SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNGTRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI Môn : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG BÀI GIẢNG Bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự Đối tượng: Học sinh lớp 12 Người biên soạn Giáo v
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI
Môn : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
BÀI GIẢNG Bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự Đối tượng: Học sinh lớp 12
Người biên soạn Giáo viên Giáo dục quốc phòng
Nguyễn Tuấn Khánh
Trang 2PHÊ CHUẨN
Ngày……… tháng …… năm 2007
NỘI DUNG PHÊ DUYỆT
1- Phê duyệt giáo án:
Bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự
Của giáo viên: Nguyễn Tuấn Khánh
II- Địa điểm phê duyệt:
a-Tại thực địa: ………
b-Tại nhà trường: ………
III- Nội dung phê duyệt: a-Nội dung của giáo án: ….………
………
………
………
b-Khi thực hành huấn luyện: ………
………
………
………
IV-Kết luận: ………
………
………
………
-Ngày tháng năm thục luyện giáo án -Ngày tháng năm .huấn luyện theo tiến trình biểu Tổ trưởng bộ môn Ban giám hiệu
Trang 3Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I Mục đích, yêu cầu:
1 Mục đích:
Giới thiệu cho học sinh hiểu biết về hệ thống đào tạo trong Quân đội nhân dân Việt Nam và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự; giúp cho học sinh có định hướng nghề nghiệp quân sự, tự nguyện thi vào các trường quân đội, phục vụ Quốc phòng
2 Yêu cầu:
Học sinh có tái độ học tập tốt, hiểu đúng đủ các nội dung, tích cực học tập rèn luyện, tự
nguyện thi vào vác trường quân đội, phục vụ quân đội
II Nội dung – thời gian:
I/ Hệ thống nhà trường quân đội 30 phút
II/ Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội 60 phút
III Tổ chức, phương pháp:
1 Tổ chức:
- Lên lớp tập trung, lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy
- GV-HS trao đổi tại lớp
2 Phương pháp:
- GV: Sử dụng phương pháp giới thiệu, minh hoạ, kiểm tra
- HS: Ghi chép đầy đủ các nội dung, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình
IV Địa điểm:
- Lên lớp tại lớp học
V Đảm bảo:
1 Đối với giáo viên :
- Có giáo án soạn theo sách giáo khoa giáo dục quốc phòng lớp 12 Nhà xuất bản giáo dục 2001
2 Đối với học sinh :
- Có giấy để ghi chép
Trang 4THỰC HÀNH GIẢNG DẠY
A Thủ tục giảng đường:
Qui định kỹ luật giảng đường, học sinh chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không viết, vẽ lên bàn, tường
B Hạ khoa mục:
Bài 3: Nhà trường Quân đội và tuyển sinh quân sự.
- Mục đích, yêu cầu:
- Nội dung:
- Thời gian:
- Tổ chức phương pháp:
Các phần này lấy ở phần ý định huấn luyện
C Nội dung bài giảng:
I Hệ thống nhà trường quân đội:
1 Tóm tắt quá trình xây dựng và phát triển
của hệ thống nhà trường quân đội:
15-4-1945, thành lập trường Võ bị Trần Quốc
Tuấn
7-7-1946 thành lập Học viện Lục quân
10-3-1949 thành lập Học viện Quân y
3-3-1951 thành lập Học viện Hậu cần
25-10-1951 thành lập Học viện chính trị quân sự
2 Các học viện quân sự đào tạo đại học và
sau đại học:
Học viện Quốc phòng (Cầu Giấy – Hà Nội)
Học viện Lục quân (TP Đà Lạt)
Học viện chính trị quân sự (Hà Đông - Hà Tây)
Học viện Hậu cần (Gia Lâm - Hà Nội)
Học viện Kỹ thuật quân sự
Học viện Quân y (Hà Đông - Hà Tây)
Học viện Khoa học quân sự
Học viện Hải quân (TP Nha Trang - Khánh Hòa)
Học viện Phòng không - Không quân
3 Các trường đại học quân sự:
Sĩ quan Lục quân I (Sơn Tây - Hà Tây)
Sĩ quan Lục quân II (Long Thành - Đồng Nai)
Sĩ quan Pháo binh (Sơn Tây - Hà Tây)
Sĩ quan CHKT công binh (TX Thủ Dầu - Một
Binh Dương)
Sĩ quan CHKT thông tin(TP Nha Trang - Khánh
Hòa)
Sĩ quan CHKT tăng thiết giáp (Tam Đảo - Vĩnh
Phúc)
GV: Sau khi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập, Đảng và Bác Hồ đã chú trọng ngay đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cách mạng 15-4-1945 trường Võ bị TQ Tuấn tiền thâncủa học viện sĩ quan lục quân I
GV : Giới thiệu một số học viện cho học sinh nghe
GV: Giới thiệu một số trường đại học cho học sinh
Trang 5Sĩ quan Đặc công (Xuân Mai - Hà Tây)
Sĩ quan Phòng hóa (Sơn Tây - Hà Tây)
Đại học Biên phòng (Sơn Tây - Hà Tây)
Thời gian đào tạo:
- Học viện Quân y: 6 năm
- Học viện Kỹ thuật: 5 năm
- Các học viện, trường đại học khác: 4 năm
4 Các trường quân sự khác trong hệ thống
nhà trường quân đội:
a.Trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp:
Đào tạo nhân viên chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật cho quân đội,
không tuyển sinh ngoài quân đội
b.Các trường quân sự quân khu, quân sự quân
đoàn:
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương, đào
tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
nghiệp vụ cho các đơn vị
c.Các trường thiếu sinh quân:
Thiếu sinh quân Việt Bắc (Thái Nguyên)
Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu 5 (Pleiku
-Gia Lai)
d.Các trường đào tạo nghề:
e.Trường dự bị bay không quân: tạo nguồn phi
công
5 Các trường quân sự tuyển sinh từ thanh
niên, học sinh ngoài quân đội và ngành nghề
đào tạo:
a.Tuyển sinh đào tạo đại học
b.Tuyển sinh đào tạo cao đẳng
c.Tuyển sinh đào tạo phi công
d.Tuyển sinh nguồn dân tộc ít người
Các trường trên được công bố tuyển sinh rộng
rãi trên các phương tiện, “những điều cần biết về
tuyển sinh”
II Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường
quân đội
1 Đối tượng tiêu chuẩn tuyển sinh:
a.Đối tượng tuyển sinh:
Nam quân nhân tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc
phòng có từ 1 năm tuổi trở lên
Nam thanh niên ngoài quân đội
Nữ thanh niên ngoài quân đội, quân nhân đào
tạo binh sĩ, tin học viễn thông số lượng 10% chỉ
GV: Đào tạo hạ sĩ quan, bồi dưỡng cán bộ cấp phân đội, bồi dưỡng văn hóa cho nguồn dự bị vào đại học, THCN …
GV: Đào tạo nguồn cán bộ các dân tộc
ít người ở các quân khu về văn hóa, và rèn luyện mọi mặt Khi ra trường tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện thì được cử tuyển hoặc dự thi vào các trường đại học
GV: Giới thiệu các trường quân sự
tuyển sinh thanh niên ngoài quân đội, học sinh
Hình thức tổ chức, điều kiện tuyển sinh được công bố trên “những điều cần biết về tuyển sinh”
GV: Nói về đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh
Nam quân nhân tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng có từ 1 năm tuổi trở lên
Nam thanh niên ngoài quân đội
Trang 6b.Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Tự nguyện:
+ Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thivào trường
quân sự
+ Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công
ngành học
+ Khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công
tác
- Chính trị đạo đức: có lý lịch gia đình và bản
thân rõ ràng, đủ điều kiện là một đảng viên của
đảng cộng sản, bản thân có phẩm chất đạo đức tốt,
phải là đoàn viên
- Văn hóa:Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bổ túc không quy định ngưỡng học lực
- Sức khỏe: Đạt sức khỏe loại 1, không tuyển
những người nhiễm HIV, nghiện ma túy, hình xăm
và các dị tật
- Độ tuổi:
+ Thanh niên ngoài quân đội: 17-21 tuổi
+ Quân nhân tại ngũ, xuất ngũ: 18-23 tuổi
2 Tổ chức tuyển sinh quân sự:
a.Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự:
Tất cả các thí sinh đều phải qua sơ tuyển tại hội
đồng tuyển sinh quân sự địa phương
thí sinh nộp đơn dự thi và hồ sơ theo quy định dưới
sự hương dẫn của hội đồng tuyển sinh quận, huyện,
thị và đơn vị
Hồ sơ: 1 bản thẩm tra xác minh lý lịch, 1 phiếu
khám sức khỏe, 1 hồ sơ tuyển sinh, 3 phiếu đăng
ký dự thi, giấy chứng nhận ưu tiên hợp lệ, nộp lệ
phí tuyển sinh
b.Môn thi, nội dung và hình thức thi
Thi các khối A, B, C, D theo quy định chung của
nhà nước
c.Các mốc thời gian thi tuyển sinh quân sự
Bộ Quốc phòng ra thông tư tuyển sinh quốc
phòng vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm
Thời gian đăng kí dự thi và hồ sơ tuyển sinh tại
hội đồng tuyển sinh quân sự các địa phương: 10/2 –
10/4 hàng năm
Thời gian thi vào cùng các đợt thi của các
trường đại học trong cả nước
Thông báo kết quả vào tháng 8
Khai giảng vào tháng 9
Nữ thanh niên ngoài quân đội, quân
nhân đào tạo binh sĩ, tin học viễn thông số lượng 10% chỉ tiêu
GV: Nói về phương thức tiến hành tuyển sinh
Hồ sơ: 1 bản thẩm tra xác minh lý lịch, 1 phiếu khám sức khỏe, 1 hồ sơ tuyển sinh, 3 phiếu đăng ký dự thi, giấy chứng nhận ưu tiên hợp lệ, nộp lệ phí tuyển sinh
Môn thi: các khối A, B, C, D
Thời gian: như các trường đại học Hình thức: thi viết
Thời gian đăng kí dự thi từ 10/2 – 10/4 hàng năm
Trang 73 Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân
sự:
a.Thí sinh thi vào Học viện kĩ thuật quân sự, học
viện quân y, họcviện khoa học quân sự, Đại học
Biên phòng.
Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển chọn
theo quy định chung của nhà nước
b.Thí sinh thi vào các trường đại học trong quân
đội còn lại
Được ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực
4 Dự bị đại học:
Bộ Quốc phòng tổ chức các lớp đào tạo dự bị
đại học theo quy chế tuyển sinh dự bị đại học của
nhà nước đối với thí sinh và người dântộc đặc biệt
ít người, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm
trtở lên ở các tỉnh Quảng Ngãi trở vào, quân nhân
hoàn thành nhiệm vụ ở đảo Trường Sa, và các đảo
khác được hưởng chính sách như đảo Trường Sa
5 Một số quy định đối với học viên đào tạo
trong nhà trường quân đội.
Nhữnh thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo dự
bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khóa
Học viên được Bộ Quốc phòng cấp trang phục,
tiền ăn và phụ cấp
Sau 1 năm học, nhữnh học viên xuất sắc được
hưởng phụ cấp 1 lần bằng 6 lần phụ cấp tháng đó,
giỏi 1 lần bằng 3 lần phụ cấp
Học viên phải nghiêm chỉnh thực hiện mọi điều
lệnh, điều lệ của quân đội và nội quy của nhà
trường
Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè theo quy
định
Học viên tốt nghiệp kì thi tốt nghiệp quốc gia sẽ
được giám đốc (Hiệu trưởng), cấp bằng tốt nghiệp,
Bộ Quốc phòng phong hàm chỉ huy hoặc chuyên
nghiệp cấp Thiếu Uùy, nếu tốt nghiệp loại xuất sắc
được phong cấp Trung uý
Mọi học viên phải chấp hành chịu sự phân công
công tác của Bộ Quốc phòng
GV: Chính sách ưu tiên theo quy định của nhà nước
GV : Đối tượng: người dân tộc ít người, người
cư trú tại các tỉnh miền Nam(Quảng Ngãi trở vào), quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đảo Trường Sa
GV : Nêu một số quy định Nhữnh thí sinh trúng tuyển sẽ được đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khóa
Học viên được Bộ Quốc phòng cấp trang phục, tiền ăn và phụ cấp
Học viên phải nghiêm chỉnh thực hiện
mọi điều lệnh, điều lệ của quân đội và nội quy của nhà trường
Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè theo quy định
Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè theo quy định
Mọi học viên phải chấp hành chịu sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng
Trang 8D Hướng dẫn tổ chức thảo luận:
I Nội dung thảo luận:
Câu 1: Hãy nêu đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội
Câu 2: Nếu trúng tuyển vào đại học trong các trường quân đội, em có quyền lợi và nghĩa vụ gì ?
