Theo các nhà khảo cổ học, cách nay khoảng 2000 năm đã có một cảng thị sơ khai ở vùng đất Hội An, nhiều di vật được tìm thấy trong các mộ chum và khu cư trú cổ của người Sa Huỳnh, cho thấ
Trang 2ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
Hội An cách thành phố Đà Nẵng hoảng 25 về phía Km
về phía đông-nam, nằm trên bờ bắc Sài Giang
(còn Giang (còn gọi là sông Chợ Củi-vùng hạ lưu sông Thu Bồn), nơi nhiều con sông lớn của Quảng Nam hội tụ
và đổ ra biển Đông ở Cửa Đại Vùng đất này có nhiều bến sông, là nơi thuận tiện vận chuyển và tập trung các loại sản vật của đất Quảng để trao đổi, buôn bán với các nơi khác bằng đường thuỷ Theo các nhà khảo cổ học, cách nay khoảng 2000 năm đã có một cảng thị sơ khai
ở vùng đất Hội An, nhiều di vật được tìm thấy trong các
mộ chum và khu cư trú cổ của người Sa Huỳnh, cho
thấy dân cư ở đây đã có quan hệ mua bán trao đổi với các nơi khác trong vùng Đông Nam Á từ lâu đời
Trang 3Dần dần cảng thị này phát triển thành Đại Chiêm Hải
Khẩu dưới thời vương quốc Champa, kết quả khảo sát, khai quật khảo cổ học cho thấy dấu vết các bến thuyền của Chiêm cảng xưa còn để lại ở hai bên bờ hạ lưu sông Thu Bồn - Năm 1570, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
Quảng Nam, đã tích cực khai phá vùng đất Đàng Trong, xây dựng làng xóm, phát triển nông - thương nghiệp
Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cải cách xã hội, tăng cường việc mua bán với các nước, chuẩn bị lực
lượng để đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
Trong các thế kỷ XVI-XVII là thời kỳ ở vùng Đông Nam Á
có nhiều chuyển biến quan trọng, chính sách ngoại
thương của Trung Hoa và Nhật Bản đã ảnh hưởng
không ít đến sự phát triển của vùng này, Hội An cũng
chịu tác động mạnh mẽ bởi những yếu tố bên ngoài đó
Trang 4- Nếu căn cứ vào những đồng tiền Ngũ Thù, Vương mãn
và một số di vật khác mang yếu tố Trung Hoa được tìm thấy trong các mộ chum ở Hậu Xá và An Bang (1), thì có
lẽ người Hoa đã có quan hệ mua bán với những cư dân
Sa Huỳnh ở Hội An cách nay khoảng 2.000 năm Thời kỳ vùng đất này còn thuộc vương quốc Champa, Đại Chiêm Hải Khẩu đã đón tiếp các thương thuyền Trung Hoa vào buôn bán, trao đổi các sản vật, họ thường mua tơ lụa,
trầm hương, quế, tiêu , hoặc lấy thêm lương thực, nước ngọt để đi tiếp đến các nước khác ở Nam Á Thế nhưng vào giai đoạn trước thế kỷ XVII, người Hoa chỉ dừng chân mua bán chứ không lưu trú, lập nhà phố ở Hội An
- Năm 1649, ở Trung Quốc nhà Thanh diệt nhà Minh, lập
ra triều Mãn Thanh, đã dẫn đến sự di cư ồ ạt của người Hoa xuống vùng Đông Nam Á, nhiều người đã định cư ở Hội An
Trang 5- Vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, thương truyền Nhật Bản đã đến buôn bán với Đàng Trong, nhiều thương gia Nhật mở thương quán ở Hội An để buôn bán giao dịch, một số người còn lấy vợ Việt, tuy nhiên thời
gian cư trú của người Nhật ở Hội An chỉ kéo dài đến nửa cuối thế kỷ XVII, hầu hết phải trở về Nhật Bản vì chính
sách đóng cửa của Nhật Hoàng thời bấy giờ
Thương thuyền của các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng cập bến buôn bán ở Hội An
- Nhờ vị trí thuận tiện trên đường hàng hải, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, sự có mặt của các thương nhân ngoại quốc,
