LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại rừng ngập mặn Xuân Đám, Cát Bà” là kết quả nghiên cứu của chính tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến TS Hà Minh Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo
và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh khóa luận này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Người thực hiện Tuyết TRƯƠNG THỊ ÁNH TUYẾT
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại rừng
ngập mặn Xuân Đám, Cát Bà” là kết quả nghiên cứu của chính tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hà Minh Tâm cùng với sự giúp đỡ của
một số bạn sinh viên khác Các thông tin nêu trong đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu và một số tác giả khác kết hợp với dữ liệu từ nhiều bài báo cáo của sinh viên qua thời gian đi thực tế thiên nhiên tại Cát Bà Mọi thông tin, hình ảnh trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Người thực hiện Tuyết TRƯƠNG THỊ ÁNH TUYẾT
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Danh lục các loài cây ngập mặn ở RNM Xuân Đám, Cát Bà 14 Bảng 4.2 Đa dạng ở mức độ ngành 15 Bảng 4.3 Đa dạng ở mức độ họ và chi 16 Bảng 4.4 Một số dạng sống của cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà 17 Bảng 4.5 Giá trị sử dụng của các cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà 18
Trang 6DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 4.1 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco 22
Hình 4.2 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny 25
Hình 4.3 Kandelia candel (L.) Druce 28
Hình 4.4 Rhizophora stylosa Griff 31
Hình 4.5 Avicennia marina var intermedia (Giff.) Bakh 34
*** Ảnh 4.1 Cyperus exaltatus Retz 20
Ảnh 4.2 Ipomoea pes-caproe (L) R Br 21
Ảnh 4.3 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco 24
Ảnh 4.4 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny 27
Ảnh 4.5 Kandelia candel (L.) Druce 30
Ảnh 4.6 Rhizophora stylosa Griff 33
Ảnh 4.7 Avicennia marina var intermedia (Giff.) Bakh 36
Ảnh 4.8 Hiện trạng hệ sinh thái RNM Xuân Đám, Cát Bà 38
Trang 7GTTN Giá trị tài nguyên
KTTN Kĩ thuật nông nghiệp
Tp Thành phố
IUCN Hiệp hội Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do của việc chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
4 Điểm mới của đề tài 2
NỘI DUNG 4
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Một số khái niệm 4
1.2.Lược sử nghiên cứu 5
1.2.1 Nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật 5
1.2.2 Nghiên cứu về RNM 7
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1.Đối tượng nghiên cứu 10
2.2.Phạm vi nghiên cứu 10
2.3.Thời gian nghiên cứu 10
2.4.Nội dung nghiên cứu 10
2.5.Phương pháp nghiên cứu 10
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13
3.1.Điều kiện tự nhiên 13
3.2.Điều kiện Kinh tế - xã hội 13
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
4.1.Tính đa dạng về số lượng các loài (các đơn vị phân loại) 14
4.1.1 Danh lục các loài 14
4.1.2 Đa dạng về phân loại 15
Trang 94.2.Tính đa dạng về dạng sống 174.3.Tính đa dạng về giá trị tài nguyên 184.4.Đặc điểm nhận biết các loài 19
4.4.3 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, 1837 - Sú 22
vẹt rễ lồi 24
4.4.6 Rhizophora stylosa Griff 1854 - Đước vòi (Đăng, Chân chằng) 31
4.4.7 Avicennia marina var intermedia (Giff.) Bakh 1907 - Mắm ổi 34
4.5. Thực trạng, nguyên nhân, hệ quả suy thoái rừng và biện pháp bảo tồn, phát triển hệ sinh thái RNM Xuân Đám, Cát Bà 37
Cát Bà 37
Xuân Đám, Cát Bà 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do của việc chọn đề tài
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng nghiên cứu của
bộ môn gồm toàn bộ sinh giới, vì vậy thực tập nghiên cứu thiên nhiên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên
Thấy rõ được tầm quan trọng của thực tế thiên nhiên, trong nhiều năm qua Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 nói chung và Khoa Sinh - KTNN nói riêng, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giáo viên trong các đợt thực tập nghiên cứu thiên nhiên thông qua việc tổ chức chuyến đi thực tế, cụ thể là đến thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng VQG Cát Bà
là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái khác nhau: HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hô…
RNM nói chung và tại Xuân Đám, Cát Bà nói riêng là HST quan trọng:
là môi trường cư trú của nhiều loài động - thực vật ngập mặn phong phú và đa dạng, có giá trị đối với con người; là nơi có điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng hải sản phát triển kinh tế Đồng thời RNM còn có nhiều vai trò to lớn như điều hòa nhiệt độ, vai trò phòng hộ, vai trò kinh tế, vai trò đối với sinh thái, vai trò văn hóa - giáo dục…
Trong những năm gần đây ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ về gia tăng dân số và nhu cầu đời sống của con người cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm suy thoái đa dạng sinh học RNM và đang trở nên ngày càng nghiêm trọng Hệ quả là xuất hiện nhiều bão gây thiệt hại nặng nề và nhiều thiên tai về biển như: sóng thần, đất nhiễm mặn, xói lở đất bờ biển…
RNM Xuân Đám, Cát Bà hiện cũng đang đối mặt với những nguy cơ tàn phá nặng nề do việc khai thác và sử dụng chăn nuôi thủy - hải sản thiếu quy
mô, làm sự đa dạng rừng suy giảm ngày càng nhanh
Trang 11Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa
dạng thực vật tại rừng ngập mặn Xuân Đám, Cát Bà” Với đề tài này chúng tôi tiến hành đánh giá, xếp loại được một số loài cây thường gặp tại rừng; và đóng góp một phần ý kiến của mình giúp các nhà quản lý có những biện pháp phù hợp trong việc bảo vệ rừng, gây trồng rừng và phát triển kinh
tế RNM phù hợp tại địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các loài thực vật ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà để: xác định số lượng các loài thực vật; xây dựng bản mô tả nhận biết các loài
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
❖ Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cho chuyên ngành Thực vật học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về sinh thái học, tài nguyên thực vật, ĐDSH và trong nông - lâm nghiệp,
Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng và GTTN của cây ngập mặn tại khu vực nghiên cứu, cụ thể là RNM Xuân Đám, Cát Bà
❖ Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài:
➢ Là nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp việc học tập và nghiên cứu của sinh viên khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
➢ Là cơ sở dữ liệu trong việc bảo tồn các HST tại khu vực nghiên cứu RNM Xuân Đám, Cát Bà
➢ Hơn nữa các kết quả là còn là cơ sở để đánh giá hiện trạng và đề ra các biện pháp khai thác, phục hồi cho hệ thực vật ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
4 Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tính đa dạng và hiện trạng của cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp Hải Phòng
Trang 12Bên cạnh đó đề tài còn nghiên cứu bảo tồn ĐDSH thực vật và đề xuất biện pháp phát triển kinh tế phù hợp tại khu vực nghiên cứu
Kết quả của đề tài sẽ còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên khi đi thực
tế tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
Trang 13NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm
Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh vật” [20] đã đưa ra định nghĩa về ĐDSH như sau: “ĐDSH là toàn bộ
các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm các sinh vật phân cắt đến động - thực vật ở trên cạn cũng như ở dưới nước, từ mức độ phân tử ADN đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người”
Có nhiều khái niệm khác nhau về ĐDSH, song hiện nay khái niệm được dùng chung nhất được nêu trong Công ước về Đa dạng sinh học:“ Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, bao gồm đa dạng di truyền (nguồn gen và kiểu gen của một loài), đa dạng loài và đa dạng
hệ sinh thái”.
Suy thoái đa dạng sinh học: Sự suy giảm về số lượng và chất lượng của
các loài sinh vật gây ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường
thiên nhiên
Thực vật ngập mặn: các loại cây và cây bụi sống trong các vùng nước
mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Các độ mặn khác nhau tạo ra nhiều sự thay đổi các loài, sự phân bố và thành phần các loài khác nhau
với tổ hợp động thực vật đặc trưng, thường phân bố ở vùng ven biển tích tụ các trầm tích hạt mịn và có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người
Thuật ngữ “rừng ngập mặn” còn dùng để chỉ vùng đất ngập nước chịu tác
động của thủy triều, bao gồm các RNM, bãi triều, vùng nước mặn và các sinh cảnh khác thuộc vùng ngập triều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
Trang 141.2 Lược sử nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật
có Raunkiaer (1934) Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại loại hình thảm thực vật
Hầu hết các mẫu vật đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh) [48], Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York (Hoa Kỳ) [49], vì vậy khi xây dựng danh lục thực vật các khu bảo tồn và VQG có nhiều thuận lợi Một số nước ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan [35, 36, 37, 38, 39]; Indonesia, Malaysia [32, 33, 34]; Việt Nam [23, 24, 25] về cơ bản cũng đã có bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh
Trong những năm gần đây hàng loạt các tổ chức, các hiệp hội bảo tồn, các hội nghị quốc tế đã được thành lập, diễn ra các hoạt động vì mục đích bảo tồn ĐDSH Nổi bật và đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992, 150 nước đã ký vào Công ước về đa dạng sinh vật Để phục vụ
cho mục đích bảo tồn IUCN, UNEP đưa ra Chiến lược bảo tồn toàn cầu (World conservation strategy, 1990), Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for
the earth, 1991)…
Trang 15Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các báo cáo khác lần lượt được xuất bản; nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã được tổ chức Kết quả đã đạt được của các công trình công bố có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên toàn thế giới
1.2.1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cùng với
sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ động
- thực vật rất đa dạng và phong phú; đây được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính ĐDSH cao trên thế giới với nhiều loài đặc hữu, nhiều loài có nguồn gen quý hiếm, nhiều loài có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao
Những công trình nghiên cứu về thực vật Việt Nam, trước hết phải kể đến những tác phẩm cổ điển như các công trình của Loureiro (1790) [22, 46],
của Pierre (1879-1907) hay của Lecomte với bộ “Thực vật chí Đông Dương”
[22,46] Sau đó, các nhà thực vật học người Việt Nam cùng với các nhà thực vật học quốc tế khác đã tiếp tục kế thừa và nghiên cứu bổ sung: Thái Văn Trừng (1978) [22] đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi
và 289 họ Về sau Humbert đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá
thành phần loài cho toàn vùng Tiếp theo có thể kể đến bộ “Cây cỏ thường
thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên (1969-1976) [12, 13, 22],
“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012) [9, 10]
Trong các công trình nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, bộ “Cây cỏ
Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [14, 15] xuất bản tại Canada và
đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam (1999-2000) là bộ danh sách đầy đủ
và dễ sử dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam
Tư liệu về hệ thực vật Việt Nam mới nhất phải kể đến bộ “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam” [3] do tập thể các nhà thực vật Việt Nam biên soạn,
Trang 16đã giới thiệu khái quát và đầy đủ nhất về hệ thực vật Việt Nam, gồm 3 tập: trong đó tập I (2001) gồm Nấm, Thực vật bậc thấp, Rêu, Thực vật Hạt trần; tập II (2003) và tập III (2005) khái quát về Hạt kín, trong đó toàn bộ lớp Một
lá mầm được trình bày trong tập III
Ngoài ra, phải kể đến một số công trình nghiên cứu các họ riêng biệt ở
Việt Nam của các tác giả trong nước như họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2000) [23], họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) của Vũ Xuân Phương (2007) [25], họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002)
[24] Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về ĐDSH và phân loại thực vật ở Việt Nam
B (1997) [12, 13, 22] đã phân chia các yếu tố môi trường thành 3 nhóm chính: khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió ), thủy động học (địa hình, chế độ thủy triều ), đất (độ mặn, pH, chất dinh dưỡng )
Sự phân bố RNM: Theo tác giả Wahsh (1974) theo tài liệu của Viên Ngọc Nam (2005) [12, 13, 22], phân chia thảm cây ngập mặn thế giới thành 2 nhóm chính: khu vực 1 Khu vực Ấn độ - Thái Bình Dương gồm Nam Nhật
Trang 17Bản, Philippines, Đông Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi; khu vực 2 Khu vực Tây Phi và châu Mỹ bao gồm bờ biển châu Phi phía Đại Tây Dương, đảo Galapagos và châu Mỹ
Theo Tolinson (1986) chia thực vật ngập mặn thành 3 nhóm cây: nhóm cây chính, nhóm cây phụ (cây ven biển) và nhóm cây gia nhập (trích dẫn bởi Viên Ngọc Nam 2005) [12, 13, 22]
Năm 1997, toàn thế giới có khoảng 181.000 km2 hệ sinh thái RNM, nhưng theo một ước tính gần đây thì con số này hiện nay giảm xuống dưới 150.000 km2 (FAO, 2003) Diện tích và sự đa dạng RNM ngày càng suy giảm nhanh, vì vậy mà ngày càng nhiều hành động và công tác bảo tồn RNM được quan tâm hơn
1.2.2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu ái, với bờ biển dài 3620 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển và cho sự phát triển của RNM Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như các chương trình hoạt động liên quan đến RNM ở Việt Nam
Năm 1989, Việt Nam tham gia công ước Ramsar, trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước đã được tập hợp lại, xác định những nội dung
“Nghiên cứu về đất ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam
Theo Phan Nguyên Hồng (1970, 1991, 1993, 1996) [12, 13] dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả viễn thám đã chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực và 12 tiểu khu Phan Nguyên Hồng (1989-1996) [12, 13] đã đề cập đến các vấn đề và các nhân tố ảnh hưởng đến RNM như: phân bố, sinh thái, sinh lý sinh khối, khí hậu, thủy triều, độ mặn…
Theo Thái Văn Trừng (1998) [22] có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh RNM: thứ nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cường độ và thời gian
Trang 18Ngoài những công trình nổi bật trên, cũng đã có nhiều những đề tài, những nghiên cứu khoa học về RNM ở Việt Nam Những đề tài này hầu hết là những nghiên cứu về RNM ở từng khu vực, từng địa phương như: Nghiên cứu RNM Cần Giờ, RNM tại VQG Xuân Thủy - Nam Định,…
Tuy nhiên, thực tế thấy rằng RNM Việt Nam đang suy thoái dần (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/sea-front-forest-in-vn-gm-04182012100319.html) Theo thống kê của Viện Lâm nghiệp Việt Nam diện tích RNM của Việt Nam (năm 1943) vào khoảng hơn 408.500
ha, nhưng cho tới hết tháng 12-2006 chỉ còn khoảng 209.740 ha (51.34%)
Hệ sinh thái RNM tại đảo Cát Bà, Tp Hải Phòng hiện đang đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh mẽ, trong đó khu vực RNM Xuân Đám, Cát Bà, Tp Hải Phòng cũng đang bị suy giảm về ĐDSH nhanh chóng; tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về đa dạng hệ thực vật tại khu
vực này Vì vậy chúng tôi đã chọn “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại
rừng ngập mặn Xuân Đám, Cát Bà” và đây có thể coi là công trình đầu tiên
nghiên cứu về RNM Xuân Đám, Cát Bà, Tp Hải Phòng
Trang 19Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các loài thực vật tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây ngập mặn trên thế giới và ở
Việt Nam kết hợp với các tài liệu khác có liên quan
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc cây ngập mặn ở RNM Xuân Đám,
Cát Bà được thu thập trong chuyến đi thực địa (ngày 06/04-11/04/2015)
2.2 Phạm vi nghiên cứu
RNM Xuân Đám, thuộc đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp Hải Phòng
2.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2015 đến 04/2017
2.4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu xác định số lượng các loài thực vật và xây dựng bản mô tả nhận biết các loài
