1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chứng khoán 9 ĐIỂM: Sự tác động qua lại giữa hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

14 775 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 30,7 KB

Nội dung

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một mô hình đặc trưng của nền kinh tế phát triển, không giống như các mô hình kinh tế khác, TTCK Việt Nam ra đời trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước. TTCK Việt Nam có mối quan hệ mật thiệt với quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước. Nhận thức rõ việc xây dựng TTCK là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, TTCK Việt Nam đã ra đời và được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20072000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28072000. Từ khi hình thành và phát triển TTCK có sự đóng góp hết sức quan trọng trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán. TTCK đã chứng tỏ là một kênh dẫn vốn quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước và đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Đồng thời hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán cũng giúp cho TTCK Việt Nam phát triển. Để tìm hiểu kỹ hơn về mối quan hệ này, em xin chọn đề tài: “Sự tác động qua lại giữa hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam” cho bài tập lớn cuối kỳ.TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.Như vậy ta có thể thấy TTCK có vai trò đặc biệt quan trọng tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường, nó phản ánh rõ nét nhất các qui luật của nền kinh tế thị trường. Các chuyên gia kinh tế đều đưa ra kết luận TTCK tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các bộ phận thị trường tài chính; là thước đo về sự phát triển và mức độ nhận diện của nền kinh tế.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một mô hình đặc trưng của nền kinh

tế phát triển, không giống như các mô hình kinh tế khác, TTCK Việt Nam ra đời trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước TTCK Việt Nam có mối quan

hệ mật thiệt với quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước Nhận thức rõ việc xây dựng TTCK là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, TTCK Việt Nam đã ra đời và được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 Từ khi hình thành và phát triển TTCK có sự đóng góp hết sức quan trọng trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán TTCK

đã chứng tỏ là một kênh dẫn vốn quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước và đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể kinh doanh chứng khoán Đồng thời hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán cũng giúp cho TTCK Việt Nam phát triển Để tìm hiểu kỹ hơn về mối

quan hệ này, em xin chọn đề tài: “Sự tác động qua lại giữa hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam” cho bài tập lớn cuối kỳ.

Trang 2

B NỘI DUNG

I Tìm hiều về thị trường chứng khoán và các chủ thể kinh doanh chứng khoán

I.1 Thị trường chứng khoán

TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có

sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Như vậy về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán

Như vậy ta có thể thấy TTCK có vai trò đặc biệt quan trọng tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường, nó phản ánh rõ nét nhất các qui luật của nền kinh

tế thị trường Các chuyên gia kinh tế đều đưa ra kết luận TTCK tạo sức cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của các bộ phận thị trường tài chính; là thước đo về sự phát triển và mức độ nhận diện của nền kinh tế

Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển đã khẳng định TTCK ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành nền kinh tế của mỗi quốc qua cũng như trong hệ thống kinh tế toàn cầu

- TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho các doanh nghiệp: TTCK là nơi thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn vào đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nên kinh

tế mà các định chế tài chính khác không làm được Thông qua cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán khác, TTCK cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, kể cả Chính phủ, chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển

Trang 3

-TTCK khyến khích người dân tiết kiết để đầu tư vào sản xuất kinh doanh: với việc mua bán chứng khoán dễ dàng trên TTCK, nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng đến của những nhà đầu tư được sử dụng một cách linh hoạt, tạo ra lợi nhuận, tránh tình trạng “vốn chết” TTCK được coi là chiếc cầu nối vô hình giữa người có vốn và người thiếu vốn, là kênh điều hòa các nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, giải quyết linh hoạt nhu cầu về vốn giữa các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế

-TTCK tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng trật tự của luật pháp: TTCK kích thích các doanh nghiệp làm ăn “đàng hoàng” hơn, hiệu quả hơn bởi tâm lý chung của các nhà đầu tư là chỉ muốn mua chứng khoán của các doanh nghiệp làm ăn minh bạch và có lãi, do đó TTCK buộc các doanh nghiệp phải công khai thông tin thường xuyên, tức thời theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước Có thể nói, TTCK là thị trường thông tin, thông qua các thông tin này, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp để lựa chọn đầu tư Vì vậy, muốn tồn tại được không còn cách

nà khác là doanh nghiệp phải làm sao sử dụng vốn cho hiệu quả nhất

I.2 Các chủ thể kinh doanh chứng khoán

Theo quy định của luật chứng khoán thì các chủ thể kinh doanh chứng khoán gồm những chủ thể sau:

-Công ty chứng khoán

-Qũy đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ

-Các tổ chức khác như: công ty lưu ky và thanh toán bù trừ; ngân hàng thương mại; các tổ chức trung gian tài chính khác (công ty bảo hiểm, các quỹ hưu lương…); …

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán với tư

cách là thành viên của sở giao dịch chứng khoán Công ty chứng khoán là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, được thành lập theo hình thức mà pháp luật

Trang 4

quy định; đối tượng kinh doanh chủ yếu và mang tính chất nghề nghiệp là chứng khoán Dấu hiệu đặc trưng của công ty chứng khoán là tư cách thành viên của

Sở giao dịch chứng khoán, với các hoạt động kinh doanh chủ yếu gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán,… Trên thực tế, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong việc mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung nên còn được gọi là công ty môi giới Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo giấy phép của ủy ban chứng khoán nhà nước cấp

Qũy đầu tư là tổ chức hoạt động theo phương thức huy động vốn thông

qua phát hành cổ phần hoặc chứng chỉ của quỹ, để đầu tư vào chứng khoán và các loại tài sản tài chính khác với mục đích làm tăng giá trị tài sản của quỹ

Công ty quản lý quỹ là công ty thực hiện việc điều hành, quản lý các quỹ

đầu tư phù hợp với điều lệ quỹ và làm tăng giá trị tài sản quỹ Khách hàng cảu công ty quản lý quỹ thường là các nhà đầu tư có tổ chức như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính,… Chức năng của công ty quản lý quỹ là thực hiện việc đầu tư theo sự ủy thác của khách hàng sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ mà khách hàng đã lựa chọn

I.3 Hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán

Hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Qua khái niệm này ta thấy được hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm những đặc điểm:

- Kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù có liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư và các doanh nghiệp

Trang 5

- Đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán chính là các chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán

II Sự tác động qua lại giữa hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán với sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển đã chứng minh TTCK Việt Nam có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với các chủ thể kinh doanh chứng khoán thông qua các hoạt động Các chủ thể kinh doanh chứng khoán đã tạo điều kiện hết sức quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển thị trường sơ cấp cũng như hình thành thị trường thứ cấp ở Việt Nam Những loại chủ thể này là một trong những nhân tố quyết định sự sôi động hoặc có thể kìm hàm TTCK Còn TTCK

là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh chứng khoán Vì thế mà luôn có những tác động qua lại giữa hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán và TTCK ở Việt Nam

II.1 Tác động từ hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán đối với thị trường chứng khoán

II.1.1 Tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán

Thứ nhất: hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán là chất xúc

tác, là cầu nối giữa cung – cầu trên thị trường chứng khoán Nói cách khác nó là phương thức thiết lập kênh dẫn vốn trực tiếp giữa các nhà đầu tư là công chúng với chính phủ và doanh nghiệp

Nếu coi chứng khoán là hàng hóa với các đặc điểm đầy đủ của chúng, chứng khoán cần được sản xuất, lưu thông và nhà sản xuất tham gia lưu thông

có nhu cầu đương nhiên là tạo thu nhập từ hoạt động của mình thông qua TTCK Nhưng để chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới các nhà đầu tư đem lại hiệu quả thì không phải là dễ dàng Như vậy, cần phải có những tổ chức làm cầu nối giữa cung – cầu chứng khoán trên thị trường

Trên thị trường sơ cấp một doanh nghiệp khi thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán thường họ không tự bán chứng khoán của

Trang 6

mình bởi lẽ các công việc trong quá trình phát hành như: xác định giá bán, số lượng và thời điểm phát hành chứng khoán,… nếu doanh nghiệp phát hành tự tiến hành thì hiệu quả thường không cao, mất nhiều thời gian và quá tốn kém, thậm chí còn gánh chịu hậu quả rủi ro về mặt tài chính và pháp lý Nên cần nhờ đến các chủ thể chuyên nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán tư vấn và giúp họ phát hành chứng khoán thì những khó khăn trên sẽ được giải quyết và chi phí cho những công việc này cũng giảm đi