nhất là những thương gia Nhật Bản và Trung Hoa định cư
ở đây, khiến Hội An trở thành một đô thị - thương cảng
quan trọng nhất của xứ Đàng Trong
Trang 6Đến đầu thế kỷ XIX, Hội An vẫn còn là nơi buôn bán tấp nập, sách Quốc Triều chánh biên của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: " Cửa Đại Chiêm thuyền bè xum họp, chợ phố Hội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội
lớn "(1)
Cuối thế kỷ XIX, sông Thu Bồn đổi dòng ở vùng cửa
sông, Cửa Đại bị phù sa bồi lấp, làm cho thuyền bè đi lại khó khăn, trong khi đó Đà Nẵng trở thành nhượng địa
của Pháp, thương thuyền nước ngoài chỉ vào cửa Hàn,
từ đó công việc buôn bán ở Hội An dần dần sa sút
- Hơn 3 thế kỷ tụ cư ở Hội An, dấu ấn của văn minh
Trung Hoa để lại ở đây khá rõ nét, về tín ngưỡng, có tục
lệ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quang Thánh Đế Quân,
Thập Nhị Tiên Nương, Thái Thượng Lão Quân, Thần
Phục Ba
Trang 7nhiều công trình kiến trúc được làm theo phong cách
Trung Hoa, thậm chí có những bộ phận kiến trúc được chở từ Trung Quốc sang, các đề tài trang trí điêu khắc như Thập Bát La Hán, Bát Tiên, cuốn thư, bát bửu, mặt
hổ phù, dơi, chữ thọ
Sự hiện diện của người Nhật Bản ở Hội An thật rõ ràng, nhưng cho đến nay, chưa thể xác định vị trí cũng như quy mô của "phố Nhật", bởi lẽ, ngoài những mộ người Nhật nằm ở vùng ven thị xã, và Chùa Cầu, còn gọi là
cầu Nhật Bản, những kiến trúc mang phong cách Nhật Bản quá mờ nhạt Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu
cho rằng khu phố Nhật xưa kia nằm trên đường Trần
Phú (2) Theo Chihara Daigoro thì những ngôi nhà Nhật Bản ở Hội An vẽ trong "Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ" cùng một dạng với kiến trúc cùng thời tại Nagasaki (1)
Trang 8Nếu so sánh với một số đô thị và thương cảng cổ của
Việt Nam, thì Hội An không phải là cổ xưa nhất, về quy
mô cũng không phải là lớn nhất, thời gian thịnh đạt của
nó chỉ khoảng hơn 2 thế kỷ, nhưng trong quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa, Hội An đã hình thành một sắc thái riêng: vừa có những nét chung của một đô thị -
thương cảng cổ Việt Nam, vừa có những nét riêng biệt độc đáo, thể hiện qua phong tục tập quán, kiến trúc điêu khắc Đặc biệt là dù trải qua bao biến đổi của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, vẫn không làm mất đi dáng vẻ của một đô thị - thương cảng cổ, vẫn còn
đó những bến tàu, đình, chùa, hội quán, nhà ở hợp
thành một quần thể kiến trúc cổ tương đối nguyên vẹn ở Hội An
Trang 9+ Nhà ở: Trong các loại hình kiến trúc tại Hội An, trước
hết phải nói đến nhà ở, là những đơn vị cơ bản để hình thành một đô thị Có 2 dạng nhà phổ biến là "Nhà Phố"
và "Nhà Rường"
- Nhà Phố: Nằm san sát nhau thành từng dãy dài, chiều
ngang mỗi ngôi nhà chỉ 5-6m, nhưng chiều sâu có thể lên đến 30-40m, phần lớn những ngôi nhà này phân bố
ở các trục đường Trần Phú, Nguyễn Thái học, Bạch
Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai, hình thành nên khu phố cổ
Mặt bằng Nhà phố được chia thành 2 phần: phía trước dùng làm nơi buôn bán, giao dịch, phía sau là nơi ở và kho chứa hàng, sân sau có cổng thông ra ngoài Kết
cấu nhà khung gỗ, có từ 2 đến 4 gian, bộ vì kèo thông thường theo kiểu "chồng rường giả thủ"
