Bài cảm nghĩ về đêm trăng trung thu tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các l...
(Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả (Xem bài Vọng Lư sơn bộc bố) 2. Tác phẩm Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một thi đề quen thuộc. Nhà thơ Đỗ Phủ từng ví trăng là ánh sáng quê hương. Thơ Lí Bạch tràn đầy trăng. Có trăng nơi quê hương (Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi), trăng nơi biên ải, trăng tri kỉ cùng thi nhân (Một mình uống rượu dưới trăng)… và ở đây là trăng gợi nhớ quê hương. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản dị mà độc đáo, tinh tế mà không hề trau chuốt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: - Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người. - Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết. Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh). 2. Về phép đối trong bài thơ: a) Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). b) Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi… 3. Bài thơ ngắn chỉ gồm hai mươi chữ mà có tới 5 động từ: nghi (ngỡ), cử (ngẩng), vọng (nhìn), đê (cúi) và tư (nhớ). Thực ra nếu theo dõi thứ tự của bốn động từ này, chúng ta có thể nhận ra mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động nhưng có thể dễ dàng khẳng định, chủ thể trữ tình, chủ thể hành động ở đây chính là tác giả. Năm động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh, có thể hiện thực hoá lại bằng văn xuôi như sau: nhân vật trữ tình (nhà thơ) tỉnh dậy (hoặc đang mơ màng ngủ) thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cảm nghĩ đêm trăng Trung thu Theo nhịp tuần hoàn thiên nhiên, mùa hè qua, nhường chỗ cho mùa thu Những vàng xoay xoay gió thu se lạnh Những hoa sữa bung chùm hoa trắng muốt tuyết…Mùa thu đến, khẽ khàng mang niềm vui trẻ thơ Tết Trung thu- Tết thiếu nhi Thật hồi hộp háo hức! Buổi chiều hôm ấy, nhà tràn ngập không khí đón Tết Trung thu Mẹ lụi cụi nấu nướng xôi chè Ba trang trí lại mảnh sân nhỏ trước nhà Hai anh em tíu tít ngắm nghía lồng đèn Mấy bạn xóm í ới gọi khoe lồng đèn làm háo hức mong cho chiều xuống thật nhanh Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía tây thời khắc bắt đầu đêm Trung thu Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng Dãy núi mờ xa khoác áo choàng đen tím thẫm Bầu trời xanh Gió khẽ lay động tàu chuối sau nhà Kìa! Từ phía sau lũy tre làng, mặt trăng từ từ nhô lên Lũ trẻ hướng mắt vầng ánh sáng kỳ ảo ấy.Trăng tròn bóng Ôi! Thật huyền ảo! Trăng tỏa ánh sáng mát dịu xuống khắp xóm làng Ánh trăng xuyên qua kẽ Mảnh sân trước nhà sáng rõ thắp điện Không biết Cuội chị Hằng cung trăng có nhìn thấy ? Tôi băn khoăn nghĩ đến Cuội ngồi bên gốc đa nhìn xuống trần gian mà chẳng nhà Chắc Cuội nhớ nhà lắm! Thương Cuội quá! Bỗng có tiếng trống thình thình từ phía khu sinh hoạt văn hóa làng Tôi vội vàng dắt em chạy phía Chao ôi! Cả đoàn múa lân biểu diễn bãi đất trống Hình làng đổ xô Mọi người đứng chen chúc Mặt rạng rỡ Trong tiếng trống sôi động, lân múa động tác thật uyển chuyển Lúc lân cúi xuống, quỳ lạy bất ngờ tung người lên cao uốn lượn dũng mãnh…Lúc lân lại mềm mại di chuyển dãi lụa tung bay gió Chú Tễu chạy tới chạy lui xung quanh lân Ông Địa lại cầm quạt giấy quạt phành phạnh Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt Mấy đứa trẻ cười ré lên ông Địa đến gần chúng trêu chọc Tôi say sưa ngắm nhìn tất với niềm say mê lạ kỳ Không thể không thán phục tài múa lân anh đội lân Không thể nhịn cười trước vẻ ngộ nghĩnh đáng yêu Tễu ông Địa Thật tuyệt vời! Khi đội lân biểu diễn xong người tụ tập ngồi xung quanh bãi đất trống Ở bãi đất dựng khán đài nhỏ, có treo đèn nhấp nháy, lồng đèn đủ kiểu dáng, màu Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu Cam nghi cua em ve dem ram trung thu – Đề bài: Em hãy viết bài văn phát biểu Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu ở quê em. Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu đã gần kề. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu. Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong lấn sương mỏng. Tiếng trông ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chôn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu. ágsgsgdgsdgsdgd Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuôi tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốm Vòng nõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng. Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm. Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức: Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình, Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh. Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng, Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang… Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây rơm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời. Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương! Theo: Thu Hương ĐÊM TRĂNG NƠI NGOẠI THÀNH Tôi vốn là người thị thành nên đã quá quen thuộc với ánh sáng của đèn điện. Ở nơi ồn ào tấp nập này khó có thể mà ngắm được một đêm trăng đẹp với ánh sáng dịu dàng của nó. Nhưng khi ai đã về quê tôi ở tận ngoại thành, thì mới có thể tận hưởng được đêm trăng sáng tỏ. Chỉ cần đợi vào ngày mùng mười mỗi tháng, ta sẽ thấy được ánh sáng kì diệu của vầng trăng, nơi có chị Hằng, có chú Cuội đẹp như thế nào mà các thi sĩ đều ca ngợi bằng những dòng thơ đầy cảm xúc. Tôi nhớ nhất là đêm Rằm năm ngoái, tụ lại cùng bè bạn ngắm trăng dưới gốc đa đầu làng. Hoàng hôn vừa buông xuống, các chị nắng hồng cũng đã chuyển bước trở về cuối dãy núi xa xôi phía Tây. Màn đêm như tấm lụa tím mờ khổng lồ bắt đầu phủ xuống vạn vật. Mấy anh tre cao to, xòe tán lá rộng mà đón nắng bây giờ thì rũ lại, xào xạc truyện trò. Trăng chưa lên nhưng bầu trời đã sáng lấp lánh bởi muôn vàn vì sao rọi xuống. Mấy đám trẻ chúng tôi lúc này thôi là đua nhau chuẩn bị mấy cái lồng đèn đủ thứ hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác với lớp bìa mỏng bao bên ngoài. Đứa nào đứa nấy cũng hồi hộp, náo nức ngồi tụ ba tụ bốn dưới gốc đa cổ thụ đầu làng mà đợi trăng lên. Lúc tất cả cây cối chìm vào giấc ngủ say, mấy ngôi nhà chen chúc nhau lên đèn thì trăng đã hiện rõ trên đỉnh đồi, tròn xoe như cái bánh mật ong thật ngon, thật thơm do chị Hằng bỏ quên ở chốn trần gian. Còn chúng tôi thì ngồi bên nhau, nắm chặt tay ngân nga câu hát: “Tết Trung thu em rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường, đèn ông sao với đèn cá chép, em hát ca vui đón chị Hằng…”, ấm áp vô cùng mặc dù khí trời hơi se lạnh. Hát xong, nhỏ Hạnh dõng dạc bảo: _ Chúng mình cùng rước đèn nào! Ai có nến , đốt nến, ai không có đi chung rước đèn với Hạnh nhé! Câu nói đó vừa dứt, chúng tôi đứng dậy, cầm lồng đèn vừa đốt nến vừa xếp hàng vòng tròn mà rước đèn. Ánh sáng của trăng thật kì diệu, thật mơ mộng, nó chiếu xuống những mái nhà ngói đỏ, lợp vàng cỏ cây, ruộng đồng, làm ấm lòng người. Những vì sao trên kia cũng chẳng kém gì, cũng lấp lánh, soi xuống dòng sông dài tít sau nhà nội, khiến nó lung linh, đẹp một cách lạ kì, chẳng có gì sánh bằng. Trong lúc đó, nội và bố tôi ngồi bên ghế đá vừa uống trà vừa bàn bạc chuyện về lại thành phố sau vài hôm nữa. Mẹ thì ngồi cạnh bàn gỗ trong phòng, bên ánh lửa của cái đèn cầy mà khâu vá lại vết rách của cái áo len mẹ đã mua tặng tôi cách đây hai tuần. Còn chúng tôi thì sau khi rước đèn lại phá cỗ chung với nhau, cùng ngồi ngắm trăng sáng tỏ. Vầng trăng như quả bóng bay mềm mại lơ lửng giữa trời đêm. Ngắm nhìn nó, tôi ước gì được cùng chị Hằng bay lên cao, được chạm vào vầng trăng có thứ ánh sáng làm ấm lòng người. Chẳng giống như mọi đêm khác, chúng tôi về nhà trễ hơn để ngắm trăng. Đêm Rằm cuối cùng cũng kết thúc, đứa nào cũng chào nhau rồi mới về, trả lại sự yên tĩnh cho bầu trời đêm. Các ngôi sao sáng lấp lánh ở lại có vẻ tiếc nuối, còn vầng trăng kia nữa, nó vẫn tròn và sáng mãi theo từng khoảnh khắc. Ngắm đêm trăng Rằm, sao