Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 (tt)
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN LÊ MINH TRANG
SỰ TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ MỸ-ASEAN
Trang 2Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS TSKH Trần Khánh
Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Thanh Hiền
Khoa Sử học, Học viện KHXH
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Thị Quế
Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS TS Văn Ngọc Thành
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam
Vào hồi…….giờ……phút, ngày……tháng…….năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Là khu vực địa chiến lược, Đông Nam Á đã từ lâu trở thành đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn, trong đó có Mỹ Nếu như dưới thời Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á là một trong những điểm nóng gay gắt của cuộc đối đầu ý thức hệ tư tưởng chính trị, quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, cũng như sự tranh đua của Tam giác chiến lược Mỹ- Xô- Trung, thì từ thập niên 90 của thế
kỷ XX, nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, nơi đây lại tái diễn cuộc tranh giành quyền lực giữa một siêu cường đã được xác lập là
Mỹ và một đại cường đang tìm kiếm địa vị siêu cường là Trung Quốc
Sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực trên cùng với sự gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho ASEAN ra đời và ngày càng có vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế Điều nay thúc đẩy Mỹ và ASEAN đi đến phải thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhau
Quan hệ Mỹ- ASEAN tiến triển qua các giai đoạn, phụ thuộc nhiều vào mục tiêu, vị thế của từng đối tác và bối cảnh quốc tế chi phối Nhu cầu hợp tác chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và Việt Nam ở Đông Nam Á từ cuối thập niên 70, những năm 80 của thế kỷ
XX đã thắt chặt quan hệ Mỹ-ASEAN, nhất là trong lĩnh vực chính trị-an ninh Tuy nhiên, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, do ASEAN không còn được ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ, cặp quan
hệ này có phần trầm lắng Bước sang thế kỷ XXI khi Tổng thống Obama lên cầm quyền, quan hệ giữa hai thực thể này có những bước phát triển mới cả về cơ chế và nội dung hợp tác, trong đó có việc nâng cấp quan hệ lên tầm đối tác chiến lược vào cuối năm 2015 Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn đang đối mặt không ít thách thức về sự điều chỉnh, thay đổi ưu tiên đối ngoại của Mỹ và tính lỏng lẻo, thiếu đoàn kết của ASEAN cũng như sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc
Trang 4Việt Nam là thành viên của ASEAN, nơi đan xen lợi ích, chiến lược của các nước lớn, trong đó có Mỹ Việt Nam đang ẩn chứa trong mình cả những cơ hội và thách thức của thời đại Mâu thuẫn về ý thức hệ giai cấp trong quan hệ với Mỹ, sự khác nhau về lợi ích quốc gia- dân tộc trong quan hệ với các nước thành viên ASEAN và sự lỏng lẻo về thể chế liên kết của ASEAN còn là những vấn đề khá nhạy cảm trong các mối bang giao quốc tế của Việt Nam Mọi tác động của quan hệ Mỹ- ASEAN đã, đang và sẽ tác động lớn đến Việt Nam
Như vậy, nhiều câu hỏi lớn đang đặt ra như tại sao Mỹ lại chần chừ trong việc thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN trong thập niên đầu khi tổ chức này ra đời? Yếu tố nào thúc đẩy Mỹ và ASEAN hợp tác với nhau? Tại sao quan hệ giữa hai thực thể này kém phần sôi động trong thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh và được đẩy mạnh hơn từ những năm đầu của thế kỷ XXI? Tác động của quá trình trên đến các thực thể liên quan, trong đó có Việt Nam như thế nào? Những thách thức nào đang cản trở quan hệ Mỹ-ASEAN tiến về phía trước? Đây là những vấn đề cần làm rõ
Chính những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Sự
tiến triển trong quan hệ Mỹ- ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015”
làm Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Thế giới nhằm đánh giá,
