * Q + l *Q 2 (i, k>0; l<0) Trong đó:
AVC: chi phí biến đổi bình quân của công ty
Q: Sản lượng tiêu thụ tính cho từng quý trong năm
Từ hàm chi phí biến đổi bình quân ước lượng được, ta suy ra hàm tổng chi phí biếnđổi của công ty TVC và hàm chi phí cận biên của công ty MC
xxxv
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
THANG MÁY DELTA 2.1 Tổng quan về công ty và các nhân tố tác động đến tình hình doanh thu và lợi nhuận tại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
Công ty TNHH Thiết bị thang máy DELTA được thành lập ngày 13 tháng 06 năm
2010 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0105357938, do Sở kế hoạch đầu tư thànhphố Hà Nội cấp
Trong những năm khởi đầu, Công ty chủ yếu tập trung kinh doanh hai lĩnh vựcchính là cung cấp lắp đặt và bảo hành, bảo trì hệ thống thang máy Qua quá trình pháttriển không ngừng, Công ty đã đầu tư được dây truyền sản xuất cơ khí và dần khẳng địnhthế mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của Công ty.Với phương châm giá cả hợp lý – chấtlượng hoàn hảo, cùng với đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư chuyên nghiệp có năng lực, đã được đàotạo tại các trường danh tiếng trong nước và ngoài nước, Sản phẩm Công ty cung cấp rađạt chất lượng cao và được khách hàng đánh giá cao
Năm 2011, công ty quyết định phát triển thị trường cung cấp các sản phẩm, linhkiện thang máy, đồ dự trữ thay thế và hiện nay là công ty hàng đầu tại Việt Nam tronglĩnh vựcsản xuất và phân phối các sản phẩm linh kiện thang máy cho các đối tác sản xuấtthang nội địa trong nước cũng như đồ dự trữ thay thế cho các nhãn hiệu thang máy, thangcuốn nổi tiếng như Mitsubishi, Otis, Schindler, Thyssen, Kone, Fujitec, Eita-Schneider,Huyndai, Hitachi… Công ty đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đểphục vụ cho khách hàng nhanh nhất, tốt nhất
Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta có nhà máy sản xuất kết cấu với công suấtlên đến 4000 tấn/năm Công ty đã hợp tác với nhiều nhà cung cấp uy tín chuyên cung cấp
và sản xuất các thiết bị thang máy và thang cuốn cho các hãng lớn trên thế giới Công tythiết lập kênh cung cấp hàng hóa phong phú, xây dựng một bộ máy bán hàng và hỗ trợkhách hàng chuyên nghiệp Các thành viên trong Công ty đều là những người có kinhnghiệm lâu năm trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn, đã từng làm việc trong môi trườngquốc tế, cho các hãng thang máy nổi tiếng Chính vì thế Công ty TNHH thiết bị thang
Trang 37máy Delta cam kết mang lại cho khách hàng những linh kiện, thiết bị chất lượng cao, dịch
vụ tốt nhất, giá thành hợp lý và sự hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất tới khách hàng
2.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta
2.1.2.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp màdoanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinhdoanh Có nhiều nhân tố chủ quan tác động đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của công
ty TNHH thiết bị thang máy Delta Tác giả xin đề cập tới một số nhân tố chủ quan nhưsau:
Sản phẩm
Nhân tố sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định đến doanh thu và lợi nhuậncủa công ty Lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta rất đa dạng.Tuy nhiên lĩnh vực chính của công ty là cung cấp và lắp đặt các sản phẩm phục vụ cho lĩnhvực thang máy Mỗi năm công ty thu được doanh thu, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động cungcấp lắp đặt và bảo hành, bảo trì hệ thống thang máy Với mục tiêu “Uy tín - Chất lượng”công ty vẫn luôn không ngừng phát triển hơn nữa sản phẩm của mình đa dạng hơn vềchủng loại và chất lượng luôn được đảm bảo
Hàng năm doanh thu và lợi nhuận tương ứng thu được từ hoạt động bán hàng và cungcấp dịch vụ là rất lớn, chiếm tỷ trọng trên 95% trong tổng doanh thu và tổng lợi nhuận.Trong đó, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn nhất thuộc về 2 loại sản phẩm: động cơ vàthang máng cáp Doanh thu và lợi nhuận của 2 loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng chủ yếutrong tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty
xxxvii
Trang 38thành sản phẩm, xây dựng cơ cấu chi phí… qua đó xem xét khoản chi nào hợp lý, khoảnnào có thể tiết kiệm để có thể hạ giá thành xuống mức thấp nhất, góp phần làm tăng đáng
kể lợi nhuận cho công ty
Khối lượng sản phẩm
Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra hằng năm cũng ảnh hưởng tới doanh thu và lợinhuận mà công ty thu được Khối lượng sản phẩm càng nhiều thì doanh thu thu được sẽcàng tăng Tuy nhiên lợi nhuận tăng hay giảm như thế nào còn liên quan đến tốc độ tăngcủa chi phí Nếu tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuậntăng, còn nếu tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận giảm
Chi phí
Yếu tố chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của một doanh nghiệp Chi phítăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta trongnhững năm qua doanh thu có nhiều biến động, nhưng tương ứng với nó thì tổng chi phícũng không ngừng biến động lên làm cho lợi nhuận thay đổi không giống như sự thay đổitrong tổng doanh thu Nếu so với chi phí bỏ ra như vậy thì lợi nhuận thu về chưa thực sựhiệu quả Hằng năm Công ty TNHH thiết bị thang máy Delta phải chi một khoản chi phílớn cho quản lý công ty, một phần còn lại là chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phíkhác
Nguồn nhân lực
Trình độ người lao động được thể hiện thông qua tuổi nghề, mức độ thành thạo côngviệc, trình độ học vấn và khả năng làm việc cùng máy móc… Trình độ taynghề người laođộng càng cao thì hiệu suất kinh doanh càng lớn Đối vớibộ phận quản lý có chuyên môncao thì họ sẽ biết sắp sếp cơ cấu hợp lý, cơ cấu tổ chức một cách gọn nhẹ và linh hoạt nhất
để công việc đều được diễn ra trôi chảy hơn
Trình độ lao động có ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu, lợi nhuận thu được của công
ty Lao động có trình độ, có kinh nghiệm làm việc thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn công ty
có thể sản xuất ra khối lượng sản phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh thu thuđược tăng lên và lợi nhuận cũng được nâng cao Số lượng lao động đại học và trên đại họcmới chỉ chiếm gần 14% tổng số lao động Ngoài ra, lực lượng lao động phổ thông vẫn cònchiếm tỷ lệ lớn với khoảng 30% Với lực lượng lao động hiện nay đã đáp ứng được nhucầu hiện tại của công ty, tuy nhiên trong thời gian tới với mục tiêu mở rộng thị trường thìnhu cầu về lao động sẽ tiếp tục tăng đặc biệt là lao động có trình độ quản lý Công ty cần
có biện pháp để luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả