Khái niệm về NSNN trong Luật NSNN của nước ta được quy định khác nhauqua từng giai đoạn lịch sử, cụ thể: Theo điều 1, Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội thì: “NSNN là
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH THỊ HỒNG NHUNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH THỊ HỒNG NHUNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
HUẾ, 2017
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề sử dụng của một học vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trongluận văn và đã được ghi rõ nguồn gốc
Quảng Trị, ngày 08 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
TRỊNH THỊ HỒNG NHUNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị
Bích Ngọc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chứcKho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã cung cấp số liệu, nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành các cán bộ tại các đơn vị sử dụng ngân sách ,chủ đầu tư dự án đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình điều tra phỏng vấn số liệu sơcấp của tôi
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Quảng Trị, ngày 08 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
TRỊNH THỊ HỒNG NHUNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: TRỊNH THỊ HỒNG NHUNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2015-2017
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Bích Ngọc
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) ra đời đã khẳng định vai trò quan trọngcủa mình trong công tác quản lý chi NSNN Trong nhiều năm qua, công tác quản lýchi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN thị xã Quảng Trị nói riêng có nhiều chuyểnbiến tích cực, giúp kiểm soát thanh toán chặt chẽ các khoản chi NSNN, đảm bảo cácnguồn kinh phí trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà
nước
Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trịvẫn còn tồn tại một số hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, quy trình kiểmsoát, thanh toán chi NSNN dẫn đến hiệu quả quản lý chi NSNN chưa cao Bên cạnh
đó, trong giai đoạn hiện nay cơ chế chính sách về quản lý và kiểm soát chi NSNN vẫnchưa được hoàn thiện do đó ít nhiều gây khó khăn trong công tác quản lý chi NSNN
tại KBNN thị xã Quảng Trị Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác qu ản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh
Qu ảng Trị” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng nhiều phương pháp như: khảo
cứu tài liệu, thống kê mô tả, so sánh, kiểm định thống kê,…
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN tạiKBNN để từ đó tìm hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNNQuảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NSNN : Ngân sách Nhà nước
TABMIS : Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iv
Mục lục v
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3
4.3 Công cụ xử lý và phân tích 3
5 Nội dung nghiên cứu 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 5
1.1 Tổng quan về Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước 5
1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước 5
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi Ngân sách Nhà nước 6
1.2 Các nội dung của công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước 8
1.2.1 Khái niệm công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 8
1.2.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý chi Ngân sách Nhà nước 9
1.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý chi Ngân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8sách Nhà nước 11
1.2.4 Ý nghĩa của công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước 12
1.2.5 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 13
1.2.5.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước 13
1.2.5.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước.13 1.2.5.3 Nội dung công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 14
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương trong cả nước 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ28 2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, thu - chi NSNN của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 28
2.1.3 Tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nước tại địa bàn thị xã Quảng Trị 30
2.2 Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 32
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 32
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 32
2.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và bộ máy quản lý chi Ngân sách Nhà nước 34
2.3 Thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 36
2.3.1 Quy trình quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị 36
2.3.2 Khảo sát các đối tượng điều tra về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị 47
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 60
2.4.1 Những kết quả đạt được 60
2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế 61
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC THỊ XÃ QUẢNG TRỊ,
TỈNH QUẢNG TRỊ 64
3.1 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 64
3.1.1 Mục tiêu chung 64
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 64
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN Thị xã Quảng Trị 65
3.2.1 Hoàn thiện về quy trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước 65
3.2.2 Hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát, thanh toán chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị 69
3.2.3 Hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán chi NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư trên địa bàn thị xã Quảng Trị 69
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
I Kết luận 71
II Kiến nghị 72
1 Nhà nước, Bộ tài chính 72
2 Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị 72
3 Chính quyền và các ban ngành tại địa phương 73
4 Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước và Chủ đầu tư 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình thu - chi NSNN tại địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014-201631Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn cán bộ kiểm soát chi NSNN tại KBNN thị xã
Quảng Trị 36Bảng 2.3: Tình hình chi thanh toán cá nhân giai đoạn 2014-2016 42Bảng 2.4: Tình hình chi chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2014-2016 43Bảng 2.5: Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị
giai đoạn 2014 - 2016 44
Bảng 2.6: Tình hình giải ngân vốn XDCB tại địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn
2014 - 2016 46Bảng 2.7: Kết quả kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN thị xã Quảng Trị giai
đoạn 2014 - 2016 47
Bảng 2.8: Thông tin đối tượng điều tra phỏng vấn 48
Bảng 2.9: Đánh giá về cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành 50
Bảng 2.10: Giá trị trung bình về đánh giá cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban
hành giữa Khách hàng và CBCC 51Bảng 2.11: Đánh giá về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán chi Ngân
sách Nhà nước 53
Bảng 2.12 Giá trị trung bình về đánh giá hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát
thanh toán chi Ngân sách Nhà nước 55
Bảng 2.13: Đánh giá về trách nhiệm và năng lực cán bộ phụ trách công tác kiểm
soát thanh toán chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước 57
Bảng 2.14:Trường Đại học Kinh tế HuếĐánh giá về trách nhiệm và năng lực chuyên môn của khách hàng 59
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam 6
Sơ đồ1.2: Quy trình quản lý chi NSNN của KBNN 23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN thị xã Quảng Trị 35
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch một cửa tại KBNN thị xã Quảng Trị 37
Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên tại KBNN thị xã Quảng Trị 38
Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm soát, thanh toán chi đầu tư XDCB tại KBNN thị xã Quảng Trị 40
Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm soát thanh toán chi NSNN 66
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 29
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu chi NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị 41
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB tại KBNN thị Quảng Trị 45
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của một quốc gia Trong nền kinh tế thị trường, NSNN trở thành công cụ tàichính kích thích sự phát triển kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
Trong điều kiện nền kinh tế ở nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, khi
mà nguồn lực tài chính vẫn còn rất hạn hẹp trong khi đó nhu cầu chi lại có xu hướng
gia tăng và phức tạp, chính vì thế quản lý chi NSNN làm sao cho hiệu quả luôn là vấn
đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm Mặt khác, nước ta đang trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế việc tăng cường chú trọng đến công tác quản lý chiNSNN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước trong thời kì mới
Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) ra đời đã khẳng định vai trò quantrọng của mình trong công tác quản lý chi NSNN Trong nhiều năm qua, công tácquản lý chi NSNN tại KBNN nói chung và KBNN thị xã Quảng Trị nói riêng cónhiều chuyển biến tích cực, giúp kiểm soát thanh toán chặt chẽ các khoản chi
NSNN, đảm bảo các nguồn kinh phí trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ
chung của Đảng và Nhà nước
Tuy nhiên trên thực tế, công tác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã QuảngTrị vẫn còn tồn tại một số hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, quytrình kiểm soát, thanh toán chi NSNN dẫn đến hiệu quả quản lý chi NSNN chưacao Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay cơ chế chính sách về quản lý và kiểmsoát chi NSNN vẫn chưa được hoàn thiện do đó ít nhiều gây khó khăn trong côngtác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị Chính vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
của mình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho
bạc Nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý chi NSNN tại
KBNN thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý chi Ngân sách Nhà
nước tại KBNN thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: Các số liệu báo cáo của KBNN từ năm 2014 - 2016, Số
liệu điều tra, khảo sát được thực hiện vào năm 2017
4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đối với số liệu thứ cấp:
Các văn bản pháp luật được ban hành, báo cáo hàng năm của KBNN, báo cáotổng kết hàng năm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thị xã Quảng Trị,các giáo trình, tư liệu trên các báo, tạp chí và Internet…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14 Đối với số liệu sơ cấp:
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn trên cơ sở số lượng CBCC KBNN thị
xã Quảng Trị và cán bộ làm công tác thanh toán chi NSNN tại 89 đơn vị hành chính
trên địa bàn thị xã Quảng Trị qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ bảng câu hỏiđược thiết kế sẵn Danh sách cán bộ đã được chuẩn bị từ trước
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với số liệu thứ cấp
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua
các tài liệu tham khảo Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu tiến hành phân loại tổnghợp tài liệu, số liệu đó
- Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp được sử dụng để mô tả các
đặc tính cơ bản của những số liệu thu thập được
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xác định mức độ biến động trong các
chỉ tiêu phân tích, so sánh số liệu giữa năm này và năm khác để làm rõ việc tăng giảmtrong số liệu cần phân tích
Đối với số liệu sơ cấp:
- Phương pháp kiểm định tham số trung bình giữa 2 mẫu độc lập: Thông qua
phương pháp này nhằm xem xét, đối chiếu sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng
và CBCC về công tác quản lý chi NSNN tại KBNN
Trong đó giả thiết như sau:
Ho: Giá trị trung bình của 2 đối tượng trên tổng thể là giống nhau
H1: Giá trị trung bình của 2 đối tượng trên tổng thể là khác nhau
Kết luận:
Nếu giá trị Sig (2-tailed) < mức ý nghĩa 0.05, bác bỏ Ho và chấp nhận H1, cónghĩa là giá trị trung bình của 2 đối tượng trên tổng thể là khác nhau
Nếu giá trị Sig (2-tailed) > mức ý nghĩa 0.05, chấp nhận Ho và bác bỏ H1, có
nghĩa là giá trị trung bình của 2 đối tượng trên tổng thể là giống nhau.
4.3 Công cụ xử lý và phân tích
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 155 Nội dung nghiên cứu
Phần 1 Đặt vấn đề
Phần 2 Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN tại KBNN.Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN
tại KBNN thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
Phần 3: Kết luận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC1.1 Tổng quan về Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước
1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình
thành và phát triển của một quốc gia Trong giai đoạn hiện nay, NSNN ngày càngkhẳng định là công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô
như: duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế, bình ổn giá cả thịtrường, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền
Khái niệm về NSNN trong Luật NSNN của nước ta được quy định khác nhauqua từng giai đoạn lịch sử, cụ thể:
Theo điều 1, Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội thì:
“NSNN là toàn bộ những khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[17]
Theo điều 4, Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội thì:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[18]
Bản chất của NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và cácchủ thể trong xã hội thông qua các hoạt động thu, chi ngân sách, đây là quá trình phânphối và sử dụng nguồn tài chính của xã hội từ đó hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà
nước Các khoản thu, chi của NSNN luôn gắn liền với việc sử dụng quyền lực của Nhànước, được thể chế hóa bằng luật pháp
NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Việt Nam
(Nguồn: Quốc hội (2002), Luật NSNN)
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi Ngân sách Nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ Xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà
nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội do đó nội dung chi NSNN rất đa dạng, bao
gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảmhoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện trợ và các khoảnchi khác theo pháp luật
1.1.2.2 Đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước
Một là, Chi NSNN gắn chặt với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ
Hai là, Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định
cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi của NSNN vì cơ quan đó quyết định các
nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia; cơ quan đó thể ý chí nguyện vọng củamột dân tộc
NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Ba là, Các khoản chi NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô Điều đó có
nghĩa là hiệu quả của các khoản chi NSNN phải được xem xét toàn diện dựa vào hoànthành các mục tiêu về kinh tế, xã hội đề ra
Bốn là, Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, từ đặc
điểm này có thể phân biệt sự khác nhau giữa chi NSNN với các khoản tín dụng Nhànước Các đơn vị sử dụng ngân sách hay chủ đầu tư được cấp kinh phí hay vốn đầu tưđều không phải ghi nợ hay phải hoàn lại cho Nhà nước
Năm là, Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù thuộc
lĩnh vực kinh tế: tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái
1.1.2.3 Phân loại chi Ngân sách Nhà nước
Chi NSNN được phân loại dựa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân;
- Phân loại theo nội dung kinh tế;
- Phân loại theo tổ chức hành chính;
Căn cứ vào nội dung kinh tế, chi NSNN chia thành 4 nhóm:
- Chi thường xuyên;
- Chi đầu tư phát triển;
- Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của chính phủ;
- Chi trả nợ gốc các khoản vay của Nhà nước
Trong đó:
