VSAT Verry Small Aperture Terminal trạm mặt đất khẩu độ nhỏ là một phương tiện truyền thông hiệu quả về mặt kinh tế với các đặc tính đặc trưng, VSAT ngày càng đóng vai trò quan trọng tro
Trang 1CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VỆ TINH VSAT 1.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG
VSAT (Verry Small Aperture Terminal) trạm mặt đất khẩu độ nhỏ là một
phương tiện truyền thông hiệu quả về mặt kinh tế với các đặc tính đặc trưng, VSAT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong viễn thông phục vụ cho các ứng dụng nhất định nào đó
Trong chương này giải thích các khái niệm cơ bản về trạm mặt đất VSAT, sơ lược hoạt động và cấu trúc như thế nào cũng như các ứng dụng cụ thể Ngoài ra còn trình bày tính năng trong ứng dụng và cả các giao diện mặt đất
1.2 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG VSAT.
1.2.1 Giới thiệu chung.
VSAT (Verry Small Aperture Terminal) trạm mặt đất khẩu độ nhỏ hay đầu
cuối khẩu độ nhỏ, được sử dụng phổ biến trong dịch vụ vệ tinh cố định (FSS) - đây
là kiểu phân phối dữ liệu trực tiếp tới người sử dụng Tại Mỹ từ năm 1981 các hệ thống cỡ nhỏ được dùng cho các ứng dụng chuyên dùng và là các trạm mặt đất một chiều (One Way) Các trạm mặt đất được trang bị các anten với đường kính 0.6m và
có khả năng thu dữ liệu với tốc độ bít thấp (0,3 ÷ 9,6 Kbit/s) và được phát đi thông qua trạm mặt đất trung tâm (Hub) Do việc thu được thực hiện trên anten có đường kính nhỏ như vậy vệ tinh cần phải có một hệ số phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) rất cao Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật truy cập và điều chế trải phổ để tránh can nhiễu đến từ các hệ thống thông tin khác sử dụng cùng băng tần Từ năm 1984, các hệ thống hai chiều (Two Way) vẫn dựa trên các nguyên lý trên cũng được đưa vào sử dụng Tuy nhiên sau đó cũng xuất hiện thế hệ mới băng tần là 14/12Ghz, với khả năng đảm bảo thông lượng dữ liệu rất cao (64kbit/s) mặc dù đường kính anten
có lớn hơn (trên 1.2m) và sử dụng kỹ thuật điều chế khác (kết hợp TDM/TDMA)
1.2.2 Đặc tính của hệ thống VSAT.
Trang 2 Các trạm mặt đất VSAT thường sử dụng trong các mạng khép kín ở các ứng dụng có tính chuyên dụng, kể cả quảng bá thông tin lẫn trao đổi thông tin
Các trạm mặt đất VSAT (từ xa) thường thiết lập trực tiếp ở khuôn viên hoặc những nơi không được giám sát thường xuyên
Các trạm mặt đất VSAT thường là thành phần của một mạng hình sao bao gồm một trạm trung tâm (Hub) tương đối lớn và nhiều trạm VSAT từ
xa Tuy nhiên một vài mạng lại hoạt động theo cấu hình điểm nối điểm hoặc theo cấu hình mạng lưới không cần Hub
1.3 CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG VSAT.
1.3.1 Tổng quát về tính ưu-nhược của hệ thống VSAT.
Các hệ thống VSAT thường được sử dụng dưới hình thức tư nhân, một nhóm người sử dụng khép kín, hay các mạng thông tin số trong đó các trạm VSAT từ xa được thiêt lập trực tiếp tại khuôn viên của người sử dụng từ xa
Xét mạng VSAT có những ưu điểm so với các mạng thông tin mặt đất khác:
Khả năng cung cấp dịch vụ lớn do tầm phủ sóng lớn
Việc triển khai mạng trở nên linh hoạt nhờ việc dễ dàng thay đổi cấu hình
và cho phép thiết lập các VSAT mới ở bất kỳ nơi nào nằm trong vùng phủ sóng
Khả năng quảng bá thông tin, đặc biệt là đối với việc phân phối dữ liệu
Khả năng truyền dẫn với tốc độ bit cao, thường là 64, 128 Kbit/s hay hơn
Chi phí thông tin không phụ thuộc vào khoảng cách
Không có nút mạng trung gian giữa người sử dụng đầu cuối và hệ thống thông tin trung tâm (Hub) Điều này làm cho hệ thống VSAT có đặc tính hoạt động rất cao như độ tin cậy, độ sẵn dùng và chất lượng truyền dẫn cao (lỗi Bit-Ber thấp)
Nhưng mạng VSAT cũng còn nhược điểm trễ truyền dẫn trên đường truyền
vệ tinh Do đó cần phải chú ý đến các giao thức ứng dụng và thông tin phải có khả năng thích ứng với việc xử lý thời gian trễ này (đặc biệt là mạng GSM)
1.3.2 Các ứng dụng trong thông tin một chiều.
1.3.2.1 Phân phối dữ liệu và phân phối tín hiệu Video.
Trang 3Ứng dụng phân phối dữ liệu (truyền thông dữ liệu) là ứng dụng phổ biến nhất của thông tin một chiều, tức là phân phối thông tin dưới dạng tín hiệu số từ Hub tới tất cả các thuê bao hoặc một số các giới hạn trong thuê bao (như: tin tức, thông cáo báo chí, thông tin thời tiết, truyền hình giải trí )
Việc phân phối tín hiệu Video tới các trạm VSAT có thể thực hiện dưới hai hình thức chính:
Dùng VSAT thu các tín hiệu Video (hoặc truyền hình) ở tốc độ bít thấp (1.5 hay 2.4Mbit/s), tức là hoạt động theo chế độ bình thường
Thu các tín hiệu số hay tín hiệu TV/FM truyền thống (analog), dưới dạng chức năng phụ trợ của VSAT Chức năng thường được thực hiện thông qua một cổng ra phụ ở khối chuyển đổi nhiễu thấp (LNC)
1.3.2.2 Thu nhập dữ liệu.
Các VSAT một chiều có thể sử dụng ở hướng ngược lại từ trạm VSAT đến các Hub cho mục đích thu nhập dữ liệu Nghĩa là truyền dữ liệu tự động thông qua VSAT từ các bộ cảm biến từ xa Các ứng dụng phổ biến là giám sát khí tượng hay môi trường, giám sát mạng truyền tải điện tự động…
1.3.3 Các ứng dụng hai chiều.
1.3.3.1 Truyền dữ liệu.
Thông tin vệ tinh VSAT hai chiều bổ sung thêm cho các dịch vụ thông tin một chiều ở trên, các dịch vụ thông tin VSAT hai chiều mang lại một phạm vi ứng dụng gần như không giới hạn
Đối với truyền dữ liệu, các mạng VSAT thương mại ngày càng sử dụng phổ biến cho rất nhiều hình thức truyền dữ liệu khác nhau, đặc biệt là với truyền dữ liệu hai chiều Điều này làm cho tính linh động của mạng tăng lên rất nhiều và đặc biệt
là đối với kiểu truyền dữ liệu và file theo phương pháp tương hổ hoặc theo kiểu luân phiên hỏi đáp Trong thực tế các mạng VSAT hoạt động tương tự như “Mạng dữ liệu chuyển mạch gói (PSDN)” Các ứng dụng điển hình của mạng như: chuyển đổi truyền trọn gói các file dữ liệu quản lý trong kinh doanh từ các chi nhánh về trung tâm xử lý dữ liệu, thu thập dữ liệu và đặc biệt cung cấp dịch vụ điều khiển và giám
Trang 4sát dữ liệu theo yêu cầu (SCADA), các dịch vụ thư điện tử, xử lý từ xa các VSAT
có thể truy cập vào một máy tính chủ thông qua Hub
1.3.3.2 Video hội nghị
Đối với truyền Video hội nghị, theo sự phát triển kỹ thuật nén hình ảnh số, các bộ mã hoá và giải mã (coder) video tốc độ bít thấp đã tạo điều khiển cho việc thực thi hình thức video hội nghị phục vụ cho các hoạt động kinh doanh với mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại
1.4 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CỦA VSAT.
1.4.1 Tổng quan về các kiểu VSAT.
Hầu hết các ứng dụng VSAT đều dựa trên khái niệm sau:
- Mạng hình sao: Gồm một trạm mặt đất trung tâm gọi là Hub, được trang bị một anten tương đối lớn và một trạm mặt đất từ xa được trang bị anten cỡ nhỏ Mọi đường thông tin giữa các trạm VSAT từ xa đều thông qua Hub
Luồng thông tin từ Hub tới VSAT được thực hiện trên kênh tuyến ra (outbound), còn luồng thông tin giữa VSAT tới Hub được thực hiện trên kênh tuyến vào (inbound) Các chế độ thông tin trên các kênh tuyến ra được phân phối đồng thời từ Hub tới các VSAT Trong khi các kênh tuyến vào yêu cầu được phúc đáp riêng lẻ được thiêt lập từ mỗi một trạm VSAT từ xa tới Hub
Phần lớn các đặc điểm áp dụng cho thông tin hai chiều (các VSAT thu/phát) Tuy nhiên cũng có thể áp dụng được trong ứng dụng của mạng thông tin VSAT một chiều
1.4.2 Kỹ thuật trải phổ trong mạng VSAT:
Do VSAT là mạng thương mại tư nhân, các anten trạm mặt đất có kích thước nhỏ nên phải dùng kỹ thuật đa truy cập và điều chế trải phổ Bởi đây là phương pháp duy nhất có thể hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng can nhiễu từ hệ thống
RF khác (do đây là loại anten nhỏ mà chịu một tải lớn trên băng tần) Trong kỹ thuật trải phổ độ rộng của băng tần tín hiệu được tăng lên, thường thì thông qua mã hoá thông tin với một chuổi tín hiệu giả ngẫu nhiên Với công suất cho trước, nó làm giảm đi đáng kể mật độ công suất Ở đầu thu, tín hiệu ban đầu được khôi phục lại bằng cách tương quan các bit với chuổi gốc
Trang 5Đối với mạng thông tin VSAT hai chiều sử dụng phương pháp đa truy cập trải phổ (thường sử dụng đa tuy cập phân chia theo mã: CDMA) dùng trong các kênh phát tuyến vào
Mặc dù các hệ thống VSAT sử dụng kỹ thuật trải phổ có khả năng thích ứng tốt với băng tần 6/4Ghz nhạy với nhiễu Nhưng ưu điểm này tỏ ra không quan trọng khi các bộ phát đáp vệ tinh VSAT sử dụng băng tần 14/10-12Ghz
1.4.3 Các VSAT sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo tần số FDMA.
Đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA) là phương pháp đa truy cập phổ biến nhất dùng để thiêt lập các đường truyền vệ tinh điểm đối điểm Khi các sóng mang được đưa vào sử dụng thì các mạng điểm đối đa điểm được thiêt lập Nếu các đặc tính của vệ tinh đặc biệt là thông số EIRP cho phép sử dụng các trạm mặt đất thu-phát cỡ nhỏ trong việc triển khai các đường truyền và các mạng như vậy, thì có thể gọi chúng là các mạng, các trạm mặt đất VSAT-FDMA Chú ý, nếu có yêu cầu thì cần phải đảm bảo các đường thông tin trực tiếp liên kết giữa tất cả các trạm mặt đất và không cần đến một trạm trung tâm, ngoại trừ trường hợp mạng cần đến giám sát và điều khiển (C&M)
1.4.4 Các VSAT sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA
TDMA là phương pháp đa truy cập phân chia theo thời gian, TDMA thường
đi kèm với ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM), là phương pháp đa truy cập hoàn toàn bằng kỹ thuật số rất hiệu quả cho việc thiêt lập các mạng có cấu hình điểm đối điểm, điểm đối đa điểm và cấu hình mạng lưới (Mesh)
Tuy nhiên, TDMA ở dạng TDMA băng thông hẹp có thể là sự lựa chọn thích hợp nhất đối với các mạng thông tin có dung lượng vừa (dưới 40Mbit/s) Nếu các đặc tính của vệ tinh đặc biệt là thông số EIRP cho phép sử dụng các trạm mặt đất thu-phát cỡ nhỏ trong việc triển khai các đường truyền và các mạng như vậy, thì có thể gọi chúng là các mạng VSAT-TDMA Chú ý rằng cần phải có một trạm trung tâm ít nhất là để cung cấp các tín hiệu đồng bộ chuẩn Nhưng cũng cần chú ý rằng các kênh thông tin trực tiếp cũng có thể được thiết lập giữa tất cả các trạm mặt đất
