1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bài dự thi tìm hiểu truyền thống lực lượng vũ trang

26 538 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 393,13 KB

Nội dung

Bài dự thi tìm hiểu lực lưỡng vũ trang nhân dânCâu hỏi 1: Tại sao ngày 17/4/1947 được xác định là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang?Trả lời: Đáp ứng yêu cầu của n

Trang 1

Bài dự thi tìm hiểu lực lưỡng vũ trang nhân dânCâu hỏi 1: Tại sao ngày 17/4/1947 được xác định là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang?

Trả lời:

Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng; thực hiện nghị quyết của Đảng về tổ chức, xâydựng, huấn luyện, hoạt động và phát triển Lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện nghị quyết kỳhọp thứ 2 Quốc hội khóa I và sắc lệnh số 230/SL ngày 30/11/1946 của Chủ tịch nước về việc thànhlập các Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, Xã đội dân quân, thực hiện thông tư của Bộ Quốc phòng

và hướng dẫn của Bộ Tư lệnh Chiến khu X, ngày 17/4/1947 Tỉnh đội Tuyên Quang được thành lập(nay là Bộ CHQS tỉnh Tuyên Quang) với 30 cán bộ, chiến sĩ, cơ cấu tổ chức gồm có: Ban Chính trị,Ban Quân sự, Ban Tổ chức và một số cán bộ làm công tác quân báo; đồng chí Phạm Cương làmTỉnh đội trưởng, đồng chí Vũ Tuấn làm Chính trị viên Đồng thời, chi bộ Đảng Tỉnh đội được thànhlập, gồm 20 đảng viên do đồng chí Vũ Tuấn làm Bí thư Chi bộ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếpcủa Tỉnh ủy Tuyên Quang, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Khu X về công tác quân

sự - quốc phòng Và được Bộ Tư Lệnh Quân khu 2 quyết định công nhận ngày 17/4 là ngày truyềnthống của LLVT tỉnh, Qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, LLVT tỉnh đã không ngừng lớn mạnh,lập nhiều chiến công, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, thực sự là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chínhquyền và nhân dân địa phương

Câu hỏi 2: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhiều trận đánh của Quân và dân tỉnh Tuyên Quang đã đi vào lịch sử, đồng chí hãy cho biết thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của những trận đánh tiêu biểu đó?

Trả lời:

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp LLVT Tuyên Quang đã tham gia đánh 48 trận,trong đó có 30 trận độc lập, 18 trận phối hợp với bộ đội chủ lực, tiêu diệt 1.289 tên địch, làm 240tên bị thương; bắn chìm, bắn cháy 10 ca nô, tàu chiến, phá hủy 01 máy bay, thu nhiều vũ khí và đồdùng quân sự của địch Quân Pháp không những bị đánh thiệt hại nặng mà còn phải chịu những nỗikinh hoàng và sự khiếp đảm khi dấn thân vào đất Tuyên Quang, lính Pháp đã gọi Tuyên Quang là

"Nghĩa địa khổng lồ" Một số trận đánh tiêu biểu diễn ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là:

* Trận Bình Ca (12/10/1947) - Chiến thắng “mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên Sông Lô”.

* Trận Địa lôi Km 7 (22/10/1947) - Nỗi kinh hoàng của quân Pháp.

* Trận Đèo Gà - Cầu Cả (05/11/1947) - Trận đánh thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt địch của quân dân ta.

* Trận Khe Lau (10/11/1947)- Bể lửa thiêu đốt quân giặc.

* Trận Bình Ca (12/10/1947) - Chiến thắng “mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên Sông Lô”

Trang 2

Ngày 12/10/1947, đoàn tàu chiến của địch từ Đoan Hùng ngược Sông Lô lên đến Bình Ca,

