Nếu kịp thời được điều trị bằng các phươngpháp của y học cổ truyền sẽ góp phần điều trị và hạn chế những biến chứng.Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh T
Trang 1Trên thế giới, năm 2000 có 26,4% người lớn tuổi mắc bệnh tăng huyết
áp và dự báo sẽ tăng 29,2% trong những thập kỷ tới Ước tính trên toàn thếgiới hiện nay có khoảng 1 tỷ người bị tăng huyết áp và khoảng 2,9 triệutrường hợp tử vong mỗi năm Bệnh tăng huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ làmảnh hưởng đến các cơ quan đích là mắt, tim, não, thận… gây ra các biếnchứng nặng nề như đột quỵ, suy tim… Những công trình nghiên cứu gần đâycòn cho thấy THA làm tăng khả năng sa sút trí tuệ và Alzheimer
Hiện nay y học hiện đại (YHHĐ) cũng đã tìm ra được nhiều loại thuốchữu hiệu để điều trị THA, nhưng người ta vẫn chưa biết được nguyên nhângây bệnh THA, nên việc điều trị còn rất khó khăn và phải điều trị liên tục,thậm chí suốt đời vì các thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn và có nhiều tác dụngngoài ý muốn
Tăng huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền(YHCT) với nhiều thể lâm sàng trong đó thể can dương thượng cang cónhiều điểm tương đồng với cơn tăng huyết áp Có nhiều phương pháp dùngthuốc và không dùng thuốc như: xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh,châm cứu, hào châm đã dùng để điều trị chứng huyễn vựng
Bệnh tăng huyết áp thường có diễn biến bất thường nhưng việc theo dõi
sử dụng thuốc hạ áp của YHHĐ ở tuyến y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa khôngphải lúc nào cũng thuận lợi nhất là đối những bệnh đang có cơn tăng huyết áp
Trang 2mà chưa được dùng thuốc ngay Nếu kịp thời được điều trị bằng các phươngpháp của y học cổ truyền sẽ góp phần điều trị và hạn chế những biến chứng.Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Tănghuyết áp nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về phương pháp bấm huyệt để
Hạ huyết áp vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng hạ áp của huyệt Ế Phong trong điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu năm 2017” với mục tiêu:
1 Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của huyệt Ế phong trên lâm sàng
2 So sánh hiệu quả điều trị bệnh tăng huyết áp nguyên phát độ I, II thểCan dương thượng cang bằng phương pháp bấm huyệt và dùng thuốcamlodipin 2,5mg
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm y học hiện đại về bệnh tăng huyết áp
1.1.2 Phân loại bệnh tăng huyết áp
1.1.2.1 Phân loại theo chỉ số huyết áp
Phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết ápthế giới năm 1999, cách phân loại này đã được khẳng định lại năm 2003(WHO/ISH 2003)
Bảng 1.1 Phân loại tăng huyết áp
tâm thu (mmHg)
Huyết áptâm trương(mmHg)
Tăng huyết áp độ I (nhẹ) 140 – 159 hoặc 90 – 99
Tăng huyết áp độ II (vừa) 160 – 179 hoặc 100 – 109Tăng huyết áp độ III (nặng) ≥ 180 hoặc ≥ 110Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần ≥ 140 < 90
Trang 4Bình thường < 120 và < 80
Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 – 159 hoặc 90 – 99
1.1.2.2 Phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp thế giới năm 1993(WHO/ISH 1993) bệnh tăng huyết áp tiến triển qua 3 giai đoạn tuỳ thuộc vàotổn thương của các cơ quan đích
- Giai đoạn I: Không có một dấu hiệu khách quan về tổn thương cơ quan
+ Protein niệu và hoặc Creatinin huyết tương tăng nhẹ
- Giai đoạn III: Bệnh nhân đã có tổn thương ở các cơ quan:
+ Tim: có suy thất trái
+ Não: Tai biến mạch máu não, đột quỵ thoảng qua, bệnh não doTHA…
+ Mắt: có chảy máu hay xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị…+ Ngoài ra có thể có:
Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
Huyết khối động mạch trong sọ gây nhũn não
Phồng tắc động mạch
Suy thận
1.1.2.3 Phân loại tăng huyết áp theo nguyên nhân
Dựa theo nguyên nhân tăng huyết áp được chia làm hai loại: tăng huyết
áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát:
- Tăng huyết áp thứ phát: còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng khi tìmthấy nguyên nhân Những nguyên nhân chính:
Trang 5+ Thận: viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận, sỏi thận, thận đa nang, ứnước bể thận, hẹp động mạch thận.
