Với những ưu điểm vượt trội hơn so với các loài vịt khác, bà con trên cả nước đã rộ lên phong trào nuôi Vịt Trời, là loài thuần chủng khá mới mẻ với bà con dẫn đến nảy sinh các vấn đề tr
Trang 1TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT
VAC
Tài liệu:
“Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Trời”
Trang 2Lời Nói Đầu
Trong những năm gần đây, khi Đảng và Nhà nước có những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế Nông nghiệp – Vùng kinh tế, ưu tiên phát triển các mô hình làm kinh tế nông nghiệp sạch, nông nghiệp áp dụng công nghệ cao thì các mô hình kinh tế VAC được triển khai áp dụng thực tế nhiều tại các địa phương trên cả nước Đã có nhiều mô hình kinh tế khởi nghiệp VAC thành công, giúp các hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu Vịt Trời là loài gia cầm dễ nuôi, bản tính sống hoang dã ngoài tự nhiên, rất gần gũi với các bà con nông dân trên khắp các cánh đồng trên cả nước Trước đây Vịt Trời thường được nhắc tới là loài gia cầm sống hoang dã vậy nên giá thương phẩm Vịt Trời cũng vì thế
mà đắt đỏ, xa hoa Cho đến những năm gần đây, con người đã chinh phục và thuần hóa được chúng thì loài Vịt Trời đã được nuôi phổ biến hơn trên cả nước Vịt Trời sống trong
tự nhiên, ăn ít hơn các loại vịt thường, thịt mềm, có vị ngọt, thơm hơn các loại vịt khác, loài Vịt Trời khi trưởng thành 80 - 90 ngày tuổi nặng khoảng 1,0 kg đến 1,4 kg, đến nay Vịt Trời được xếp vào trong thực đơn các món ăn đặc sản hấp dẫn tại các khách sạn, nhà hàng sang trọng
Với những ưu điểm vượt trội hơn so với các loài vịt khác, bà con trên cả nước đã rộ lên phong trào nuôi Vịt Trời, là loài thuần chủng khá mới mẻ với bà con dẫn đến nảy sinh các vấn đề trong chăn nuôi như: Kỹ thuật úm, kỹ thuật phòng bệnh, kỹ thuật nuôi sinh sản, thiết kế chuồng trại…
Để giúp Bà con có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi Vịt Trời đúng kỹ thuật, Trang trại VAC xin gửi tới quý bà con những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về: Kỹ thuật nuôi – Phòng và chữa các loại bệnh cho Vịt Trời
Trang 3MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu về Trang trại VAC
Phần II: Mô hình kết hợp nuôi Vịt Trời - Trồng cây - Nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao Phần III: Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc Vịt Trời theo từng giai đoạn
Phần IV: Hướng dẫn cách phát hiện và phòng trị một số bệnh phổ biến ở Vịt Trời
Phần V: Dự án liên kết chăn nuôi Vịt Trời trên Toàn quốc
Trang 4PHẦN I:
TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VAC
-
MÔ HÌNH TRANG TRẠI VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG)
Cùng nông dân làm giàu!
1 GIỚI THIỆU TRANG TRẠI VAC
Trang trại Khoa học Kỹ thuật VAC hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp chủ yếu là phát triển các mô hình kinh tế Vườn – Ao – Chuồng: Chăn nuôi Vịt Trời, Lợn Rừng, Gà Rừng…và trồng các loại cây rau sạch, các mô hình trang trại đặc sản nhằm hướng tới giá trị kinh tế cao cho các bà con nông dân, chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho bà con tiêu dùng, trang trại VAC áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong việc kiểm soát chất lượng nhằm xây dựng kênh thực phẩm sạch theo tiêu chí sạch từ nông trại tới bàn ăn
– VPGD: Tầng 10, Tòa nhà CT33 Phạm Hùng (đối diện Keangnam), Hà Nội
2 MÔ HÌNH LIÊN KẾT, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT CHO BÀ CON NÔNG DÂN
Hiện nay, Trang trại VAC đang thực hiện mô hình liên kết phối hợp với bà con nông dân cùng phát triển mô hình kinh tế Vườn – Ao – Chuồng: Chăn nuôi Vịt Trời, Lợn Rừng,
Gà Rừng…và trồng các loại cây rau rừng sạch theo hình thức:
– Cung cấp con giống, vịt trời, lợn rừng, gà rừng,… cho bà con nông dân
– Hỗ trợ chuyển giao công nghệ kỹ thuật chăn nuôi
– Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại theo mô hình chuẩn
– Hỗ trợ rủi ro trong quá trình chăn nuôi
Trang 5– Đặc biệt: Hỗ trợ bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định
==> Bà con nông dân không phải lo về đầu ra.
Đến thời điểm hiện tại Trang trại VAC đã phối hợp với gần hơn 700 hộ dân trên toàn quốc, đem lại lợi nhuận rất tốt cho các hộ chăn nuôi
3 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG NHỮNG NĂM TỚI VỀ VIỆC NUÔI VỊT TRỜI, LỢN RỪNG, GÀ RỪNG…TRỒNG CÂY RAU RỪNG ĐANG LÀ HƯỚNG ĐI ĐÚNG
– Thứ nhất: Vịt trời, lợn rừng, gà rừng, ngỗng trời, rau rừng được nuôi trồng trên một quy
trình sạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi các thực phẩm khác trên thị trường đang
bị ảnh hưởng rất nhiều về mất vệ sinh an toàn thực phẩm
– Thứ hai: Đời sống kinh tế của người dân càng ngày càng phát triển cho nên nhu cầu sử
dụng thực phẩm sạch, chất lượng đang gia tăng
– Thứ ba: Khi gia nhập TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương)
các sản phẩm về nông nghiệp nói chung và thực phẩm thịt gà, thịt lợn, thịt bò, rau ở nước ngoài đang tràn ngập vào thị trường Việt Nam với giá thành cực thấp dẫn tới việc chăn nuôi theo mô hình tự phát, nhỏ lẻ của bà con nông dân ta gặp rất nhiều khó khăn
Riêng đối với vịt trời, lợn rừng, gà rừng, ngỗng trời, cây rau rừng được nuôi trồng trên quy trình sạch sẽ đảm bảo an toàn trong chăn nuôi, ổn định giá thành vì những thực phẩm này nếu được nhập từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam thì giá thành rất cao
4 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI VAC KIỂU MẪU
Trang trại VAC được vận hành bởi một nhân tố quan trọng, đó chính là con người Con người ở vị trí trung tâm tiêu thụ các sản phẩm VAC để tồn tại và phát triển và ngược lại, con người tác động và điều chỉnh các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần của hệ thống bằng các yếu tố bổ sung từ bên ngoài như: phân bón sinh học, thức ăn cho chăn nuôi… và kiểm soát quá trình xử lý chất thải của VAC, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho hệ thống và bảo vệ môi trường
– V: biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn nhà mà còn
mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng…
– A: biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước mặt trong ao,
hồ, mương, sông, suối, biển … với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong biển, tảo, rùa, ba
ba v.v
– C: biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như gà, vịt, lợn,
dê, trâu, bò,… Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc sản như: hươu, nai, trăn, rắn,…
Trang 65 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI VAC CỦA CHÚNG TÔI
– VAC bảo đảm cân bằng sinh học và cải thiện đất trồng để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao,
Phát triển VAC là để thiết lập một phần quan trọng của nông nghiệp sinh học, một nền nông nghiệp sạch và bền vững
6 CÁC LOẠI HÌNH TRANG TRẠI VAC CỦA CHÚNG TÔI
Tùy thuộc vào điều kiện địa phương và các khu vực, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu là các yếu tố căn bản để hình thành các mô hình VAC cho các vùng sinh thái khác nhau – VAC Trung du, miền núi phía Bắc
– VAC Đồng bằng sông Hồng
– VAC Bắc miền Trung
– VAC Nam miền Trung,
– VAC Tây nguyên
– VAC Đông Nam bộ
– VAC Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 7PHẦN II:
TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VAC
-
Mô hình kết hợp nuôi Vịt Trời - Trồng cây - Nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao
Để chăn nuôi 1000 con Vịt trời đạt hiệu quả kinh tế cao các bà cần đạt các tiêu chí sau:
Trang 8+ Diện tích khu ở của đàn vịt từ 3 tuần tuổi trở đi từ 170m² - 200m², với tỉ lệ mật độ 0,17 đến 0,20m²/con
+ Diện tích khu ăn của đàn vịt từ 50m² đến 70m², với tỉ lệ mật độ đạt 0,05 đến 0,07m²/con + Diện tích ao hồ từ 500m² đến 700m²
+ Diện tích sân chơi dành cho vịt trời con từ 50m² đến 70m² và sân chơi dành cho vịt trời trên 3 tuần tuổi từ 100m² đến 120m²
+ Diện tích trồng cây xanh, cây ăn quả, vườn rau xanh xung quanh trang trại làm mát khu chăn nuôi, tùy điều kiện, quy mô diện tích đất từng trang trại
+ Diện tích chứa kho thức ăn 10 – 15m²
2 TIÊU CHÍ THIẾT KẾ CHUỒNG TRẠI
+ Chuồng trại úm vịt trời con cần cao ráo, có độ thoáng, nhiệt độ giữ trong khoảng 24 °C – 35 °C, bóng đèn sưởi treo cao cách mặt sàn từ 45cm đến 60cm, tỉ lệ 1,8 đến 2,5m/bóng,
có đường thoát nước thải khi vệ sinh chuồng trại Đối với chuồng úm cần thiết kế tránh chó, mèo, chuột, rắn…có thể vào gây hại
+ Chuồng trại nuôi vịt trời con từ 1 đến 3 tuần tuổi cần có độ thoáng mát vào mùa nắng nóng, ấm vào mùa đông đối với khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn…
+ Chuồng nuôi vịt trời có thể xây tường cách mặt nền chuồng từ 35 cm đến 50cm, các mối liên kết được dựng bằng các cột trụ của chuồng nuôi và quây lưới xung quanh tạo độ thoáng mát, tấm lợp chuồng có thể thiết kế bằng mái che lá, tôn cách nhiệt hoặc bro xi măng tùy điều kiện của các bà con
+ Ao tắm cần có chỗ thoát nước, các ao tù cần được thau nước thường xuyên để làm sạch khu tắm, các thức ăn không nên vứt nhiều xuống ao hồ tránh làm gây ô nhiễm nguồn nước, địa điểm Vịt trời từ ao hồ lên khu sân chơi, nơi nghỉ ngơi trên mặt nước hoặc lên chuồng trại cần được thiết kế có độ thỏa rộng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi lên xuống cho đàn vịt, nên sử dụng các loại lưới mắt bé, có nhựa bọc tránh han gỉ hoặc các giàn nẹp bằng tre, nứa…tùy điều kiện của các bà con ở các vùng miền
+ Các cây xanh trồng trong khu sân chơi, quanh khu chuồng trại tạo sự thoáng mát tự nhiên, cân bằng về không khí, môi trường
+ Các khu chuồng trong trang trại đi lại thuận tiện cho việc chăm sóc và theo dõi kiểm tra đàn vịt thường xuyên
Trang 9+ Khu chứa thức ăn cần phải khô thoáng, có giá kệ cách mặt nền 10 đến 15 cm để tránh việc bảo quản thức ăn bị ẩm mốc, tránh chuột bọ, các sinh vật khác sinh sống tại kho chứa thức ăn
Nơi Vịt trời ở bà con có thể nát nền bằng xi măng, xây gạch và quây lưới xung quanh chuồng nuôi, dải chất độn chuồng khi thả Vịt
3.1.2 Chuẩn bị ổ cho vịt đẻ:
Làm ổ cho cho vịt trời đẻ bằng thùng hộp đóng có kích thước : 40x 40 cm đến 45 x 50
cm hoặc cuộn tròn để tiết kiệm chi phi nếu bà con không có mái che khi cho đàn vịt đẻ ngoài trời, kích thước đối với chuồng đẻ cuộn tròn đường kính 50cm để cho hoạt động ra vào đẻ trứng của đàn vịt trời được dễ dàng hơn Đối với tất cả các thiết kế chuồng đẻ đều cần được lót các lớp rơm, rạ khô hoặc vỏ trấu để làm cho vịt nằm ổ, bà con lưu ý chuồng
đẻ luôn phải khô thoáng, nếu có ẩm ướt do mưa gió, thời gian để lâu ngày thì bà con phải thay cho đảm bảo chất lượng trứng đạt hiệu quả cao Vịt trời khi bắt đầu sang tuần 22 thì
bà con sắp xếp các chuồng để cho Vịt trời quen dần, mật độ 1/3 (1 ổ /03 con)
3.1.3 Thu hoạch trứng:
Bà con lưu ý, đây là công việc rất quan trọng trong việc kiểm soát theo dõi lượng trứng
và kiểm tra sàng lọc trứng non, trứng nhỏ, trứng có dấu hiệu biến dạng… khi nhặt trứng tránh việc xô sát làm vỡ trứng
Trang 103.1.4 Kế hoạch bảo quản trứng:
Trứng sau thu hoạch sẽ được bảo quản trong nhiệt độ khoảng 13 - 15 °C, độ ẩm 75 - 80%, độ ẩm khoảng 70 đến 80 °C Bà con lưu ý: chỉ nên bảo quản trứng trong vòng 1 đến
5 ngày đối với các bà con không có nơi bảo quản trứng, 7 đến 10 ngày đối với các bà con
có thiết bị bảo vệ trứng
3.2 Tiêu chí kỹ thuật ấp nở trứng Vịt Trời
Những yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình ấp nở trứng Vịt trời
3.2.1 Tỉ lệ trứng không phôi hoặc phôi quá yếu cao
Có thể phát hiện ra trường hợp này sớm nhờ những nguyên nhân sau:
- Vịt trời đực của đàn giống bị mắc bệnh vô sinh
- Do tỉ lệ đực/mái quá thấp nên đàn bị thiếu con đực giống
- Cả đàn giống bị mắc bệnh
- Chuồng nuôi có chất độn ướt
Trang 11- Trứng vịt trời đã để quá lâu hoặc nhiệt độ bảo quản của trứng khá thấp
- Vịt giống quá béo trở nên nặng nề và chậm chạp
- Nhiệt độ của máy ấp trứng quá cao
3.2.2 Phôi của trứng Vịt trời chết sớm
Dấu hiệu của hiện tượng này là trong trứng có vòng máu Hiện tượng này có thể do một trọng các nguyên nhân sau:
- Trứng bị bẩn hoặc bị rạn nức quá nhiều trong quá trình rửa trứng bị sai quy trình
- Trứng được bảo quản quá lâu hoặc bảo quản sai quy trình
- Nhiệt độ ấm trứng không phù hợp
- Việc bảo quản trứng trong máy ấp có sai sót về quy trình
- Một số nguyên nhân về dinh dưỡng của đàn giống
3.2.3 Trứng bị nhiễm độc
Hiện tượng này do 3 nguyên nhân gây nên:
- Chất dộn chuồng ẩm ướt và bị bẩn
- Ổ đẻ của Vịt trời bẩn
- Rửa trứng sai quy trình
3.2.4 Phôi chết và dính nhiều vào vỏ trứng
Các nguyên nhân gây nên hiện tượng này là:
-Trứng được bảo quản trong thời gian quá dài
- Nhiệt độ của máy ấp không phù hợp hoặc có sai sót trong việc đảo trứng trong lồng ấp
- Trứng bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị một số bệnh lây truyền qua trứng
- Hệ thống thoáng khí của máy ấp bị hỏng
3.2.5 Trứng không nở được và bị tắc
- Trong máy ấp thiếu độ ẩm
- Các bệnh lây truyền qua trứng
- Độ ẩm của máy ấp quá cao
- Là những nguyên nhân gây hiện tượng trứng tắc không nở được
Trang 123.2.6 Trứng nở quá muộn hoặc quá sớm
- Trường hợp này có 3 nguyên nhân
- Nhiệt độ ấp trứng không phù hợp
- Thời gian ấp trứng không phù hợp
- Trứng được bảo quản trong thời gian quá lâu
3.3 Nguyên nhân của một số hiện tượng ở Vịt trời con mới nở
3.3.1 Hiện tượng Vịt trời nhớp bẩn
- Nhiệt độ máy ấp quá cao hoặc quá thấp
- Không khí lưu thông trong máy ấp bị thiếu
- Trứng được để quá lâu
- Trứng bị hỏng hoặc nhiễm độc
3.3.2 Hiện tượng Vịt trời con bị khô
- Độ ẩm của máy nở quá thấp hoặc cao
- Thời gian ấp dài
3.3.3 Hiện tượng Vịt trời con bị ướt hoặc hở rốn
- Vịt trời nở muộn hoặc thời gian vịt trong máy nở hoặc ấp quá ngắn
3.3.4 Hiện tượng Vịt trời con quá nhỏ
- Do trứng Vịt trời đưa vào vẫn còn non
