Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
151 KB
Nội dung
Tiết 91 NHÂNHÓA A.Mục tiêu cần đạt Thông qua các hoạt động, học sinh: Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhânhoá Nắm được tác dụng chính của nhân hoá. Kĩ năng: Biết dùng các kiểu nhânhoá trong bài viết của mình. Tích hợp với phần văn ở văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”, với phần tập làm văn ở “Luyện nói về văn tả người”. B.Chuẩn bị Giáo viên: Sách Ngữ văn lớp 6 tập 2, Giáo án Học sinh: Sách Ngữ văn lớp 6 tập 2, Bài soạn… C.Tiến trình dạy và học 1. Ổn định lớp (kiểm tra sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy tìm hình ảnh so sánh trong câu dưới đây và cho biết nó thuộc kiểu so sánh nào? Qua hình ảnh so sánh này, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” Tác giả đã so sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện” nhằm gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh một chú Dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, yếu ớt, lờ đờ, ngật ngưỡng, … trông rất bệ rạc, bẩn thỉu… Đây là kiểu so sánh ngang bằng. 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Dẫn bài • Các em đã được học những truyện nào nói về các con vật, đồ vật, cây cối có những hành động như con người?( Chân, tay, tai, mắt, miệng, Sự tích cây thì là, …) • Những truyện ấy đã để lại ấn tượng gì trong em về các nhân vật không 1 mới. (3 phút) phải là người nhưng lại có tính cách, tình cảm, hành động như con người? • Nhânhoá là một biện pháp được sử dụng rất nhiều trong tác phẩm văn học. Cách diễn đạt ấy làm cho sự vật sống động, gần gũi với con người. Vậy nhânhoá là gì? GV gợi dẫn cho HS hiểu nghĩa của từ nhânhoá (nhân: người; hoá: biến thành, trở thành). Hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nhé! • Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu phần I trong SGK .Cả lớp mở sách ra và 1 bạn đọc cho cô ví dụ 1 trong SGK trang 56. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết bài học (Phần I: 12 phút) Cho HS đọc đoạn trích trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (SGK/56) Trong đoạn thơ trên, bầu trời được tác giả gọi bằng gì?(Từ “ông” thường dùng để gọi người, đồ vật hay loài vật?) ⇒ Ông trời “Ông” thường dùng để chỉ người. Em hãy so sánh hai văn bản xem có gì giống và khác nhau? (bảng phụ) Ông trời mặc áo giáp đen Bầu trời đầy mây đen Muôn nghìn cây mía múa gươm Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới Kiến hành quân đầy đường Kiến bò đầy đường ⇒ Giống: cùng miêu tả các HS đọc HS trả lời HS so sánh I. Nhânhóa là gì? 1.Ví dụ Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường • Giống: cùng dùng những từ ngữ để gọi, 2 sự vật, con vật (trời, mía, kiến) Khác: - Văn bản 1: dùng những từ ngữ để gọi hoặc tả để chỉ hoạt động của con người (ông/múa, hành quân) - Văn bản 2: không dùng những từ ngữ để gọi hoặc tả để chỉ hoạt động của con người (ông/múa, hành quân) mà chỉ dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Theo em, cách miêu tả của văn bản nào hay hơn? Vì sao? Cách sử dụng từ ngữ ở văn bản 1 làm cách diễn đạt của văn bản hay hơn, tăng tính biểu cảm của câu thơ, làm cho quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn. • Cách sử dụng từ ngữ như ở văn bản 1 người ta gọi là nhân hóa. Vậy, em hiểu nhânhóa là gì? HS trả lời HS trả lời miêu tả các sự vật, con vật… • Khác: không dùng… • Khi gọi hoặc miêu tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người làm cho chúng trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ của con người được gọi là nhân hoá. ⇒ Nhânhóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, …bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. HS đọc phần Ghi nhớ I (SGK/ 