+ Nội tiết: cường Aldosteron tiên phát, phì đại thượng thận bẩm sinh,hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận, tăng calci máu
+ Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén,thuốc tránh thai, thuốc corticoid…
Các nguyên nhân nói trên chiếm từ 11- 15% các trường hợp tăng huyếtáp
- Tăng huyết áp nguyên phát: còn gọi là tăng huyết áp bệnh nếu khôngtìm thấy nguyên nhân và chiếm từ 85 – 89% các trường hợp tăng huyết áp
1.1.2.4 Phân loại tăng huyết áp theo thể bệnh
- Tăng huyết áp thường xuyên: Con số huyết áp lúc nào cũng cao, tuy
có lúc cao nhiều, có lúc cao ít Trong loại này có thể phân biệt:
+ Tăng huyết áp lành tính: tiến triển chậm, ít biến chứng
+ Tăng huyết áp ác tính: tiến triển nhanh, nhiều biến chứng
- Tăng huyết áp không thường xuyên: con số huyết áp lúc cao, lúc bìnhthường Tăng huyết áp cơn trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bìnhthường có những cơn tăng vọt
- Tăng huyết áp dao động (tăng huyết áp tạm thời): Huyết áp tăng thấtthường, huyết áp thay đổi qua các lần đo, khi hồi hộp và trở lại bình thườngkhi nghỉ ngơi, khi trạng thái tinh thần yên tĩnh
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh bệnh tăng huyết áp
Huyết áp động mạch (HAĐM) phụ thuộc bởi 2 yếu tố chính là cunglượng tim và sức cản ngoại vi, tính theo công thức:
Huyết áp = Cung lượng tim x Sức cản ngoại vi
- Huyết áp phụ thuộc vào lưu lượng tim:
+ Lực co bóp của tim: Khi tim co bóp mạnh, thể tích tâm thu tăng, lưu lượngtim tăng, nên huyết áp tăng
Trang 6+ Tần số tim: Tần số tim thấp (tim đập chậm) thì lưu lượng thấp, huyết ápthấp Tần số tim cao (tim đập nhanh) thì lưu lượng cao, huyết áp tăng.