Trang 10và "cột trốn kẽ chuyền", mái lợp ngói âm dương, tường được xây bằng gạch nhưng ở 2 bên tường vẫn có vách
gỗ Nhà xây cao nhất là 2 tầng hoặc một tầng có gác
lửng, cửa ra vào các ngôi nhà cổ ở Hội An đều có gắn bộ phận "Mắt cửa", đó là phần chốt gỗ được chạm trổ những hình Bát quái; hoa 8 cánh có nhụy là vòng tròn lưỡng
nghi "Mắt cửa" là một nét độc đáo của nghệ thuật Hội
An
- Nhà rường: phân bố rải rác ở các vùng lân cận khu phố
cổ (ở các xã Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Hà ), về mặt bằng, kết cấu bộ khung gỗ giống như các ngôi nhà cổ
truyền khác của Việt Nam Nhà 3 gian 2 chái hoặc 1 gian
2 chái, phía trước là sân rộng, xung quanh có vườn cây
Trang 11+ Nhà thờ tộc: có mặt bằng hình chữ nhật, với 3 gian
2 chái hoặc 5 gian 2 chái Bộ khung gỗ của ngôi nhà
kết cấu kiểu nhà rường, vì kèo chủ yếu là "cột trốn kẽ chuyền" có nơi kết hợp thêm "chồng rường giả thủ"
Tuy về kết cấu và mặt bằng giống như nhà để ở,
nhưng nội thất nhà thờ tộc bài trí bàn thờ ở cả 3 gian chính Trong số các nhà thờ tộc ở Hội An có thể kể đến nhà thờ tộc Nguyễn ở Cẩm Hà, tộc Trần Thanh ở Cẩm phô, tộc Trần ở đường Lê Lợi, tộc Trương ở đường
Phan Châu Trinh, tộc Phạm ở đường Trần Phú
Các nhà thờ tộc ở Hội An đều có nguồn gốc xây dựng
từ lâu đời, nhưng qua nhiều lần tu sửa hoặc xây lại,
các công trình tồn tại đến nay có niên đại khoảng thế
kỷ XIX-đầu thế kỷ XX
Trang 12+ Đình: Phần lớn các ngôi đình ở Hội An là nơi thờ
Tiền hiền, có nơi kết hợp thờ Thành Hoàng và Tiền
hiền Đình được xây dựng trong khu dân cư, phía
trước thường có sông hoặc lạch nước Đình có mặt bằng hình chữ nhật, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói
âm dương, trên bờ đắp nổi hình "lưỡng long tranh
châu" hoặc "song phụng triều nguyệt"
- Đình Xuân Mỹ: là ngôi đình có niên đại sớm nhất ở
Hội An, theo tấm bia của đình và một số văn tự, địa bạ của làng Xuân Mỹ có thể biết được đình được xây
dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII, được trùng tu
nhiều lần nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của đình cổ Việt Nam Đình thờ Thành Hoàng bổn xứ
và Tiền hiền như phái tộc trong làng
Trang 13- Đình Ông Voi: (Hội An đình) Căn cứ vào các di vật
của đình, có thể xác định đây là đình làng Hội An, một trong những ngôi đình xuất hiện sớm trong vùng, chưa
rõ năm xây dựng, chỉ biết đình được trùng tu vào năm Đinh Mùi, triều vua Thành Thái (1970)
- Đình Cẩm Phô: được xây dựng rất sớm nhưng chưa
rõ niên đại, năm trùng tu sớm nhất là 1818 (Gia Long thứ 17) Phía trước chính điện là tiền đình (phương
đình) có 4 mái, mỗi đầu kèo chạm hình lồng đèn, chính điện có 5 gian Trước đây thờ Bà Đại Càn và các vị
thần sông nước, về sau kết hợp thờ Tiền hiền của làng
Trang 14- Đình Tiền hiền Cẩm Kim: gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của làng mộc Kim Bồng, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đình được trùng tu nhiều lần Các cấu kiện gỗ trong công trình được chạm trổ tinh tế bởi tài năng của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng
+ Chùa: Hội An là một trung tâm Phật giáo lớn ở miền
Trung Đa số các chùa ở Hội An thuộc dòng Lâm Tế của
