Thư viện điện tử là một khái niệm chưa được thống nhất và còn nhiều tranh luận, đôi khi còn dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm khác như “thư viện không biên giới”, “thư viện viện được nối mạng”, “thư viện số”, “thư viện ảo”, “thư viện tin học hóa”, “thư viện đa phương tiện”, “thư viện logic”, “thư viện văn phòng”…
Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả Phần mở đầu Nhắc đến thư viện thì ai cũng biết tầm quan trọng của nó. Hầu hết chúng ta đều đã từng phải sử dụng đến thư viện để tra cứu tài liệu. Trong thời đại ngày nay khối lượng các loại tài liệu ngày càng nhiều nếu không được tổ chức một cách khoa học và hợp lý sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người sử dụng thư viện cũng như người quản lý thư viện, vì vậy tin học dần được áp dụng vào trong việc quản lý thư viện nhằm hiện đại hóa hệ thống thư viện, giúp việc quản lý tài liệu và tra cứu tài liệu thuận lợi hơn. Thư viện điện tử ra đời góp phần giải quyết những khó khăn trong cách tổ chức và tra cứu tài liệu. Nhưng không phải ai cũng hiểu thư viện điện tử là như thế nào. Cũng có nhiều tài liệu hay tạp chí đề cập đến vấn đề này, nhưng đa phần trong số các tài liệu hay tạp chí đó chỉ tập trung vào phân tích một khía cạnh trong thư viện điện tử mà không có một cái nhìn tổng quát về thư viện điện tử. Vì vậy em chọn đề tài này để những ai quan tâm đến lĩnh vực thư viện hiểu thêm về thư viện điện tử. Nội dung của đề tài này sẽ cho người đọc một cái nhìn tổng quát về thư viện điện tử và tập trung vào phân tích thiết kế phân hệ mượn trả trong thư viện. Phân hệ mà bất kỳ một thư viện nào cũng sử dụng đến. Lời cảm ơn Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 1 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này, em đã gặp rất khó khăn về mặt kiến thức cũng như các nghiệp vụ liên quan đến thư viện. Ngày hôm nay có thể hoàn thành được đồ án tốt nghiệp của mình, trước hết em xin chân thành cảm ơn đến thầy Lê Hải Hà. Thầy đã tận tình chỉ dạy cho em từ những bước đầu khi em nhận đề tài. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Toán – Tin ứng dụng trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ, giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập ở trường và quá trình làm đồ án tốt nghiệp này. Nội dung của đồ án Đồ án gồm ba chương Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 2 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả Chương 1:Khảo sát hệ thống Tìm hiểu về thư viện điện tử Chương 2:Phân tích và thiết kế hệ thống Dựa vào phương pháp phân tích hướng đối tượng để phân tích phân hệ mượn trả Chương 3: xây dựng chương trình Dự vào chương hai Phân tích và thiết kế hệ thống để xây dựng chương trình bằng ngôn ngữ C# Phần kết luận Phần này đánh giá những kết quả đạt được, hướng phát triển của đề tài, và những hạn chế trong qua trình thực hiện đề tài Chương I: Khảo Sát Hệ Thống 1. Khái niệm Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 3 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả Thư viện điện tử là một khái niệm chưa được thống nhất và còn nhiều tranh luận, đôi khi còn dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm khác như “thư viện không biên giới”, “thư viện viện được nối mạng”, “thư viện số”, “thư viện ảo”, “thư viện tin học hóa”, “thư viện đa phương tiện”, “thư viện logic”, “thư viện văn phòng”… Thuật ngữ “Thư viện điện tử” (electronic library) có thể được dùng theo nghĩa tổng quát nhất cho mọi loại hình thư viện đã được tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ Thư viện điện tử có thể được coi như là một nơi người sử dụng có thể đến để thực hiện những công việc mà họ vẫn thường làm với thư viện truyền thống, nhưng đã được tin học hóa Theo tiến sỹ Ching_chih Chen, người đã có sáng kiến tổ chức một loạt các hội nghị quốc tế về công nghệ thông tin mới (NIT) hơn mườinăm gần đây (từ năm 1987) thì không có một tiêu chuẩn cố định chính thức nào cho thư viện điện tử. Người ta dùng khái