- Huyết áp phụ thuộc máu
+ Độ quánh của máu tăng, sức cản tăng, huyết áp tăng và ngược lại
+ Thể tích máu tăng, lưu lượng máu tăng, huyết áp tăng và ngược lại
- Huyết áp phụ thuộc vào động mạch:
+ Mạch máu co thì huyết áp tăng và ngược lại
+ Khi mạch máu kém đàn hồi, sức cản tăng, tim tăng lực co bóp làm tănghuyết áp
Trong hoạt động hàng ngày, HAĐM thay đổi rất nhiều nhưng vẫn nằmtrong giới hạn bình thường, nhờ nhiều yếu tố tham gia vào quá trình điều hoàHAĐM, với các cơ chế như sự điều chỉnh của của thần kinh giao cảm trongviệc điều tiết catecholamin, hệ renin-angiotensin-aldosteron… Trong bệnhTHA các cơ chế này bị rối loạn hàng loạt
1.1.3.1 Vai trò của hệ thần kinh giao cảm
Hệ thần kinh giao cảm tác động tới huyết áp thông qua các chất trunggian hoá học (catecholamin) được hình thành ở đầu tận cùng của dây thầnkinh giao cảm hậu hạch và ở tuỷ thượng thận Hệ thần kinh giao cảm bị kíchthích sẽ làm tăng hoạt động của tim Khi đó sẽ gây ra phản ứng co thắt toàn
bộ hệ thống tĩnh mạch và tiểu động mạch, làm tăng sức cản ngoại vi và THA
1.1.3.2 Vai trò của ion natri
Theo quy luật về cân bằng áp lực thẩm thấu natri sẽ kéo theo nhiềunước làm tăng thể tích dịch lưu hành và tăng cung lượng tim, ion natri tăngtrong thành các tiểu động mạch làm tăng sự nhạy cảm của thành mạch đối vớicác amin, gây co mạch và làm tăng sức cản ngoại vi, do đó làm tăng huyết áp
1.1.3.3 Vai trò của hệ renin- angiotensin-aldosteron (RAA)
Hệ RAA có vai trò quan trọng trong điều hoà huyết áp và cân bằngnatri Hệ thống này tham gia vào bệnh sinh THA qua 2 cơ chế: vừa làm tăngcung lượng tim, vừa gây co mạch làm tăng sức cản ngoại vi
Trang 7Trong bệnh tăng huyết áp, Renin ở cầu thận được hoạt hoá có tác dụngchuyển Angiotensinogent là một chất có sẵn trong huyết tương thànhAngiotensin I, rồi tiếp tục chuyển thành Angiotensin II Chất này có tác dụng
co mạch rất mạnh, đồng thời còn kích thích làm cho hệ thống thần kinh giaocảm hoạt động mạnh lên, kích thích dưới vùng đồi yên tiết ra hormon chốnglợi tiểu làm ứ nước và ion Natri, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và như vậycũng làm tăng huyết áp
- Vai trò của thành mạch:
Khi có tăng huyết áp tiểu động mạch dầy lên, chỗ hẹp, chỗ giãn và
do đó có thể là nguyên nhân gây thoát huyết tương, chảy máu, tiểu độngmạch trở lên xơ cứng do mất các sợi chun, lắng đọng colagen và calci,đồng thời với sự rối loạn chuyển hoá lipid ở lớp giữa sẽ làm cho độngmạch mất khả năng đàn hồi Do vậy, máu được thất trái bóp ra trong thìtâm thu sẽ được truyền thẳng vào hệ động mạch, gây nên sự thay đổi về thểtích dẫn đến tăng huyết áp Mặt khác, lòng động mạch hẹp sẽ làm tăng sứccản ngoại vi cũng gây nên tăng huyết áp Như vậy, giữa tăng huyết áp và sựđẩy nhanh xơ vữa động mạch có mối quan hệ nhân quả tạo thành một vòngxoắn bệnh lý Nếu hạ được huyết áp thì tình trạng xơ vữa động mạch sẽđược cải thiện Nếu làm giảm xơ vữa động mạch thì cũng giảm được huyếtáp
