1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ hội an phát triển du lịch bền vững

113 390 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DSVH Di sản văn hóa FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ICOMOS International Council on Mo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

_

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN HIỆU QUẢ (DI SẢN THẾ GIỚI) PHỐ CỔ HỘI AN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

_

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN HIỆU QUẢ (DI SẢN THẾ GIỚI) PHỐ CỔ HỘI AN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG

Mã sỗ: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hưng

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Văn Hưng Luận văn không sao chép từ các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Diệu Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn

và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn Thầy đã giúp tôi tìm ra được hướng đi trong luận văn của mình, góp ý và chỉ ra những hạn chế, vấn đề trong luận văn cũng như giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ ra và góp ý những nội dung thiếu xót để luận văn hoàn thành hơn

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè của tôi, những người đã động viên,

hỗ trợ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi để vượt qua nhiều khó khăn trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Cuối cùng, Tôi xin cảm ơn các cán bộ của Ban quản lý Di sản Thế giới Phố cổ Hội An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, khảo sát điều tra tại Phố

cổ Hội An để hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Diệu Linh

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DSVH Di sản văn hóa

FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ICOMOS International Council on Monuments and Sites

Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

IUOTO International Union of Official Travel Oragnization

Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức

NKT Người khuyết tật

OECD Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTBV Phát triển bền vững

UNEP United Nations Environment Programme

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO United National World Tourist Organization

Tổ chức Du lịch thế giới

UNWTO Network United Nation World Tourism Organization Network

Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc WTTC The World Travel & Tourism Council

Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WWF World Wide Fund For Nature

Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ thống chỉ tiêu môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm

du lịch 12 Bảng 3.1 Đánh giá của người dân địa phương về giá trị của di sản phố cổ Hội An……… 46 Bảng 3.2 Khảo sát khách du lịch về những ấn tượng đối với Di sản Phố cổ Hội An 47 Bảng 3.3 Đánh giá của người dân địa phương về hiện trạng ngôi nhà đang ở tại Phố cổ Hội An 55 Bảng 3.4 Đánh giá của người dân và khách du lịch về hiện trạng khu Di sản Phố cổ Hội

An 56 Bảng 3.5 Hình thức tổ chức đi du lịch của khách du lịch đến Hội An 60 Bảng 3.6 Đánh giá của người dân về lợi ích của phát triển du lịch tại Khu phố cổ Hội An đối với gia đình 70 Bảng 3.7 Đánh giá của người dân địa phương về ảnh hưởng của phát triển du lịch tại Phố

cổ Hội An đến văn hóa - xã hội - môi trường của địa phương 71 Bảng 3.8 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An 72 Bảng 3.9 Đóng góp của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An 79

DANH MỤC HÌNH

Hình 3 1 Sơ đồ không gian Phố cổ Hội An 74

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH iv

MỤC LỤC v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Dự kiến đóng góp của đề tài 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Các phương pháp nghiên cứu 3

6 Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

7 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững 5

1.1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1.2 Các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững 10

1.1.1.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững 13

1.1.1.4 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 14

1.1.2 Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hoá 15

1.1.2.1 Khái niệm di sản văn hoá 15

1.1.2.2 Phân loại di sản văn hoá 17

Trang 8

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững 18

1.1.3 Khái quát về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An 19

1.1.3.1 Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam 19

1.1.3.2 Phát triển du lịch tại Hội An 22

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 24

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 24

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 29

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2 Phạm vi nghiên cứu 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 38

3.1 Nghiên cứu các giá trị đặc sắc của di sản phố cổ Hội An 38

3.1.1 Khái quát về thành phố Hội An 38

3.1.2 Những giá trị đặc sắc của Phố cổ Hội An 39

3.1.3 Đánh giá về giá trị của di sản phố cổ Hội An 46

3.2 Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Hội An dưới góc độ bền vững 47 3.2.1 Chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát triển du lịch di sản phố cổ Hội An 47

3.2.2 Công tác đầu tư phát triển nguồn lực 49

3.2.2.1 Công tác đầu tư quy hoạch 49

3.2.2.2 Đầu tư cho công tác bảo tồn di sản phố cổ Hội An 51

3.2.2.3 Phát triển cơ sở hạ tầng 57

3.2.2.4 Công tác xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch 62

3.2.2.5 Công tác quản lý 67

3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 68

Trang 9

3.2.3.1 Doanh thu du lịch 68

3.2.3.2 Lượng khách du lịch 69

3.2.3.3 Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương 69

3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hội An 73

3.4 Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững 80

3.4.1 Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An 80

3.4.2 Giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An 82

3.4.3 Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư 83

3.4.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương 85

3.4.5 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch 87

3.4.6 Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89

3.4.7 Giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng 91

3.4.8 Giải pháp bảo tồn Phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam là nơi sinh sống của 54 dân tộc khác nhau cùng với vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế và văn hóa của thế giới trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc Văn hóa di sản là một nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển du lịch Phát triển du lịch văn hóa di sản ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Nam nói riêng đem lại nhiều tích cực cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa Phương

Sự phát triển nhanh và bền vững để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với củng cố quốc phòng an ninh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ trở thành “đầu tàu” lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn trở thành một mục tiêu quan trọng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Nằm trong thị xã Hội An, Phố cổ Hội An là điển hình đặc biệt về một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn Hội An cũng là phố cổ duy nhất ở Việt Nam được giữ gìn nguyên trạng, là một tài sản quý của nhân loại Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học

và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo… Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám

Trang 11

phá đến trải nghiệm, vui chơi… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch, di sản thế giới đô thị cổ Hội An chưa thực sự phát huy hết được giá trị nổi bật của mình Nhiều vấn

đề còn bỏ nhỏ, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút tối đa khách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An Hơn nữa việc nhận diện mối quan hệ văn hoá – sinh thái – du lịch trong bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản là cần thiết

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới của nhân loại tại thành phố Hội An, tỉnh

Quảng Nam, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả

(di sản thế giới) phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững” nhằm tìm ra định hướng và

giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của thành phố Hội An trong thời gian tới, đưa du lịch di săn văn hóa thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho thành phố Hội An

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá được hiện trạng quản lý, sử dụng di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An

phục vụ phát triển du lịch bền vững vùng nghiên cứu

- Đánh giá được những nguyên nhân tác động đến quản lý di sản liên quan đến phát triển du lịch bền vững

- Đề xuất được các giải pháp khắc phục quản lý di sản thế giới để phát triển du lịch

bền vững…

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định vai trò của việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới (phố cổ Hội An) để phát

triển du lịch bền vững

- Phân tích đánh giá thực trạng vai trò của việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới (phố

cổ Hội An) để phát triển du lịch bền vững

3 Dự kiến đóng góp của đề tài

Đề tài sẽ đưa ra được các đóng góp quan trọng cho sự phát triển du lịch của đô thị phố cổ Hội An, đóng góp vào việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn Có chiến lược lồng ghép cho công tác quản lý, quy hoạch, quản lý cảnh quan thiên nhiên và các tài sản

Trang 12

văn hóa Đồng thời đề tài cũng đóng góp vào sự phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh các khu di sản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di sản thế giới phố cổ Hội An trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong mục đích đưa di sản văn hóa thế giới

trở thành một trong những nguồn tài nguyên du lịch ở tỉnh Quảng Nam, phát triển du lịch

di sản trở thành một loại hình du lịch bền vững chủ đạo của tỉnh

- Các kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn hóa vào mục đích kinh doanh du lịch

- Các hoạt động du lịch, các sản phẩm, tài nguyên, tổ chức quản lý, tuyên truyền, quảng bá

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du lịch

văn hóa trên phạm vi phố cổ Hội An, tỉnh Quảng nam

- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu, sẽ thu thập, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa của tỉnh và đưa ra giải pháp cho thời gian tới

5 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực địa: được sử dụng trong việc đánh giá tiềm năng và hiện trạng di sản thế giới Tiếp cận thực tế bằng đo đạc, quan sát, quay phim, chụp ảnh, gphối hợi chép lại các vấn đề tại phố cổ Hội An kết hợp với tìm hiểu tại các cơ quan quản

lý trong khu vực phố cổ Hội An

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích một cách hệ thống nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên sản phảm du lịch di sản phố cổ Hội An để hệ thống hóa và tổng hợp thành các vấn đề tiêu biểu, đặc trưng của du lịch di sản của vùng nghiên cứu Từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho vùng nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và cộng đồng Phỏng vấn cấu trúc bằng hỏi được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu định lượng

Trang 13

- Phương pháp dự báo: là phương pháp để đoán định các xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai (bao gồm định tính và định lượng), để có định hướng tổ chức kinh doanh du lịch

di sản của Hội An cho phù hợp trong tương lai

- Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng: Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch tại phố cổ Hội An trong tổng thể mối quan hệ với các địa phương, các vùng khác, cũng như sự bổ trợ từ các ngành, các lĩnh vực liên quan

6 Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn

cờ Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của

du khách thập phương

Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình,

38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ Trong khu vực đô thị

cổ có hơn 1.100 di tích Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An

là di sản văn hoá thế giới

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

1.1.1.1 Một số khái niệm

a Khái niệm “du lịch”

Khái niệm về “du lịch” đã xuất hiện từ rất lâu, những do tính chất, đặc điểm đa ngành, liên ngành, nên trong những hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người đưa ra một định nghĩa khác nhau về du lịch Định nghĩa đầu tiên

về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh, trong đó “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa

lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải trí Ở đây giải trí là động

cơ chính”

Theo Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm

ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống ” [73]

Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ” [69]

Năm 1991, OECD đã đưa ra một khái niệm du lịch, trong đó “Du lịch có thể bao gồm các khách du lịch, hoặc những gì khách du lịch làm, hoặc các cơ quan mà phục vụ cho họ” [71]

Tương tự như vậy, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) (1995), Du lịch là “hoạt

động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” [70, tr 12-21] Như vậy, theo khái niệm của WTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch, đó là: (1) có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường thông thường; (2) mục đích của chuyến du lịch; và (3) thời gian thực hiện du lịch Sau đó, khái niệm về du lịch của WTO đã được mở rộng hơn, theo

Trang 15

đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dung của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý hay của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác cho khách du lịch” [76]

Tại Việt Nam, khái niệm du lịch đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật về

du lịch Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam (20/02/1999), tại điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Trong Luật Du lịch Việt Nam ( 27/06/2005), du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Qua đó, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ

phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch

b Khái niệm phát triển bền vững

- Khái niệm phát triển

Khái niệm “phát triển” là một khái niệm còn khá mới, theo một số nhà khoa học xã hội thì khái niệm này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất Từ “phát triển” ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm

14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson, và trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm “phát triển” được sử dụng đi đôi với khái niệm “không phát triển”, “chậm phát triển” [42] Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây cho rằng khái niệm “phát triển” bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin, gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên Hiện nay, khái niệm “phát triển” vẫn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới

Một định nghĩa “sự phát triển” của Dudley Seers được chấp nhận rộng rãi Theo

đó, “Phát triển xảy ra với: việc giảm và xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và tình trạng thất nghiệp trong một nền kinh tế đang phát triển” [72]

Trang 16

Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển” của tiến sĩ Vũ Đình Thanh được coi là một

định nghĩa khá toàn diện: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng

đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ” [42]

Hiện nay, khái niệm “phát triển” không tồn tại như một khái niệm độc lập mà thường gắn với các nội dung, các lĩnh vực như: Phát triển kInh tế, Phát triển xã hội, Phát triển con người, Phát triển bền vững…

- Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “Phát triển bển vững” (Sustainable Development) được hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20 Đứng trước bối cảnh khủng hoảng môi trường xảy ra ở quy mô toàn cầu, mà nguyên nhân của nó là con người

đã gây nên tình trạng mất cân bằng của hệ thống tự nhiên trong quá trình phát triển của mình, đặt nhân loại trên toàn thế giới hướng vào một phạm trù tư duy mới Đứng đầu là hàng loạt những ý kiến, những bài viết của các học giả thuộc các ngành tự nhiên học, sinh thái học, môi trường học, kinh tế học, khoa học xã hội và nhân văn… Các học giả đã nêu lên những lo ngại và những nguy cơ có liên quan đến sự tồn vong của loài người trong tương lai đã làm xuất hiện chủ để: Làm thế nào để thế giới được “bền vững” hơn Bằng các phương pháp khác nhau, tất cả đều đã cố gắng trong việc tìm kiếm ý nghĩa và các hàm

ý của “Tính bền vững” trong một khung cảnh toàn cầu

Thuật ngữ “phát triển bền vững” (PTBV) lần đầu tiên khuấy động các giới về Môi trường và Phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của xuất bản phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” của ba tổ chức IUCN, UNEP, WWF hợp tác xây dựng và công bố vào tháng 3/1980 Đến năm 1987, thuật ngữ PTBV được phổ cập rộng rãi nhờ cuốn “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban Brundland (Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới) xuất bản, nó được xem như một “báo cáo về thế giới” và nhanh chóng được lưu hành rộng rãi Bốn năm sau, năm 1991, uỷ ban này công bô một tài liệu khác mang tên “Chăm lo cho Trái

Trang 17

đất”, thuật ngữ PTBV và tính bền vững được mở rộng thêm: “Phát triển bền vững là sự phát triển nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo của các hệ thống sinh thái Tính bền vững là một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái cố thể duy trì mãi mãi Kể từ đây khái niệm về PTBV tiếp tục được nghiên cứu kỹ lưỡng trong chương trình nghị sự 21, là chương trình hành động

về PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21, được thông qua tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992

Hiện nay một trong những khái niệm “phát triển bền vững” được chấp nhận rộng rãi đó là khái niệm được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980, trong Chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO: “Chiến lược này dự đoán rằng phát triển bền vững cần phải tính đến những yếu tố xã hội và sinh thái cũng như những yếu tố kinh tế, cơ sở tài nguyên sinh học và không sinh học và cũng phải tính đến những lợi ích và phiền phức của những giải pháp thay thế ngắn hạn và dài hạn”[20] Ngoài ra phải kể đến khái niệm “phát triển bền vững” trong báo cáo Brundtland năm 1987, theo đó: “Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động và thực vật Nhưng ở một mức độ nào đó, nó cũng hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giầu và nước nghèo, và giữa các thế hệ Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững”

Sau này, quan niệm về phát triển bền vững đã được các nhà khoa học trên thế giới phát triển và bổ sung thêm Tại Hội nghị về môi trường, toàn cầu RIO_92 và RIO_92+5, khái niệm về phát triển bền vững được thảo luận, bổ sung và mở rộng theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hài hoà, đan xen va thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác

là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá - xã hội” Dưới quan điểm phát triển bền vững

Trang 18

này, Jacobs và Saller (1992) cho rằng phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống là: hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội

Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thâp niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng trong những năm gần đây, lý luận về phát triển bền vững cũng được các nhà khoa học, nhà lý luận quan tâm nghiên cứu Các vấn đề về phát triển bền vững ở nước ta còn được cụ thể hoá trong các văn bản quan trọng Trong đó phải kể đến là chỉ thị số 36/TC ngày 25/6/1998 của Bộ Chính Trị Ban chấp hành Trưng ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động môi trường [5] Đồng thời trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững [6] Phát triển bền vững phải đạt được các nội dung căn bản sau đây: Góp phần bảo vệ môi sinh, môi cảnh; Xây dựng, phát triển kinh tế tăng trưởng không ngừng; Đảm bảo công bằng xã hội; Không xâm hại đến lợi ích nhiều mặt của các thế hệ trước mắt cũng như lâu dài; Tạo tiền đề phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội

c Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Trong tiến trình phát triển, mọi quốc gia đều đặt mục tiêu phát triển bền vững cho mọi chương trình hành động của mình Phát triển bền vững là mục tiêu và biện pháp của các cá nhân và tổ chức khi tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra sự phát triển để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không giảm bớt đi khả năng của các thế hệ mai sau trong việc đáp ứng cho nhu cầu của họ Điều 4 Luật Du lịch đã nói rõ: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng

đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [40, tr 11]

Phát triển du lịch bền vững (Sustainable Tourism) được Tổ chức Du lịch thế giới (United National World Tourist Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau:

“Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của

địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai Sự quản

lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh” Hoặc: “Du lịch bền vững là

Trang 19

các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa

phương” [3, tr 237]

Tổ chức du lịch thế giới (WTO, 2002) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [77]

1.1.1.2 Các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững

- Các tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng

liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch bao gồm:

+ Chỉ tiêu khách du lịch: Bao gồm: số lượng tuyệt đối về khách, số ngày lưu trú trung bình, số khách quay trở lại, khả năng thanh toán, mức độ hài lòng của khách…

+ Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du lịch): Thu nhập du lịch bao gồm tất cả các khoản thu được do khách du lịch chi trả cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua săm hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác Tỷ trọng càng cao, ổn định và tăng trưởng theo thời gian thì ngành du lịch càng phát triển gần với mục tiêu phát triển bền vững

+ Chỉ tiêu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (bao gồm các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển, văn phòng lữ hành…) là thước đo phản ánh trình độ phát triển của du lịch

+ Chỉ tiêu nguồn nhân lực trong du lịch: Chất lượng đội ngũ lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và cuối cùng là ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, sự tăng trưởng của các chỉ tiêu du lịch khác

Theo xu thế phát triển hiện nay ở trong nước và trên thế giới, các chỉ tiêu kinh tế được phát triển liên tục trong nhiều năm ở mức trung bình khoảng 7 – 10%/ năm thì được

Trang 20

coi là phát triển bền vững Tuy nhiên tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức khởi điểm của các chỉ tiêu kinh tế ở mỗi nước, mỗi địa phương mà mức độ tăng trưởng sẽ cao hay thấp khác nhau được lựa chọn để đánh giá tính bền vững

- Các tiêu chí về tài nguyên môi trường: Tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu sau:

+ Số lượng các khu, điểm, du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo tồn: Đây là hạt nhân trong phát triển du lịch, trong dó tài nguyên du lịch đóng vai trò trung tâm Thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả du lịch càng cao Theo tổ chức du lịch thế giới, nếu tỷ lệ này vượt quá 50% thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái phát triển bền vững

+ Áp lực lên môi trường - tài nguyên tại các khu, điểm du lịch: Một trong những mục tiêu mà phát triển bền vững hướng tới là bảo vệ môi trường Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không chú trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động đến môi trường tại khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và kết quả là phát triển du lịch thiếu bền vững

+ Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên

và bảo vệ môi trường: Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn đóng góp cho cộng đồng địa phương,

cơ quan chủ quản tài nguyên du lịch Đây là tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá

sự phát triển du lịch bền vững về mặt tài nguyên - môi trường

- Các tiêu chí về xã hội

+ Những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, góp phần gỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển

+ Tác động đến xã hội từ các hoạt động du lịch: Du lịch là một ngành mang tính xã hội hóa cao, vì vậy các hoạt động phát triển du lịch không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ lên lên nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó bao gồm cả 2 mặt tích cực và tiêu cực Để đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, vấn đề đặt ra ở đây là cần phát huy hơn nưa những mặt tích cực và kiểm soát, hạn chế những tiêu cực

Trang 21

+ Mức độ hài lòng và hợp tác của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch: Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần có sự ủng hộ, hợp tác của cộng đồng địa phương Họ chính là người bảo vệ những tài nguyên và môi trường du lịch Mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động du lịch sẽ phản ánh mức độ bền vững của du lịch trong quá trình phát triển

Bảng 1.1 Hệ thống chỉ tiêu môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững của

sinh thái tự nhiên

- % chất thải được thu gom và xử lý

- Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do sử dụng/tổng diện tích sử dụng do du lịch

- % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thị các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến hiếm hoi không có)

- % khả năng vận tải sạch/khả năng vậ tải cơ giới (tính theo trọng tải)

3 Bộ chỉ tiêu đánh

giá tác động lên

phân hệ kinh tế

- % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội đia phương

so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác

- % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại

- % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/ tổng chi phí vật liệu xây dựng

- % giá trị hàng hoá địa phương/tổng giá trị hàng hoá tiêu dung cho du lịch

- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch

- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

- Hiện trạng các di tích lịch sử văn hoá của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống

xã định thông qua trao đổi chuyên gia

(Nguồn: UNWTO, Chỉ tiêu Phát triển du lịch bền vững)

Trang 22

Tổ chức du lịch thế giới UNWTO cũng đã xây dựng Bộ tiêu chí chung cho ngành

du lịch bền vững, cụ thể Hệ thống chỉ tiêu môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch được thể hiện qua bảng trên (Bảng 1.1)

1.1.1.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội

dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao Phát triển du lịch bền

vững có vai trò và tầm quan trọng trong chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam cũng như trên thế giới nhằm thực hiện 3 mục tiêu là: Kinh tế, văn hoá, tự nhiên:

- Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì bảo vệ môi trường

sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sống trong môi trường

đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người

có công ăn việc làm

- Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng

Chính vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội Khái niệm phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương

và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng

Trang 23

tham gia Vì vậy phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau:

- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế

- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường

- Đảm bảo sự bền vững về xã hội

Như vậy, mục đích chính của phát triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa

Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải đáp ứng các mục tiêu sau:

- Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu

trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên

- Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các

cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa

- Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích

kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo

1.1.1.4 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững là sự hoà hợp, sử dụng hiệu quả đồng bộ 3 yếu tố kinh

tế, tự nhiên, và văn hoá xã hội Do vậy để phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và giảm

thiểu các tác động tiêu cực

Nguyên tắc 2: Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm thiểu những tác

động tiêu cực

Trang 24

Nguyên tắc 3: Tối đa hóa lợi ích đối với môi trường và giảm thiểu những ảnh

hưởng tiêu cực

Còn trong Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm

“Hãy cứu lấy trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững” năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững: (1) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; (2) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; (3) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất; (4) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; (5) Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất; ·(6) Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân; (7) Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình; (8) Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; (9) Xây dựng khối liên minh toàn cầu

1.1.2 Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hoá

1.1.2.1 Khái niệm di sản văn hoá

- Khái niệm “di sản”

Thuật ngữ “di sản” được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội

để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản Để tránh sự thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia “Di sản trong thời kỳ đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [29]

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa: “Di sản

là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì

mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai” [20, tr.8]

Trong từ điển Tiếng Việt khái niệm “Di sản” được hiểu là cái của thời trước để lại Trong đó di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại; sản là tài sản, là những gì quý giá,

có giá trị” [32]

Trang 25

Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian

Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản như trước kia, không phải bất cứ cái gì của quá khứ để lại cũng được coi là di sản Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện

vọng, mong muốn của xã hội hiện đại

- Khái niệm “di sản văn hoá”

Theo từ điển Tiếng Việt thì “Di sản văn hoá” theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên” [32]

Trong một vài thập niên gần đây, khái niệm “di sản văn hóa” đã thay đổi một cách đáng kể, một phần do tác động của các văn kiện quốc tế của UNESCO Di sản văn hóa không chỉ dừng lại ở các đền tháp và các bộ sưu tập hiện vật mà nó còn bao gồm các truyền thống và các biểu đạt sống do cha ông để lại như các truyền thống truyền khẩu, các loại hình nghệ thuật biểu diễn, các phong tục xã hội, các nghi lễ, lễ hội, tri thức và các phong tục tập quán liên quan đến thiên nhiên và vũ trụ, hay các tri thức và kỹ năng để làm

ra các sản phẩm thủ công truyền thống

Theo Luật Di sản văn hoá năm 2002 thì “Di sản văn hoá” bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

Theo Công ước di sản thế giới thì Di sản văn hóa gồm:

+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điếu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học chất, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học

+ Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học

Trang 26

Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công ước

về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Công ước đã ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại

1.1.2.2 Phân loại di sản văn hoá

Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:

- Di sản văn hóa vật thể: Được hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy

được” Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định Di sản văn hóa vật thể vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như một thực thể ngoài bản thân con người Hay nói cách khác Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di vật

Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa; Danh lam thắng cảnh; Di vật; Cổ vật; Bảo vật quốc gia

- Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá

nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể

Trang 27

hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác

Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian: gồm sử thi, ca dao, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru, ; Nghệ thuật trình diễn dân gian: bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội: bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian Tính đến tháng 12-2015, Việt Nam có 20 Di sản văn hoá được UNESSCO công nhận là Di sản thế giới

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững

Đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, di sản văn hóa được xem là báu vật thiêng

liêng mà mỗi thế hệ phải có trách nhiệm phát huy và bảo tồn cho các thế hệ tiếp theo Một

xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa trên nền tảng các giá trị văn hoá Nhiều giá trị văn hóa đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một dân tộc, một quốc gia và có ảnh hưởng toàn cầu – đó là di sản văn hóa thế giới

Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa được xem là nền tảng Việc phát huy các giá trị văn hoá sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa Ngược lại việc bảo tồn sẽ là cơ sở và tạo ra cơ hội có được các giá trị văn hóa để tự hào, để giới thiệu với các quốc gia khác trên thế giới

Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho khách

Ngược lại, du lịch cũng có một vai trò quan trong đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Du lịch là một phương thức để phát huy các giá trị văn hóa

Trang 28

có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng mà còn được hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hóa nơi mình đến Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được những trải nghiệm đặc biệt, sống động, cảm nhận được các giá trị văn hóa trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không phương tiện nào có thể chuyển tải được Có thể nói, du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá tới nhân loại Bên cạnh

đó, du lịch còn tham gia vào hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá Bởi công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo… Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá Sau khi khai thác và trong quá trình vận hành, nguồn kinh phí thu được từ du lịch quay trở lại đầu tư một phần cho di sản như việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị của di sản văn hoá

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa di sản văn hóa với hoạt động phát triển du lịch Đây là mối quan hệ biện chứng cần được nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị

di sản văn hóa

1.1.3 Khái quát về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An

1.1.3.1 Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Trong Hành trình Di sản miền Trung, Quảng Nam là điểm đến thu hút khách quốc

tế cũng như nội địa mạnh nhất Với nhiều tài nguyên phát triển du lịch phong phú, hoạt động du lịch ở đây diễn ra quanh năm Không có nhiều lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, lãnh đạo Quảng Nam từ lâu đã xác định phát triển du lịch là một hướng đi tốt

để vừa phát triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Trang 29

Là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, Quảng Nam sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm Quảng Nam còn là vùng đất có bề dày và tính đa dạng về văn hóa do sớm có sự giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa Chăm, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước phương Tây Sự đa dạng ấy còn được thể hiện qua bản sắc văn hóa của 4 tộc người bản địa cư trú ở vùng miền núi Bên cạnh tài nguyên tự nhiên về biển, đảo, sông, hồ, núi rừng với những giá trị đa dạng sinh học đã được ghi nhận; nền tảng văn hóa này là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Nam phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân Quảng Nam còn có lợi thế là điểm kết nối giữa 2 địa phương của Hành trình Di sản miền Trung: Huế - Quảng Nam -