1.4.5 Các VSAT sử dụng kỹ thuật TDM/TDMA.
Trang 6Phần lớn các mạng VSAT hiện nay sử dụng kết hợp cả hai kỹ thuật TDM và TDMA, và hoạt động trong cấu trúc hình sao Chi tiết của các hệ thống và mạng VSAT sử dụng TDM/TDMA chi tiết như sau:
o Các chế độ ghép kênh và truy cập của hệ thống VSAT TDM/TDMA:
Trong các VSAT sử dụng kỹ thuật TDM/TDMA, một tuyến ra liên tục không sử dụng TDMA được tải bởi một sóng mang TDM (256 hoặc 512Kbit/s) phát đi từ một Hub, trong khi các kênh tuyến vào xuất phát từ sóng mang ra này được phát đi bởi các sóng mang TDMA có tốc độ bit thấp hơn (băng hẹp 64 hoặc 128Kbit) mỗi sóng mang tuyến vào sẽ chiếm một khoảng thời gian được phân chia giữa một số trạm VSAT (có thể lên tới 31 khe thời gian) Trong trường hợp nhiều trạm VSAT hơn thì các sóng mang TDMA ghép kênh sẽ được sử dụng Cũng tương
tự như các kênh sóng mang tuyến ra TDM, nó cũng dựa trên kỹ thuật FDMA Hệ thống TDM/TDMA hình sao này và sự chiếm dụng của các bộ phát đáp vệ tinh như hình
Các bản tin tuyến ra thường được Hub chấp nhận ngay từ lần đầu tiên Mỗi một trạm VSAT từ xa sẽ theo dõi toàn bộ luồng thông tin trên đường truyền tuyến
ra, nhưng chỉ giải mã luồng thông tin tuyến ra khi nào được đánh địa chỉ tới một trong các cổng của nó (các giao diện mặt đất với người sử dụng)
1.5 Các đặc tính tiêu biểu của VSAT
1.5.1 Kích thước mạng, số lượng VSAT trong một mạng.
Phần vệ tinh được phân bố
Các kênh TDMA Tuyến vào
Các kênh TDM Tuyến ra
Các tần số Sóng mang RF
Hình 1.1: Hoạt động của hệ thống VSAT sử dụng TDM/TDMA
Từ VSAT số: 7,8,9 5,6 1,2 Từ Hub
Trang 7Mạng được định nghĩa ở đây như một công cụ phục vụ cho một nhóm người
sử dụng khép kín Nó có thể là một mạng hoàn toàn độc lập hoặc là một mạng con được triển khai trên cơ sở một Hub chia sẽ Nhưng xét về mặt thiết bị thì kích thước của mạng vẫn tuỳ thuộc vào dung lượng luồng dữ liệu, tức là dựa trên:
Số người cần phục vụ, nói chung một người sử dụng cũng chính là một VSAT (từ xa) Tuy nhiên một VSAT cũng có thể phục vụ cho một số người sử dụng bằng cách kết nối nó với một mạng dữ liệu nội hạt (LANs) hoặc kể
cả với một mạng mặt đất
Đặc tính luồng dữ liệu, khả năng biến đổi và các yêu cầu về dung lượng Ở đây các đặc điểm quan trọng nhất có liên quan đến các kiểu luồng dữ liệu và khả năng tương thích của nó, đó là:
Các luồng dữ liệu tốc độ bit thấp liên kết qua lại
Tốc độ truyền bản tin mong muốn (nghĩa là khoảng thời gian trung bình giữa hai bản tin, đặc biệt là trong các thời điểm thông lượng là cực đại) và chiều dài bản tin cần truyền đi từ các VSAT từ xa
Nội dung của các bản tin phúc đáp từ Hub
Độ trể đáp ứng chấp nhận được
Chuyển đổi và chuyển tải dữ liệu khối
Có thể có các yêu cầu truyền dẫn với mật độ luồng thông tin cao ở tuyến ra và kể cả tuyến vào (ở thời gian cao điểm và không cao điểm)
Có thể có các yêu cầu về luồng thông tin thoại
1.5.2 Các yêu cầu đối với phần không gian
Các yếu tố chính quyết định các yêu cầu về phân vùng không gian (và vì vậy quyết định chi phí phân vùng không gian, là một phần quan trọng của chi phí toàn
bộ hệ thống)
Các đặc tính của bộ phát đáp vệ tinh (EIRP, dải biến đổi mật độ công suất thu, độ rộng băng tần)
Thông số G/T của các trạm mặt đất thu, và đặc biệt là các trạm mặt đất
từ xa
Trang 8 Số lượng và dữ liệu của các sóng mang TDM tuyến ra Do kích thước nhỏ của anten VSAT nên đây chính là yếu tố quyết định chủ yếu cho toàn bộ thông
số EIRP cần thiết của bộ phát đáp (bộ phát đáp thường hoạt động ở chế độ công suất giới hạn)
Số lượng và tốc độ dữ liệu của các sóng mang TDM tuyến vào Đây là yếu tố quyết định cho độ rộng băng tần của bộ phát đáp
Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu tố khác nữa như chất lượng truyền dẫn (lỗi BER), độ sẵn dùng và môi trường can nhiễu
1.6 Các vấn đề chung về giao thức và giao diện mặt đất của mạng VSAT
Một mô hình mạng VSAT bao gồm không chỉ phần cứng của các trạm mặt đất mà còn cả phần mềm đầy đủ đảm bảo sự hoạt động của các đầu cuối (end-to-end)/(user-to-user), bao gồm các giao thức và các chức năng giao diện
1.6.1 Mô hình giao thức mạng VSAT
Các phương thức thông tin định hướng gói thường được sử dụng trong các mạng VSAT Trong các tuyến thông tin dữ liệu gói, thông tin được truyền đi bằng cách nhóm dữ liệu thành các gói Tuy nhiên, việc các mạng VSAT hoạt động theo phương thức gói vẫn không bắt buộc những người sử dụng nhất thiết phải tuân theo thông tin gói, bởi vì các chức năng gói hóa có thể được thực hiện trong các khối giao thức người dùng ở các đầu cuối mạng VSAT
Trong các tuyến thông tin dữ liệu, các hệ thống mở giao thức với nhau thông qua các chức năng thông tin được chia thành các lớp Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO)
đã phối hợp với tiểu ban chuẩn hóa về thông tin viễn thông của ITU-R (ITU-T) để xây dựng nên mô hình tham chuẩn giao thức kết nối hệ thống mở (OSI), gồm 7 lớp Bốn lớp trên chứa các giao thức thông tin điểm nối điểm giữa các hệ thống thông tin Ba lớp dưới chứa các giao thức mạng và giao tiếp mạng phục vụ việc truyền ảo không lỗi (Virtually error-free transmition) các gói dữ liệu của người dùng qua các mạng Các mạng dữ liệu chuyển mạch gói sử dụng các giao thức thông tin trong 3 lớp này để chuyển các dữ liệu của người sử dụng qua mạng và cung cấp các phục vụ cho 4 lớp trên có chứa các giao thức điểm - đối - điểm
- Lớp vật lý (lớp1) là lớp dưới cùng trong mô hình OSI Lớp này bao gồm các đặc tính vật lý và các thông số kỹ thuật của các kết nối dành cho việc truyền ở mức bit qua mạng và thông qua giao diện mạng
Trang 9- Lớp liên kết dữ liệu (Lớp 2) chứa các thủ tục và giao thức thông tin giữa các đầu cuối của mạng, hoặc giữa các mạng với nhau Các giao thức này thường thực hiện việc phát hiện và sửa lỗi cho các gói dữ liệu đã được đóng khung Nếu các lỗi không thể sửa được, một thông báo lỗi sẽ được gửi tới lớp 3 Các giao thức này cũng có thể có các chức năng đánh địa chỉ và điều khiển luồng dữ liệu Lớp 2 còn cung cấp khả năng đồng bộ giữa các đầu cuối và mạng