- Nghiên cứu tính đa dạng về số lượng loài (các đơn vị phân loại)
- Nghiên cứu tính đa dạng dạng sống
- Nghiên cứu giá trị tài nguyên của các loài
- Nghiên cứu đặc điểm nhận biết các loài
- Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, hệ quả suy thoái rừng và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển HST RNM Xuân Đám, Cát Bà
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Để xác định thành phần các loài thực vật tại RNM Xuân Đám, chúng tôi
sử dụng các phương pháp phổ biến đã và đang được áp dụng hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007)
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và
Trang 20công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được, đánh giá hiện trạng thảm thực vật
Điều tra, thống kê, phân tích:
Được tiến hành tại phòng học và phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý
và bảo quản mẫu vật, phân loại để xác định được thành phần loài, phân tích
và tổng hợp dữ liệu, Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tác động đến tính đa dạng thực vật ở RNM Xuân Đám, Cát Bà
Điều tra thực địa: Được thực hiện trong chuyến đi thực tế thiên nhiên tại
đảo Cát Bà, Tp Hải Phòng từ ngày 06/04/2015-11/04/2015, nhằm thu thập các
dữ liệu về phân loại: thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi,…và các đặc điểm khác; thu thập số liệu về ĐDSH: số lượng, chất lượng, diễn biến ĐDSH, tình trạng suy thoái ở RNM Xuân Đám, Cát Bà
Phân tích và xử lý số liệu:
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [2]
và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [20]
Để xác định giới hạn và vị trí phân loại của các họ và loài, chúng tôi dựa
vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của
Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] và các công trình của Takhtajan (1997, 2009) [40,41]
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt
Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [14, 15] Nếu vẫn còn nghi ngờ kết
quả, chúng tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực
vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [3,6] và Trung
Trang 21tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố năm 2001
Để phân tích phổ dạng sống chúng tôi dựa theo Raunkiaer (1934)
Nhóm cây chồi trên (Phanerophytes) - Ký hiệu Ph: thường là những cây gỗ
nhiều năm, có chồi búp cao trên 25 cm so với mặt đất
Megaphanerophytes - Cây gỗ lớn: gồm các cây gỗ to lớn, chiều cao trên 30
Để xác định các loài thực vật quý hiếm chúng tôi dựa theo “Sách đỏ Việt
Nam (Phần thực vật)” [7] của bộ khoa học và Công nghệ năm 2007 và “Danh lục đỏ IUCN” năm 2009 [6]
Để đánh giá về GTTN (giá trị khoa học và giá trị sử dụng), chúng tôi căn
cứ vào điều tra thực địa và tài liệu: Danh lục đỏ Việt Nam (2007) [6] và Sách
đỏ Việt Nam (2007) [7] do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Cẩm nang sử dụng và Phát triển cây thuốc ở Việt Nam của Trần Công Khánh, Trần Văn
Ơn, Phạm Kim Mãn (2010) [17],
Trang 22Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên
Phòng 30 hải lý về phía đông Có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ
Bắc.106°54′20″-107°10′05″ kinh độ Đông Bắc giáp xã Gia Luận Đông giáp
vịnh Hạ Long Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu,
Hiền Hào RNM Xuân Đám thuộc xã Xuân Đám, đảo Cát Bà, huyện Cát Hải,
Tp Hải Phòng Là một trong năm xã vùng đệm của VQG Cát Bà
Địa hình, địa thế: RNM Xuân Đám, Cát Bà được bao xung quanh là
những đồi núi thấp
Địa chất, thổ nhưỡng: Đất ngập mặn
Khí hậu, thủy văn: RNM Xuân Đám, Cát Bà thuộc Tp Hải Phòng nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Hệ động vật, thực vật:
- Động vật: RNM có các loài động vật thủy sinh như: tôm, sứa, ; các
loài nhuyễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, hà
- Thực vật: Thảm thực vật ngập mặn mật độ lớn và sức sống tốt
3.2 Điều kiện Kinh tế - xã hội
Dân số: Mật độ dân số chưa cao, tuy nhiên do nhu cầu về cuộc sống nên
có xu hướng ngày một tăng
Tình hình kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, nhưng đã
có những dự án được đầu tư như: cầu đường, thủy lợi…cũng góp phần phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương
Hiện trạng khai thác tài nguyên: hiện đang được người dân khai thác và