từ trận địa mai phục phía tả ngạn, bộ đội tiểu đoàn 42, trung đoàn 174 dùng súng Ba-zô-ca bắn chìmmột pháo thuyền địch Sáng ngày 13/10/1947, quân Pháp đổ bộ lên bến Bình Ca định tiến vào SơnDương Bộ đội cùng với du kích địa phương đồng loạt nổ súng, ném lựu đạn, giật mìn địa lôi vànhất tề xông lên đánh giáp lá cà với địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại Quân Pháp buộc phải tháolui xuống tàu rút chạy về thị xã Tuyên Quang Chiến thắng Bình Ca là chiến thắng đầu tiên củaquân và dân ta trên mặt trận Sông Lô Sau đó, vào ngày 03/11/1947, cũng tại Bình Ca, quân ta đãphục kích đánh thắng một cuộc đổ bộ của 200 quân Pháp, diệt hơn 100 tên, thu nhiều vũ khí TrậnBình Ca (12/10/1947) và các trận đánh sau đó ở khu vực này đã góp phần bảo vệ vững chắc cửa

ngõ phía tây An toàn khu của Trung ương Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã khen ngợi: "Trận Bình Ca Tiểu đoàn 42 đã đánh lui 1 trận đổ bộ của giặc, xung phong cướp súng, bắn chìm pháo thuyền ghi một chiến công đầu tiên, mở đầu cho những chiến công rực rỡ khác trên sông Lô".

* Trận Địa lôi Km 7 (22/10/1947) - Nỗi kinh hoàng của quân Pháp

Ngày 22/10/1947, đội tự vệ Thành Tuyên cùng du kích Yên Sơn và bộ đội tổ chức phục kích tại

km 7 đường Tuyên Quang đi Hà Giang, thuộc địa phận xã Trung Môn - Yên Sơn LLVT tỉnh đã sửdụng bốn quả bom câm (thu được của địch) được cải tạo thành những trái địa lôi Khi đoàn quânđịch gồm 500 lính, nhiều lừa, ngựa thồ lọt vào trận địa, tự vệ ta giật dây điểm hỏa Ba quả địa lôi nổtung, xé tan đội hình quân địch, gần 100 tên chết tại chỗ và bị thương Địch bị thiệt hại nặng phảiquay lại thị xã Tuyên Quang Bộ đội, du kích ta lại cắt rừng đón đánh tiếp ở km 5 diệt thêm 30 tênnữa Trận địa lôi km 7 là trận đánh điển hình về tinh thần mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, dùng vũ khí

địch đánh địch của LLVT Tuyên Quang Địch kinh hoàng gọi trận này là "Tiếng nổ của hỏa ngục".

* Trận Đèo Gà - Cầu Cả (05/11/1947) - Trận đánh thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt địch của quân dân ta

Bị quân ta chặn đánh liên tiếp, mất sức chiến đấu, không thực hiện được kế hoạch hợp điểm,quân Pháp buộc phải bỏ Chiêm Hoá rút lui về thị xã Tuyên Quang Nắm được ý đồ của địch, ngày05/11/1947 du kích các xã Hoà Phú, Yên Nguyên phối hợp với bộ đội bố trí phục kích địch suốt từĐèo Gà tới cầu Cả Tại trận địa phục kích chính ở cầu Cả, bộ đội, du kích đã tiêu diệt gần 100 tênđịch, thu nhiều vũ khí, sau đó tiếp tục truy kích địch trên suốt dọc đường chúng rút chạy về thị xãTuyên Quang

* Trận Khe Lau (10/11/1947)- Bể lửa thiêu đốt quân giặc

Bị thua đau ở nhiều nơi, quân Pháp không còn đủ sức chiến đấu buộc phải tháo chạy khỏiChiêm Hoá theo đường sông Ta chọn Khe Lau, nơi gặp nhau của sông Gâm và sông Lô thuộc ba

xã Phúc Ninh, Thắng Quân, Tân Long làm trận địa phục kích Quân và dân Yên Sơn đã cùng bộ độiđào hầm hào, bí mật khênh pháo, bố trí trận địa cả hai bên bờ sông Chiều ngày 10/11/1947, đoàntầu địch xuôi về tới Khe Lau Hai khẩu sơn pháo 75 và Ba-Zô-Ca đồng loạt phát hoả Cả ba tầuchiến và ca nô địch bị trúng đạn, bốc cháy Binh lính địch liều chết nhảy xuống sông bơi vào bờ,đều bị bộ đội và dân quân ta tiêu diệt Xăng dầu loang trên mặt sông bắt lửa cháy ngùn ngụt Sông

Lô trở thành dòng sông máu lửa đối với quân thù Trận Khe Lau ta đã nhấn chìm một ca nô, hai tầuchiến, diệt gần 300 tên địch, thu nhiều vũ khí