so sánh quá trình vận động, thực chất và tác động của mối quan hệ này qua các giai đoạn khác nhau, từ đó rút ra những đặc điểm, bản chất nổi bật của quá trình này trong bối cảnh luôn biến động của môi trường địa chính trị, kinh tế thế giới ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương trong gần nửa thế kỷ qua
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Trang 5diện khác nhau, nhất là sự tiến triển về thể chế, nội dung hợp tác, từ
đó đánh giá thực chất, rút rađặc điểm, bản chất cũng như tác động của mối quan hệ này
2 2 Nhiệm v nghi n c u
Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến sự thiết lập
quan hệ và quá trình vận động của mối quan hệ Mỹ- ASEAN từ năm
1977 đến 2015 như bối cảnh quốc tế, tình hình Mỹ, Đông Nam Á/ASEAN theo 3 giai đoạn khác nhau: từ 1977 đến 1991, từ 1991 đến 2001 và từ 2001 đến 2015;
Thứ hai, làm rõ sự tiến triển của mối quan hệ này trên các
mặt khác nhau, nhất là về thể chế và nội dung hợp tác theo tiến trình lịch sử của 3 giai đoạn 1977 – 1991 và 1991 – 2001, 2001-2015;
Thứ ba, đưa ra nhận xét về thực chất, đặc điểm, bản chất của
quá trình vận động và đánh giá tác động của mối quan hệ này kể từ khi Mỹ- ASEAN thiết lập quan hệ đối thoại vào năm 1977 cho đến thời điểm hai thực thể này nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2015
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghi n c u
Luận án tập trung nghiên cứu sự vận động, tiến triển của quan hệ Mỹ- ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015 Nói một cách khác là đề tài chủ yếu nghiên cứu quan hệ đa phương của Mỹ với ASEAN Tuy nhiên, trong công trình này cũng ó đề cập một ít đến quan hệ song phương của Mỹ với một số nước ASEAN nhằm làm rõ hơn quan hệ giữa Mỹ với tổ chức ASEAN Cách tiếp cận trong mối quan hệ này được nhìn từ phía Mỹ nhiều hơn
3 2 Phạm vi nghi n c u
Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu sự tiến triển của quan
hệ giữa hai chủ thể ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ và
Trang 6ASEAN Do vậy, ngoài hai chủ thể này, không gian khu vực châu Thái Bình Dương và Thế giới cũng được đề cập nhiều
Á-Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu xu hướng tiến
triển của quan hệ Mỹ- ASEAN từ 1977 đến 2015 theo ba giai đoạn:
1977 – 1991, 1991 – 2001 và 2001-2015, bắt đầu từ khi hai thực thể này thiết lập quan hệ đối thoại (1977 cho đến khi Mỹ- ASEAN nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược vào cuối năm 2015 Năm 2015 cũng là thời điểm ASEAN tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN Tuy nhiên, thời gian trước 1977 và sau 2015 cũng được đề cập, nhằm làm rõ hơn sự vận động của tiến trình trên
Về nội dung, luận án tập trung làm rõ sự vận động, xu hướng
tiến triển của quan hệ đa phương Mỹ- ASEAN qua các giai đoạn và trên các lĩnh vực khác nhau, sự tiến triển về thể chế và nội dung hợp tác Tuy nhiên, mối quan hệ song phương của Mỹ với một số nước thành viên của ASEAN và của Mỹ với các đối tác khác như Trung Quốc cũng được đề cập một phần, nhằm làm rõ hơn sự tiến triển của cặp quan hệ Mỹ- ASEAN
4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo của luận án
- Chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm lịch sử của các thuyết về quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có Thuyết Hiện thực (Realism , Thuyết tự do (Liberalism hay thường gọi là Thuyết Thể chế (Institutionalism , Thuyết Kiến tạo (Constructivism là nền tảng
lý luận để phân tích sự vận động, biến đổi trong quan hệ Mỹ- ASEAN
- Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này là phương pháp lịch sử, trong đó xem xét sự vận động, tiến triển của quan hệ Mỹ-ASEAN dựa trên bối cảnh, điều kiện, sự kiện lịch sử cụ thể theo trình tự không gian, thời gian Bên cạnh đó, phương pháp phân tích,
so sánh, phân loại lịch sử kết hợp logic cũng như các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác của khoa học xã hội và nhân văn như
Trang 7quan hệ quốc tế, khu vực học, đất nước học cũng được áp dụng nhằm làm rõ hơn quá trình vận động, bản chất của mối quan hệ này giai đoạn từ 1977 đến 2015