Trên thị trường sơ cấp: chứng khoán có sự lưu thông của nhiều loại chứng khoán của các ngành kinh tế Mà chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, giá trị chứng khoán không được kết tinh vào kết cấu lý hóa của bản thân nó mà phụ thuộc vào tình hình hoạt động của tổ chức phát hành Để đánh giá chính xác giá trị thực của chứng khoán từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý thì người đầu tư phải có thông tin đáng tin cậy và phải cập nhật thường xuyên về tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành thì đây là một công việc vượt qua khả năng của nhà đầu tư bình thường Trong khi đó, có tổ chức chuyên nghiệp cập nhật, lưu trữ và

xử lý các thông tin về tổ chức phát hành để cung cấp cho người đầu tư bất cứ lúc nào mà họ cần Hơn nữa trong TTCK bao giờ cũng có người cần mua, người cần bán chứng khoán nhưng họ không biết nhau Nếu họ tự đi tìm đối tác thì mất rất nhiều thời gian Cách tốt nhất là họ ủy quyền cho các tổ chức chuyên nghiệp thu thập các nguyện vọng kiểu này đó là những nhà môi giới chứng khoán Theo cách này, cơ hội gặp nhau của người mua và người bán chứng khoán dễ dàng hơn mà thời gian, chi phí cho những giao dịch này cũng thấp Đối với người đầu

tư chứng khoán khi mua bán chứng khoán cũng cần có sự giúp đỡ của những người môi giới đầu tư giàu kinh nghiệm để không bị nhầm lẫn hoặc lừa gạt, dẫn đến rủi ro trong hoạt động đầu tư

Tác động này được thể hiện trong các hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán như: ngân hàng thương mại, công ty quản lý quỹ Trong đó điển hình nhất là hoạt động của công ty chứng khoán gồm những hoạt động như:

Trang 7

hoạt động môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính khác Với tư cách là một định chế tài chính trung gian tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp

Trê thị trường sơ cấp: thì công ty chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giúp các tổ chức phát hành huy động vốn một cách nhanh chóng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

Công ty chứng khoán với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, họ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác chi cả người đầu tư và người phát hành Với nghiệp vụ này, công ty chứng khoán thực hiện vai trò làm cầu nối và là kênh dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

Còn trên thị trường thứ cấp: công ty chứng khoán là cầu nối giữa các nhà đầu tư, là trung gian chuyển các khoản đầu tư thành tiền và ngược lại Trong môi trường đầu tư ổn định, các nhà đầu tư luôn chuộng những chứng khoán có tính thanh khoản cao, vì họ luôn có nhu cầu chuyển đổi số vốn tạm thời nhàn rỗi thành các khoản đầu tư và ngược lại Công ty chứng khoán với nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư đảm nhận tốt vai trò chuyển đổi này, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại về giá trị khoản đầu tư của mình

Hay nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại là rất lớn Việc các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu chính là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng thương mại với mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Thứ hai: tác động làm thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động thông

qua đòn bẩy lợi ích kinh tế của các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp

Điều dễ hiểu là khi các nhà kinh doanh chứng khoán được lợi nhuận nhiều hơn trong các hoạt động kinh doanh thì đương nhiên họ sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán một cách tích cực hơn và ngược lại Khoản lợi ích này thực

Trang 8

chất là sự chia sẻ giữa khách hàng với các nhà kinh doanh chứng khoán thông qua con đường thương lượng bằng hợp đồng

Ví dụ: hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán: loại hợp đồng này tỏ ra rất có lợi cho tổ chức phát hành chứng khoán vì dường như họ không phải lo lắng gì về nguy cơ thất bại của đợt phát hành chứng khoán Tuy nhiên bù lại họ

sẽ phải trả một mức phí dịch vụ cao hơn cho tổ chức phát hành chuyên nghiệp,

có khả năng tài chính mạnh và có tham vọng chi phối đối với thị trường dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Thứ ba: tác động góp phần điều tiết và bình ổn giá trên TTCK

Cung cấp các dịch vụ tư vấn cần thiết của các chủ thể kinh doanh góp phần cho TTCK hoạt động ổn định, cụ thể:

Các chủ thể kinh doanh chứng khoán giúp cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư: các chủ thể kinh doanh chứng khoán thông qua Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC cung cấp một cơ chế xác định giá nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác các khoản đầu tư của mình

Trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, các chủ thể kinh doanh chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho các tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý

Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bán thông qua các công ty chứng khoán được xác định theo quy luật cung – cầu Ngoài ra, công ty chứng khoán còn cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ giao dịch chứng khoán