Trang 3

Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đánh giá: Đây là một trong 10 trận đánh thắng lớn của ta trongchiến dịch Việt Bắc - Thu đông năm 1947 Chiến thắng Khe Lau góp phần đánh quỵ giang đoànKéc-Ga-Ra-Vát của địch trên sông Lô Là trận phát huy được yếu tố chủ động, bí mật, bất ngờ, sángtạo trong lựa chọn cách đánh, đồng thời thể hiện rõ quyết tâm chiến đấu, chiến thắng và sự phối hợptác chiến chặt chẽ của quân và dân Tuyên Quang với bộ đội chủ lực

Đến cuối tháng 12 năm 1947, bị tổn thất nặng nề, giặc Pháp phải rút khỏi Tuyên Quang, rútkhỏi Việt Bắc LLVT Tuyên Quang đã góp phần quan trọng vào chiến thắng sông Lô oai hùng, bẻgẫy gọng kìm phía Tây của quân Pháp, đập tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của chúng, bảo vệ antoàn cơ quan đầu não kháng chiến, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dânPháp, đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của

Đảng đánh giá: "Những trận đánh vô cùng anh dũng của quân và dân ta trên sông Lô và trên con đường Tuyên – Hà, tuy chỉ tiêu diệt, trên 1.000 quân tinh nhuệ của địch nhưng đã khiến cho lính địch hoảng sợ mất tinh thần Chẳng những nó làm sai lệch kế hoạch của địch mà còn phá một phần lớn kế hoạch tiến công Việt Bắc Giá trị của trận Sông Lô chính là ở đó".

Câu hỏi 3: Đồng chí cho biết Đảng bộ Quân sự tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức mấy kỳ Đại hội? Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phương hướng, mục tiêu gì để xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh trong thời gian tới?

Trả lời:

Từ khi thành lập tỉnh đến nay, LLVT tỉnh đã tổ chức 17 kỳ Đại hội

* Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 1967 - 1968

* Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 1968 - 1970

* Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 1970 - 1971

* Đại hội Đảng bộ lần thứ IV, nhiệm kỳ 1971 - 1972

* Đại hội Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 1973 - 1974

* Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 1974 - 1976

* Đại hội Đảng bộ lần thứ VII, nhiệm kỳ 1977 - 1979

* Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1980 - 1982

* Đại hội Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 1982 - 1986

* Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 1986 - 1989

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 1989 - 1991

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 1991- 1995

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1996 - 2000

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2001- 2005

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005- 2010

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015

Trang 4

* Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định:

* Phương hướng, mục tiêu chung

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm quân sự, quốc phòng của Đảng và Nhànước, phát huy vai trò nòng cốt tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân;trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc, xây dựng “thế trận lòngdân” vững mạnh từ cơ sở, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

- Tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh, hoànthành tốt mọi nhiệm vụ được giao Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”,bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống, giữ vững ổnđịnh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương

- Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứVIII Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), gắn với đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa các cấp uỷ, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng các tổ chức đảngtrong sạch vững mạnh, gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

* Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

1 Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàndiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắnvới củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh 100% cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trịđược bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh theo quy định; tuyển quân hằng năm đạt 100% chỉtiêu

2 Trong nhiệm kỳ, tham mưu tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh 1 lần; diễn tậpkhu vực phòng thủ, diễn tập phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng hoặc diễn tập phòng chống lụtbão, phòng chống cháy nổ mỗi huyện, thành phố 1 lần; hằng năm chỉ đạo luyện tập, diễn tập 20%cấp xã, kết quả đạt khá trở lên Tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, luyện tậpchỉ huy cơ quan trên bản đồ theo quy định

3 Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thế trận quân

sự trong khu vực phòng thủ, tiếp tục xây dựng đường hầm trong sở chỉ huy cơ bản cấp tỉnh (côngtrình A-04) và xây dựng thao trường huấn luyện khu vực; triển khai quy hoạch sở chỉ huy cơ bản,thao trường huấn luyện cấp huyện 100% đất quốc phòng có quy hoạch và thao trường huấn luyệnđược hợp thức đúng quy định

4 100% cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng cóbản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao

Trang 5

5 Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, theo đúng Luật, nâng tỷ lệ đảng viên trong dân quân

tự vệ tăng từ 2 đến 3%, 100% Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn có trình độ trung cấpquân sự trở lên; đăng ký, sắp xếp quân nhân dự bị đạt 90%, tỷ lệ đảng viên đạt 13% trở lên

6 Bảo đảm quân số các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu đạt 95% trở lên 100% cán

bộ huấn luyện được theo phân cấp, kết quả kiểm tra các nội dung huấn luyện hàng năm có 100% đạtyêu cầu, trong đó 75% trở lên đạt khá, giỏi

7 Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chế độ, nền nếp chính quy, không để xảy ra vi phạm

kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,3%, hạn chế thấp nhất các vụ mất an

toàn khi tham gia giao thông

8 Hàng năm, Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan, đơn vị đạt vững mạnh toàn diện; 100% đơn vị

có môi trường văn hoá tốt, 100% cơ quan, đơn vị an toàn tuyệt đối về chính trị; 100% tổ chức quầnchúng đạt vững mạnh, trong đó 75% trở lên đạt vững mạnh xuất sắc

9 Thực hiện tốt dự án trồng rừng tại công trình A-04 và thao trường bắn; hoàn thành 100%các dự án xây dựng doanh trại, các công trình quốc phòng được phê duyệt, bảo đảm chất lượng,hiệu quả

10 Hàng năm, 100% bếp ăn tập thể đạt “Bếp nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”; 100%đơn vị quản lý tài chính tốt; quân số khoẻ đạt 99% trở lên

11 Bảo đảm hệ số vũ khí, trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu Kt =1, cho cácnhiệm vụ khác Kt = 0,8; không để cháy nổ, mất vũ khí trang bị Đơn vị an toàn tuyệt đối

12 Xây dựng Trường Quân sự tỉnh chính quy, mẫu mực, chỉ đạo hoàn thành nghiên cứu,biên soạn Lịch sử đảng bộ cơ sở

13 Hàng năm, Đảng bộ Quân sự tỉnh và 100% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụtrở lên; 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó trên 90% hoàn thành tốt và hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ 14 Đến năm 2020 tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học đạt 95% trở lên, tỷ lệcán bộ là dân tộc ít người đạt trên 25%; sắp xếp sỹ quan dự bị đạt 90% chỉ tiêu giao, có trên 95%đúng chuyên nghiệp quân sự Hàng năm, phân loại có 100% cán bộ phẩm chất tốt, 85% trở lên nănglực khá

15 Hàng năm kiểm tra, giám sát từ 25% - 30% tổ chức đảng và đảng viên theo quy định củaĐiều lệ Đảng, kịp thời phát hiện và kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giảiquyết đơn, thư khiếu nại tố cáo đúng quy định

Câu hỏi 4: Nêu những phần thưởng cao quý mà LLVT tỉnh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Kể tên những tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân Tính đến hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu mẹ Việt Nam anh hùng được nhà nước phong tặng, truy tặng? Thời gian nào?

Trả lời:

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh đã được Đảng, Nhà nướctặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý đó là:

Trang 6

- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh

Hà Tuyên

- Huân chương Sao Vàng, tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh Hà Tuyên

- Huân chương Hồ Chí Minh, tặng năm 1985 cho quân và dân tỉnh Hà Tuyên

- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, tặng năm 2007 cho Lực lượng vũ trang tỉnhTuyên Quang

- Huân chương Chiến công hạng Ba, tặng năm 2000 cho quân và dân tỉnh Tuyên Quang

- Năm 2010, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện công tác Quốcphòng và xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện

- Năm 2011, được tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng trong 10 năm thực hiện công tácgiáo dục quốc phòng, an ninh

- Năm 2012, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

- Năm 2016, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

- 20 danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 16 đơn vị và 04 cá nhân

- 23.349 huân chương, 16.023 huy chương các loại và hàng nghìn bằng khen, giấy khen tặngcán bộ chiến sỹ Lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Tuyên Quang

Ngoài những phần thưởng trên, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh còn được Bộ Quốc phòng, Tổng CụcChính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng nhiều Bằng khen, Giấykhen trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các nhiệm vụ khác như:

- Cờ thưởng luân lưu của Bộ Quốc phòng, tặng 1997 cho Lực lượng vũ trang Tuyên Quang

- Năm 1999, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thành tích thực hiệncông tác Dân vận