- Vai trò của các yếu tố khác:
+ Prostaglandin được nội mạc thành mạch sản xuất ra thường xuyên cótác dụng bảo vệ thành mạch, không cho tiểu cầu kết dính và tham gia điều hoàhuyết áp làm giãn mạch Prostaglandin đối lập với Tromboxan A2 của tiểucầu mà chất này làm cho tiểu cầu kết dính và co mạch Trong bệnh tăng huyết
áp người ta thấy thiếu PGI 2 do tổng hợp không đủ hoặc do tăng thoái hoá
+ Tính di truyền của tăng huyết áp: Nghiên cứu các rối loạn di truyềnhiếm gặp ảnh hưởng đến huyết áp cho thấy rằng các bất thường gien liên quanđến một số dạng tăng huyết áp hiếm gặp Tuy nhiên số người bị đột biến
Trang 8những gien này liên quan đến trị số huyết áp trong dân số không nhiều Cácnghiên cứu của hội di truyền họcđã nhận ra tính đa hình thái ở một số gien quiđịnh (ví dụ: Angio tensinogen…) và các nghiên cứu liên kết gien đã tập trungchú ý vào một số vị trí trong bộ gien có thể chứa các gien gây tăng huyết ápnguyên phát Tuy nhiên, không có bất thường gien nào trong số các loại gien
kể trên, đơn độc hay phối hợp với nhau, được chứng minh là gây ra tănghuyết áp trong quần thể nói chung
1.1.4 Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Khi bệnh tăng huyết áp phát triển đến một giai đoạn nhất định gây tổnthương đến các cơ quan, tổ chức khác thì mới xuất hiện biến chứng
- Động mạch:
+ Mạch nhanh: Nhiều hay ít do tăng tần số tim
+ Mạch căng: Do xơ cứng thành động mạch và do áp lực trong lòngmạch tăng (soi đáy mắt)
- Tim: Tâm thất trái dầy lên, cơ tim giãn ra, khả năng co bóp đàn hồicủa tim giảm, thất trái giãn dẫn đến suy tim trái Động mạch vành cũng dầndần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làmxuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim,
nó được coi là yếu tố đe doạ trong bệnh mạch vành
- Não: Tăng huyết áp lâu ngày làm cho động mạch não mất độ đàn hồi,biến dạng dễ hình thành những túi phồng nhỏ rất dễ vỡ khi có tăng huyết ápkịch phát Tăng huyết áp làm cho lòng động mạch não hẹp lại, gây cản trởtuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếumáu não, đôi khi tắc mạch não gây ra nhồi máu não Ở người bình thường,huyết áp trung bình có khả năng tự điều chỉnh phạm vi giữa 50 - 70 mmHg và
150 - 200 mmHg Nếu vượt qua giới hạn đó một số động mạch nhỏ bị giãn ra,máu ào vào các mao mạch làm nứt các thành mạch dễ làm cho dịch huyếttương dễ tràn vào khoảng kẽ gây phù não Nếu tăng huyết áp kéo dài các ổhoại tử và chảy máu não sẽ xuất hiện
Trang 9- Thận: Hay gây ra tăng huyết áp ác tính Biểu đồ hiện chủ yếu ở thậnbằng các hiện tượng thiếu máu do hoại tử kiểu tơ huyết các tiểu động mạchđến của cầu thận, nứt rạn các thành mao mạch Các cơ chế trên dẫn đến tổnthương cầu thận lớn và tăng tiết renin Renin chuyển Angiotensinogen thànhAngiotensin gây tăng huyết áp Hoại tử động mạch thận dẫn đến tăngAldosteron thứ phát gây ứ nước, muối, làm tăng thể tích máu càng làm nặngthêm tình trạng tăng huyết áp và dễ có biến chứng tim mạch như suy tim trái.