Thứ tư: hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán khiến cho

dòng vốn trên thị trường chứng khoán vận hành nhanh hơn, hiệu quả hơn

Thông qua các nghiệp vụ như: môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành,

tự doanh, quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư chứng khoán góp phần giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư: TTCK cũng tương tự như tất cả các thị

Trang 9

trường khác, để tiến hành giao dịch người mua, người bán phải có cơ hội gặp nhau, thẩm định chất lượng hàng hóa và thỏa thuận giá cả Tuy nhiên, TTCK với những đặc trưng riêng của nó như người mua người bán có thể ở rất xa nhau, hàng hóa là vô hình, vì vậy để cung – cầu gặp nhau, thẩm định chất lượng, xác định giá cả thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho một giao dịch

để phục vụ cho việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin… Các chủ thể kinh doanh chứng khoán với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ thực hiện tốt vai trò trung gian mua bán chứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch

II.1.2 Tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán

Bên cạnh những tác động tích cực do hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán đối với TTCK thì nó còn đem lại những tác động xấu, kìm hãm sự phát triển trên TTCK

Vì mục tiêu lợi nhuận mà các hoạt động của các chủ thể kinh doanh chứng khoán đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của TTCK, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư Có lẽ chưa bao giờ người ta nói nhiều đến chuyện rò rỉ thông tin, chuyện cạnh tranh thiếu lành mạnh,… của một bộ phận tham gia thị trường chứng khoán như hiện nay Rò rỉ thông tin được coi là một trong những vấn đề đạo đức nguy hại nhất trên thị trường chứng khoán Nó thường bắt nguồn từ những người có trách nhiệm trong các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và cả nhân viên làm việc trên sàn chứng khoán Do vậy, một quy chuẩn đạo đức tin cậy cho TTCK tại Việt Nam đang được giới đầu tư mong đợi Bên cạnh đó, không ít trường hợp người môi giới đã lái nhà đầu tư theo hướng có lợi cho mình hoặc một nhóm người nào đó bằng những thông tin không đầy đủ Lãnh đạo một công ty chứng khoán cũng thừa nhận rằng, đã có công ty chứng khoán

vì mục đích lợi nhận mà đã thổi phồng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lên để phát hành cổ phiếu giá cao Sau đó bỏ mặc các nhà đầu tư với những thua

Trang 10

lỗ của doanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu Tính minh bạch của các doanh nghiệp và cá nhân tham gia là sự sống còn của thị trường chứng khoán, nhưng hiện nay nó đang bị coi nhẹ, cho biết cuộc chiến thầm lặng giữa các công ty chứng khoán vẫn đang xảy ra với sự đôi co về phí dịch vụ môi giới, phí tổ chức đấu giá, … Theo quy định của Nhà nước ban hành, chi phí môi giới chứng khoán là 0,5% nhưng hiện nay các công ty hầu như đều đã giảm xuống mức thấp hơn Cũng chính do cách cạnh tranh bằng giảm phí nên chất lượng dịch vụ chứng khoán không đảm bảo Thêm vào đó, có công ty chứng khoán gặp phải trường hợp cán bộ của mình sau khi bị kéo sang công ty khác đã tiết lộ thông tin nội bộ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh Không ít nhà đầu tư đã tạo mối thân quen với những người nắm giữ thông tin để mua hoặc hợp tác làm ăn Khi giao dịch nội gián có đất sống thì cũng có nghĩa công tác giám sát quá yếu Việc quản lý yếu kém đồng nghĩa với việc tạo cơ hội ăn cắp cho những người làm việc trong môi trường ấy Hậu quả là những doanh nghiệp trung thực, chân chính mất cơ hội phát triển Từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của TTCK ở nước

ta

II.2 Tác động trở lại của thị trường chứng khoán với các chủ thể kinh doanh chứng khoán

Sau một thời gian xây dựng và phát triển, đến nay ở nước ta đã có 697 doanh nghiệp niêm yết; 374 công ty giao dịch trên sàn upcom, giá trị vốn hóa đạt 1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương 42,3% GDP năm 2016.1

Có thể nói, so với các TTCK trên thế giới thì TTCK ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, tuy nhiên TTCK ở Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh dẫn vốn quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước và đem lại nhiều lợi nhuận cho các chủ thể kinh doanh chứng khoán Từ khi TTCK Việt

1 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/thuc-trang-va-giai-phap-hoan-thien-the-che-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-109357.html

Ngày đăng: 17/09/2017, 00:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w