- Các nguồn tài liệu sử dụng gồm các văn bản chính thức như thông cáo, tuyên bố, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết giữa Mỹ và ASEAN, các tuyên bố, phát biểu của các lãnh đạo cấp cao Mỹ và ASEAN, các bản tin lấy từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin của Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành của Mỹ, ASEAN và các nước thành viên (tài liệu sơ cấp , và các công trình nghiên cứu đã công bố, bảo vệ và tham luận của các nhà khoa học (tài liệu thứ cấp
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án này là một công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu toàn diện và hệ thống về sự vận động, biến đổi của quan hệ Mỹ- ASEAN, nhất là sự tiến triển về thể chế, nội dung và thực tiễn hợp tác từ năm 1977 đến năm 2015 -Từ nghiên cứu quá trình tiến triển của mối quan hệ này, rút ra những đặc điểm, đánh giá tác động và bản chất của quan hệ Mỹ- ASEAN trong gần nửa thế kỷ qua -Bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu và lập luận khoa học cho nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung và quan hệ Mỹ- Đông Nam Á nói riêng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Các kết quả nghiên cứu có thể góp phần cung cấp những luận điểm khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ trong bối cảnh chính sách đối ngoại của
Mỹ và tình hình khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng như trên thế giới có nhiều thay đổi, diễn biến khó đoán định Luận án còn góp phần làm rõ hơn tính logic và bản chất của ASEAN trong quan hệ đối ngoại, nhất là với các nước lớn, từ đó cung cấp thêm những luận
cứ khoa học cho việc hoàn thiện và đổi mới Cộng đồng ASEAN
Trang 87 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu tạo theo 5 chương như sau:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2 Sự thiết lập và tiến triển của quan hệ đối thoại
Mỹ - ASEAN dưới thời Chiến tranh Lạnh (giai đoạn 1977-1991)
- Chương 3 Sự vận động của quan hệ Mỹ- ASEAN trong thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh (từ 1991 đến năm 2001)
- Chương 4 Bước phát triển mới của quan hệ Mỹ- ASEAN từ
1.1.1 Các công trình nghi n c u li n quan trực tiếp đến quan hệ Mỹ-ASEAN
Trong số các công trình đã công bố liên quan mật thiết với
đề tài luận án có cuốn sách “Quan hệ Mỹ- ASEAN (1967-1997), Lịch
sử và Triển vọng” của Lê Văn Anh (Nxb Từ điển Bách Khoa,
2009) Tác giả phân chia các giai đoạn khác nhau: từ 1967 đến 1977,
từ 1977 đến 1991 và từ 1991 đến 1997 là hợp lý Tuy nhiên, mối quan hệ trên chỉ dừng lại vào năm 1997, và phản ứng của ASEAN trong quan hệ với Mỹ chưa được nghiên cứu sâu
Tiếp đến là cuốn "Quan hệ Hoa Kỳ- ASEAN 2001-2020” của
Nguyễn Thiết Sơn (Nxb Từ điển Bách Khoa, 2012) Công trình này tập trung phân tích thực trạng quan hệ Mỹ-ASEAN từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đến năm 2011 Tuy nhiên, đối tác ASEAN trong công trình này chưa được đề cập đúng mức, nhất là về nỗ lực mới
Trang 9của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò kiến tạo một cấu trúc an ninh mới với ASEAN làm trung tâm
Cùng với chủ đề trên còn có cuốn sách "Chính sách của Hoa
Kỳ đối với ASEAN trong và sau Chiến tranh Lạnh" của Lê Khương
Thùy (Nxb Khoa học Xã hội, 2003) Tuy nhiên, sự phân chia lịch sử quan hệ Mỹ-ASEAN từ 1967 đến 1995 thành 3 giai đoạn nhỏ là 1967-1975, 1975-1991 và 1991-1995 là chưa hợp lý Hơn nữa, công trình này nghiêng về phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ mà chưa phân tích nhiều đến quan hệ giữa hai thực thể này, nhất là về sự hình thành các cơ chế hợp tác Mỹ-ASEAN
Đáng chú ý nữa là công trình "Những điều chỉnh của ASEAN trong quan hệ với Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh" của Nguyễn Phú Tân
Hương (Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, bảo vệ năm