sử dụng các nguồn tài nguyên như: Khai thác gỗ, chăn nuôi thủy - hải sản, vỏ
cây dùng nhuộm vải hoặc nhuộm lưới
→ RNM Xuân Đám, Cát Bà trở thành địa điểm học tập hữu ích cho sinh viên của nhiều trường đại học
Trang 23Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tính đa dạng về số lượng các loài (các đơn vị phân loại)
Nam Khoa học
Việt Nam
NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) HAY HẠT KÍN
(ANGINOSPERMAE) LỚP MỘT LÁ MẦM MONOCOTYLEDONEAE
1 Cyperaceae Cói
Cyperus exaltatus Retz
1789
Cói u du cao Hm
T, Chiếu,
mĩ nghệ
LỚP HAI LÁ MẦM DICOTYLENDONEAE
2 Convolvulacae
Bìm bìm (Khoai lang)
Ipomoea caproe (L) R
pes-Br.1818
Rau Muống biển
Ch T, C
3 Myrsinaceae Đơn nem
Aegiceras corniculatum
(L.) Blanco,
1837
Sú (trú, mui biển,
(L.) Savigny in
Lamk 1798
Vẹt dù hay Vẹt
Druce, 1913
Trang hay Vẹt
đìa
Me T, S,
Ta
Trang 24(Forssk.) Vierh
Mắm ổi Mi G, S, Q
Chú thích:
Kí hiệu về giá trị tài nguyên của các loài ngập mặn trong bảng 4.1 danh mục các loài
G: Cây cho gỗ; T: Làm thuốc; C: Làm cảnh
S: Chắn sóng, chắn gió; Ta: Cho tanin; Q: Quả ăn được
4.1.2 Đa dạng về phân loại
Qua nghiên cứu thực địa thấy rằng các loài có số lượng cá thể nhiều, đan xen chằng chịt không đếm được số lượng cụ thể Bảng thống kê (bảng 4.1)
cho thấy mức độ đa dạng của thực vật tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
Tỉ lệ
%
Số loài
Bảng 4.2 cho thấy thực vật ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà đều
thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay ngành Hạt kín (Anginospermae) gồm 5 họ: 1 họ có tỉ lệ 20% thuộc lớp Một lá mầm (Monocotyleneae), 4 họ
Trang 25được nghiên cứu gồm 7 loài và được xác định thuộc 7 chi khác nhau Trong
đó lớp Một lá mầm (Monocotyleneae) có 1 loài và thuộc 1 chi chiếm tỉ lệ 14.29%; lớp Hai lá mầm (Dicotylendoneae) có 6 loài nằm trong 6 chi khác
Số loài
Tỉ lệ (%) Khoa học Việt Nam
Convolvulacae Bìm bìm (Khoai lang) 1 14.29 1 14.29
Myrsinaceae Đơn nem 1 14.29 1 14.29 Rhizophoraceae Đước 3 42.86 3 42.86 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 1 14.29 1 14.29
Tổng 7 100 7 100
Bảng 4.3 cho thấy: họ Đước (Rhizophoraceae) có nhiều chi và nhiều loài nhất, chiếm tỉ lệ 42.89% Các họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Bìm bìm (Khoai lang -
Convolvulacae) mỗi họ có 1 chi, chiếm tỉ lệ 14.29%
❖ Đa dạng về thành phần loài
Qua thực tế, chúng tôi khảo sát được các cây ngập mặn tại đây phát triển với mật độ dày đặc; các rễ thở, rễ chống đan xen chằng chịt vào nhau do đó
để đếm được số lượng cụ thể của mỗi loài là rất khó khăn Tuy nhiên qua
quan sát chúng tôi thấy rằng loài Rhizophora stylosa - Đước vòi (Đăng, Chân
chằng) có số lượng nhiều nhất và có thế coi là loài ưu thế tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
Trang 264.2 Tính đa dạng về dạng sống
Đối với hệ thống cây ngập mặn, chức năng chính là chắn sóng, chống xói lở đất, bờ biển….Và để phân chia dạng sống của các cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà chúng tôi đã áp dụng theo phương pháp của Raunkiear (1934)
Bảng 4.4 Một số dạng sống của cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
STT Kí
hiệu Khoa học Việt Nam
Số loài
Phanerophytes Cây gỗ trung bình 3 42.86
4 Hm Hemicryptophytes Cây có chồi nằm sát
Tổng số 7 100
Công thức phổ dạng sống là SN = 5 Ph (2 Mi + 3 Me)+ 1 Ch +1 Hm
Bảng 4.4 cho thấy hệ thống cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
có 4 dạng sống điển hình: Dạng sống Cây gỗ trung bình (Me) có nhiều loài nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất là 42.86% Dạng sống Cây gỗ nhỏ (Mi) chiếm tỉ
lệ 28.57% và có 2/7 loài Còn lại 2 dạng sống là Cây chồi thấp cách mặt đất dưới 25 cm (Ch) và Cây có chồi nằm sát mặt đất (Hm) mỗi dạng sống chiếm
tỉ lệ 14.29%
Trang 274.3 Tính đa dạng về giá trị tài nguyên
Giá trị khoa học: Cung cấp các thông tin về phân bố, sinh thái và GTTN
của các loài cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà; là cơ sở dữ liệu cho việc học tập của sinh viên
Giá trị sử dụng: Giá trị làm thuốc, cây cho gỗ, cho Tanin dùng nhuộm
vải hoặc thuộc da… thể hiện cụ thể trong bảng 4.5
Bảng 4.5 Giá trị sử dụng của các cây ngập mặn tại RNM Xuân Đám, Cát Bà
STT
Giá trị sử dụng Tên loài
Cây cho
gỗ
Chắn sóng
Cho tanin
Làm thuốc
Giá trị khác Khoa học Việt Nam
đồ mĩ nghệ
ăn trầu