1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHỤ ĐẠO: VỢ NHẶT

3 490 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chuyên đề: VỢ NHẶT (Kim Lân) 1. Tóm tắt truyện: - Nạn đói (năm Ất Dậu -1945) tràn ngập làng quê, trong đó có xóm ngụ cư. - Tràng là chàng trai nghèo, xấu xí, làm nghề kéo xe bò. Một lần chở xe bò lên tỉnh, Tràng quen 1 cô gái. Lần thứ 2 gặp lại, người đàn bà đói rách được Tr đãi 4 bát bánh đúc. Sau vái câu nói đưa đẩy, thị theo tràng về nhà. - Mọi người ngạc nhiên. Cụ Tứ mẹ Tr dù buồn tủi nhưng cúng độ lượng đón con dâu "nhặt". - Dù chưa thoát khỏi nạn đói, nhưng khi họ nương tựa nhau trong 1 gia đình thì mọi thứ đã thay đổi. Họ góp tay xây dựng tổ ấm, hướng về tương lai. Tràng bắt đầu hiểu về Việt Minh và lá cờ đỏ ám ảnh tâm trí anh. 2. Chủ đề: - Tái hiện nạn đói khủng khiếp 1945, tp tố cáo tội ác thực dân, phát xít đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh khốn cùng, mạng người bị rẻ rúng. (gt ht) - Tinh thần nhân văn sâu sắc: dù rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, người dân lao động vẫn hướng về nhau yêu thương, đùm bọc và khát khao hạnh phuc, tin tưởng ở tương lai.(gt nđ). 3. Các nhân vật trong tác phẩm: **Tràng và Người vợ nhặt: 1/Bị cái đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm: a/Tràng: -Đi từng bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về đằng trước… -Không có tiền cưới vợ. Ngày vui, vợ chồng phải ăn cám. b/Người vợ nhặt: -Rách rưới, tả tơi gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ còn thấy hai con mắt. -Không có nổi cái tên, không duy trì nổi lòng tự trọng để phải theo không Tràng chỉ sau bốn bát bánh đúc. 2/Có khát khao nương tựa, khát khao muốn được gắn bó vào cuộc đời của người khác để được tồn tại, để sống, để cho cuộc đời mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn: a/Tràng: -Lúc đầu: chỉ đùa. Trên đường đưa người vợ nhặt về: tâm hồn tràn đầy tình nghĩa, quên luôn cả mùa đói. -Sáng hôm sau: Cảm nhận rõ hạnh phúc “thấm thía cảm động” của mái ấm gia đình. b/Người vợ nhặt: -Lúc đầu: Chỉ định gắn với Tràng để tồn tại qua mùa đói. -Sáng hôm sau: cuộc sống gia đình thay đổi thị, biến thị thành “người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn”. 3/Có sự hy vọng, tin tưởng vào tương lai: -Tràng: Nghĩ đến chuyện tu sửa căn nhà, chuyện sinh con đẻ cái, chuyện lo lắng cho vợ con sau này, chuyện đám ngưòi phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ tượng trưng cho Việt Minh. -Người vợ nhặt: Cùng mẹ chồng quét tước thu dọn nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. Trở nên hiền hậu đúng mực. Nói đến chuyện các vùng khác không đóng thuế, phá kho thóc Nhật, chuyện Việt Minh. **Bà Cụ Tứ (diễn biến tâm trạng): 1/Ngạc nhiên: -Ngạc nhiên: đứng sững lại, hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn, quay nhìn Tràng không hiểu (thấy người đàn bà bên Tràng). -Băn khoăn ngồi xuống giường khi nghe người đàn bà chào. 2/Lo âu, thương cảm, tủi thân: -Cúi đầu, kẽ mắt rỉ xuống hai dòng nước mắt (buồn vì không lo nổi đám cưới cho con, sợ con và dâu “có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát”?). -Nghẹn lời, nước mắt “cứ chảy xuống ròng ròng”. 3/Hy vọng, tin tưởng ở tương lai: -Nói đến chuyện nuôi gà, chuyện sẽ có một đàn gà nay mai.Nói đến triết lí “ai giàu ba họ ai khó ba đời” để động viên con và dâu về một viễn cảnh thoát đói nghèo. -Thu dọn, quét tước nhà cửa, sân vườn mong mang lại một sinh khí mới. 4. Các đề văn. 1/ Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngăn Vợ nhặt (Kim Lân). (Đề thi ĐHCĐ Khối D 2005- C2- 5đ). 