57) HS khác 2.Ghi nhớ: SGK/57 3 Cho HS tìm VD trong các bài học có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Dế mèn phiêu lưu kí, Vượt thác) Cho HS tự tìm VD (đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa). nhắc lại (khôg nhìn SGK) HS tìm VD HS đặt VD (HS khác nhận xét) • Để các em hiểu rõ hơn về biện pháp nhân hóa, chúng ta sẽ làm BT1 ở PBT. Thời gian làm bài là 2 phút BT1: Chỉ rõ phép nhânhóa được sử dụng trong những ví dụ sau: a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. ⇒ lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay… b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ⇒ Gậy tre,chông tre chống lại;Tre xung phong;Tre HS làm PBT (2 phút) 4 giữ, . c. Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. ⇒ Trâu ơi d. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đừng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.” ⇒ Chòm cổ thụ … đứng trầm ngâm nhìn…; thuyền vùng vằng… e. Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ ⇒ Dừa ru • Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm về nhân hóa. Vậy có bao nhiêu kiểu nhânhóa và đó là những kiểu nhânhóa nào? Để trả lời câu hỏi này, từ ví dụ ở BT1 – PBT các em vừa làm, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần II : Các kiểu nhân hóa. (Phần II: 15 phút) Yêu cầu HS đọc ví dụ a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng HS đọc II Các kiểu nhânhoá 1.Ví dụ (Bảng phụ) 5 lúa chín. c. Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. d. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.” e.Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ • Có rất nhiều kiểu nhân hóa. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng nhiều nhất ba kiểu nhânhóa chính. Đó là: (bảng phụ) 1.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 2.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 3.Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Em hãy tìm xem những ví dụ trên đã sử dụng những kiểu nhânhóa nào? ⇒ a3 – b1 – c2 – d1 – e1 Cho HS tự đặt VD với mỗi kiểu nhân hóa. • Các em đã hiểu khái niệm về nhânhóa cũng như các kiểu nhânhóa thường gặp. Vậy em nào cho cô biết khi viết văn nếu biết dùng nhânhóa thích hợp sẽ có tác HS trả lời HS đặt VD HS trả lời 2.Ghi nhớ: SGK/58 3.Tác dụng của phép nhânhóa (bảng phụ) Tăng sức biểu cảm Làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động hơn và gần 6 dụng gì? gũi với con người hơn. Thể hiện thái độ, tình cảm của người viết. • Để giúp các em hiểu rõ hơn về các kiểu nhânhóa thường gặp và tác dụng của phép nhân hóa, các em hãy làm BT2 ở PBT. Thời gian 5 phút. BT2 1. Trong đoạn văn dưới đây, lời nói của Cóc trong truyện “Cóc kiện trời” sử dụng phép nhânhóa theo cách nào? Tác dụng của phép nhânhóa này? “Đến cửa Trời, chỉ nhìn thấy một cái trống to, Cóc bảo : - Anh Cua bò vào chum nước này, cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.” ⇒ Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. Tác dụng: Cách dùng những từ ngữ như trên làm cho loài vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ của con người Đoạn văn trở nên sinh động, thú vị và hấp dẫn hơn. 2. Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? Tác dụng của phép nhânhóa đó? A. Quê hương tôi có con sông xanh biếc B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè C. Tôi giơ tay ôm nước vào lòng D. Sông mở nước ôm tôi vào dạ ⇒ Câu D Tác dụng: Biện pháp nhânhóa khiến cho con sông trở HS làm PBT (5 phút) 7 nên giống với con người, cũng có hành động, tình cảm như con người câu thơ trở nên sinh động, tăng sức gợi cảm, gợi tả. Dòng sông trong mắt độc giả không còn là một dòng sông giản dị bình thường mà đó là một sinh thể sống động, nghĩa tình tựa như chính