- Nhiệt độ ấp trứng thấp hoặc nhiệt độ máy nở quá cao
- Vỏ trứng Vịt trời chất lượng kém
- Trứng quá nhỏ
3.3.5 Vịt trời con yếu
- Do nhiệt độ máy ấp nở quá cao
- Độ thoáng của máy kém
- Giống bố mẹ có chất lượng dinh dưỡng thấp
3.3.6 Vịt trời con to, xốp, chết có mùi hôi
Trang 13- Nhiệt độ trung bình thấp
- Máy ấp có độ ẩm cao
- Trứng quá to do ấp không đúng thời gian
3.3.7 Vịt trời con dị hình hoặc què quặt
- Độ ẩm cao hoặc bị nhiễm virut có thể làm cho mỏ Vịt trời khi sinh ra vặn vẹo
- Vịt trời bị mùi hôi hoặc không có mắt do nhiệt độ cao
- Do chất lượng trứng, dinh dưỡng là nguyên nhân có thể cho Vịt trời vẹo cổ
- Vịt trời bị khèo hoặc choãi chân nguyên nhân so nhiệt độ và dinh dưỡng của đàn vịt không đảm bảo
Trang 14PHẦN III:
TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VAC
-
Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc Vịt Trời theo từng giai đoạn
Vịt trời là loài sống hoang giã ngoài thiên thiên, khi được thuần hóa vịt trời có thể nuôi được quanh năm không kể mùa vụ nên bà con nông dân có thể tăng gia sản xuất được nhiều
vụ trong năm cho năng suất và giá trị cao
Chăn nuôi Vịt trời đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm đặc sản cho người tiêu dùng Để giúp bà con nông dân có thêm nguồn tài liệu và phương pháp chăn nuôi hiệu quả, Trang trại VAC biên soạn bài “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi vịt trời” được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế triển khai thành công trang trại chăn nuôi Vịt trời
Kỹ thuật Úm, Nuôi Vịt trời
Trong các giai đoạn phát triển, chăn nuôi Vịt trời cần thận trọng nhất đến giai đoạn Vịt trời 1 – 15 ngày tuổi Do giai đoạn này dễ xảy ra nhiều hao hụt nhất (chủ yếu do kỹ thuật
úm Vịt trời con chưa chuẩn) Vì vậy, cần chăm sóc cẩn thận và tiêm phòng đầy đủ, để Vịt trời có thể tăng trưởng và phát triển tốt
1 Vịt trời con từ 1 đến 3 ngày tuổi:
Trước khi thả Vịt trời con phải vô trùng lại tất cả các dụng cụ nuôi để đề phòng các dịch bệnh, các mầm bệnh có thể xảy ra
Giai đoạn Vịt trời mới nở được 1 ngày tuổi, bà con có thể cho vịt tập ăn bằng bột ngô hoặc tấm nhỏ, nên cho Vịt trời con uống nước đầy đủ có pha thêm chất điện giải, vitamin
B complex, vitamin C Bà con lưu ý, nhu cầu về nước uống của Vịt trời con từ 1 đến 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày Từ ngày thứ 2 trở đi, bà con có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dành cho vịt loại cám dạng viên nhỏ
Lưu ý:
Bà con nên phòng bệnh dịch tả cho vịt trời con lần thứ nhất, khi đạt 3 ngày tuổi
Ở giai đoạn này Vịt trời con cần úm ở nhiệt độ 24 ~35 độ C, khi úm bà con nên cho sử dụng 2 loại bóng đèn có chức năng khác nhau:
+ Bóng đèn sinh nhiệt: Mục đích để sưởi ấm cách nền chuồng 0,5 m cho đàn vịt trời, số lượng đàn Vịt trời nhiều hay ít bà con sẽ cho số lượng bóng đèn sưởi phù hợp với diện tích,
Trang 15tuyệt đối không úm một phần của chuồng, bà con cần úm tản đều nhiệt trong khu úm, nên ngăn diện tích từng bóng nhiệt để tránh việc với số lượng đàn Vịt trời nhiều sẽ đè lên nhau, các con còn lại sẽ không đi ăn uống được, ngạt hơi thở, vào hơi dẫn đến chết
+ Bóng đèn chiếu sáng: Mục đích chiếu sáng toàn bộ khu úm, khu thức ăn, nước uống để cho đàn Vịt trời có thể ăn uống bất cứ lúc nào, cho các con vịt trời đã đủ lượng nhiệt (đủ ấm) có thể ra ngoài chơi Theo quan sát đàn Vịt trời con nằm tản đều và ăn uống, đi lại linh hoạt nhanh nhẹn là được
Chuồng úm cần khô thoáng sạch sẽ, trên nền có thể dải rơm hoặc trấu
Bà con nên thay rơm một ngày 2 lần đối với Vịt trời con 1 đến 2 ngày tuổi, ngày 3 lần đối với 4 ngày tuổi, cần dọn vệ sinh sạch sẽ để tạo sự khô thoáng, trong sạch không khí nơi chuồng úm
- Vào mùa đông cần sưởi ấm nơi ở trước khi cho Vịt trời con vào nhốt, nếu quá lạnh cần
bổ sung thêm các bóng sưởi phụ để đảm bảo vịt được đủ ấm
- Vào mùa hè cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp tránh để quá nóng
- Có thể căn cứ vào trạng thái của Vịt trời để điều chỉnh nhiệt độ cho hợp lý
- Nếu đàn Vịt trời nằm chồng lên nhau, xúm lại dưới bóng đèn sưởi thì đàn vịt đang bị lạnh
- Nếu nhiệt độ quá cao thì đàn Vịt trời tản hết khỏi khu bóng sưởi
- Nếu khu quay úm có các lỗ thoáng thì Vịt trời sẽ nằm dạt vào các khu úm bình thường
- Trong mùa đông cần sưởi Vịt trời đến 20 đến 25 ngày đầu còn mùa hè chỉ cần từ 10 đến
15 ngày (trường hợp đặc biệt khi thời tiết xuống dưới 10°C thì cần sưởi cho đàn vịt)
2 Vịt trời con từ 4 đến 10 ngày tuổi:
Cho Vịt trời con ăn thức ăn có bổ sung thêm đạm như: Bột cá nhạt; tôm; cua; giun… Nếu nuôi Vịt trời thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh thái nhỏ trộn lẫn với bột gạo, bột ngô, bột mỳ Những ngày đầu chỉ cho Vịt trời con tắm 5 đến 10 phút sau đó tăng dần lên, đến ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do Bà con lưu ý nên tiêm phòng vacxin dịch tả vịt đông khô TW2 khi Vịt trời trời đến 7 đến 8 ngày tuổi
Lưu ý:
Bà con nếu úm quá lâu dẫn đến vào hơi, khô chân, đi ỉa…dẫn đến sinh bệnh và chết Đến ngày thứ 4 bà còn hoàn toàn có thể thả ra ngoài tự nhiên cho đi trên nền đất ẩm để cho Vịt trời con được thích nghi dần với môi trời vì bản chất Vịt trời sống trong môi trường hoang dã tự nhiên, là giống thủy cầm nên Vịt trời con sẽ cần có môi trường nước để thích hợp với bản năng của chúng
Trang 16Lượng nước uống của Vịt trời từ 1 đến 7 tuần tuổi
3 Vịt con từ 10 – 15 ngày tuổi:
Đến giai đoạn thời kỳ sinh trưởng nếu có điều kiện bà con nên cho Vịt trời ăn thức ăn hỗn hợp Bà con không nên cho Vịt trời ăn đơn thuần cám tổng hợp hoặc tấm, cám trong giai đoạn này mà cần bổ sung thêm chất đạm như (tôm, cua, cá, các động vật nhỏ sống trong môi trường tự nhiên có sẵn ngoài đồng ruộng khi bà con chăn thả tự nhiên) Khi Vịt trời đạt 15 ngày tuổi, bà con nên cho vịt ăn kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho Vịt trời kiếm thêm thức ăn ngoài tự nhiên vì Vịt trời vốn là loài sống hoang dã từ thiên nhiên
Từ 20 ngày tuổi trở đi có thể tập cho Vịt trời ăn thóc Tiêm vacxin phòng bệnh dịch tả cho đàn Vịt trời lần thứ 2, lúc Vịt trời đến 21 ngày tuổi (sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch
tả đông khô TW2)
4 Vịt trời từ 20 – 80 ngày tuổi:
Vịt trời khi đã đạt đến 30 ngày tuổi, vịt ăn được thóc và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này bà con có thể cho Vịt trời chạy đồng để tự chủ động và kiếm nguồn thức ăn từ thiên nhiên trong các cánh đồng, sông hoặc ao hồ Khi Vịt trời đến khoảng gần 70 ngày tuổi, trong giai đoạn này bà con cần chọn lọc các con Vịt trời đực, Vịt trời cái tốt, khỏe mạnh, đạt yêu cầu chất lượng để chuyển sang giai đoạn nuôi hậu bị Các con Vịt trời thịt, nên nuôi đến 80 ngày tuổi là có thể xuất chuồng
Trong giai đoạn Vịt trời con và khi trưởng thành, lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày) như sau:
Trang 17+ Tuần tuổi thứ 1: 21 g/con/ngày
+ Tuần tuổi thứ 2: 56 g/con/ngày
+ Tuần tuổi thứ 3: 91 g/con/ngày
+ Tuần tuổi thứ 4: 127 g/con/ngày
+ Tuần tuổi thứ 6: 140 g/con/ngày
+ Tuần tuổi thứ 8: 145 g/con/ngày
5 Kỹ thuật nuôi Vịt trời hậu bị và Vịt trời cái sinh sản:
Trong giai đoạn phát triển này cần lưu ý nuôi dưỡng để Vịt trời không quá béo và cũng không quá gầy Lúc Vịt trời được 5 tháng tuổi lại tiếp tục chọn lọc một lần nữa để loại thải những con không đạt tiêu chuẩn làm giống như bị bệnh, ngoại hình có khuyết tật… Thông thường, thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn nhiều so với thời điểm chọn Vịt trời hậu bị Vịt trời trống được chọn khắt khe hơn và ghép Vịt trời trống – mái theo tỷ lệ 1 : 4, 1 –
5 Khi Vịt trời sắp đẻ, vịt đã thay lông xong, bộ lông mượt trở lại Nhìn bộ lông có thể đánh giá tương đối chính xác chất lượng nuôi dưỡng của giai đoạn hậu bị
Lúc Vịt trời được 20 đến 22 tuần tuổi bà con bắt đầu thay thức ăn từ loại thức ăn hậu bị sang thức ăn Vịt trời đẻ nhưng vẫn phải khống chế mức ăn hàng ngày cho đến khi Vịt trời
đẻ 30 – 50% mới cho ăn tự do để tránh Vịt trời bị béo mập Nếu vịt bị quá mập, tích mỡ nhiều ở khoang bụng, xung quanh buồng trứng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, hậu quả là Vịt trời sẽ đẻ muộn hơn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, tỉ lệ trứng bị dị hình cao
Khi nuôi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tháng) là Vịt trời đẻ Cần lưu ý là trong thời
kỳ Vịt trời sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng của chúng sẽ cao hơn Bà con nên cho Vịt trời ăn thêm thóc mầm sẽ giúp chúng đẻ tốt hơn Cũng giống như gà, Vịt trời cần rất nhiều canxi,
vì vậy nên bổ xung thêm các chất bột khoáng, bột xương vào khẩu phần ăn trong mùa sinh sản để chất lượng đạt hiệu quả cao
Trong giai đoạn Vịt trời đẻ có 3 phương thức nuôi chủ yếu:
+ Nuôi chăn thả Vịt trời ra ngoài ao hồ, bãi chăn kết hợp cho ăn thêm thóc, cám gạo, hoặc cám ngô nấu chín và trộn với rau bèo, cây chuối băm nhỏ hoặc rau khoai lang kết hợp trộn đều khi cho ăn Nghĩa là những thứ mà gia đình tự có, tự kiếm được, tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có phù hợp với từng địa phương Phương thức nuôi này phù hợp với các chủ
hộ mà điều kiện kinh tế còn hạn chế
+ Nuôi nhốt Vịt trời và sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên kết hợp cho ăn thêm các nguồn
bổ sung khác như thóc, tôm, cua, cá … Tỷ lệ khoảng 70 – 70 đến 80% là thức ăn hỗn hợp
Trang 18dạng viên + 20 – 30% được thay bằng thóc và một số loại thức ăn tự nhiên khác như: rau, bèo bắm thái nhỏ Cần lưu ý là các nguồn thức ăn tự nhiên thay đổi theo mùa vụ vậy nên
bà con cần chủ động các loại thức ăn hợp lý theo từ địa phương, gia đình khi sản xuất nông nghiệp