- Năm 2001, được tặng Bằng khen của Bộ Quốc phòng về thành tích Huấn luyện giỏi 5 năm(1996 - 2001)

- Năm 2008, được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốcphòng

- Năm 2009, được tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 về thành tích trong phongtrào Thi đua quyết thắng 5 năm (2004 - 2009)

- Các năm 2000, 2001, 2009, 2016 được UBND tỉnh Tuyên Quang tặng Cờ thi đua

- Các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2002, 2003, 2004, 2005, 2010, 2011 được Bộ Tư lệnhQuân khu 2 tặng Cờ thi đua

- Năm 2014, 2016, được Bộ Quốc phòng tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua quyếtthắng

* Các tập thể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được Đảng và Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân:

Trang 7

1 Quân và dân huyện Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

2 Quân và dân huyện Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

3 Quân và dân huyện Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

4.Quân và dân thị xã (nay là thành phố) Tuyên Quang (Tuyên dương ngày 28/4/2000)

5 Quân và dân xã Kim Bình - Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

6 Quân và dân xã Yên Nguyên - Chiêm Hoá (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

7 Quân và dân xã Minh Thanh - Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

8 Quân và dân xã Tân Trào - Sơn Dương (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

9 Quân và dân xã Mỹ Bằng - Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

10 Quân và dân xã Kim Quan - Yên Sơn (Tuyên dương ngày 31/7/1998)

11 Cán bộ, chiến sĩ phòng bảo vệ chính trị nội bộ Công an tỉnh Tuyên Quang (Tuyên dươngngày 22/7/1998)

12 Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Chiêm Hoá (tuyên dương ngày 22/7/1998)

13 Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang (Tuyên dương năm2000)

14 Quân và dân xã Kiên Đài huyện Chiêm Hóa (tuyên dương 16/12/2014)

15 Quân và dân xã Vinh Quang huyện Chiêm Hóa (tuyên dương 16/12/2014)

16 Quân và dân xã Hợp Thành huyện Sơn Dương (tuyên dương 16/12/2014)

* Các cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân:

T

Dân tộc

Chức vụ, đơn vị khi tuyên dương Quê quán

Ngày tháng năm tuyên dương

01 Lương Sơn Tuyết Kinh Tiểu đội trưởng BB c5,

d1, e147, f316

Kỳ Lâm, Sơn Dương,Tuyên Quang 25/8/1970

02 Triệu Tiến Xuân Dao Pháo thủ số 1 c3, d1

e204, BTL Pháo binh

Đức Xuân, Na Hang,Tuyên Quang 20/9/1971

03 Hoàng Thế Cao Tày Tiểu đoàn phó d2, e1, f5,

Bộ Tư lệnh Miền

Đà Vị, Nà Hang,Tuyên Quang 20/12/1973

Trang 8

04 Phạm Đình Chiến Kinh Phòng Cảnh sát hình sự,

Công an tỉnh Hà Giang

Đông Thọ, SơnDương,Tuyên Quang

03/8/1995

* Bà mẹ Việt Nam Anh hùng:

Tính đến hết năm 2016, tỉnh Tuyên Quang có 178 mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặngDanh hiệu bà mẹ Việt nam anh hùng, trong đó có 3 mẹ có 3 con là liệt sỹ, 5 mẹ có 2 con là liệt sỹ,

57 mẹ có 1 con duy nhất là liệt sỹ

Câu hỏi 5: Bằng tình cảm sâu sắc của mình, đồng chí hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân về truyền thống của LLVT tỉnh Tuyên Quang 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; sự thay đổi của quê hương Tuyên Quang thời kỳ đổi mới.

Trả lời:

Lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước trong thời kìkhó khăn gian khổ ấy , hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tuổi trẻ và cuộc đời mình để bảo vệ độc lậpcho tổ quốc Một trong sô đó là hình ảnh người chiến sĩ lực lượng vũ trang của tỉnh Tuyên Quangmang những phẩm chất cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ mà chúng ta cần học tập và noi theo

- Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ lược lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang được thể hiệntrên tất cả các lĩnh vực chiến đấu, công tác , những mối quan hệ với dân nhân trên địa bàn “ đi dânnhớ , ở dân thương ” , tình quân dân gắn bó keo sơn