1.1.5 Các yếu tố nguy cơ
- Lượng muối ăn vào
1.1.6 Điều trị bệnh tăng huyết áp
1.1.6.1 Thay đổi lối sống
Bảng 1.3 Những thay đổi lối sống để điều trị tăng huyết áp (JNC7)
Thay đổi Khuyến cáo HA tâm thu giảm
Giảm cân Duy trì cân nặng
bình thường
5 - 20 mmHg/10kgcân nặng giảmThực hiện chế độ
ăn điều trị tăng
huyết áp
Ăn nhiều trái cây, rau vàcác chế phẩm bơ sữa ít béo, với lượng mỡ bão hoà thấp
8 - 14 mmHg
Giảm ăn muối 2 gam Na hay 6 gam NaCl 2 - 8 mmHg
Hoạt động thể lực
Vận động thể lực đều đặn(Đi bộ nhanh ít nhất
30 phút/ngày hầu hết các ngày trong tuần)
4 - 9 mmHg
Trang 10Hạn chế rượu 15 - 30 ml
tuỳ theo cân nặng và giới tính
2- 4 mmHg2- 4 mmHg
Để giảm nguy cơ tim mạch toàn bộ, ngừng hút thuốc lá
Bước II:
+ Phối hợp hai thứ thuốc lợi niệu với thuốc chẹn bêta hoặc ức chế menchuyển đổi angiotensin Nếu huyết áp không xuống hoặc xuống quá ít thì tăngdần liều Nếu huyết áp không xuống thì chuyển sang bước III
Bước III:
+ Phối hợp thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta với một trong 4 loại thuốcsau đây: hydralazin, alpha methy dopa, clonidin, guanethidin Nếu không đỡthì phối hợp thuốc lợi niệu, chẹn bêta với 2, 3 trong các thuốc nói trên
Trường hợp tăng huyết áp giới hạn: Không cần dùng thuốc chống tănghuyết áp, chỉ cần dùng thuốc an thần kết hợp với thay đổi lối sống
Tăng huyết áp là một bệnh xã hội do đó phải được sự quan tâm củatoàn xã hội và sự tham gia chủ động phòng chống tích cực của chính bảnthân người bệnh
Bệnh tim
Sau nhồi máu cơ tim : ƯCbeta, ƯCMC
Suy chức năng thất trái : ƯCMC
Trang 11Suy tim sung huyết : ƯCbeta, spironolactone
Bệnh thận
Bệnh thận do đái tháo đường type1 : ƯCMC
Bệnh thận do đái tháo đường type1 : ƯCTT angiotensin
Bệnh thận không do đái tháo
đường
: ƯCMC THA tâm thu đơn độc : Lợi tiểu, ƯC dihydropyridine
WHO/ ISH khuyên thay đổi lối sống ở tất cả các bệnh nhân THA.Thuốc phải được khởi đầu với liều nhỏ ở đa số các bệnh nhân không có chỉđịnh bắt buộc cho một loại thuốc nào
1.2 Khái niệm y học cổ truyền về bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường được mô tả trong phạm vi chứng huyễn vựng của
y học cổ truyền
Huyễn là hoa mắt, vựng là cảm giác tròng trành như ngồi trên thuyền,quay chuyển không yên
1.2.1 Nguyên nhân - Cơ chế bệnh sinh của chứng huyễn vựng
- Tố Vấn chí chân yếu đại luận có ghi: “Các chứng chóng mặt đều
thuộc về can” (Chư phong tác huyễn, giai thuộc vu can) chữa can là chính Đan Khê tâm pháp cũng ghi: “Không có đờm thì không có chóng mặt” (Vô đờm bất tác huyễn” chữa đờm là chính
- Hà Gian Lục thư ghi: “Phong hoả đều là dương, dương hay hoá,dương là cái chủ động, hai cái dương tác động lẫn nhau, sẽ gây nên quay
chuyển” (phong hoả giai dương, dương đa kiêm hoá, dương chủ hô động, lưỡng dương tương bác, tác vi tuyển chuyển) chữa hoả là chính.
- Cảnh Nhạc toàn thư ghi: “Không có hư thì không có chóng mặt” (vô
hư tác huyễn) chữa hư là chính
- Y trung quan kiệt Hải thượng Lãn Ông ghi: ‘‘Bệnh chóng mặt, trong phương thư đều chia ra phong, hàn, thử, thấp, khí, huyết, đờm để chữa, đại ý không ngoài chữ hoả Âm huyết của hậu thiên hư thì hoả động lên, chân thuỷ
Trang 12của tiên thiên suy thì hoả bốc lên bệnh nhẹ thì chữa hậu thiên, bệnh nặng thì chữa tiên thiên”
- Nam dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh) ghi “Bệnh chóng mặt thuộc phong thì đổ
mồ hôi, thuộc hàn thì đau nhức, thuộc thử thì nóng nảy buồn phiền, thuộc thấp thì nặng nề trầm trệ…, hoặc thất tình uất kết sinh đờm theo khí nghịch lên sinh chóng mặt…”.
Qua các y văn cổ chúng ta thấy nguyên nhân chính gây ra chứng huyễnvựng là do các yếu tố sau:
- Yếu tố thất tình: tình chí là yếu tố chính gây ra chứng huyễn vựng Tinhthần căng thẳng lâu ngày, tình chí không thư thái, hoặc lo nghĩ tức giận làmcan khí uất kết, uất lâu ngày hoá hoả, hoả thịnh thương âm, làm can âm mấtnuôi dưỡng, can âm hao tổn Âm không liễm được dương can dương nhiễuloạn lên trên làm đau đầu mắt đỏ và xuất hiện những cơn bốc hoả Can vàthận có quan hệ mật thiết với nhau, can hoả nung đốt phàn âm của can thận,dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng
- Ẩm thực bất điều: Do ăn uống nhiều chất bổ béo làm tổn thương tỳ vị,khiến chức năng vận hoá của tỳ suy giảm mà dẫn tới đàm thấp nội sinh nênphát bệnh hoặc uống nhiều rượu làm thấp trọc sinh ra, lâu ngày hoá nhiệt,nhiệt ung nấu tân dịch thành đàm Đàm thấp lại làm rối loạn chức năng kiệnvận của tỳ vị, hậu quả sinh đàm thấp lai làm cho thanh dương bất thăng, trọc
âm bất giáng mà gây ra chứng huyễn vựng
- Nội thương hư tổn: Do lao thương quá độ hoặc tuổi cao làm chức năngcủa thận suy giảm, thận thuỷ bất túc, thuỷ không dưỡng được mộc, can khôngđược nuôi dưỡng dẫn đến can thận âm hư, can hoả vượng mà sinh ra huyễnvựng
1.2.2 Phân loại - Cơ chế bệnh sinh của các thể bệnh trong chứng huyễn vựng
Theo YHCT, chứng huyễn vựng được chia làm 4 thể chính, mỗi thể cónhững Biểu đồ hiện lâm sàng và cơ chế bệnh sinh khác nhau
Trang 131.2.2.1 Thể can dương thượng cang
- Triệu chứng lâm sàng: nhức đầu, người bứt rứt, dễ cáu gắt, tai ù, mặt
đỏ mắt đỏ, họng khô, ngủ ít, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Trong điều kiện bình thường can âm và can dương cân bằng nhau, bất
kỳ lý do nào làm mất sự cân bằng này làm can dương vượng lên đều gây rachứng huyễn vựng Can âm hư có thể gặp ở người có bẩm tố dương mạnh,can dương dễ thăng lên trên mà phát thành huyễn vựng hoặc do người bệnh
có quá trình căng thẳng về mặt tinh thần làm rối loạn tình chí làm uất hoá hoảgây tổn thương đến can âm, phần âm bị tiêu hao đi phần dương của can thăngđộng lên tạo thành huyễn vựng hoặc do thận âm thương tổn không nuôidưỡng được can mộc, can âm không đủ can dương thăng động mà gây rahuyễn vựng Can hoả vượng làm cho người bệnh căng váng đầu, hoa mắt mặt
đỏ ù tai, người bứt dứt khó chịu, tính tình nóng nảy, hay cáu giận Can khaikhiếu ra mắt khi can hoả vượng thì mắt đỏ Can nhiễu động tâm, đồng thờikhông nuôi dưỡng được tâm huyết dẫn đến mất ngủ, can đởm vượng làmmiệng đắng, lưỡi đỏ mạch huyền sác
1.2.2.2 Thể thận tinh bất túc
- Triệu chứng lâm sàng: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoảnghốt, ngủ ít hay mê, lưng gối mỏi yếu, miệng khô mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạchhuyền tế sác (nếu thiên về âm hư)
Nếu thiên về dương hư thì sắc mặt trắng, lưng gối mềm yếu, đi tiểunhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế
- Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
Thận gồm hai phần thận âm và thận dương hay thận thuỷ và thận hoả,thận tinh và thận huyết Khi thuỷ hoả mất cân bằng, hoả thời vượng lên, thận
âm bất túc không hoà hợp được với tâm hoả, hoả của thận và của tâm kết hợplại mà gây bệnh Sách nội kinh viết: “thận sinh tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ sinhnão, mà não lại là bể của tuỷ”, “Mọi chứng choáng váng chao đảo đều thuộc
Trang 14can mộc, thận hư thì đầu nặng, tuỷ thiếu thì ù tai” Lưng là phủ của thận, chứcnăng thận kém sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi gối Do vậy khi bẩm tố thiên thiênkhông đủ hoặc lao thương quá độ làm tiêu hao thận tinh nên tinh không thểthượng xung lên não, bể tuỷ không đầy đủ gây ra chứng huyễn vựng.