+ Nuôi Vịt trời đẻ hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp (thức ăn dạng viên) Dùng thức ăn viên
có chi phí thức ăn tương đối cao, nhưng bù lại là sự thuận tiện, dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hằng ngày dễ dàng Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn dành cho vịt đẻ Tuy nhiên, cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa thức ăn cho vịt đẻ hướng trứng (thường có tỷ lệ protein thấp hơn) với thức ăn cho vịt đẻ hướng thịt Trong quá trình nuôi, cần tránh thay đổi liên tục loại thức ăn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng xuất ăn, năng xuất Vịt trời đẻ trứng Nguồn thức ăn phải ổn định về chất lượng, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh
Cho Vịt trời đẻ ăn 2 bữa/ngày, nên cho Vịt trời ăn vào lúc trời mát Trải rộng chỗ cho
ăn bằng bạt tải đủ không gian rộng cho tổng số lượng đàn ăn, sau khi Vịt trời ăn xong, bà con nên giặt sạch, quấn gọn và phơi khô để trải cho bữa ăn sau
Bà con lưu ý:
Tránh để thức ăn ngoài mưa, nắng…, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thức ăn Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm
bổ sung axít-amin và chất điện giải cho đàn Vịt trời
Cần có đủ nước uống cho Vịt trời đẻ Trước khi thả Vịt trời xuống ao hồ phải cho uống
no nước ngọt, sạch Có thể dùng máng uống tự chế bằng tôn, chậu sành hay máng uống tự động
Trang 19
PHẦN IV:
TRANG TRẠI PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT VAC
- Hướng dẫn cách phát hiện và phòng trị một số bệnh phổ biến ở Vịt Trời
Kỹ thuật phòng ngừa, điều trị bệnh thường gặp ở Vịt trời
Mùa mưa đến là mùa thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là thời điểm thường xuất hiện các loại bệnh gây hại cho đàn vịt Do vậy, để đảm bảo đàn Vịt trời luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, Bà con cần phải biết đến một số bệnh thường gặp và cách điều trị để hạn chế sự rủi ro đáng tiếc xảy ra
1 Bệnh dịch tả hay phù
+ Nguyên nhân: bệnh do Herpes virus gây ra, bệnh thường xảy ra ở Vịt trời từ 15 ngày
tuổi trở lên Bệnh dịch tả thường lây qua nhiều đường, đặc biệt là đường tiêu hóa và có thể lây qua cả đường da hoặc niêm mạc mắt một số động vật trung gian như chuột, mèo, chim… cũng làm vịt lây bệnh nếu những con vật này mang mầm bệnh tới Kể cả dụng cụ thú y, giày dép của người cũng có thể là vật truyền bệnh
+ Triệu chứng:
– Vịt trời con: lờ đờ, không muốn xuống nước, ăn kém hơn mọi ngày
– Vịt trời lớn: chân bị liệt, nhiệt độ cao 43-44 độ C
– Biểu hiện chung là Vịt trời ủ rũ, đứng 1 chân, đầu rút vào cánh, mí mắt sưng Vịt trời khó thở, chảy nước mũi, đầu sưng to, ỉa chảy, phân loãng màu trắng xanh, cánh xệ xuống sau khi mắc bệnh từ 5-6 ngày Vịt trời chết đột ngột trong tư thế còn khỏe, đặc biệt, vịt trống chết thì dương vật bị lòi ra ngoài
Bệnh tả thường phát từ lứa tuổi 15 ngày trở đi Khi mới phát bệnh Vịt trời bỏ ăn, ít vận động, không muốn xuống nước và mõi khi lùa vịt đi ăn, vịt bệnh thường đi chậm rớt lại sau đàn Sau đó vịt bắt đầu sốt cao liên tục trong 2-3 ngày liều ở nhiệt độ 43-43,5 độ C Một số Vịt trời lạc đứng một chân, đầu rúc vào cánh, mí mắt sưng và niêm mạc đỏ, lông
mí mắt dưới có dịch viêm chảy ra nên bị ướt; có trường hợp hai mí mắt vịt còn bị dính kẹp lại với nhau khiến vịt không thể nhìn thấy được Có thể nghe thấy Vịt trời thở khè khè, kêu khẹc khẹc, mũi chảy nước màu trắng Vịt thường phì đầu và khi nắm vào chỗ sưng sẽ thấy mềm như quả chuối, thậm chí cả hầu và cổ vịt cũng bị sưng do phù thũng
Khi bị bệnh được 2-3 ngày Vịt trời bắt đầu uống nhiều nước, sau đó vịt ỉa chảy, phân màu trắng xanh, loãng và có mùi thối khắm Xem xét hậu môn vịt cũng thấy dính nhiều phân bẩn
Trang 20Khi bệnh kéo dài sang ngày thứ 5-6 thì vịt trở nên gầy ốm, hai chân vịt liệt, cánh cũng
bị liệt xuống nên vịt chỉ nằm yên một chỗ
Vịt trời chết vì bệnh tả khi nhổ lông ở đầu và cổ thấy có vết sưng tuj máu màu tím đen Khi lột da vịt sẽ thấy tổ chức liên kết dưới da có lớp keo nhầy màu trắng hoặc trắng trong,
da có màu vàng Lớp da ở cổ, bụng và đùi vịt bị xuất huyết thành từng nốt đỏ lấm tấm, niêm mạc hầu và họng vịt cũng xuất huyết đỏ, nhiều khi còn bị loét và được bao phủ bởi một lớp màng màu xám Thực quản cũng bị xuất huyết ở niêm mạc
Dạ dày tuyến của vịt có phủ nhiều dịch nhớt màu xám trắng nhưng khi gạt bỏ lớp dịch này thì thấy trên niêm mạc có lớp xuất huyết đỏ Nếu bóc lớp màng vàng ở mề vịt ra thấy
bề mặt mề có những vệt màu đỏ sẫm
Trong ruột cũng có tụ máu hoặc xuất huyết ở niêm mạc thành những vệt đỏ, ở ruột non
và tá tràng vịt còn thấy xuất hiện một số viêm loét hình tròn hoặc hình bầu dục nếu bệnh nặng
Niêm mạc hậu môn và trực tràng cũng có những vết xuất huyết màu đỏ lẫn với những vết loét màu vàng nâu
Các cơ quan phủ tạng khác của Vịt trời như gan, mật, lách, tim…cũng bị xuất huyết Các dấu hiệu cụ thể là:
+ Gan tụ máu và hơi sưng
+ Túi mật càng to
+ Lách tụ máu, có trường hợp còn xuất huyết
+ Phổi viêm và tụ máu
+ Tim có phần bao tim tích nước vàng ngoài tâm mạc xuất huyết thành các điểm
+ Niêm mạc khí quản xuất huyết đỏ và chứa nhiều dịch nhớt lẫn với bọt
Ngoài ra, nếu mổ não vịt cũng có thể thấy những vết xuất huyết đỏ ở màng não
Ở Vịt trời đẻ, bệnh tả còn có thêm một số bệnh tích khác như: mạch máu buồng trứng bị căng phồng, đôi khi còn bị xuất huyết, trứng non bị vỡ làm cho trong xoang bụng vịt chứa đầy lòng đỏ trứng
Để phân biệt bệnh dịch tả với một số bệnh khác thì ngoài những dấu hiệu trên bà con nông dân cũng cần chú ý một số điểm sau:
Bệnh viêm gan do virus ở Vịt trời con Khác với bệnh tả thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh viêm gan virus chỉ xuất hiện ở Vịt trời từ 1-15 ngày tuổi Bệnh tích chủ yếu của bệnh
Trang 21viêm gan cũng được thể hiện trên gan với những điểm xuất huyết tròn đỏ và nhỏ như một đầu đinh ghim
Bệnh tụ huyết trùng: Để phân biệt được bệnh tả với bệnh này cách tốt nhất là dùng kháng sinh Streptomycine + Penicillin tiêm cho vịt Nếu Vịt trời khỏi ngay trong một ngày thì đó
là bệnh tụ huyết trùng, còn nếu bệnh không biến chuyển gì thì đó là bệnh tả
Bệnh phó thương hàn: Bệnh phó thương hàn có thể trị khỏi từ 1-3 ngày khi dùng một số kháng sinh như Terramycin, Chlorocid, Biomycin còn bệnh tả thì không thể trị khỏi được bằng những loại thuốc trên
+ Cách phòng ngừa và điều trị:
Do mầm bệnh là virus, hiện nay chưa có thuốc điều trị hữu hiệu Nhưng trong trường hợp đàn Vịt trời đang phát bệnh, thì cần được thực hiện một số biện pháp sau đây để hạn chế thiệt hại
Một trong các phương pháp phòng bệnh tả hữu hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh cho Vịt trời Cách sử dụng vacxin như sau:
Vacxin phải được bảo quản ở nhiệt độ 0 – 4 độ C và khi dùng thì pha vacxin với nước muối ( NaCl) 9%, sau khi pha thuốc xong vẫn phải giữ thuốc trong phích đá lạnh
Dùng ống tiêm hút 10cc nước muối bơm vào lọ thuốc rồi lắc thật kỹ Sau đó lại hút ra bơm vào 5 chai nước muối dung tích 100cc mỗi chai 2cc thuốc đã pha
Trướng khi tiêm phải lắc kĩ thuốc và thuốc pha xong phảo được tiêm trong 12 giờ, không được để thuốc quá thời gian trên Đặc biệt, vacxin sẽ bị nhược độc nếu để ánh sáng chiếu vào chai thuốc hoặc vào chỗ tiêm Vì vậy, nên tiêm vacxin vào lúc trời râm mát, buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối
Nếu pha vacxin với một số loại dung môi khác thì vacxin sẽ giảm tác dụng
Tiêm vacxin cho vịt vào vùng dưới da sau gáy, dưới hai khớp cổ hoặc ở da bụng da đùi cho Vịt trời từ 3 ngày tuổi trở đi với liều 0,5ml/ con Sau 4 tháng tiêm một mũi nhắc lại đối với vịt đẻ
Hiện nay nước ta vẫn chưa có thuốc trị bệnh tả Vì vậy, ngoài việc tiêm vacxin thì phương pháp vệ sinh để phòng bệnh là hiệu quả tốt nhất Vì vậy, ngay từ khi Vịt trời mới nở vần phải tuân thủ triệt để những yêu cầu sau:
+ Lò ấp Vịt trời và đàn vịt chỉ nên nuôi của một đàn vịt nhất định, tránh ấp hoặc nuôi vịt con của nhiều đàn Vịt trời khác nhau
+ Không chăn thả Vịt trời ở những nơi đang xảy ra dịch bệnh
Trang 22+ Xác Vịt trời bệnh phải được chon sâu rồi rắc vôi bột lên trên, chuồng trại nơi có vịt bệnh cũng phải khử trùng bằng vôi bột
+ Khi trong đàn có một số Vịt trời bị bệnh thì phải cách luôn ngay số vịt bệnh này và tiêm ngay vacxin cho những vịt chưa bị nhiễm bệnh với liều vacxin tăng 1,5-2 lần liều của vịt bình thường
Con nào chết bà con cần chôn xác Vịt trời bị bệnh cùng với vôi sống
Cho Vịt trời uống kháng sinh và bổ sung các vitamin vào nước uống để ngăn ngừa phụ nhiễm vi trùng
Cách phòng trị hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vaccin dịch tả cho vịt theo lịch tiêm chủng Lần thứ 1: lúc 3 ngày tuổi, lần thứ 2: lúc 21 ngày tuổi (đối với Vịt trời thịt) Lần thứ 3: lúc 9 ngày tuổi, lần thứ 4 lúc 5 tháng tuổi (đối với vịt để làm vịt đẻ)
2 Bệnh tụ huyết trùng
+ Nguyên nhân: Tụ huyết trùng là một bệnh rất nguy hiểm không chỉ đối với Vịt trời mà
còn với các loại gia cầm khác như gà, ngan…và còn có thể lây lan sang một số loại gia súc như bò, heo… Vịt trời ở lứa tuổi 15 ngày trở lên thường bị mắc bệnh này và bệnh thường gây chết hàng loạt gia cầm với tỷ lệ chết lên tới 50-60& Bệnh d một số nguyên nhân sau gây nên:
- Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh
- Khi thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm trùng, vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể Vịt trời qua các đường: đường hô hấp; đường tiêu hóa; qua các vệt thương ở da hoặc qua niêm mạc ruột
- Vi khuẩn còn tồn tại cả trong các niêm mạcđường hô hấp của vịt khỏe những vi khuẩn này có tính chất hoại sinh và khi một số điều kiện về môi trường thay đổi như: đang nắng chuyển sang mưa, độ ẩm của không khí tăng, thức ăn thiếu dinh dưỡng hoặc mật độ vịt nhốt quá cao thì những vi khuẩn đó sẽ trở thàng nguồn dịch có thể lay lan sang một số vịt yếu tạo nên các ổ dịch Có trường hợp vi khuẩn có sẵn trong cơ thể vịt yếu, phát triển mạnh thành dịch Vì vậy, sau khi đã tiêm phòng vacxin được 5-6 ngày nhưng bệnh vẫn phát như bình thường
Đối với Vịt trời chăn thả trên đồng ruộng, ao hồ thì chim muông, côn trùng và người cũng là nguồn gây bệnh Những vật này không tự nó mang mầm bệnh nhưng chúng lại là trung gian truyền vi trùng từ nơi có bệnh đến nơi không có bệnh Các phủ tạng, phân hoặc thịt…của gia súc bị bệnh nếu vứt bừa bãi, không xử lý đúng quy trình vệ sinh cũng là nguồn đem vi trùng đến cho vịt
Trang 23+ Triệu chứng: xảy ra ở 2 thể biểu hiện:
– Thể cấp tính: Sốt cao, chảy nước mũi làm Vịt trời khó thở Vịt chết đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm Phổi, gan, ruột đều bị viêm và xuất huyết
– Thể mãn tính: Thường những con Vịt trời còn sống sót sau thời gian ở thể cấp tính Ở thể này, có biểu hiện sau: chảy nước mũi, khó thở, vịt gầy ốm dần, sưng khớp làm vịt bị liệt, viêm màng não làm vịt bị ngoẹo cổ
Khi mới mắc bệnh, trong đàn vịt trời thường thấy có một số con rất yếu, đứng ủ rũ ở một nơi tách xa đàn và ở mũi chảy ra nhiều nước có bọt vịt bệnh có thân nhiệt tăng tới 43,5 °C và lông xù, phân xám hoặc xanh, đôi khi phân có lẫn máu, vịt thường kêu “ khẹt khẹt” không bình thường
Một số vịt bệnh không đi lại được do hai chân liệt và cánh bị sà và đầu vịt bị ngoẹo sang một bên Nếu vịt đẻ mắc bệnh thì chân cũng bị liệt và trừng bị vỡ do kém phát triển tuy nhiên có một số trường hợp vịt đang ăn uống bình thường tự nhiên chết đột ngột; Vịt trời
đã tiêm vacxin phòng bệnh nhưng vẫn bị mắc bệnh và vịt được 10 ngày tuổi cũng mắc bệnh Với những trường hợp này, để biết chắc chắn là vịt bị bệnh tụ huyết trùng có thể căn
cứ vào những bệnh tính của bệnh như sau:
- Do bị tụ máy nên cả da và thịt của vịt đều bầm tím
- Tim: bao tim có nước thanh dịch, mỡ ở vành tim có những nốt xuất huyết đỏ lấm tấm,
mỡ ở vành bụng, màng treo ruột và phúc mạc cũng như vậy
- Gan: có màu vàng và bị thoái hóa nặng nề Bên ngoài gan có những ổ hoại tử màu xám bao phủ Nếu gan cỡ thành từng đám và xuất huyết thành những cục huyết đỏ nằm trong bụng vịt thì vịt đã mắc bệnh ở giai đoạn cấp tính
- Lách: thường không có dấu hiệu gì nhưng trong một số trường hợp thấy hơi sưng và xuất huyết
- Phổi: màng phổi bị viêm dính vào ngực Vịt trời, trên phổi co những mảng tụ huyết và xuất huyết màu tím đen
- Ruột: niêm mạc ruột có đám tụ huyết màu tím đôi khi kèm theo những nốt xuất huyết màu đỏ
- Buồng trứng: ở vịt đẻ những mạch máu ở buồng trứng sưng to, buồng trứng bị vỡ và trứng non thường có hình dạng méo mó
Nhìn chung ở vịt bệnh thì các cơ quan đều bị phù thũng
Nếu bệnh ở thể mãn tính thì Vịt trời gầy ốm, khớp xương bị sưng và trong các khớp thường có mủ
Trang 24Cần nắm vững những triệu chứng và bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng để có thể phân biệt bệnh với những bệnh khác như:
- Bệnh dịch tả: Vịt trời ủ rũ, ỉa chảy nhiều và sưng đầu
- Bệnh thương hàn: lá nách Vịt trời sưng to và ruột bị viêm
- Bệnh xoắn trùng: bệnh ít lây lan, không lây lan sang các động vật có vú và viêm ruột nặng
là dấu hiệu của bệnh này
+ Cách phòng ngừa và điều trị
– Cho Vịt trời ăn uống đầy đủ nhất là đầu mùa mưa và khi trời trở lạnh Nhốt riêng vịt bệnh
và đưa đàn vịt khỏe đi nơi khác; vịt bị bệnh chết cần được chôn sâu
– Tẩy uế chuồng và nơi chăn thả bằng vôi bột
– Khi xung quanh có dịch xảy ra hay vào lúc giao mùa, nên dùng Teramycine hay chloramphenicol và sulfamide trộn vào thức ăn hay nước uống cho vịt
Trong giai đoạn Vịt trời từ 15-45 ngày tuổi dùng những kháng sinh sau để trộn vào thức
ăn hoặc nước uống của Vịt trời liên tục 2-3 ngày trong 1 tuần Liều dùng của kháng sinh
cụ thể là:
- Cosumix: 2g/ 1 lít hoặc 2g/ 1kg
- Tetracylin: 1g/ 4 lít hoặc 2g/ 1 kg
- Neotesaol: 5g/ 1 lít hoặc 5g/ 1 kg
- Imequil hoặc Flimequin 10%: 1g/ 1 lít hoặc 1g/ 1kg
Có hai đợt tiêm vacxin phòng bệnh cho vịt là đợt 1 lúc Vịt trời được 20-30 ngày tuổi đợt này tiêm cho cả vịt nuôi thịt và nuôi đẻ Đợt 2 tiêm vào lúc vịt được 4-5 tháng tuổi Đợt này chỉ tiêm cho vịt đẻ Liều vacxin tiêm phòng bệnh của vịt gồm một số loại sau:
- Vacxin nhũ dầu do Công ty thuốc thú y Trung Ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất: liều dùng 1cc/1 con
- Vacxin nhũ dầu và keo phèn của Viện thú y Hà Nội liều o,5cc/1 con/
- Vacxin keo phèn của công ty thuốc thú ý Trung Ương I tiêm liều 1cc/1 con
- Vacxin nhu dầu của Mỹ dùng 0,5cc/ 1 con
- Vacxin tụ huyết trùng + E.Coli ( Neotyphomix) của Pháp tiêm 0,3cc/ con
+ Chữa bệnh: có thể tiêm (nếu nặng) và cho uống các loại kháng sinh sau:
– Tiêm: sử dụng Bio-Anfio 1m1/5kg thể trọng, hoặc Erysultrim 1m1/10 kg thể trọng