Tịnh Độ Tông, từ Trung Hoa truyền sang vào thế kỷ XVII
1684, ban đầu chỉ là một thảo am đơn giản, về sau các đệ
tử của ông đã xây dựng lại bề thế cho phù hợp với vị trí là chùa Tổ của một môn phái Quanh chùa có 16 ngôi mộ tháp của các vị Trụ trì đã viên tịch, nổi bật là ngôi bảo tháp của tổ
sư Minh Hải
Trang 15- Chùa Vạn Đức: nằm ở thôn 2 xã Cẩm Hà, Ban đầu
ngôi chùa chỉ là một thảo am tranh tre, do thiền sư Minh Lượng trụ trì, được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII (Sư Minh Lượng là đệ tử đời thứ 33 của dòng Lâm Tế,
sư đệ của thiền sư Minh Hải) Ngôi chùa được mở rộng
và xây dựng bằng vôi gạch vào đầu thế kỷ XVIII, đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ vẻ trang
nghiêm cổ kính
- Chùa Phước Lâm: thuộc thôn 2 xã Cẩm Hà Chùa
được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, do thiền sư Minh giác - đệ tử đời thứ 35 dòng Lâm Tế làm trụ trì Mặt
bằng công trình được bố trí kiểu chữ "môn", do người làng mộc Kim Bồng xây dựng Công trình chính có gác chuông ở hai đầu, mái chồng diềm, bờ nóc hình thuyền, lợp ngói âm dương, trên bờ nắp đắp nổi hình " lưỡng long tranh châu"
Trang 16- Chùa Viên Giác: tọa lạc tại phường Cẩm Phô Nguyên
trước kia, ngôi chùa được dựng tại Xuyên Trung gọi là chùa Cẩm Lý, nằm sát bờ sông, khu đất này bị nước
sông làm xoá lở, do đó dân làng đã dời chùa về vị trí
hiện nay vào năm 1841 và đổi tên là Viên Giác Tự Ban đầu là chùa làng, năm 1950 chùa được Giáo hội Phật
giáo địa phương quản lý
- Chùa Kim Bửu: thuộc bộ phận làng Kim Bồng (thôn 3,
xã Cẩm Kim) Hiện chưa biết chính xác năm xây dựng chùa, đây là một ngôi chùa làng, gắn liền với sự hình
thành và phát triển của làng mộc Kim Bồng, do đó có thể chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII Công trình chính gồm 3 gian 2 chái, bộ vì kèo kiểu "cột trốn kẽ chuyền", các cấu kiện gỗ được chạm trổ rất tinh tế bởi tài năng
của người làng mộc Kim Bồng
Trang 17- Chùa Bà: (Quan Âm Phật Tự) nằm ở góc đường
Nguyễn Huệ - Trần Phú Chưa biết chính xác năm xây dựng, tuy nhiên theo tấm bia trùng tu năm Qúi Dậu
(1753) có ghi: " Quan Thánh đế miếu và Quan Âm Phật
Tự bổn xã được xây dựng 100 năm trước " Chùa có mặt bằng theo chữ " nhất ", tam quan nằm ở bên phải chùa Kết cấu bộ vì kèo chính kiểu "chồng rường giả
thủ", ngoài hiên sát mép ngói có cấu kiện gỗ " lồng đèn " chạm hoa sen, rồng, lân Chùa có 7 bộ cửa gỗ kiểu
"thượng song hạ bảng" phần bảng chạm nổi hình "tứ
linh" (Long, Ly, Quy, Phụng), chim, thú Hiện nay mặt bằng chùa được tận dụng để trưng bày một số hiện vật
có liên quan đến lịch sử - văn hóa Hội An
Trang 18- Chùa Ông: (Quan Công Miếu) là miếu thờ Quan Vân
Trường (Quan Công) một võ tướng nổi tiếng Trung
nghĩa thời Tam Quốc (Trung Hoa), được tôn thờ là
Quan Thánh Đế Quân Cũng như chùa Bà, Quan Công Miếu được xây dựng vào thời gian trước năm 1653
Kiến trúc được trùng tu nhiều lần, bố cục mặt bằng
theo chữ "Quốc", bộ vì kèo "chồng rường giả thủ", ở hành lang kết cấu vì "vỏ cua", các cấu kiện gỗ chạm
trổ hoa sen, lá lật, mây cuộn Mái lợp ngói ống tráng men
Trang 19- Chùa Cầu: còn gọi là "Cầu Nhật Bản", "Lai Viễn Kiều"
Cầu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, bắt
ngang qua một con lạch, nối liền hai khu dân cư Các