con người. (Phần III: 10 phút) Cho HS làm BT3 PBT ⇒ Đáp án C Bài tập1 – SGK tr58 : Tìm và nêu tác dụng của phép nhân hoá. ⇒ Phép nhânhoá được thể hiện ở các từ ngữ : đông vui, mẹ, con, anh em, tíu tít, bận rộn. Tác dụng: Làm cho quang cảnh bến cảng miêu tả được sống động hơn, người đọc dễ hình dung cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên bến cảng. Bài tập 2 – SGK tr58 : So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt: Bảng so sánh Đoạn 1 Đoạn 2 Đông vui Rất nhiều tàu xe Tàu mẹ, tàu con Tàu lớn, tàu bé Xe anh, xe em Xe to, xe nhỏ Tíu tít nhận hàng về và Nhận hàng về và chở hàng ra III. Luyện tập 8 chở hàng ra Bận rộn Hoạt động liên tục ⇒ Đoạn 1 sử dụng biện pháp nhânhoá nhờ vậy mà sinh động, gợi cảm hơn. Bài tập 3- SGK tr58 : So sánh 2 cách viết ⇒ a.Giống nhau: đều tả cái chổi rơm b.Khác nhau: - Cách 1: Có dùng nhânhóa bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. Đây là văn bản biểu cảm. - Cách 2: Không dùng phép nhânhóa Đây là văn bản thuyết minh Bài tập 4 – SGK tr59: Các phép nhânhoá có trong đoạn trích – Tác dụng: ⇒ a. núi ơi (trò chuyện, xưng hô với vật như với người.) Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. b. (cua cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, le …) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; họ (cò, 9 sếu, vạc, le …), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên rất sinh động, hóm hỉnh. c. (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. (quay đầu chạy: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, không pháp biện pháp tu từ) Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người. d.(cây) bị thương, thâm mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi độc giả. GV chốt: Dùng nhânhoá giúp cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi hơn với con người, qua đó còn giúp bộc lộ tâm tình, tâm sự của con người. Hoạt động GV nhắc lại kiến thức bài vừa học. 10 [...]... lời nói của Cóc trong truyện “Cóc kiện trời” sử dụng phép nhânhóa theo cách nào? Tác 12 dụng của phép nhânhóa này? “Đến cửa Trời, chỉ nhìn thấy một cái trống to, Cóc bảo : - Anh Cua bò vào chum nước này, cô Ong đợi sau cánh cửa Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên.” 2 Câu nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa? Tác dụng của phép nhânhóa đó? A Quê hương tôi có con sông xanh biếc B Tâm hồn tôi...3: Củng cố (3 phút) Hoạt động 4: Dặn dò(2 phút) Mỗi kiểu nhânhóa đặt 2 ví dụ Hoàn thành nốt PBT Học phần Ghi nhớ (SGK/57, 58) Hoàn tất phần Luyện tập Soạn bài: Phương pháp tả người PHIẾU BÀI TẬP Bài tập 1 Chỉ rõ phép nhân hóa được sử dụng trong những ví dụ sau: 11 a Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống... đó? A Quê hương tôi có con sông xanh biếc B Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè C Tôi giơ tay ôm nước vào lòng D Sông mở nước ôm tôi vào dạ Bài tập 3 Điền vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất Nhân hóa là : A Gọi con vật như gọi người, làm cho các con vật trở nên gần gũi với con người B Gọi đồ vật như con người, làm cho các đồ vật trở nên thân thiết với con người C Gọi hoặc tả con vật, cây cối,... cho nó gần gũi hơn đối với con người Đáp án C Bài tập 4 Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu miêu tả vườn hoa nhà em sau một đêm mưa xuân ( trong đó có sử dụng ít nhất 1 hình ảnh so sánh, 1 phép nhân hóa ) 13 . kiểu nhân hóa nào? ⇒ a3 – b1 – c2 – d1 – e1 Cho HS tự đặt VD với mỗi kiểu nhân hóa. • Các em đã hiểu khái niệm về nhân hóa cũng như các kiểu nhân hóa. Dừa ru • Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm về nhân hóa. Vậy có bao nhiêu kiểu nhân hóa và đó là những kiểu nhân hóa nào? Để trả lời câu hỏi này, từ ví dụ ở