II Hướng dẫn thảo luận:
Chia lớp ra thành 4 nhóm, từng nhóm nghiên cứu trả lời câu hỏi, đặc câu hỏi thảo luận
Giáo viên chủ dộng hướng dẫn, giải quyết những vấn đề mà học sinh còn yếu
E Kế hoạch kiểm tra:
1 Mục đích: Nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh, đánh giá kết quả và
chất lượng giạng dạy của giáo viên để học tập rút kinh nghiệm
2 Yêu cầu: Đánh giá 1 cách chính xác, khách quan
Nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá
3 Nội dung kiểm tra: Kiểm tra phần thảo luận
* CÁCH TÍNH ĐIỂM
Điểm(9 – 10 ) : Đúng 80 –100% đáp án, đủ ý chính, phân tích sâu sắc, có dẫn chứng và liên hệ thực tế
Điểm (7 –8) : Đúng 60 – dưới 80% đáp án, có thể hoặc thừa 1, 2 ý nhỏ, phân tích chưa sâu
Điểm (5 - 6) : Đúng 50 – dưới 60% đáp án, có thể hoặc thừa 1, 2 ý nhỏ, phân tích liên hệ chưa sâu
Điểm (1 –4) : Chưa nắm được nội dung, trả lời lạc đề
Trang 9SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT ĐẠ HUOAI
Môn : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
BÀI GIẢNG Bài 4: Tư thế động tác vận động trong chiến đấu Đối tượng: Học sinh lớp 12
Người biên soạn Giáo viên Giáo dục quốc phòng
Nguyễn Tuấn Khánh
Trang 10TƯ THẾ ĐT VẬN ĐỘNG TRONG CHIẾN ĐẤU
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I Mục đích yêu cầu:
1 Mục đích :
Giúp cho học sinh nắm được ý nghĩa yêu cầu trườg hợp vận dụng và tư thế động tác
cơ bản vận động trong chiến đấu của từng người, bước đầu biết vận dụng phù hợp với địa hình và các tình huống
2 Yêu cầu:
- Nắm chắc các tư thế động tác cơ bản, luyện tập thành thạo
- Biết vận dụng phù hợp với địa hình và các tình huống
- Tích cực luyện tập, động tác sát thực tế
II Nội dung – trọng tâm – thời gian:
a- Những vấn đề chung 10 phút
b- Các tư thế động tác cơ bản khi vận động
1 Đi khom 60 phút
2 Chạy khom 40 phút
3 Bò 70 phút
4 Lê 70 phút
5 Trườn 70 phút
6 Lăn 60 phút
c-Tập tổng hợp 45 phút
IV Tổ chức – Phương pháp:
1 Tổ chức:
- Lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy và luyện tập, giáo viên trực tiếp giảng dạy, điều hành cho học sinh luyện tập tại bãi tập
- Phân chia lớp học thành từng nhóm(tổ), mỗi nhóm có từ 3-5 em, trong đó có 1 nhóm trưởng quản lý, chỉ huy nhóm trong quá trình học tập động tác
2 Phương pháp:
a Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp trực quan, nói rõ trường hợp vận dụng, làm
mẫu động tác theo 3 bước :
* Bước 1: làm nhanh, khái quát.
* Bước 2: làm chậm có phân tích từng cử động.
* Bước 3: làm tổng hợp.