2/ Anh/ chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). (Đề thi ĐHCĐ Khối C 2002- C2-ĐH 5đ, CĐ 7đ). 3/ Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ (mẹ Tràng) trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để cảm nhận tấm lòng người mẹ quê nghèo trước hạnh phúc bất ngờ của con trai bà. (Đề thi trường CĐKT đối ngoại 2006- C3- 5đ). 4/ Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. (Đề thi CĐSP Hải Dương Khối C- 2006- C2- 5đ). HƯỚNG DẪN: Đề 2: Anh/ chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân). 1. Mở bài: - Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của KL và của VHVN sau 1945. Truyện được in trong tập "Những con chó xấu xí" (1962). - TP có g.trị HT và t.trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống "Nhặt vợ" ngồ ngộ mà đầy thương tâm, tg cho ta thấy cuộc sống bi thảm của nhân dân ta trong nạn đói 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức nhân phẩm rất cao của họ. 2. Thân bài: 1/ Giải thích khái niệm: Giá trị nhân đạo. GTNĐ là một giá trị cơ bản của vh chân chính. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn của con người và lòng tin về khả năng vươn dậy của nó. 2/ Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 2.1. Tp bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của TD,PX đối với nhân dân ta. (Điểm qua các chi tiết miêu tả xóm ngụ cư trong nạn đói: những xác người còng queo, tiếng quạ gào thê thiết, mùi xác chết, tiếng khóc hờ trong đêm, những khuôn mặt u tối, dáng người ủ rũ, .). 2.2. Tp đi sâu khám phá và nâng nui khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người. - Những khát khao hp của Tràng. (Cái "tặc lưỡi" có phần liều lĩnh, cảm giác mới mẻ mơn man khắp da thịt, những tiếng cười của Tr, sự "tiêu hoang" khi mua 2 hào dầu thắp, cảm giác êm ái lửng lơ sau đêm tan hôn, .) - Ý thức bám lấy sự sống mạnh mẽ ở nhân vật "vợ nhặt" (Chấp nhận "theo không" Tràng, bỏ qua ý thức về danh dự). - Ý thức vun đắp cho cuộc sống của các nhân vật (Cụ Tứ bàn chuyện ngăn phên, nuôi gà; mẹ chồng nàng dâu quét tước quang quẻ, .). - Niềm hy vọng đổi đời ở các nhân vật (Hình ảnh lá cờ đỏ trong tâm trí Tràng). 2.3. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhâu hậu của con người. - Cái đẹp tiềm ẩn ở Tràng: Sự cảm thông, lòng thương người, chu đáo (đãi 4 bát bánh đúc, mua cho chị cái thúng con, cùng chị đánh một bữa no nê ), tình nghĩa và thái độ trách nhiệm, . - Sự biến đổi ở người "vợ nhặt": không còn vẻ chao chát, chỏng lỏn, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử, . - Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong cuộc sống gđ giữa cảnh sống thê thảm. III. Kết bài: - Đánh giá chung về gt nhân đạo của tp: niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lđ, bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây có nét mới mẻ so với nhiều tp trước 1945. - Tp còn là một thành tựu nhệ thuật độc đáo của KL và của VHVN. . Người vợ nhặt: 1/Bị cái đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm: a/Tràng: -Đi từng bước mệt mỏi, cái đầu trọc chúi về đằng trước… -Không có tiền cưới vợ. Ngày vui, vợ. niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngăn Vợ nhặt (Kim Lân). (Đề thi ĐHCĐ Khối D 2005- C2- 5đ). 2/ Anh/

Ngày đăng: 16/07/2013, 01:26

Xem thêm: PHỤ ĐẠO: VỢ NHẶT

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w