- Thật vinh dự, tự hào là những người con của mảnh đất Tuyên Quang , chúng tôi luôn nhậnthức sâu sắc rằng: Truyền thống của LLVT tỉnh Tuyên Quang là sự kết tinh của lòng yêu nước,tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm, sự phấn đấu, cống hiến, hy sinh vô cùng to lớn của lớp lớpcác thế hệ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh trong suốt 7 thập kỷ qua Truyền thống đó sẽ mãi mãi

là động lực to lớn, là hành trang của thế hệ trẻ trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Từ khi Chi bộ Tỉnh đội, tiền thân của Đảng bộ Quân sự tỉnh được thành lập vào tháng

4-1947, trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, tổ chức Đảng và lực lượng vũ trang(LLVT) tỉnh đã không ngừng lớn mạnh Tham gia vào 2 cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc,vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ, LLVT tỉnhluôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

LLVT tỉnh đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, lập nên những chiến côngxuất sắc trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947, Chiến dịch Pô - môn năm 1949… góp phầnđập tan các cuộc hành quân càn quét vào chiến khu Việt Bắc của thực dân Pháp Đồng thời, bảo vệvững chắc An toàn khu - Thủ đô cuộc kháng chiến, nơi ở và làm việc của Bác Hồ, Trung ươngĐảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành…

Sau 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, giai đoạn 1976 - 1991, LLVT tỉnh đã làm tốtnhiệm vụ tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; củng cốlực lượng, xây dựng tuyến phòng thủ biên giới, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế

Trang 9

lực thù địch và trực tiếp chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc LLVT tỉnh tham gia hiệu quảnhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bước đầu thực hiệncông cuộc đổi mới của Đảng

Qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, Đảng bộ Quân sự tỉnh, LLVT tỉnh đã từng bước pháttriển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ Vượt mọi khó khăn, gian khổ, LLVT tỉnh luôn xứngđáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền, nhân dân

- Trong suốt 70 năm qua, cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc nhưnhững biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ.QĐND Việt Nam đã xây đắp nên những truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” Cùng vớitrưởng thành và lớn mạnh của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnhTuyên Quang trong những năm qua đã tổ chức khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốcphòng, xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc

Phát huy truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dânViệt nam Anh hùng và truyền thống của quê hương cách mạng Tuyên Quang, Thủ đô Khu giảiphóng, Thủ đô Kháng chiến, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang đã và đang tiếptục phát huy tốt bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân giao phó, góp phần xây dựng tỉnh Tuyên Quangngày càng giàu đẹp, văn minh, có quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc

- Sự thay đổi của quê hương Tuyên Quang thời kỳ đổi mới.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách

và pháp luật Nhà nước, với phương châm: "Ổn định hài hòa, tập trung đột phá, khai thác tiềm năng, hội nhập phát triển" và tinh thần "Dân chủ, kỷ cương, đoàn kết, năng động, sáng tạo, tập trung, quyết liệt", Tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 4 khâu đột phá về phát triển giao thông, công nghiệp,

du lịch và nguồn nhân lực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Với sự vào cuộc của cả hệ thốngchính trị, Tuyên Quang đã vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, phát huy tiềm năng, thếmạnh và đạt được những thành tựu to lớn Đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 14,08%/năm;thu nhập bình quân đạt 1.368 USD/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản

Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông được chú trọng; Đề án bê tông hóa đường giao

thông nông thôn theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã mang lại hiệu quả thiết

thực, tạo diện mạo mới ở khu vực nông thôn Công nghiệp của Tỉnh duy trì tốc độ phát triển khá,với 28 dự án, tổng số vốn đầu tư trên 13.200 tỉ đồng, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ướcđạt 6.500 tỉ đồng, tăng bình quân 25%/năm (tính theo giá so sánh năm 1994) Việc phát triển nông,lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với xây dựng nông thôn mới được triểnkhai tích cực; an ninh lương thực được đảm bảo, bình quân đạt 440kg/người/năm Du lịch có nhiềukhởi sắc cả về tuyên truyền, quảng bá, hợp tác, bảo tồn, phát triển, thu hút đông đảo khách du lịchtrong và ngoài nước; trong đó, Lễ hội Thành Tuyên là nét độc đáo của Tuyên Quang Công tác giáodục - đào tạo được chú trọng, nhất là công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giáo dụctrung học cơ sở; quy mô, mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được đầu tư, chú trọng xây dựngtrường chuẩn quốc gia, trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú, tạo bước phát