1.2.2.3 Thể khí huyết lưỡng hư
- Triệu chứng lâm sàng: sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít ăn kém,hay đi phân lỏng, đầu choáng, hoa mắt, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế
- Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
Ở những người mắc bệnh lâu ngày làm tổn thương khí hoặc huyết kéodài hoặc chưa kịp hồi phục do tỳ vị hư nhược làm mất khả năng sinh hoá làmcho khí huyết bị tổn thương Khí hư làm cho chất thanh không thăng được,chất trọc không giáng, huyết hư làm não kém được nuôi dưỡng mà gây rahuyễn vựng hoặc huyết hư làm cho sự lưu thông khí huyết bị ngừng trệ, huyếttắc lại lâu ngày hoá hoả gây huyễn vựng
Sách Tỳ vị luận của Lý Đông Viên nói: “Tuổi từ 40 trở lên, nguyên khí
đã suy và do lo nghĩ phiền uất càng hại đến nguyên khí vì thế mà phát bệnhthành huyễn vựng”
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Âm huyết của hậu thiên hư thì hoảđộng lên, chân thuỷ của tiên thiên suy thì hoả bốc lên mà gây thành chứnghuyễn vựng”
Trên thực tế lâm sàng huyễn vựng do nguyên các nguyên nhân đơn lẻgây ra hoặc có thể do một vài nguyên nhân phối hợp gây ra
1.2.2.4 Thể đàm trọc trung trở
- Triệu chứng lâm sàng người béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng,buồn nôn, ăn ít ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính, mồm nhạt, mạch huyền hoạt
- Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
Thường gặp ở những người có thể trạng mập phì do ăn nhiều đồ béongọt trong thời gian dài làm tổn thương đến tỳ vị, làm rối loạn đến chức năng
Trang 15kiện vận của tỳ vị tạo nên đàm thấp, làm cho thanh dương bất thăng và trọc
âm bất giáng mà gây ra huyễn vựng
- Thể can dương thượng cang: pháp điều trị là Tư âm tiềm dương vớibài Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
- Thể đàm trọc trung trở: pháp điều trị là Kiện tỳ, hoá đàm với bài Bán
hạ bạch truật thiên ma thang
- Thể thận tinh bất túc: pháp điều trị là Bổ thận tư âm với bài Kỷ cúcđịa hoàng hoàn
- Thể khí huyết đều hư: pháp điều trị là Bổ tâm dưỡng huyết kiện tỳ vớibài Quy tỳ thang
1.2.3.2 Phương pháp không dùng thuốc
Bấm huyệt, châm cứu, khí công, dưỡng sinh… đã dược dùng để điều trịchứng huyễn vựng từ lâu trong đó bấm huyệt cũng được sử dụng khá nhiều