Đà Nẵng, một tuyến điểm du lịch nổi bật, hút khách nhất trong vài năm trở lại đây

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng lao động, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, tăng cường đầu tư sản phẩm du lịch, tạo dựng được thương hiệu du lịch Quảng Nam góp phần thu hút khách du lịch đến với tỉnh Tuy nhiên,

để tạo được số lượng khách bền vững, lưu giữ du khách ở lại lâu dài Quảng Nam đang triển khai các giải pháp nhằm tạo môi trương du lịch thân thiện, chuyên nghiệp Trong đó,

để thu hút khách du lịch, tỉnh Quảng Nam sẽ đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch gắn liền với việc nâng cao chất lượng dịch vụ Ngoài các điểm du lịch nổi tiếng như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, đảo Cù Lao Chàm… Quảng Nam đang đẩy mạnh khai thác các điểm đến chưa được phổ biến như Làng hoa trái Đại Bường, Làng trống Lâm Yên, Du lịch sinh thái Thuận Tình…đặc biệt, tận dụng lợi thế vùng cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đang khai thác phát triển du lịch vùng này theo hướng đi riêng

Kết quả, doanh thu từ du lịch cũng như từ những dịch vụ hỗ trợ đã thực sự cải thiện cuộc sống của người dân Quảng Nam nói riêng và làm tươi sáng diện mạo kinh tế -

xã hội của địa phương nói chung Trong 5 năm gần đây 2009 - 2014, Quảng Nam tiếp tục nhận được nhiều dự án hỗ trợ phát triển du lịch, dựa vào khai thác văn hóa địa phương để phát triển du lịch bền vững, qua đó cải thiện sinh kế cho cư dân khu vực nông thôn, miền núi Đó là những trợ giúp về xây dựng chiến lược, phát triển loại hình du lịch cộng đồng, xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Đồng thời,

Trang 30

chiến lược phát triển du lịch Quảng Nam trở nên rõ ràng hơn nhờ sự giúp sức của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO UBND tỉnh Quảng Nam mới đây đã thông qua đề án

hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với tổng nguồn vốn hơn 160 tỷ đồng Theo đó, sẽ có khoảng 40 điểm, khu du lịch được hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng du lịch như: nhà đón tiếp, bãi

đỗ xe, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng…

Gắn với phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công địa phương được xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường Người dân ở nông thôn, miền núi bắt đầu hưởng lợi từ

du lịch thông qua mô hình du lịch cộng đồng tại Zara, Bhờ Hồông, Đhrồông, Mỹ Sơn, Trà Nhiêu, Triêm Tây… Nhờ đó, lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng hơn 12 lần trong giai đoạn 1999 - 2014, từ hơn 300.000 lượt khách vào năm 1999 lên hơn 3.680.000 lượt khách năm 2014 [13] Đặc biệt trong năm 2015, tuy lượng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố trong khu vực giảm, nhưng lượng khách đến tham quan Quảng Nam vẫn tăng nhẹ Theo số liệu cập nhật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2015, tổng lượt khách tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt gần 3,9 triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,9 triệu lượt, tăng 6,67%; khách nội địa đạt khoảng 1,96 triệu lượt, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước Tại TP Hội An trong năm

2015, có hơn 2,1 triệu lượt khách đến tham quan khu phố cổ và Cù Lao Chàm Ở Khu di tích Mỹ Sơn, kế hoạch đầu năm đưa ra sẽ đón 250 nghìn lượt khách, nhưng trong năm

2015 đã đón 270 nghìn lượt khách Điều đáng ghi nhận nữa là, lượng khách lưu trú đạt 1,22 triệu lượt, tăng gần 5% so với năm 2014; góp phần đưa doanh thu du lịch toàn tỉnh lên khoảng 2.570 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2014, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn sáu nghìn tỷ đồng Nhờ mạng lưới du lịch ngày càng phát triển, lượng khách đến tham quan ngày càng tăng, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, tỷ trọng du lịch-dịch vụ chiếm 42%, công nghiệp chiếm 42% và nông nghiệp giảm xuống còn 16% trong GRDP [38]

Quảng Nam cũng nhận được nhiều giải thưởng về du lịch và môi trường, tiêu biểu năm 2013, Tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler của Mỹ bình chọn Hội An là điểm du lịch yêu thích thứ hai ở Châu Á (sau thành phố Kyoto - Nhật Bản ), Tạp chí

Trang 31

Huffington Post (Mỹ) cũng giới thiê ̣u Hội An là 1 trong 7 điểm đến đặc sắc và thu hút khách du lịch nhất khi tới Việt Nam, Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại châu

Á (UN Habitat) bình chọn Hội An là thành phố cảnh quan châu Á…

1.1.3.2 Phát triển du lịch tại Hội An

Hội An một vùng đất lịch sử lâu đời nằm ở miền Trung Việt Nam Từ khi Hội An trở thành Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 cho đến nay, hoạt động du lịch của thành phố đã có nhiều khởi sắc và phát triển Hội An đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

Hội An một thành phố cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) khoảng 55 km về phía Đông Bắc Phía đông nối với biển Đông qua cửa Đại, phía tây giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía bắc giáp huyện Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam

Địa hình Hội An đa dạng và phức tạp, có nhiều sông ngòi, mương lạch, cồn nổi, rừng dừa nước ngập mặn, cửa sông, cửa biển, biển đảo, núi rừng Kết quả nghiên cứu địa chất cho biết các cồn cát cổ nhất của khu vực Hội An được tạo thành cách đây 10.000 năm [22, tr 54] Môi trường tự nhiên đã ưu đãi cho Hội An các nguồn tài nguyên như: các loại hải sản như tôm, cá tươi ngon nổi tiếng từ biển Cửa Đại; rừng Cù Lao Chàm có nhiều lâm sản, dược liệu, động vật quý, đặc biệt có yến sào – một loại thực phẩm và dược liệu quý; đất đai phù sa ven sông màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng Phía đông Hội An là biển Đông, bờ biển dài 7 km có cửa sông sâu, ngư trường rộng lớn, có đảo

Cù Lao Chàm cung cấp nhiều tài nguyên quý hiếm và là bức bình phong trên biển che chắn sóng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền cập bến Ngày nay đảo Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, Hội An có diện tích 6.068km2, dân số 82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã Các phường gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà Các xã gồm: Cẩm

Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm) [11, tr 13]

Bên cạnh đó, Hội An còn lưu giữ các di sản văn hóa vật thể (hệ thống nhà cổ, hội quán, đình, đền, chùa, nhà thờ tộc ) và phi vật thể (nghề làm đèn lồng, nghề mộc Kim Bồng, hát bả chạo, hát bài chòi ) có giá trị và là thành phố tiêu biểu tổ chức nhiều hoạt