2016 tại Học viện Ngoại giao) Tác giả đứng từ góc độ ASEAN, phân chia sự điều chỉnh của ASEAN trong quan hệ với Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh thành 3 giai đoạn nhỏ như: 1991-1999; 1999-2008 và từ 2008 đến nay là khá hợp lý Tuy nhiên, từ góc độ Mỹ, sự phân chia các giai đoạn trong tiến trình quan hệ Mỹ-ASEAN là có khác Hơn nữa giai đoạn
trước 1991 chưa được đề cập nhiều trong luận án này
1.1.2 Các công trình nghiên cứu có đề cập đến quan hệ Mỹ ASEAN
-Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ
Mỹ-ASEAN Trong số đó có Luận án "Chính sách đối với Đông Nam Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama (2009-2016)" của Phạm Hoàng Tú Linh (bảo vệ năm 2016 và luận án "Quá trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc từ 1991 đến 2010" của Đàm Huy Hoàng (bảo vệ năm 2015 ; Cuốn sách "Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh" do Trần Khánh làm chủ biên, Nxb Thế Giới,
2014 Cả ba công trình này đề cập khá nhiều đến quan hệ ASEAN, ASEAN-Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh Ngoài ra, có rất
Trang 10Mỹ-nhiều bài báo khoa học khác có liên quan đến quan hệ Mỹ-ASEAN
qua các giai đoạn khác nhau Trong số đó phải kể đến: “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11/9” của Phạm Cao Cường, (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6/2005 ; "Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ (từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến năm 2011)" của Trần Thị Vinh
(Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số (01 142 năm 2012 v.v Những bài báo này phản ánh một cách đa diện sự điều chỉnh chiến lược/chính sách toàn cầu và khu vực của Mỹ cũng như sự dịch chuyển vị thế, vai trò của Mỹ và ASEAN trong các vấn đề quốc tế
Ngoài các bài viết trên, còn có nhiều cuốn sách, bài báo dành cho chủ đề ASEAN, trong đó có đề cập đến quan hệ ASEAN-Mỹ
như cuốn "Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá" do Trần Khánh chủ biên, xuất bản năm 2002; “Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI” do Phạm Đức Thành chủ biên, xuất bản năm 2006; "ASEAN từ Hiệp hội đến Cộng đồng" do Nguyễn Duy Dũng chủ biên, xuất bản năm 2012; “Hiện thực hoá Cộng đồng ASEAN- Bối cảnh tác động và những vấn đề đặt ra” do Trương Duy Hoà chủ
biên, xuất bản năm 2013 v.v
1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2 1 Các công trình nghi n c u li n quan trực tiếp đến quan hệ Mỹ-ASEAN
Nghiên cứu về cặp quan hệ Mỹ-ASEAN đã thu hút nhiều
học giả trên thế giới Trong số đó, có bài viết "US- ASEAN relations under the Obama Administration 2009-2011" (Quan hệ Mỹ- ASEAN dưới thời của Tổng thống Obama 2009-2011) của học giả Carmia
Colette Carrol (Đại học Georgetown, Washington, D.C, 2012 Với nghiên cứu này, tác giả Carmia đã đưa ra được góc nhìn so sánh những thay đổi trong quan hệ với ASEAN dưới hai đời Tổng thống
Mỹ là G Bush (con và B Obama Tiếp đến là các công trình
"ASEAN into the 1990s" (ASEAN bước vào thập niên 90) do Alison
Trang 11Broinowski chủ biên, (New York, 1990 và cuốn "The ASEAN Reader" (Tuyển tập về ASEAN do Sandhu K.S và Saharon
Siddique chủ biên, (Singapore, 1992 Các học giả tập trung nhiều vào mối quan hệ của ASEAN với Mỹ từ cuối những năm 70 Tuy nhiên hai công trình này chỉ đề cập các vấn đề của ASEAN và Mỹ đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX
Ngoài ra còn có cuốn sách "ASEAN Centrality and ASEAN-
US Economic Relationship" (Vai trò Trung tâm của ASEAN và Quan hệ Kinh tế ASEAN- Mỹ của hai tác giả là Peter A Petri và Michael G Plummer, được xuất bản năm 2014; bài viết."US Strategy for ASEAN" (Chiến lược của Mỹ với ASEAN đăng trên tờ Globalist
ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Ernest Bower Trong các công trình này, các tác giả phân tích vai trò của ASEAN trong việc kiến tạo một cấu trúc an ninh mới với ASEAN làm trung tâm, và trong đàm phán, thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP , cũng như phân tích vị thế, lợi ích chiến lược của Mỹ, ASEAN ở Biển Đông
Có khá nhiều tài liệu bằng tiếng Nga, trong đó có các công
trình tiêu biểu như: "ASEAN: Ba thập niên (1967-1997)", Tập 1, xuất bản tại Matxcơva năm 1997; và "ASEAN: Ba thập kỷ của chính sách đối ngoại", Tập 2, xuất bản năm 1999 của Maletin N.P Nếu như
trong tập 1, tác giả tập trung phân tích sự tiến triển của ASEAN, nhất
là về cơ cấu tổ chức, nội dung hợp tác nội khối qua 3 giai đoạn
1967-1976, 1977-1991 và từ 1991 đến cuối thập niên 90, thì ở chương I của tập 2, tác giả làm rõ vấn đề đối ngoại của ASEAN, trong đó có
quan hệ với Mỹ Một công trình khác bằng tiếng Nga là "ASEAN ở đầu thế kỷ XXI" của Viện Viễn Đông, Viện Hàn Lâm Nga, xuất bản
tại Matxcơva năm 2010 Ở chương 2 của phần II, trong mục có tiêu
đề "Quan hệ ASEAN-Mỹ", tác giả Senhin R A đã tập trung phân tích sự tiến triển của quan hệ ASEAN-Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 và tập trung phân tích giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008
Trang 121 2 2 Các công trình nghi n c u có li n quan đến quan hệ Mỹ-ASEAN
Có rất nhiều công trình của học giả nước ngoài liên quan đến
quan hệ Mỹ-Đông Nam Á/ASEAN như “America’s role in Asia: Asian and American View” (Vai trò của Hoa kỳ ở châu Á dưới góc
độ của Châu Á và Hoa Kỳ của The Asia Foundation (Quỹ Châu Á,
2008 với 321 tr; "American Foreign Policy: The Dynamics of Choice in the 21st Century" (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ-
Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI của Bruce W Jentleson
(2013 ; và cuốn "Balancing Acts: The U.S Rebalance and Asia- Pacific Stability" (Chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á- Thái Bình Dương do nhóm tác giả Robert G Sutter, Michael E Brown và
Timothy J A Adamson công bố năm 2013 tại Đại học George
Washington; “Challenging ASEAN: the American pivot in Southeast Asia” (Thách thức cho ASEAN: Chính sách xoay trục của Mỹ ở Đông Nam Á của Donald K Emmerson (2013 ; “Aligning US Structures, Process, and Strategy: A US – ASEAN Strategic and Economic Partnership” (Sự điều chỉnh chiến lược, diễn tiến và cấu trúc trong quan hệ đối tác kinh tế Mỹ- ASEAN của Ernes Z Bower
(2012 v.v Đây là tập hợp các quan điểm của nhiều học giả Mỹ và châu Á phân tích về chính sách và quan hệ của Mỹ nói chung, trong
đó có ASEAN từ sau Chiến tranh Lạnh
1.3 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
1 3 1 Nhận xét về nguồn tài liệu nghi n c u
Thứ nhất, những tài liệu nghiên cứu cả trong và ngoài nước
liên quan đến quan hệ Mỹ-ASEAN là hết sức đồ sộ và tương đối cập nhật, phản ảnh khá đa diện Tuy nhiên, các công trình chưa thực sự
đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống cũng như so sánh các giai đoạn tiến triển, đặc biệt là tiến triển về thể chế và nội dung hợp tác giữa Mỹ và ASEAN
Trang 13Thứ hai, tài liệu nghiên cứu đa phần phân tích chính sách,
chiến lược đối ngoại của Mỹ với Đông Nam Á, chưa quan tâm đúng mức đến việc phân tích sự tiến triển trong quan hệ Mỹ-ASEAN, nhất là trong hai giai đoạn đầu (1977-1991, 1991-2001)
Thứ ba, trong các nghiên cứu chưa phân tích sâu những hạn
chế, làm rõ đặc điểm, bản chất và tác động của mối quan hệ ASEAN
Mỹ-1 3 2 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghi n c u
Mặc dù nghiên cứu về cặp quan hệ Mỹ-ASEAN là khá nhiều, nhưng NCS cho rằng cần tiếp tục làm rõ quá trình vận động của mối quan hệ Mỹ- ASEAN từ 1977 đến 2015 qua 3 giai đoạn (1977-1991; 1991-2000 và 2001-2015 trên các phương diện khác nhau, nhất là sự tiến triển về thể chế, nội dung hợp tác, từ đó đánh giá thực chất, rút rađặc điểm, bản chất cũng như tác động của mối quan hệ này
2 1 1 Bối cảnh của sự thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN
Mỹ-ASEAN ra đời (1967 trong bối cảnh Mỹ đang phát động rầm rộ cuộc chiến tại Việt Nam Mỹ không chống lại sự ra đời của tổ chức này và có ý định lôi kéo ASEAN để thực hiện mục tiêu chống cộng sản của Mỹ tại khu vực Tuy nhiên, Mỹ không vội vàng thiết lập quan hệ với ASEAN sớm như nhiều nước khác vì lúc đó vẫn hy vọng tính hiệu quả của SEATO với tư cách là liên minh quân sự và ASPAC như một liên minh kinh tế - chính trị khá phù hợp với Mỹ ở thời điểm đó Hơn nữa, Mỹ lúc đó vẫn có những nghi ngờ nhất định