niệm này một cách khá tự do tùy tiện Tuy ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng tựu chung lại, ta có thể nhận dạng một số đặc điểm của thư viện điện tử lý tưởng như sau: - Thư viện phải có vốn tư liệu điện tử (là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số sao cho có thể truy cập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu). - Phải được tin học hóa, phải có hệ thống quản trị thích hợp (bổ xung, biên mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông dữ liệu, tổ chức mục lục truy cập công cộng trực tuyến, …), phải nối mạng (ít nhất là mạng cục bộ) - Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử (yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy cập và khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,…) Nói tóm lại, thư viện điện tử phải sử dụng các phương tiện điện tử trong truy cập, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 4 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả Thư viện điện tử ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa các chuyên gia thư viện, xuất bản, các nhà khoa học và công nghệ hướng về mục tiêu tiếp cận tới đầy đủ thông tin, ở mọi nơi và mọi lúc Như vậy có thể nói rằng thư viện số là một bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay nói một cách khác, là thư viện điện tử cao cấp, cho phép đọc được thông tin toàn văn sau khi đã được số hóa hầu hết tư liệu, đặc biệt là các tư liệu dưới dạng đồ họa (như tranh ảnh, bản đồ…) và đa phương tiện (multimedia) nói chung Philip Baker cũng phân biệt thư viện điện tử và thư viện số theo một kiểu khác. Ông cho rằng thư viện điện tử lưu trữ và phục vụ cả ấn phẩm lẫn tư liệu điện tử (tư liệu được số hóa), trong khi thư viện số chỉ lưu trữ các tư liệu điện tử mà thôi Một thư viện điện tử có xu hướng sử dụng linh hoạt và phổ biến các nguồn tin điện tử nhưng đồng thời cũng tham gia vào việc tạo ra các nguồn tin đó 2. Các chuẩn trong thư viện điện tử 2.1 Khổ mẫu trao đổi ISO 2709 Tiêu chuẩn ISO 2709 là một tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO cho các thư mục mô tả, cho phép định dạng thông tin thư mục trên Magnetic Tape (đĩa lưu trữ hay băng từ) 2.2 Dublin Core : là chuẩn siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả các đối tượng nội dung số hóa (kể cả các trang web) nhằm nâng cao khả năng tương tác, truy cập và khai thác. Các yếu tố siêu dữ liệu này thường được mã hóa bằng định dạng XML Các yếu tố của Dublin Core: Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 5 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả NỘI DUNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ THUYẾT MINH Nhan đề (title) Tác giả (creator) Ngày tháng (date) Đề mục (subjec) Tác giả phụ (contributor) Mô tả vật lý (format) Mổ tả (description) Xuất bản (publisher) Định danh (identifier) Loại hình (type) Bản quyền (rights) Ngôn ngữ (language) Nguồn gốc ( source) Liên kết (relation) Nơi chứa (coverage) 2.3 Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, UNIMARC MARC (Machine Readable Cataloging) là một hệ thống được phát triển bởi thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1966 để các thư viện có thể chia sẻ những dữ liệu thư mục máy đọc được. Có nghĩa rằng các hệ thống quản trị thư viện tự động phải cần có một dạng thức chung để có thể trao đổi dữ liệu với nhau, dạng thức đó gọi là MARC Một biểu ghi MARC bao gồm 3 yếu tố: cấu trúc biểu ghi, mã định danh nội dung và nội dung dữ liệu của biểu ghi. Cấu trúc biểu ghi là một triển khai ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 2709 - Khổ mẫu trao đổi thông tin (Format for Information Exchange) và tiêu chuẩn tương đương của Hoa Kỳ ANSI/NISO Z39.2 Trao đổi thông tin thư mục (Bibliographic Information Interchange). Định danh nội dung là các mã và quy ước được thiết lập để xác định và đặc trưng hoá các yếu tố dữ liệu bên trong biểu ghi, hỗ trợ việc thao tác với dữ liệu đó, được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu trong tất cả các khổ mẫu MARC. Nội dung của các yếu tố dữ liệu tạo thành biểu ghi MARC thông thường được quy định bởi những chuẩn bên ngoài các khổ mẫu này. Thí dụ về các chuẩn đó là Quy tắc mô tả thư mục chuẩn quốc tế (ISBD), Quy tắc biên mục Anh - Mỹ (AACR), Đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội (LCSH), hoặc các Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 6 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả quy tắc biên mục, các từ điển từ chuẩn và bảng phân loại được sử dụng bởi cơ quan tạo ra biểu ghi. Nội dung của một số yếu tố dữ liệu được mã hoá được quy định cụ thể cho từng khổ mẫu MARC (thí dụ trong Đầu biểu, trường 007, trường 008) MARC 21 là một kết quả của sự kết hợp giữa định dạng MARC của Mỹ và Canada (USMARC / MARC). MARC21 dựa trên chuẩn ANSI Z39.2, nó cho phép người sử dụng sử dụng các sản phẩm phần mềm khác nhau để giao tiếp với nhau và trao đổi dữ liệu. MARC 21 được thiết kế để xác định lại định dạng MARC ban đầu cho thế kỷ 21 và để làm cho nó dễ tiếp cận hơn với cộng đồng quốc tế. Hiện nay MARC 21 đã được triển khai thực hiện thành công ở Thư viện, các trường châu Âu và các chính thư viện cơ sở giáo dục tại Hoa Kỳ, và Canada. MARC 21 cho phép sử dụng hai bộ ký tự, hoặc là MARC-8 hoặc Unicode mã hóa như UTF-8. MARC-8 là dựa trên các tiêu chuẩn ISO 2022 và cho phép việc sử dụng tiếng Do Thái, Kirin, tiếng Ả Rập, Tiếng Hy Lạp, và Đông Á script. MARC 21 trong định dạng UTF-8 cho phép tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi Unicode. UNIMARC được tạo bởi liên hiệp quốc tế thư viện (viết tắt là IFLA_international Federation of library associations ) nó chính là MARC chính thức tại Pháp, Ý, Nga, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và một số quốc gia khác hỗ trợ Unicode 2.4 Quy tắc biên mục Anh_Mỹ( AACR_Anglo American Cataloging Rules) AACR là quy tắc biên mục được cộng đồng thư viện Anh-Mỹ hợp tác biên soạn từ năm 1967. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, quy tắc này mới được xuất bản riêng rẽ cho Bắc Mỹ (AACR North American Edition) và Anh (AACR British edition). Thuận lợi: - Hiện tại đã có bản dịch đầy đủ bằng tiếng Việt, hướng dẫn cụ thể mô tả các loại hình tài liệu có ở các thư viện Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có bộ quy tắc mô tả hoàn chỉnh về biên mục, đây là một thuận lợi rất lớn cho việc thống nhất công tác xử lý tài liệu trong cả hệ thống thư viện. Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 7 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả - AACR2 là Quy tắc biên mục Anh-Mỹ, không có nhiều khác biệt với ISBD nên không phức tạp và mới mẻ đối với các cán bộ biên mục Việt Nam vì nhiều người đã thông thạo với ISBD trong lĩnh vực biên mục; - MARC21 chịu nhiều ảnh hưởng của AACR2. Bởi vậy, trong quá trính triển khai ứng dụng MARC21 vừa qua, nhiều quy định của AACR2 cũng được áp dụng, nhất là việc tạo các điểm truy cập bổ sung. Đặc biệt có nhiều thư viện trong quá trình triển khai MARC21 đã thực hiện việc copy biểu ghi trên mạng và hoàn toàn biên mục theo quy tắc AACR2. Khó khăn: - Cần có một tài liệu AACR2 rút gọn phù hợp với việc biên mục tài liệu của các thư viện Việt Nam. Tuy đã có bản dịch đầy đủ về AACR2, nhưng nếu đây là một tài liệu tra cứu hàng ngày cho cán bộ biên mục thì quá công kềnh. - Hiện tại, tài liệu hướng dẫn MARC21 đang theo quy tắc ISBD. Để có sự nhất quán, cần phải hiệu đính lại tài liệu hướng dẫn này theo AACR2, nếu không rất dễ có nhiều cách khác nhau khi biên mục cùng một tài liệu. Tóm lại, tuy không có nhiều sự khác biệt giữa AACR2 và ISBD nhưng vì trên thực tế việc biên mục tài liệu theo MARC21 và ISBD vốn đã không thống nhất, nay lại chuyển sang AACR2 nếu không có tài liệu hướng dẫn cụ thể thì lại vẫn là mỗi thư viện mô tả một kiểu So sánh đối chiếu với các yếu tố mô tả AACR2 và MARC Dublin Core AACR2 MARC Nhan đề Nhan đề chính 245$a Tác giả Tác giả chính 100,245$c Đề mục Điểm truy cập khác 