Trang 32

động bảo vệ môi trường du lịch như: “Ngày đi bộ vì môi trường”, “Ngày không khói xe”,

“Ngày không túi nylon” Mỗi năm, Hội An thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước Riêng năm 2014, thành phố đã đón 1,7 triệu lượt khách quốc tế

Tất cả những tiềm năng vô giá cho sự phát triển du lịch Hội An đã được chính quyền và nhân dân Hội An giữ gìn, nâng niu và bảo tồn gần như nguyên vẹn Hội An là vùng đất vừa hội nhân, hội thuỷ, vừa cận thị, vừa cận giang [59, tr 53] Nhờ sự nỗ lực lớn trong bảo tồn khu phố cổ Hội An, đặc biệt là kiến trúc khu phố cổ, nên ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới Năm 2008, Hội An lại được vinh hạnh được trở thành thành phố trực thuộc tỉnh – Thành phố Hội An Năm 2009, Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Hội An đã được nhận rất

nhiều giải thưởng cao quý của các tổ chức quốc tế trao tặng, như: “Giải thưởng kiệt xuất

về bảo tồn di sản”, “Giải vàng về phát triển du lịch”,“tốp 10 thành phố hấp dẫn nhất thế giới”, “Thành phố quyến rũ nhất Việt Nam”…

Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong những năm qua là đã xây dựng

và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện Hội An cũng đã tập trung phát triển du lịch Cù Lao Chàm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, được du khách yêu thích, tiếp tục được các tổ chức du lịch quốc tế bình chọn là thành phố hấp dẫn ở Châu Á [6]

Thành phố Hội An vừa được trang mạng du lịch www.touropia.com xếp thứ 4 trong top 10 thành phố kênh đào nổi tiếng thế giới, chỉ sau Venice - Italia, Amsterdam -

Hà Lan và Bruges - Bỉ Đồng thời Hội An còn đã được một tạp chí du lịch của Ấn Độ bình chọn là một trong 9 thành phố lãng mạn nhất thế giới Với danh hiệu này, Hội An đã

3 lần được truyền thông thế giới vinh danh chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2014 Trước đó, Hội An lọt vào Top Những thành phố rẻ nhất cho du lịch bụi ở châu Á (trang Price of Travel) và là một trong Những Điểm đến không nên bỏ qua tại Việt Nam dành cho khách du lịch theo bình chọn của mạng thông tin du lịch quốc tế Touropia

Có thể nói Di sản Văn hóa Hội An đã trở thành thương hiệu du lịch, điểm đến hấp dẫn đối với du khách và thật sự trở thành động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội, góp

Trang 33

phần đắc lực vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch-dịch vụ Hội An, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời tăng thêm điều kiện để bảo tồn, tu bổ di tích

1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Du lịch hiện nay được biết đến không chỉ trên khía cạnh văn hóa –xã hội mà trên quan điểm về kinh tế, du lịch đã và đang giữ vai trò kết sức quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của mỗi quốc gia Nhiều nước xem việc phát triển du lịch là một bước đi đúng đắn, là quốc sách trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế đi lên Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư phát triển du lịch thì vấn đề quan tâm hiện nay là làm sao để có thể tận dụng tối đa

và hiệu quả những tiềm năng có của các khu du lịch trên cơ sở đặt được sự cân bằng về mặt sinh thái và con người, đó chính là du lịch bền vững, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương Thuật ngữ “phát triển bền vững” (Sustainable Development) được hình thành từ khái niệm “Tính bền vững” ra đời từ thập niên 70 của thế kỷ 20 Từ khi khái niệm “phát triển bền vững” được nêu ra đã đồng thời kéo theo sự ra đời của khái niệm “du lịch bền vững” Năm 1993, tờ báo “Du lịch bền vững” (Journal of Sustainable Tourism) của Anh ra đời, đã đưa công tác nghiên cứu ngành du lịch bước vào một trang mới Tháng 4 năm 1995, tổ chức UNESCO, tổ chức du lịch thế giới, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc đã tiến hành Hội nghị du lịch bền vững thế giới tại Tây Ban Nha Hội nghị đã thông qua “Hiến chương phát triển du lịch bền vững” và “Kế hoạch hành động phát triển du lịch bền vững” Hai văn kiện này đã trở thành hệ thống chuẩn tắc, cung cấp cho các nước nội dung cụ thể trong việc phát triển du lịch bền vững Hiện nay, “phát triển bền vững” đã trở thành chiến lược quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, dân số, tài nguyên, môi trường giữa các quốc gia Việc đưa ra những chiến lược này là vô cùng cấp thiết, nhất là trong tình hình thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, và nguồn tài nguyên cạn kiệt Cùng với sự phát triển kinh tế,

đời sống con người được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng Quan điểm về

phát triển bền vững ngành du lịch được công nhận về bản chất phải hài hòa với tự nhiên,

xã hội, văn hóa và môi trường sinh thái Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chóng mặt, chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ngành du lịch đã trở thành loại hình ngành nghề thu hút được nhiều lao động, đóng tỉ trọng cao trong GDP, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, khiến

Trang 34

người ta phải suy nghĩ và thảo luận về phương hướng phát triển ngành này Chính vì thế

mà trong thời gian gần đây, cụm từ “du lịch bền vững” đã và đang được nhắc đến rất nhiều Bên cạnh việc mang đến cho con người một cuộc sống tốt hơn, “du lịch bền vững” còn cam kết sẽ giữ gìn và bảo tồn những tài nguyên sẵn có này đến thế hệ mai sau

Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Một số công trình tiêu biểu về nghiên cứu du lịch bền vững trên thế giới như:

“Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices” do

UNWTO thực hiện năm 2000 Ấn phẩm này chứa gần 50 trường hợp nghiên cứu thu thập

từ 31 quốc gia của UNWTO Các trường hợp đại diện cho một loạt về các chủ đề và nội dung liên qua, qua đó đưa ra các yếu tố, đề xuất một số giải pháp giúp phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững

“Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” do UNEP và

UNWTO thực hiện nghiên cứu năm 2005 Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, đặc biệt về khái niệm du lịch bền vững, những nguyên tắc, tiêu chí của phát triển du lịch bền vững và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển du lịch một cách bền vững Đây được xem như một tài liệu hữu ích, đưa ra các giải pháp về phát triển du lịch bền vững cho các nhà hoạch định chính sách về phát triển du lịch

Bên cạnh đó tác phẩm “Du lịch và phát triển bền vững: Giám sát, lập kế hoạch,

quản lý” của Nelson, Butler và Wall với đóng góp lớn nhất cho việc nghiên cứu du lịch

bền vững là việc đưa ra những chỉ số thích hợp để giám sát các hoạt động du lịch

Ngoải ra, trong Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về tài nguyên và phát triển:

“Agenda 21 for the travel and tourism industry: Towards Environmentally Sustainable