Sau khi giới thiệu xong một tư thế động tác vận động trong chiến đấu thì tổ chức cho học sinh luyện tập theo các bước sau:
* Bước 1: từng học sinh tự nghiên cứu động tác vừa học trong đội hình của
nhóm
* Bước 2: thay nhau tập, người tập, người bình tập để bổ khuyết sửa chữa
động tác làm chưa đúng
* Bước 3: cả nhóm cùng luyện tập, sau mỗi lần tập có nhận xét, rút kinh
nghiệm
- Giáo viên quan sát theo dõi các nhóm luyện tập, phát hiện sai sót để uốn nắn, sửa chữa
Trang 11- Đối với học sinh: quan sát, chú ý, nhiệt tình, điều gì chưa rõ phải hỏi.
V Bảo đảm:
1 Bảo đảm cho giáo viên :
- Khi giảng, có giáo án biên soạn theo sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng lớp 12- Bộ giáo dục và đào tạo 2001
- Có cờ, còi, súng
2 Bảo đảm cho giáo viên :
Học sinh phải đi giày vải, mặc đồ thể thao
Mỗi học sinh chuẩn bị: 1 vòng nguỵ trang, 1 gầy dài 90 cm
Phân đội thực hiện nội dung mẫu
Trang 12THỰC HÀNH GIẢNG DẠY A.Thủ tục thao trường:
1 Tập hợp đội hình: Qui định nơi để vật chất,kiểm tra quân số, vũ khí trang bị,đồ dùng
học cụ, báo cáo cấp trên
2 Qui định thao trường sân tập:
- Khu vực vệ sinh
- Nơi nghỉ giải lao
- Qui định kỷ luật trên thao trường
3 Phổ biến ký tín hiệu luyện tập:
- Bắt đầu tập:1 hồi còi dài,cờ đỏ giơ cao
- Dừng tập:1 tiếng còi kết hợp với cờ đỏ chỉ vào bộ phận nào,bộ phận đó dừng tập sửa sai
- Thôi tập:2 hồi còi kết hợp với khẩu lệnh về vị trí tập trung
- Bia số 6,số 10 tượng trưng cho địch
- Còi tượng trưng cho bộ binh ta bắn,mỏ quay tượng trưng cho địch bắn
B Hạ khoa mục:
Bài 4: Các tư thế dộng tác vận động trong chiến đấu
- Mục đích, yêu cầu
- Nội dung
- Thời gian
- Tổ chức –phương pháp
Các phần này lấy ở phần ý định huấn luyện
C Nội dung bài giảng:
I- Ý nghĩa: Tư thế động tác vận động là những động tác cơ bản thường vận dụng trong
chiến đấu để nhanh chóng bí mật áp sát mục tiêu tìm mọi cách tiêu diệt địch
II- Yêu cầu:
1 Luôn quan sát địch, địa hình và đồng đội để áp dụng các tư thế vận động cho thích hợp.
2 Hành động phải mau lẹ, mưu trí bí mật
III- Các tư thế động tác vận động trong chiến đấu
1 Đi khom:
- Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng khi gần địch, trong điều kiện có địa hình, địa
vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện
- Động tác: Tư thế đi khom thấp hơn đi thường,người hơi nghiêng sang phải,mắt luôn theo dõi địch,hai đầu gối chùng, từ bụng trở lên cúi thấp hai tay cầm súng sẳn sàng chiến đấu (có thể dùng tay phải cầm súng hoặc treo súng vào vai phải) tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp súng tay trái giũ trang bị hoặc cầm cành lá nguỵ trang vạch đường tiến
Khi tiến chân phải (hoặc trái) bước lên đặt cả bàn chân xuống đất Chân trước bước gập,chân sau cong tự nhiên cứ như vậy tiến
* Đi khom thấp: Động tác như trên chỉ khác hai đầu gối chùng nhiều hơn và bụng cúi thấp hơn
+ Chú ý: Khi đi khom, trường hợp có trang bị, mìn, thuốc nổ thang ván khí tài … thì súng đeo sau lưng, dùng tay ôm vác những trang bị đó