thương nhân Nhật Bản đã cấp kinh phí và vẽ thiết kế để thợ Việt Nam thi công Cầu được làm theo kiểu "thượng gia, hạ kiều", bộ vì kèo kiểu "chồng dấu con sơn", hai gian đầu cầu được xây nhô ra rộng hơn mặt cầu, 2 gian này hợp với 7 gian giữa thành chữ "công", bộ vì kèo của hai gian đầu thuộc loại vì "vỏ cua" Mái lợp ngói âm dương,
bờ nắp đắp nổi hình "lưỡng long tranh châu" cách điệu Hai đầu cầu thờ 2 cặp tượng khỉ và chó bằng gỗ, trên
vách gắn 4 tấm bia ghi lại những lần trùng tu
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra ở giữa cầu, từ đó người địa
phương gọi là Chùa Cầu Bộ vì kèo của chùa theo kiểu
"cột trốn kẻ suốt" `
Trang 20Trên cửa gắn bức hoành chạm nổi 3 chữ Hán "Lai Viễn
Kiều", được làm từ năm 1719 Trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ Chùa Cầu đã được trùng tu nhiều lần
nhưng vẫn giữ được những yếu tố gốc và dáng vẻ cổ kính
- Hội quán: là loại hình kiến trúc mang tính cộng đồng của
người Hoa, là nơi thờ các vị thần, tiền hiền và sinh hoạt đồng hương Mặt bằng chung của các hội quán gồm: phía trước có một khoảng sân, hai bên có nhà phục vụ, "phương đình" là
nơi tiến hành các nghi lễ, sau cùng là nơi bài trí các bàn thờ
Bộ khung gỗ của kiến trúc được chạm trổ công phu, cầu kỳ, sơn son thép vàng, mái lợp ngói âm dương Các hội quán ở Hội An đã được tu sửa nhiều lần, nhưng bộ khung gỗ vẫn
bảo lưu được những yếu tố gốc
- Hội An có 5 bộ phận người Hoa, thường gọi là Ngũ Bang:
Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng
Trang 21- Phúc Kiến Hội Quán; còn gọi là chùa Phúc Kiến, nằm
trên đường Trần Phú Ban đầu là Kim Sơn Tự, năm 1757 Bang Phúc Kiến tu bổ và mở rộng thành Hội quán của
Bang, thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Thiên Hậu Thánh
Mẫu, hai bên thờ Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ, ở chính điện trưng bày mô hình một chiếc thuyền của các thương nhân Trung Hoa dùng để đi biển trước đây Hậu điện thờ Lục Tánh (6 vị thần bảo hộ của người Phúc
Kiến), Thần tài, ba Bà Chúa Sanh thai và 12 Bà Mụ
So với các hội quán khác ở Hội an, Phúc Kiến hội quán
có không gian rộng và sâu nhất, bố cục mặt bằng kiểu
"nội công ngoại quốc" Bộ vì kèo tiền điện của 'chồng
ruờng giả thủ", nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá,
điểu thú rất sinh động
Trang 22- Triều Châu Hội quán: còn được gọi là chùa Ông Bổn,
nằm trên đường Nguyễn Duy Hiệu, xây dựng vào năm
1845, đã được tu sửa nhiều lần Mặt bằng kiến trúc kiểu
"nội công ngoại quốc", bộ vì kèo "chồng rường giả thủ" Các cấu kiện gỗ được chạm trổ các đề tài Tứ Linh, Long
Mã, điểu thú, hoa lá Vị thần chính được thờ là thần Phục
Ba - vị thần chinh phục sóng gió, về sau được đồng hóa với Phục Ba tướng quân, do đó thờ cả bài vị Mã Viện
- Hải Nam Hội quán: còn được gọi là chùa Hải Nam,
Quỳnh Phủ Hội quán, tọa lạc trên đường Trần Phú Hội
quán được xây dựng vào thế kỷ XIX Bố cục mặt bằng
kiến trúc kiểu chữ "quốc" Bộ vì kèo gồm ba rường
thượng, trung, hạ, các thanh rường được liên kết với
nhau bằng các "con kê"; là bộ phận chịu lực thay cho "cột trốn" Thần chủ của hội quán này là 108 người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan ở vùng biển Thuận Quảng, sau được vua Tự đức ban sắc giải oan