Development” của WTTC, WTO and Earth Council năm 1995 đã đưa ra các định hướng

về một Chương trình nghị sự phát triển đất nước: sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực nhằm duy trì các quá trình sinh thái quyết định sự sinh tồn và nâng cao toàn bộ chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như tưng lai Đặc biệt trong Chương trình Nghị sự 21, vấn

đề phát triển bền vững du lịch gắn với bảo tồn được bàn đến rộng rãi hơn bao giờ hết Trong đó xác định “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các

Trang 35

thế hệ tương lai Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thoả mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hoá, đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hoà với môi trường, cộng đồng và các nền văn hoá địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch” [78]

Phát triển du lịch bền vững trong thực tế đã là một chủ trương định hướng mang tính chiến lược không phải chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới Sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hóa chịu sự chi phối sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trường nhưng chất lượng của nó được quyết định không phải chỉ là những “giá trị” trao đổi bình thường mà phải là những“giá trị“ văn hóa đích thực, cái tạo nên tính “đặc sản” độc đáo, lý thú (interest) cho các sản phẩm ấy đồng thời cũng là cái có thể đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách các loại… Vì vậy, để thực sự có chất lượng và đủ khả năng phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao, không thể khác, sản phẩm du lịch phải khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài nguyên du lịch của đất nước, của địa phương, đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa… Do tính chất đặc thù của hoạt động du lịch nên việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn, quản lý các di sản văn hóa có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng WTO đã từng đưa ra định hướng phát triển

du lịch bền vững đó là “Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương thông qua phát triển các hoạt động du lịch trong hiện tại không được mâu thuẫn đối với việc quản lý bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên (đặc biệt trong đó có các di sản văn hóa) cho phát triển du lịch trong tương lai” Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới Hội đồng Lữ hành và Du lịch thế giới (WITC) ước tính du lịch mang lại khoảng 12% GNP toàn thế giới Theo nhiều nghiên cứu dự đoán sự tiếp tục tăng trưởng thì du lịch đang là một nhân tố ngày càng quan trọng trong việc hoạch định và quản lý các khu Di sản thế giới của UNESCO Một nghiên cứu vào năm 1993 của UNESCO và Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho thấy phần lớn các nhà quản lý khu di sản thiên nhiên coi du lịch là một vấn đề then chốt Do đó nghiên cứu phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá đã trở thành

đề tài nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới

Trang 36

Trước hết phải kể đến các Công ước, Hiến chương về di sản văn hoá của UNESCO

và ICOMOS như: ICOMOS (1931): The Athens Charter for the Restoration of Historic Monuments; ICOMOS (1965): Venice Charter for the Conservation and Restoration of Monuments and Sites; ICOMOS (1979): The Burra Charter for Places of Cultural Significance; UNESCO (2005): Cultural Heritage Specialist Guide Training and Certification Programme for UNESCO World Heritage Sites Đặc biệt năm 2002 đã được Liên hợp quốc tuyên bố là “Năm Di sản Văn hóa” Sau đó vào tháng 5, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Du lịch sinh thái lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Quebec với tuyên bố về phát triển Du lịch sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Johannesburg tổ chức sau đó Tới tháng 11, “Di sản, Du lịch và Phát triển” là một trong những chủ đề chính của Hội nghị Quốc tế ở Venice vào dịp kỷ niệm

30 năm Công ước Di sản thế giới Một số công trình về phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển các di sản văn hoá như:

“Quản lý du lịch tại các khu Di sản thế giới”, Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các

nhà quản lý khu Di sản thế giới của tác giả Arthur Pedersen, doTrung tâm Di sản Thế giới UNESCO xuất bản năm 2002 Tài liệu đã khái quát về các Công ước về di sản thế giới, trình bày về các vấn đề đang đặt ra với phát triển du lịch cả về những cơ hội, tiềm năng và những thách thức, khó khăn, vạch ra các chiến lược, định hướng phát triển du lịch, năng lực thực hiện các mục tiêu đề ra, đặc biệt tài liệu nghiên cứu sâu vào các khu Quản lý di sản, nêu ra thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại các khi di sản văn hoá

Hội thảo “Du lịch và phong cảnh văn hóa: Hướng tới một cách tiếp cận bền vững

Kinh nghiệm trao đổi ngôn ngữ tiếng Anh” của UNESCO UNITWIN do Đại học

Budapest Metropolitan Khoa học Ứng dụng và Quỹ Xã hội Thông tin (Viện Nghiên cứu INFOTA) phối hợp tổ chức từ ngày 12 – 16/6/2016 Hội thảo với nhiều nghiên cứu đã được trình bày, trong đó bao gồm một số nội dung chính như: Di sản thế giới và các thay đổi liên quan hệ giữa hữu hình và vô hình; Cảnh quan và phương pháp tiếp cận xã hội, kinh tế, văn hóa và sinh thái của nó; Các loại phong cảnh (thiết kế, phát triển và hữu cơ kết hợp cảnh quan văn hóa) và tính bền vững và vai trò trong ngành du lịch; Kế hoạch và cảnh quan quản lý bao gồm cả dịch vụ hệ sinh thái văn hóa; Hạnh phúc của cá nhân và xã

Trang 37

hội trong mối quan hệ với du lịch văn hóa; Công nghệ tiên tiến được áp dụng trong đi du lịch; Vai trò của văn hóa phong cảnh trong du lịch; Nâng cao nhận thức, đào tạo và giáo dục, công cụ mới, phương pháp, đánh giá chất lượng và mục tiêu của di sản, các chính sách và chương trình quốc tế; cảnh quan xuyên biên giới; tương lai của cảnh quan [74]

“Cultural Heritage and Tourism Development (English version)” của WTO năm

2001 Nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của

du lịch, vai trò, những đóng góp của phát triển du lịch đối với các quốc gia cũng như các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch Đặc biệt nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng, thiết yếu của di sản văn hoá đối với phát triển du lịch, và đưa ra các định hướng, giải pháp để gắn phát triển du lịch với sử dụng hiệu quả bền vững các di sản văn hoá

“Cultural Heritage Tourism” do Partners for Livable Communities phát hành năm

2014 Nghiên cứu đã đưa ra khung cơ sơ lý thuyết về phát triển du lịch và di sản văn hoá, trình bày những kinh nghiệm phát triển du lịch di sản văn hoá từ mô hình mẫu của Mỹ, từ