* Chi thường xuyên:
Chi thường xuyên là những khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý vàđiều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước trong các lĩnh vực như: Quốc
phòng, an ninh, sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dụcthể thao, khoa học công nghệ
Các khoản chi thường xuyên gồm có:
- Chi thanh toán cho các cá nhân như: tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; họcbổng sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thế; các khoản đóng góp như: bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19- Chi về hàng hóa, dịch vụ như: các khoản chi về điện nước, vệ sinh môi trường;vật tư văn phòng; dịch vụ thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí; chiphí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành như in ấn chỉ; đồng phục trang phục
- Chi trả lãi tiền vay và các khoản lệ phí liên quan đến các khoản vay
- Các khoản chi phí khác như: chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi xử lý tài sản
được xác lập sở hữu Nhà nước
* Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển là những khoản chi hình thành nên những tài sản vật chất có
khả năng tạo được nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước
Các khoản chi đầu tư phát triển gồm có:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình không có khả năng thu hồi vốn như: Cáccông trình giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông, các công trình văn hóa, giáodục, y tế, phúc lợi công cộng v.v
- Chi mua hàng hóa, vật tư dự trữ hàng hóa của Nhà nước
- Chi đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước
- Chi góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp cần thiết phải có sự thamgia của Nhà nước
- Chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của Nhà nước
* Các kho ản chi khác:
Các khoản chi khác bao gồm Chi trả nợ gốc và các khoản lãi do chính phủ vay;Chi viện trợ; Chi cho vay; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của trung ương; Chi bổ
sung cho ngân sách địa phương
1.2 Các nội dung của công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
1.2.1 Khái niệm công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Khái ni ệm công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Quản lý được hiểu một cách chung nhất là quá trình hoạch định, tổ chức thựchiện, lãnh đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của một tổ chức nhằm đảm bảo cho tổchức đó đạt được mục tiêu và hiệu quả cao nhất Công tác quản lý bao gồm 04 chức
năng cơ bản đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Xét về khía cạnh quản lý NSNN mà ở đây tổ chức chính là Nhà nước và đối
tượng là các khoản chi NSNN thì quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước thông qua
thẩm quyền và sử dụng các công cụ của mình để thực hiện việc phân bổ và sử dụngquỹ NSNN nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đạt hiệu quả caonhất Theo nghĩa hẹp hơn, quản lý chi NSNN chính là việc quản lý đầu ra NSNNthông qua các hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước
Như vậy, công tác quản lý chi NSNN là cả quá trình có hệ thống bao gồm từ
khâu lập kế hoạch ngân sách cho đến khâu cuối cùng là kiểm soát và sử dụng ngânsách từ cấp trung ương cho đến địa phương nhằm đảm bảo cho việc chi NSNN đạthiệu quả tối ưu nhất, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khái ni ệm về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiệnthẩm định, thẩm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo chính sách, chế độ, tiêuchuẩn và chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và
phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn
Kiểm soát là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý nói
chung và đối với công tác quản lý chi NSNN nói riêng Để đảm bảo hiệu quả kinh tế
cuối cùng của các hoạt động trong mỗi tổ chức, đơn vị thì cần phải kiểm tra, rà soát,xem xét các mục tiêu hoạt động của mình, đối chiếu số liệu, soát xét lại các thông tinthực hiện để điều chỉnh kịp thời trong tất cả các khâu
1.2.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý chi Ngân sách Nhà nước
1.2.2.1 Đặc điểm công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Quản lý chi NSNN là một bộ phận của quản lý tài chính công nên nó mang các
đặc điểm đặc trưng của quản lý tài chính công
Đối tượng của quản lý chi NSNN là các hoạt động chi NSNN Tuy nhiên các
hoạt động chi NSNN luôn gắn liền với các cơ quan nhà nước do đó cơ quan nhà nước
đồng thời là đối tượng của quản lý chi NSNN Do đó, trong công tác quản lý chi
NSNN luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý yếu tố con người với quản lý yếu tốhoạt động tài chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Hoạt động chi NSNN luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước nên trong côngtác quản lý chi NSNN phải đặc biệt chú trọng tới các phương pháp tổ chức hành chính,các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra Do đó công tác quản lý chi NSNN gắn vớiviệc ban hành các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước từ khâu lập dự toán, chấp
hành NSNN đến khâu quyết toán NSNN
Công tác quản lý chi NSNN là sự phối hợp, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa
các cơ quan, bộ phận, các cấp ban ngành có trách nhiệm liên quan Việc thiếu đồng bộ,
thống nhất sẽ gây khó khăn đến hiệu quả quản lý, dẫn đến các vấn đề tiêu cực như lãngphí, thất thoát NSNN
1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm,
công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn vớitrách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp
Thực hiện nguyên tắc này nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đơn vị có
liên quan đến công tác tác quản lý chi NSNN đồng thời đảm bảo sử dụng ngân sách có
hiệu quả
Thứ hai, Toàn bộ các khoản chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ
vào NSNN
Dự toán NSNN được xem là bản kế hoạch tài chính của Nhà nước, các khoản chi
NSNN đã được tính toán cụ thể, sử dụng cho từng mục tiêu cụ thể phải thực hiện Do
đó, việc thực hiện chi NSNN phải luôn căn cứ vào dự toán chi NSNN đã được cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Thứ ba, Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có
thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định
Qua đó, ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sáchkhông được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách
làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi
thường xuyên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 221.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Cơ quan Tài chính
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng
Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng ngân
sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan Tài chính
phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn.Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan,
đơn vị sử dụng ngân sách Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép,
sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì có quyền yêucầu KBNN tạm dừng thanh toán Trường hợp phát hiện việc chấp hành dự toán của
các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm
vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên có giải phápkịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc đểbảo đảm thực hiện ngân sách theo mục tiêu và tiến độ quy định
Kho b ạc Nhà nước
Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách Nhà nước căn cứ vào
dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tínhhợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định
Có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi theo quy địnhhoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính đối với các trường hợp
quy định
Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm về các quyết định thanhtoán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách theo quy định
Th ủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao
Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.
Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách có
nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán Nhà nước,chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng
đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm [17]
1.2.4 Ý nghĩa của công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả và bền vững sự trong tất cả các lĩnh vực của
một nền kinh tế, luôn luôn phải có sự tác động mang yếu tố quản lý của con người Vìvậy, công tác quản lý NSNN nói chung và công tác quản lý chi NSNN nói riêng có ýnghĩa hết sức đặc biệt, thể hiện:
Một là, quản lý chi NSNN góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc phân bổ
và sử dụng NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chiến lược quốc gia trongtừng giai đoạn nhất định Việc phân bổ và sử dụng NSNN nếu như không được hoạch
định, có kế hoạch tài chính sẽ dễ gây hậu quả nghiêm trọng, mất kiểm soát giữa cânđối thu - chi NSNN, gia tăng áp lực trả nợ của Nhà nước đặc biệt là khi có khủng
hoảng kinh tế xãy ra
Hai là, quản lý chi NSNN giúp cho NSNN được sử dụng một cách linh hoạt,
tiết kiệm, công khai, minh bạch, tránh tình trạng gây thất thoát, lãng phí
Hiện nay, các nguồn lực tài chính huy động luôn hạn hẹp so với nhu cầu chithực tế do đó việc sử dụng tiết kiệm NSNN là việc làm cấp thiết mang tính bắtbuộc Ngoài ra, nguồn huy động chủ yếu của Ngân sách hiện nay chủ yếu từ cáckhoản đóng thuế của người dân, việc công khai minh bạch hóa cũng là việc làm rấtcần thiết giúp tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng với Nhà nước
Ba là, quản lý chi NSNN nhằm đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng
các nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Qua đó giúp cho Nhà nước có những định hướng phát triển đúng đắn về các mục
tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong lâu dài, khắc phục những hạn chế, yếukém còn tồn tại, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Bốn là, quản lý chi NSNN thể hiện vai trò điều hành của Nhà nước trong việc quản
lý nguồn tài chính quốc gia đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên tất cả các lĩnh vực
Năm là, quản lý chi NSNN góp phần nâng cao trách nhiệm và quyền tự chủ của các
địa phương trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách hợp lý đặc biệt là các khoản chithường xuyên thuộc cấp địa phương quản lý, giảm gánh nặng và sự lệ thuộc vào NSTW
1.2.5 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
1.2.5.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Ch ức năng của Kho bạc Nhà nước
KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp
Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà
nước, quản lý ngân quỹ của Nhà nước, tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huyđộng vốn cho NSNN và đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu
Chính phủ theo quy định của pháp luật.[19]
Nhi ệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN được quy định tại điều 2, Quyết định số
26/QĐ -TTg ngày 08/07/2015 của Chính phủ
Đối với công tác quản lý chi NSNN, KBNN có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm
soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác được giao
theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, KBNN được quyền trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại
KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNNtheo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng,không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.[19]
1.2.5.2 Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước
Trong công tác quản lý chi NSNN, KBNN là đơn vị cuối cùng thực hiện công
đoạn xuất quỹ NSNN KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không hợp lệ,không đúng quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà nước về việc kiểm soát,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25thanh toán các khoản chi NSNN Do đó, vai trò của KBNN trong công tác quản lý chiNSNN vô cùng quan trọng Bởi vì:
Thứ nhất, việc xuất quỹ NSNN không chỉ đơn thuần là việc kết thúc chu trình
NSNN mà nó quyết định đến tính hiệu quả của việc sử dụng NSNN đối với các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai, hiện nay bộ máy quản lý Nhà nước ta đang trong giai đoạn củng cố và
hoàn thiện do đó vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hỏng, bất cập, việc kiểm soát chi NSNN sẽgiúp tiết kiệm ngân sách, tăng cường thắt chặt kỉ cương, kỷ luật tài chính đồng thờilàm giảm tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước
Thứ ba, việc kiểm soát các nguồn chi NSNN hiệu quả sẽ góp phần làm giảm
thâm hụt ngân sách đồng thời làm giảm gánh nặng nợ công quốc gia hiện nay đang làvấn đề cấp bách mà nước ta đang tìm cách giải quyết
Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì
mới, các khoản chi NSNN hiện nay ngày càng mang tính phức tạp và đa dạng hơn đặcbiệt là các khoản chi đầu tư phát triển đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư trong dài hạnchính vì vậy cần phải có hệ thống quản lý đầu ra NSNN phải đảm bảo quy trình chặtchẽ, an toàn và hiệu quả Bên cạnh đó, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội đảm bảo theo tiến độ, kế hoạch đề ra thì việc cấp phát, thanh toán các khoản chiNSNN phải linh hoạt, hợp lý và kịp thời
Thứ năm, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện Đứng
trước nhiều cơ hội và thách thức, đối với bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và trong
công tác quản lý chi NSNN nói riêng cần phải có những cơ chế, chính sách cải cáchphù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế KBNN là một trong những đơn vị trực thuộcngành tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN cầnphát huy vai trò của mình, góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
1.2.5.3 Nội dung công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN:
* Chi thường xuyên:
KBNN thực hiện cấp phát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN khi có
đủ các điều kiện sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Một là, đã có trong dự toán chi NSNN được giao Dự toán chi NSNN này đã
được được phân bổ và phê duyệt trên hệ thống TABMIS
Hai là, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh Đây là những căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSNN của các đơn vị hàng năm,
do đó KBNN căn cứ để làm điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN
Ba là, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi Do đó thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN (chủ tài khoản)phải đăng ký chữ ký mẫu và con dấu của cơ quan, đơn vị tại KBNN nơi giao dịch.KBNN chỉ thực hiện các thủ tục chi NSNN khi hồ sơ thanh thoán đã được chủ tàikhoản phê duyệt đúng theo thẩm quyền quy định
Bốn là, có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định Mỗi khoản chi phải lậptheo biểu mẫu quy định của KBNN KBNN căn cứ vào tính hợp lệ, hợp pháp của hồ
sơ, chứng từ để cấp phát, thanh toán cho các đơn vị.[3]
* Chi đầu tư XDCB:
KBNN thực hiện cấp phát thanh toán các nguồn vốn đầu tư khi các dự án (côngtrình) đầu tư có đủ có các điều kiện sau:
Thứ nhất, có đầy đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng
Thủ tục về đầu tư và xây dựng là những quyết định của cấp có thẩm quyền
cho phép đầu tư dự án theo chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Chỉ khi nào hoàn tất các thủ tục đầu tư và xây dựng thì dự án mới được phép ghivào kế hoạch đầu tư và được phép cấp phát vốn theo kế hoạch, thiết kế dự toán
được duyệt
Thứ hai, phải được ghi kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ ba, có quyết định thành lập Ban quản lý dự án và chủ đầu tư phải mở tàikhoản cấp phát vốn đầu tại KBNN
Thứ tư, có quyết định phê duyệt trúng thầu
Thứ năm, có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đủ điều kiện được cấp vốnthanh toán hoặc đủ điều kiện được cấp vốn tạm ứng theo quy định.[1]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27 Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước
* Chi thường xuyên:
Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên được thực hiện
theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chínhQuy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN như sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá
trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúngchế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Thứ hai, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ
ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiệnvật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại
tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
Thứ ba, việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên
tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hànghóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thựchiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN
Thứ tư, trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách Nhà nước
các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của cơquan tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nướcthực hiện việc thu hồi cho ngân sách Nhà nước theo đúng trình tự quy định.[3]
* Chi đầu tư XDCB:
Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB được thực hiệntheo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn vềquản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốnngân sách nhà nước như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, KBNN căn cứ vào
các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn
thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28toán để thanh toán cho chủ đầu tư Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác,
hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất
lượng công trình; KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này KBNN căn cứ
vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng
Thứ hai, KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán
trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối
với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng Căn cứ vào nguyên tắc này, KBNN hướngdẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống KBNN, đảm bảo tạo điềukiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước
Thứ ba, trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với trường hợp “kiểm soát trước,
thanh toán sau” và trong 03 ngày làm việc đối với trường hợp “thanh toán trước, kiểmsoát sau” kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào
hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thôngqua hợp đồng) và số tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán, KBNN kiểm soát, cấp vốnthanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định
Thứ tư, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành
được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượnghoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trong đó có thanh toán để thu hồi vốn
đã tạm ứng), trừ các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực
hiện và thanh toán
Thứ năm, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý thanh toán, quyết toánvốn khác với các quy định của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại Điều
ước quốc tế
Thứ sáu, số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình
không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự ánkhông được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt Số vốn thanh toán cho dự án trongnăm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành, không bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính
hàng năm của dự án nhưng không vượt quá kế hoạch tài chính chung của toàn dự án
Thứ bảy, đối với một số dự án đặc biệt quan trọng cần phải có cơ chế tạm ứng,
thanh toán vốn khác với các quy định trên đây, sau khi có ý kiến của cấp có thẩmquyền, Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn riêng.[2]
Nội dung kiểm soát thanh toán chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
* Chi thường xuyên:
KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách theo các nộidung sau:
Một là, Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các
khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản
dự toán của đơn vị còn đủ để chi
Hai là, Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo
quy định đối với từng khoản chi
Ba là, Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi ngân sách Nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định Đối với cáckhoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách Nhà nước, KBNN căn cứvào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.[3]
* Chi đầu tư XDCB:
KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của chủ đầu tư theo các nội dung sau:
Thứ nhất, Kiểm tra, kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, sự lô gích về thời
gian của tài liệu, hồ sơ thanh toán đúng theo quy định của pháp luật
Thứ hai, Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định
thầu, đấu thầu hoặc các hình thức lựa chọn đấu thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghịtạm ứng hay thanh toán phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng; kiểmtra việc áp dụng các định mức, đơn giá của dự toán so với quy định hiện hành, pháthiện các lỗi số học [4]
Hồ sơ, chứng từ kiểm soát thanh toán chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc
Nhà nước
* Chi thường xuyên:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Hiện nay các khoản chi thường xuyên NSNN theo 3 hình thức: Các khoản chitheo hình thức rút dự toán; Các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sử dụngngân sách và các khoản chi theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
Thứ nhất, Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán KBNN:
* Hồ sơ gửi lần đầu bao gồm:
- Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao
- Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ (Đối với khoản chi có giá trị hợp đồng từ
hai mươi triệu đồng trở lên); Trường hợp khoản chi phải thực hiện lựa chọn nhà thầutheo quy định của Luật Đấu thầu thì đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu
- Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị hoặc quyết định giao quyền tự chủcủa cấp có thẩm quyền
* Hồ sơ tạm ứng bao gồm:
- Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy rút dự toán (tạm ứng), trong
đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán
- Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản: Giấy rút dự toán (tạm ứng),
trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối với những khoản chi có giátrị hợp đồng dưới hai mươi triệu đồng: trường hợp giấy rút dự toán (tạm ứng) khôngthể hiện được hết nội dung tạm ứng, đơn vị kê khai rõ nội dung tạm ứng trên Bảng kêchứng từ thanh toán/tạm ứng
* Hồ sơ thanh toán tạm ứng bao gồm:
Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi KBNN Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng Tùytheo từng nội dung chi, gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau:
- Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt theo quy định: Đơn vị lập Bảng
kê chứng từ thanh toán/tạm ứng do Thủ trưởng đơn vị ký duyệt để gửi KBNN theomẫu quy định
- Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản: Các tài liệu, chứng từ kèm
theo đối với từng nội dung chi theo quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31* Hồ sơ thanh toán trực tiếp bao gồm:
- Giấy rút dự toán (thanh toán);
- Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối với những khoản chi có giátrị hợp đồng dưới hai mươi triệu đồng phải có bảng kê chứng từ thanh toán theo mẫu
quy định
- Ngoài ra, tùy theo từng nội dung chi, đơn vị gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ
theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 của Bộ Tài chính
Thứ hai, Kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi (TKTG) của đơn vị sử dụng ngân
sách: Cơ quan KBNN căn cứ vào văn bản pháp lý quy định nguồn hình thành và cơ
chế sử dụng kinh phí của TKTG đó để thực hiện kiểm soát chi
Hồ sơ tạm ứng, thanh toán là ủy nhiệm chi chuyển khoản, chuyển tiền điện từhoặc giấy rút tiền mặt theo mẫu quy định Ngoài ra, đối với TKTG phí, lệ phí cần phải
có dự toán thu, chi phí, lệ phí năm (gửi một lần vào đầu năm và gửi bổ sung khi có
điều chỉnh)
Thứ ba, Đối với hình thức chi theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính: hồ sơ
thanh toán là lệnh chi tiền của cơ quan tài chính Đối với hồ sơ liên quan đến từngkhoản chi bằng lệnh chi tiền, đơn vị gửi hồ sơ cho cơ quan tài chính, cơ quan tài chínhchịu trách nhiệm kiểm soát các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN và lưu giữ
hồ sơ chứng từ chi bằng hình thức lệnh chi tiền.[6]
* Chi đầu tư XDCB:
Thứ nhất, Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều
chỉnh), phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của Chủ đầu tư,bao gồm:
- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư:Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư
được duyệt; Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu
thầu; Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu
- Đối với dự án thực hiện đầu tư:
+ Đối với dự án vốn trong nước: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tưcủa cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Văn bản phê duyệt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ địnhthầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong
trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng);
Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy địnhcủa pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật); Dự toán và quyết định phê duyệt dựtoán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình
đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không
thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật)
+ Đối với dự án ODA: ngoài các tài liệu theo quy định nêu trên, cần có: Bản dịch
bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư: Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữaViệt Nam và nhà tài trợ và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khác (nếu có).Riêng hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải là văn bản bằng tiếng Việt hoặc bảndịch bằng tiếng Việt có chữ ký và dấu của chủ đầu tư (phần quy định về các điều kiện,
điều khoản thanh toán và các nội dung liên quan trực tiếp đến việc thanh toán của hợpđồng) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội
dung bản dịch tiếng Việt; Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của Hợp
đồng (kể cả trường hợp dự án vốn trong nước nhưng do nhà thầu nước ngoài thi công)
- Đối với công tác chuẩn bị đầu tư nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện
đầu tư cần có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tư được duyệt
- Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhưng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự
án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, cácquyết định điều chỉnh dự án (nếu có); Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự
án được duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phương án giải phóng mặt
bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định củaLuật Đấu thầu; Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng
theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật)
- Đối với trường hợp tự thực hiện: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báocáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công
trình, công trình (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật); Văn bản của cấp có thẩmquyền cho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư củacấp có thẩm quyền); Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ;
Thứ hai, Đối với hồ sơ gửi từng lần để tạm ứng hoặc thanh toán bao gồm:
- Đối với hồ sơ tạm ứng vốn: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Chứng từchuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính; Bảolãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà nước bản sao có
đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư) đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạmứng theo quy định
- Đối với hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành: Biên bản nghiệm thu khối
lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng kèm theo Bảng xác định giá trị khốilượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại
diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của BộTài chính.[2]
Quy trình quản lý chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước
Th ứ nhất, mở tài khoản giao dịch tại KBNN:
Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư (gọi chung là khách hàng) khi tham gia
giao dịch lần đầu tại KBNN phải đăng ký mở tài khoản giao dịch Các thủ tục mở tàikhoản giao dịch tại KBNN được quy định theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày12/05/2014 của Bộ tài chính về Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN
trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
Th ứ hai, KBNN thực hiện quy trình kiểm soát, thanh toán chi NSNN cơ bản theo trình t ự các bước sau đây:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ thanh toán của khách hàng.
- Bước 2: Thực hiện nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN.
Sau bước tiếp nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa, bộ phận kiểm soát chi thực hiện
nghiệp vụ kiểm soát hồ sơ, chứng từ đảm bảo đúng thủ tục, hợp pháp, hợp lệ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34- Bước 3,4 : Thực hiện thanh toán cho khách hàng.
Sau khi hồ sơ được kiểm soát xong, bộ phận kiểm soát chi chuyển hồ sơ, chứng
từ thanh toán cho bộ phận kế toán để thực hiện thanh toán cho khách hàng
- Bước 5: Trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình quản lý chi NSNN của KBNN Kháchhàng được trả hồ sơ, chứng từ theo thời gian quy định
Sơ đồ1.2: Quy trình quản lý chi NSNN của KBNN
(Nguồn: Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012 của BTC; Quyết định số
282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của 282/QĐ-KBNN)
1.2.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Th ứ nhất, cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành.
Công tác quản lý chi NSNN luôn gắn liền với cơ chế chính sách, văn bản phápluật của Nhà nước, do đó hệ thống cơ chế chính sách pháp luật có tính ổn định lâu dài
và thực thi cao sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN
Th ứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi NSNN tại
Bộ phận kế toán thanh toán
4a
Đơn vị thụ hưởng
4b
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Công nghệ thông tin ngày nay đang là điều kiện đóng góp quan trọng đối vớicông tác quản lý hành chính Nhà nước nói chung Việc ứng dụng công nghệ thôngtin hiện đại vào hoạt động quản lý chi NSNN tại KBNN sẽ giúp nâng cao chất
lượng quản lý các khoản chi NSNN Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi khốilượng công việc xử lý ngày càng lớn và phức tạp thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo tính chính xác hơn
Th ứ ba, hồ sơ, quy trình nghiệp vụ và kiểm soát thanh toán chi NSNN.
Công tác quản lý chi NSNN tại KBNN thực hiện theo quy trình nghiệp vụ đượcBTC, KBNN quy định bằng văn bản pháp luật cụ thể Quy trình nghiệp vụ cũng nhưcác hồ sơ liên quan được xây dựng theo hướng tin gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện, côngkhai minh bạch sẽ giúp KBNN kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN hiệu quả
hơn, tạo điều kiện thuận lợi các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư dự án trong quá
trình thực hiện các thủ tục thanh toán
Th ứ tư, trách nhiệm và năng lực chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác kiểm
soát thanh toán chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và lớn mạnh củamột tổ chức Do đó, hiệu quả công tác quản lý chi NSNN phụ thuộc rất lớn vào trình
độ của cán bộ KBNN Trình độ chuyên môn đội của ngũ cán bộ KBNN giỏi phẩm chấtđạo đức tốt thì chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN càng cao
Th ứ năm, trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đơn vị sử dụng NSNN, chủ
đầu tư
Luật NSNN hiện nay quy định rất rõ ràng trách nhiệm của đơn vị sử dụngNSNN, chủ đầu tư trong công tác quản lý NSNN, do đó đây cũng một trongnhững yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN Bên cạnh đó,
năng lực của cán bộ làm công tác thanh toán chi tại các đơn vị, chủ đầu tư càng
cao, trình độ chuyên môn cao, khả năng tiếp cận linh hoạt nhạy bén sẽ giúp cán bộkiểm soát, thanh toán chi NSNN hoàn thành hồ sơ thanh toán nhanh chóng, bảo
đảm tiến độ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 361.3 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước ở một số địa phương trong cả nước
* Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
KBNN Gia Bình được thành lập vào ngày 01/10/1999 trực thuộc KBNN tỉnh BắcNinh Trong giai đoạn từ 2011-2014, công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Gia Bình
đã đạt được những kết quả như sau:
KBNN Gia Bình đã bám sát luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành,thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng tiêu chuẩn, định mức,chế độ Nhà nước quy định Trong vòng 5 năm (2011-2014), KBNN đã phát hiện
905 khoản chi thường xuyên từ NSNN không đúng điều kiện, hồ sơ thủ tục thanhtoán với số tiền từ chối thanh toán là 2.716 triệu đồng và chi đầu tư phát triển từchối thanh toán với tổng số tiền là 727 triệu đồng KBNN Gia Bình đã yêu cầu các
đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết, góp phần tích cực vào việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng
Công khai các hồ sơ thủ tục, quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB, chi thườngxuyên từ NSNN Trong đó quy định cụ thể về các tài liệu, hồ sơ chủ đầu tư, kháchhàng gửi đến KBNN, trình tự và thủ tục giải quyết công việc và trách nhiệm của từng
bộ phận nghiệp vụ từ đó đã tạo niềm tin, điều kiện đối với các đơn vị khách hàng
đến giao dịch KBNN Gia Bình
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn và tham mưu choUBND huyện, UBND các xã tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm soát,thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn
đầu tư XDCB, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN, duy trì sự tăng trưởng kinh
tế của địa phương trong những giai đoạn khó khăn
Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi NSNN, công tác kế toán, thanh toán
(chương trình TABMIS, chương trình quản lý thanh toán vốn đầu tư) đáp ứng kịp thời,
chính xác thông tin báo cáo cho KBNN cấp trên và chính quyền địa phương, góp phần quantrọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN ở KBNN Gia Bình.[15]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37* Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