tôi yêu quê hương mình quá! Cảm ơn rất nhiều vì mẹ thiên nhiên đã đem nó đến với quê tôi.Tôi mong sao những trẻ em khác không có điều kiện, không được cùng bè bạn ngắm trăng mai này lớn lên có thể thực hiện ước mơ đó. Tôi hứa rằng sẽ cố gắng học tập để mai này có thể góp một phần nhỏ nào đó của mình vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Nguyễn Gia Nhi Cảm nghĩ về đức tình trung thực trong thi cử Trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức, giáo dục cần được đặc biệt quan tâm để đào tạo ra tầng lớp tri thức trẻ có đầy đủ kiến thức và năng lực làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, nhằm phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó phải kể đến cuộc vận động hết sức ý nghĩa và hiệu quả: “Hai không” – “Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên trên thực tế hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử vẫn hoành hành trong các nhà trường, vì vậy chất lượng học tập giảm sút đáng kể. Đây là một vấn đề nhức nhối cần lời giải đáp. Từ khi mới vào lớp một chúng ta đã được trang bị bài học đạo đức đầu đời: năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Trong đó, điều 5 có viết: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Như vậy, trung thực là một trong những đức tính quý giá mà con người được xây đắp ngay từ nhỏ. Cái gốc, cái nền có sẵn như thế, ấy vậy mà không ít học sinh, sinh viên đã vi phạm bài học đạo đức ấy. Họ, vì thật nhiều lý do, đã thiếu trung thực trong thi cử. Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Theo tôi, việc thiếu trung thực trong thi cử là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là do những yếu tố tác động từ bên ngoài, như là sức ép phải đạt thành tích cao từ phía cha mẹ, thày cô; do hiện tượng này xảy ra phổ biến và trở thành thói quen xấu trong cộng đồng học sinh. Song “thái độ thiếu trung thực trong thi cử” thì chỉ do một nguyên nhân chủ quan, đó là từ chính ý thức của người học sinh. Trong thi cử, thiếu trung thực là quay cóp, sử dụng tài liệu, là chép bài, là ăn trộm kiến thức…Nhiều học sinh do lười học hay học bài chưa kĩ, đến lớp gặp bài kiểm tra, vì muốn được điểm cao nên đã thiếu trung thực, quay cóp, xem bài bạn…Đó là những hành vi sai trái cần lên án và phê bình một cách nghiêm khắc. Bởi gian lận trong thi cử để lại thật nhiều tác hại khó lường. Trước hết, khi bạn quay cóp bạn trở thành một con tù nhân bị lệ thuộc vào những kiến thức ảo. Cái tâm lí dựa dẫm một cách lén lút khiến bạn luôn ở thế bị động trong cuộc chiến và rất khó khăn để thoát ra được. Bạn làm bài phụ thuộc vào sách vở, vào kiến thức của người khác, vì thế kết quả sẽ không thật và không tốt. Hơn thế nữa, gian lận sẽ tạo điều kiện cho bạn mắc vào nhiều thói xấu khác đó là lười nhác, ỷ lại và lừa dối. Nếu gian lận một lần mà trót lọt sẽ khiến bạn có ý định tái phạm thêm một, hai và có thể nhiều lần nữa. Vì bạn thấy: cần gì phải ra sức học làm gì cho mệt người, tốn công. Chỉ cần “khéo léo” một chút thôi thì chẳng học gì vẫn được điểm cao, có khi còn được tuyên dương nữa chứ. Và cứ thế bạn càng lấn sâu hơn vào bùn đen tội lỗi. Bạn chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt (có điểm số cao) mà quên không nghĩ tới tác hại vô cùng to lớn của thái độ thiếu trung thực ấy. Này nhé, bạn gian lận là lừa dối thày cô, bè bạn. Tự bạn đã tha hoá bản thân, biến mình thành con người không trung thực, mất đi đức tính cao quý ngàn đời của cha ông và cả dân tộc Việt Nam. Bạn không cảm thấy day dứt với lòng mình hay sao? Rồi bạn có nghĩ đến việc nếu bị phát hiện bạn sẽ mất hết lòng tin yêu của mọi người, bị đánh giá và nhìn nhận theo một cách khác. Hơn thế bạn sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật, bị nêu gương xấu trước toàn trường. Như vậy có đáng??? Song thiếu trung thực trong thi cử để lại tác hại lớn nhất là không có kiến thức. Khi bạn gian lận, bạn đã tự tạo cho mình một lỗ hổng rất lớn trong kho tri thức. Càng gian lận nhiều thì hố càng sâu và kiến