- Lớp mạng (lớp3) thiết lập, duy trì và kết thúc các kết nối dữ liệu qua mạng Tại lớp 3 các gói dữ liệu được cung cấp các thông tin địa chỉ để thực hiện việc định tuyến qua mạng, các lỗi sẽ được sửa và các luồng gói dữ liệu sẽ được điều khiển Các gói dữ liệu quá dài có thể sẽ được chia ra và sau đó được kết hợp lại
Các tuyến thông tin theo phương thức gói trong mạng VSAT thường chỉ dùng các chức năng và các chức năng thuộc 3 lớp OSI dưới cùng này Chúng được sử dụng trong khuôn khổ mạng, cũng như các giao diện của nó với mạng bên ngoài
Các mạng VSAT được sử dụng chủ yếu dưới dạng các mạng dữ liệu riêng độc lập, kết nối một số đầu cuối dữ liệu của người sử dụng (hoặc một số nhóm đầu cuối) Các đầu cuối dữ liệu này giao tiếp với các VSAT ở xa, và với các máy chủ giao thức với trạm Hub của mạng VSAT Gần đây, các mạng VSAT còn được dùng để kết nối những người sử dụng VSAT từ xa tới các mạng dữ liệu trên mặt đất (cả mạng công cộng lẫn mạng riêng),
và có thể trong tương lai là mạng ISDN Các kết nối này được thực hiện hoặc thông qua Hub hoặc thông qua một VSAT khác
1.6.2 Kiến trúc bên trong của mạng VSAT và sự triển khai các giao thức
Xét về mặt giao thức và mặt các thủ tục thông tin, một mạng VSAT có thể được chia thành phần trung tâm của mạng và phần giao diện mạng
Trang 10Các giao diện mạng được bố trí ở các điểm rìa của mạng mà thông qua đó người sử dụng mạng VSAT được kết nối với mạng VSAT Một giao diện mạng cũng được cung cấp tại Hub mạng, nơi được kết nối tới một máy chủ hoặc một mạng mặt đất khác Mỗi một giao diện mạng VSAT có thể được cấu hình sao cho hỗ trợ được một trong nhiều loại giao diện người dùng khác nhau, không phụ thuộc vào giao diện mạng VSAT khác Các giao diện mạng dựa vào phần trung tâm của mạng để cung cấp một cấp độ dịch vụ nào đó
Phần trung tâm của mạng ( Network kernel )
Phần trung tâm của mạng VSAT có cấu trúc và giao thức thông tin của riêng nó nhằm mục đích truyền các dữ liệu thông qua phương tiện truyền tin vệ tinh theo phương pháp hiệu quả nhất Phần trung tâm của mạng đảm bảo viêc thưc hiện phân phối dữ liệu đáng tin cậy và cả việc chỉ báo tình trạng mất mát dữ liệu do các loại lỗi khác nhau hoặc do lỗi thiết bị
Phần trung tâm của mạng gồm các chức năng sau:
- Các giao thức truy cập vệ tinh
- Cơ chế đánh địa chỉ gói
- Các thủ tục điều khiển tắc nghẽn trên các kênh vệ tinh
- Định tuyến và chuyển mạch gói
- Quản trị mạng
Các chức năng quản trị mạng được sử dụng để cấu hình và vận hành mạng, ví dụ để cảnh báo cho người quản trị mạng một số trường hợp cần phải loại trừ trong một số giao
VSAT
Các lớp cao
dành cho
người dùng
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Các lớp cao dành cho người dùng Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Cổng giao tiếp Giao thức Giao diện Giao diện vật lý
Phần trung tâm mạng
Cổng giao tiếp
Giao thức Giao diện Giao diện vật lý
Phần trung tâm mạng
MẠNG VSAT
TRẠM HUB Đầu cuối của
người sử dụng
Đầu cuối của người sử dụng Đường truyền mặt đất
Đường truyền vệ tinh
Hình 1.2: Kiến trúc giao thức của một mạng VSAT