KBNN Võ Nhai được thành lập theo quyết định số 186-TC-/QĐ-TCCB ngày21/3/1990 trực thuộc KBNN tỉnh Thái Nguyên Trong giai đoạn từ 2013-2015, côngtác quản lý chi NSNN tại KBNN Võ Nhai đã đạt được những kết quả như sau:
KBNN Võ Nhai đã bám sát các quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫnhiện hành, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng tiêu chuẩn, địnhmức, chế độ Nhà nước quy định, đặc biệt là đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa tàisản Trong giai đoạn 3 năm (2013-2015), KBNN Võ Nhai đã phát hiện và từ chối thanhtoán các khoản chi NSNN không đủ điều kiện thanh toán với lên tới 10.449 triệu đồng.Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý NSNN được quy định
rõ ràng Công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán đi vào nề nếp Luôn phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng trên địa bàn và tham mưu cho UBND huyện, UBND xã tháo gỡkhó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN
Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN, công tác kế toán, thanh toán
đáp ứng kịp thời, chính xác cho KBNN cấp trên và chính quyền địa phương, góp phần
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN tại KBNN Võ Nhai.[16]
* Bài học kinh nghiệm cho KBNN thị xã Quảng Trị
Qua tìm hiểu công tác quản lý chi NSNN tại KBNN huyện Gia Bình, tỉnh NinhBình và KBNN Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số kinh nghiệm choKNBB thị xã Quảng Trị như sau:
Một là, Tích cực nghiên cứu, bám sát luật NSNN và các quy định khác có liên
quan đến công tác quản lý chi NNSN nói chung, đặc biệt công tác kiểm soát, thanh
toán chi NSNN qua KBNN
Hai là, Công khai các thủ tục hành chính, quy trình giao dịch, thời gian giải
quyết công việc Bên cạnh đó, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ đội ngũ cán
bộ công chức chuyên trách công tác kiểm soát, thanh toán chi NSNN từ đó tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho khách hàng khi tới giao dịch tại KBNN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Ba là, Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác
quản lý chi NSNN để kịp thời trao đổi, tìm ra các giải pháp giải quyết, tháo gỡ những
vướng mắc, khó khăn
Bốn là, Hiện đại hóa chương trình, công nghệ thông tin trong kiểm soát chi
NSNN, công tác kế toán, thanh toán (chương trình TABMIS, chương trình quản lýthanh toán vốn đầu tư) đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin báo cáo cho KBNN cấptrên và chính quyền địa phương
Tóm tắt Chương 1:
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi
NSNN tại KBNN Trong đó đã trình bày khái quát chung về NSNN và chi NSNN; Cácnội dung của công tác quản lý chi NSNN đặc biệt đi sâu nghiên cứu về công tác quản
lý chi NSNN tại KBNN; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chiNSNN tại KBNN
Bên cạnh đó, chương 1 đã trình bày kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương
để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi NSNN tại KBNN thị xã
Quảng Trị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, thu - chi NSNN của thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thị xã Quảng Trị là trung tâm văn hóa kinh tế phía Nam của tỉnh Quảng Trị, códiện tích tự nhiên là 7.042,78 ha gồm 04 phường và 01 xã Phía bắc và phía tây của thị
xã giáp với huyện Triệu Phong, phía đông giáp với huyện Hải Lăng
Địa hình thị xã chia thành 2 vùng rõ rệt Phía nam là vùng đồi núi với những
thảm rừng có hệ sinh thái phong phú Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối bằngphẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm Hai con sôngThạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua Thị xã hình thành các công đường thủy nốiliền thị xã Quảng Trị về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà Khí hậu thị xã QuảngTrị mang đậm nét điển hình khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của vùng duyênhải miền trung
Địa bàn thị xã nằm trên trục đường quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc - Nam
chạy qua Bên cạnh đó, Thị xã cũng là đầu mối xuất phát của các con đường tỉnh lộ
như đường 64 (thị xã Quảng Trị - Cửa Việt), đường 68 (thị xã Quảng Trị - đồng
bằng Triệu Hải - Phong Quảng) và nhiều con đường khác: thị xã Quảng Trị - LaVang - Phước Môn, thị xã Quảng Trị - Thượng Phước - Trấm - Cùa Đây là những
điều kiện rất thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế, xã hội của Thị xã;đồng thời tạo cơ hội giao lưu, hợp tác về kinh tế và văn hóa với các địa phương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH, QP-AN năm 2014,2015 2016
của UBND thị xã Quảng Trị)
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014-2016
Qua biểu đồ 2.1, giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã Quảng Trị có xu hướng tăng
trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, cụ thể như sau:
Ngành thương mại - dịch vụ: tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2014 đạt
975,17 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.158 tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2014), năm
2016 đạt 1.373,016 tỷ đồng (tăng 18,57 % so với năm 2015) Trong đó, tập trung đa
dạng hóa các loại hình, ngành nghề kinh doanh, nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn
được hình thành và mở rộng quy mô phát triển Đặc biệt trong những năm gần đây, thị
xã Quảng Trị tập trung hướng đến phát triển ngành du lịch, chủ yếu là khai thác hìnhthức du lịch về nguồn
Ngành sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 322 tỷ
đồng; năm 2015 đạt 345 tỷ đồng (tăng 7,14% so với năm 2014), năm 2016 đạt 360 tỷ
Trường Đại học Kinh tế Huế