Trang 10

triển mới trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, laođộng, việc làm, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, đạt kết quả quantrọng; tỷ lệ giảm nghèo bình quân 5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,7%, đời sống vật chất, tinh thầncủa nhân dân có chuyển biến tích cực Quốc phòng - an ninh được tăng cường Hệ thống chính trịluôn được quan tâm củng cố; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, chất lượngđội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng cao Tuyên Quang đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Là người con của mảnh đất Thành Tuyên anh hùng, bản thân tôi thấy mình cần phải có tráchnhiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới bằng những việclàm cụ thể thiết thực; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo tiến công làmchủ những lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại; tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác

để thực hiện tốt công tác đực giao Đồng thời góp phần tích cực hơn nữa xây dựng quê hươngTuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh

Trang 11

CUỘC THI TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG

“Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình - 70 năm một chặng đường vẻ vang”

Câu 1: Bạn hãy cho biết: Ngày,tháng, năm thành lập Tỉnh đội – Ngày truyền thống LLVT tỉnh HòaBình; ai là Chỉ huy trưởng; Chính trị viên đầu tiên của tỉnh đội Hòa Bình?

Trả lời:

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, chính quyền nhân dân các cấp ở Hòa Bình vừa được thành lập

đã phải đối phó quyết liệt với 3 thứ giặc “ giặc đói,giặc dốt và giặc ngoại xâm”

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến Tháng 2/1947, Bộ Quốcphòng ra thong tư quy định : vào dân quân là nghĩa vụ của công dân từ 18 đến 45 tuổi Ở thôn và xã

có 2 lực lượng là dân quân và du kích, đây là những lực lượng chiến đấu cho nhân dân trang bị vàđảm bảo bằng cách dựa vào sự đóng gop của dân Tháng 3/1947, chính phủ quyết định xây dựngcác ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính các câp.Tháng 4/1947, Trung ương Đảng ra quyết định về xây dựng lực lượng dân quân du kích, tự vệ.Thực hiện chủ trương của Trung ương, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, để đáp ứng yêu cầu khángchiến lâu dài, toàn dân, toàn diện chống thực dân pháp xâm lược ngay 16/8/1947, đồng chí Lê Đông,

Bí thư Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy tại xóm Khị, xã Nhân Nghĩa, Huyện Lạc Sơn để kiểmđiểm tình hình hoạt động của các ngành, các địa phương, về phát triển đảng viên và phong trào dânquân du kích trên các xá, tuyến đường huyết mạch; Hội nghị quyết định thành lập Tỉnh đội dânquân hòa Bình

Sau Hội nghị Tỉnh ủy, cơ cấu tổ chức Tỉnh đội dân quân bước đầu được hình thành Đồng chí VũHoàng Diệp giữ chức Tỉnh đội trưởng, đồng chí Lê Thi giữ chức Chính trị viên Tỉnh đội dân quânHòa Bình đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Tỉnh ủy, chịu sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến khu

2 Tỉnh đội dân quân có nhiệm vụ chỉ huy LLVT địa phương thực hiện nhiệm vụ quân sự, chiến đấu

và tham gia vào các nhiệm vụ kháng chiến của địa phương

Ngày 24 tháng 5 năm 2017 Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 có Quyết định số 2153/QĐ- BTL,quyết định lấy ngày 16/8/1947 là ngày thành lập Tỉnh đội Hòa Bình- Ngày truyền thống LLVT tỉnhHòa Bình

Câu 2: Bạn hãy cho biết trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tỉnh Hòa Binh có mấychiến khu kháng chiến; Là những chiến khu nào? Ở đâu và ngày, tháng, năm thành lập từng chiếnkhu ?

Trả lời:

Tháng 2/1945, Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, quyết định thành lập các chiếnkhu trên cả nước và chỉ thị cho các tỉnh chuẩn bị tích cực công tác khởi nghĩa Thực hiện chủtrương của Trung ương, Ban Cán sự Đảng tỉnh phối hợp với Ban Cán sự Đảng tỉnh Thanh Hóa,Ninh Bình thành lập chiến khu Hò- