BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU I MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: - Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.. - biết được tình hình sản xuất nông , lâm,
Trang 1Ngày soạn: 12/09/2008
Ngày dạy: 16/09/2008
Tiết:………
BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức:
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
- biết được tình hình sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp ỏ nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới
2) Kỹ năng :
- Độc lập suy nghĩ, phân tích tổng hợp kiến thức
3) Vận dụng:
- Vận dụng kiến thức được học vào mục đích hướng nghiệp
II) CHUẨN BỊ:
III) TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) ổn định lớp :1’
- ổn định, kiểm tra sĩ số lớp
2) Kiểm tra bài cũ: 4’
- Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
3) Bài mới :
Nước ta là nước ở vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu, đất đai rất thích hợp cho sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp Vậy để hiểu rõ về tầm quan trọng, những đóng góp
và để có được cách nhìn toàn diện nhất về các ngành nghề này chúng ta cùng tìm hiểu bài
mở đầu của chương trình công nghệ 10
15’
ở nước ta có đến 2/3 dân số sống bằng nghề
nông Vậy hoạt động sản xuất nông , lâm, ngư
nghiệp đóng vai trò như thế nào trong nền kinh
tế quốc dân? Chúng ta cùng tìm tìm hiểu tầm
quan trọng của hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp
? Cơ cấu tổng sản phẩm nước ta có những nhóm
ngành chủ yếu nào
- Công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp,
dịch vụ,…
? Nhận xét về khả năng đóng góp của ngành
nông, lâm, ngư nghiệp vào tổng sản phẩm nước
ta trong những năm qua
- giải thích việc tỷ trọng sản phẩm nông, lâm,
ngư nghiệp có xu hướng giảm là tất yếu vì nước
ta đang đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH, là
điều đáng mừng
? Phân biệt cây lương thực và cây thực phẩm.
I) TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN:
1) Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào
cơ cấu tổng sản phẩm của cà nước:
- Chiếm hơn 1/5 tổng sản phẩm trong nước
Trang 2? Kể tên nghững sản phẩm nông, lâm, ngư
nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
- Lúa, bắp, thịt, trứng, sữa, tôm, cá, cà phê, tiêu,
điều,…
- Trong nhiều năm qua, nước ta đã xuất khẩu
nhiều sản phẩm có giá trị và thu về cho nhà
nước, nhân dân ta nhiều ngoại tệ
? Kể tên các sản phẩm nước ta thường xuất khẩu
ra nước ngoài Ở Bình Phước có những sản
phẩm nào
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của xuất khẩu lúa
? Nhận xét về lực lượng lao động phân bố trong
ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành
khác
- Chiếm phần lớn lao động trong cả nước
Chuyển ý: Vậy hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp ở nước ta đã đạt được những thành
tựu và hạn chế gì? chúng ta cùng tiếp tục tìm
hiểu bài Trước hết đã đạt được những thành tựu
gì?
- Sản xuất lương thực tăng, đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu,…
? Ngoài những thành tựu trên, những vấn đề nào
còn hạn chế và cần được khắc phục
- Năng suất thấp, lạc hậu, chưa tương xứng với
tiềm năng,…
? Cho ví dụ về các loại sản phẩm kém chất
lượng của nước ta bị các nước trả về khi xuất
khẩu ra nước ngoài Ở Bình Phước có những
loại sản phẩm nào
- Lấy ví dụ về hạt điều ngâm nước, hạt điều non
2) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
- Lương thực: lúa, bắp, khoai lang,…
- Thực phẩm: rau các loại, thịt, trứng, sữa,…
- Nguyên liệu: thủy, hải sản đóng hộp, cà phê, cây ăn quả,…
3) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu:
4) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tạo việc làm cho rất niều người lao động:
- Chiếm hơn 50% tổng số lao động xã hội Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và ổn định chính trị xã hội
II)TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
1)Thành tựu:
a) Sản xuất lương thực tăng liên tục b) Hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
c) Một số sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế
2) Hạn chế:
- Năng suất, chất lượng thấp
- Giống, cơ sở bảo quản, chế biến lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu
Trang 3đem phơi nắng, tiêu trộn hạt đu đủ và hạt bông
gòn,…để học sinh thấy được các loại sản phẩm
chưa đạt yêu cầu về chất lượng
- Lấy ví dụ về các cơ sở bảo quản, chế biến lạc
hậu chưa đạt yêu cầu
? Vậy trong tương lai chúng ta cần làm gì để
phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp
- Tăng sx, chọn giống tốt, đầu tư cơ sở vật chất,
…
- Nhấn mạn việc đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia
? Tại sao phải đầu tư phát triển ngành chăn nuôi.
- Có nhiều sản phẩm có giá trị: thịt, trứng, sữa,
da, lông, sừng, phân bón,…
- Nhấn mạnh việc phát triển các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp phải đi đôi với quá trình CNH –
HĐH đất nước, áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất
III) PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM
VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở NƯỚC TA:
- Tăng cường sản xuất lương thực
- Đầu tư phát triển chăn nuôi
-Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, theo hướng nông nghiệp sinh thái
- Áp dụng khoa học công nghệ trong việc lựa chọn giông vậy nuôi, cây trồng
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu chế biến, bảo quản để giảm bớt hao hụt sản phẩm
4) Củng cố:
- Củng cố theo câu hỏi SGK trang 8
5) Hướng dẫn về nhà:
a) Học bài cũ:
- Học phần Những thành tựu và hạn chế cùa ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta hiện nay Chú ý: phương hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành nông, lâm, ngư nghiệp
b) Chuẩn bị bài mới:
- Xem trước mục I) Keo đất và khả năng hấp phụ của keo đất (Bài 7SGK: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRÔNG)
* RÚT KINH NGHIỆM: Ngày… tháng……năm…
Ký duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Trần Thị Huyền Trâm