đó đưa ra các phương hướng, giải pháp để phát triển du lịch di sản văn hoá

Riêng về di sản văn hoá phố cổ Hội An phải kể đến nghiên cứu “Hoi An World

Heritage Site, Viet Nam” của UNESCO Bangkok, UNESCO Ha Noi năm 2008 Bộ ấn

phẩm Cẩm nang bảo tồn dành cho chủ di tích tại các khu di sản của UNESCO đã được Văn phòng Tư vấn về Văn hóa của UNESCO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khái niệm hóa từ kết quả của các thành viên của chương trình dự án LEAP (1996-2000); Nuttaphol; Suki Keen và Elizabeth Cardosa do Chính phủ Na Uy tài trợ, được các cơ quan quản lý di sản địa phương và các chuyên gia quốc tế phối hợp dưới sự chỉ đạo biên tập của ông Richard Engelhardt (Cố vấn Văn hóa Văn phòng UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) thực hiện thông qua sự điều phối của nhà biên tập Montira Horayangura Unakul (UNESCO Băng cốc) Mục đích của các cẩm nang là nâng cao năng lực trong việc bảo tồn di sản bằng cách đào tạo các chủ di tích bảo quản di tích của chính

họ bằng các giải pháp bảo tồn thích hợp Số thứ ba trong bộ ấn phẩm này tập trung vào khu di sản thế giới đô thị cổ Hội An, Việt Nam, một điển hình bảo tồn về cảng thị trong khu vực Đông Nam Á có niên đại vào thế kỷ 15

Qua đó có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về lý luận, có

sự tiếp cận của các thành tựu về lý luận lẫn thực tiển nghiên cứu phát triển du lịch bền

Trang 38

vững Tuy nhiên các công trình nghiên cứu còn thiên về lý luận, chỉ dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có nhiều nội dung sáng tạo dựa trên đặc thù du lịch văn hoá của Việt Nam; cũng như chưa đi sâu khai thác các giá trị du lịch của các đia phương cụ thể, đặc biệt số lượng nghiên cứu về nội dung phát triển du lịch văn hoá còn ít

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch bền vững cũng đã trở thành vấn đề đáng quan tâm, và hơn thế trở thành mục tiêu, định hướng trong phát triển du lịch của Việt Nam Do đó cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững như:

“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Viện

Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thực hiện, do TS Phạm Trung Lương chủ nhiệm đề tài, năm 2002 Đây được coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về vấn đề phát triển

du lịch bền vững Nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề phát triển bền vững, mối quan hệ giữa phát triển bền vững với các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội

“Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh khủng hoảng tài chính công và suy

thoái kinh tế ở châu Âu hiện nay” của tác giả Dương Văn Sáu Nghiên cứu đi vào chi tiết

vấn đề phát triển bền vững đặt trong tình hình cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đag lan rộng ở các nước châu Âu Qua đó chỉ ra được những thách thức, khó khăn, những mặt tiêu cực của nó, từ đó đề xuất một số giải pháp để có thể đưa du lịch ngày càng phát triển bền vững hơn trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay

“Du lịch và phát triển bền vững (Tourism and Sustainable Development)” của tác

giả Antonio Machado, trong Dự án: “Xây dựng năng lực cho phát triển Du lịch ở Việt Nam” do VNAT và FUNDESO tổ chức năm 2003 Nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển bền vững, thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần khắc phục để hướng du lịch đến phát triển bền vững

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu được trình bày trong các hội thảo khoa học về phát triển du lịch bền vững như: Hội thảo về Du lịch sinh thái được tổ chức ở Việt Nam,

như: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam

kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997;

“Hội thảo về DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Phát

Trang 39

triển Du lịch t ổ c h ứ c n ă m 1998, trong đó các nghiên cứu đ ưa ra một số vấn đề cơ

sở khoa học về phát triển du lịch, cụ thể là du lịch sinh thái ở Việt Nam, phát triển du lịch theo quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở tài nguyên môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và giáo dục [56]

Đề tài NCKH cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền

vững ở Việt Nam” của tác giả Phạm Trung Lương (chủ nhiệm đề tài) được thực hiện năm

2002 Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; Xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thông qua phân tích thực trạng phát triển du lịch từ năm 1992 đến nay; Xác định những vấn đề đặt

ra đối với phát triển du lịch từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch; Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững; Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam; Và thử nghiệm nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển du lịch bền vững ở khu vực cụ thể

“Du lịch bền vững” của các tác giả Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu năm 2001

Tài liệu đề cập đến cơ sở lí luận cũng như các giải pháp phát triển du lịch bền vững [21]

Về vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập đến Một số công trình nghiên cứu

về vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển di sản văn hoá như:

“Bảo tồn giá trị của di sản văn hóa trong phát triển Du lịch” của ThS Nguyễn Thị

Hồng Tâm, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm 2015 Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa Di sản văn hóa và phát triển du lịch; Thực trạng phát triển du lịch cũng như công tác bảo tồn các di sản văn hoá tại các khu du lịch Qua đó tác giả cũng đề xuất một số phương hướng để phát huy, bảo tồn giá trị của di sản văn hóa trong phát triển du lịch

“Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch” của tác giả Đặng

Hoàng Lan, trên Tạp chí Văn hoá và Du lịch, số 11, tháng 5 năm 2013 Nghiên cứu đã đề cập đến vai trò, sự cần thiết của việc bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch của Việt Nam, nêu ra hiện trạng thực tế, những hạn chế khó khăn, qua đó đề xuất một số giải pháp

Trang 40

Nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá phục vụ phát

triển du lịch Thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 2

Nghiên cứu trình bày về thực trạng trong phát triển du lịch bền vững gắn với phát huy các

di sản văn hoá trên địa bàn Hà Nội với tư cách là tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá cho phát triển

du lịch Thủ Đô, đồng thời cũng đề cập đến những yêu cầu để thực hiện các giải pháp trên

“Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững vùng Nam Bộ” của Ts

Huỳnh Quốc Thắng, Khoa Văn hoá học, ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM trong Kỷ yếu Hội thảo “Hội nhập phát triển và vấn đề bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa khu vực III” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tháng 12/2011 Nghiên cứu đã chỉ

ra vai trò của văn hoá, quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, các nguyên tắc cũng như xu hướng trong quản lý di sản văn hoá với phát triển văn hoá

Đề tài “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa

vật thể tại Hải Dương” của Nguyễn Thị Sao, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành du lịch,

Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch và di sản văn hóa, trong đó bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể về cả lý luận và thực tiễn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Hải Dương Như vậy đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể, chứ chưa nghiên cứu tổng hợp về phát triển du lịch với văn hóa tổng thể

Nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá phục vụ phát

triển du lịch Thủ đô” của tác giả Bùi Thanh Thủy trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 2

Nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn Hà Nội với tư cách là tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá cho phát triển du lịch Thủ Đô, những yêu cầu để thực hiện các giải pháp trên Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra những vấn đề chung nhất trong thực tế bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa

để phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội, tuy nhiên về khía cạnh ngược lại là phát triển du lịch bền vững để bảo tồn văn hóa thì chưa được đề cập đến

Bên cạnh đó còn một số luận văn, luận án về vấn đề liên quan như: Luận án tiến sĩ

“Nghiên cứu về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay” của

Ngày đăng: 03/07/2017, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w