050,082,650 Mô tả Phụ chú nội dung, các yếu 245$b Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 8 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả tố bổ sung nhan đề Xuất bản Nơi và nhà xuất bản 260$a, 260$b Tác giả phụ Tác giả liên quan Ngày Năm xuất bản 260$c Loại tài liệu Phụ chú chính thức Mô tả vật lý Mô tả vật lý 300 Định danh Nguồn gốc Ngôn ngữ Liên kết Phụ chú Nơi chứa Bản quyền 2.5 Công tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục ISBD, TCVN 4743-89 ISBD là thuật ngữ viết tắt của International Standard Bibliographic Description (Mô tả thư mục theo Tiêu chuẩn Quốc tế). ISBD là một tập hợp các quy tắc do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Thư viện (IFLA) xây dựng để mô tả nhiều dạng tư liệu thư viện khác nhau trong quá trình biên mục. Những quy tắc này hệ thống hóa việc mô tả thông tin thư mục của một ấn phẩm thành các vùng như sau: Vùng 1: Nhan đề và thông tin trách nhiệm. Vùng 2: Ấn bản. Vùng 3: Các thông tin đặc thù của tư liệu (ví dụ tỷ lệ xích của bản đồ hay trường độ của một băng ghi âm). Vùng 4: Thông tin xuất bản và phát hành. Vùng 5: Mô tả vật lý (ví dụ: số trang của cuốn sách). Vùng 6: Thông tin tùng thư. Vùng 7: Ghi chú. Vùng 8: Các mã số chuẩn (ISBN, ISSN). TCVN 4743-89 là tiêu chuẩn về xử lý thông tin. Mô tả thư mục tài liệu. Yêu cầu và quy tắc biên soạn 2.6 Các khung phân loại khác nhau như DDC, UDC, PTB… Về BBK (khung phân loại thư viện _thư mục) BBK là khung phân loại có nhiều ưu điểm, du nhập vào Việt Nam từ ngày đầu, đã được Việt Nam hoá và từng bước được hoàn thiện rất công phu cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Các thư viện sử dụng BBK hiện tại có lẽ chưa gặp trở ngại gì trong Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 9 Đồ án tốt nghiệp : Quản lý thư viện diện tử_phân hệ mượn trả việc tổ chức bộ máy tra cứu đáp ứng yêu cầu thông tin. Bởi vậy, liệu có phải nhất thiết thay đổi khung phân loại chỉ vì Liên Xô tan rã hay không? Còn việc bổ sung, cập nhật và sửa đổi là việc phải làm thường xuyên đối với bất kỳ khung phân loại nào. Ngay cả những bổ sung, sửa đổi mới nhất hiện nay của nước Nga cũng chỉ là tài liệu tham khảo, chúng ta không rập khuôn, nếu không phù hợp với Việt Nam. Nhược điểm của BBK và cũng như DDC là mang nặng tính quốc gia, dân tộc. Các đề mục về Liên Xô trước đây và nước Nga rất mở rộng. Điều này khi áp dụng vào Việt Nam đã được khắc phục. Điểm kém ưu thế của BBK ở chỗ, BBK không phải là khung phân loại được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ít ảnh hưởng tới nhiều nước so với DDC. Do vậy, trong Hội nghị tổ chức tại Viện Thông tin KHXH, nhiều ý kiến đã cho rằng, có thể sử dụng đồng thời nhiều hệ thống phân loại khi cần trao đổi thông tin, chứ không phải chuyển đổi sang khung phân loại khác. Về DDC DDC: Bảng phân loại phân loại thập phân Dewey(Dewey Decimal Classification), viết tắt là DDC, do một nhà cách tân thư viện nổi tiếng người Mỹ tên là Melvil Dewey xây dựng trong những năm 1870. Chuẩn này trở thành sở hữu của tổ chức OCLC(online computer library centre_ trung tâm máy tính thư viện trực tuyến) bắt đầu từ năm 1988. DDC cung cấp một cấu trúc động cho việc tổ chức các bộ sưu tập tư liệu của thư viện. Ấn bản số 22 là ấn bản mới nhất của khung phân loại DDC, được cung cấp cả dưới dạng in ấn và qua trang Web. Đây là khung phân loại thư viện được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới Tuy nhiên, DDC cũng như BBK không tránh khỏi những nhược điểm. Hơn một trăm năm nay, các nhà lý luận phân loại trên thế giới đã phê phán tính không hợp lý, thiếu khoa học trong kết cấu các lớp của DDC, như tách lịch sử ra khỏi KHXH và ghép vào địa lý, tách ngôn ngữ ra khỏi văn học, cũng như tính thiên lệch về Mỹ và Phương tây của DDC. Đại bộ phận các ký hiệu ưu tiên cho Mỹ và Châu Âu. Hình ảnh Châu á, Châu Phi mờ nhạt thể hiện bằng những vị trí cuối cùng rất ít ỏi và vô cùng khiêm tốn. Nguyễn Tuấn Linh_Toán Tin 2_K49 Đai Học Bách Khoa Hà Nội 10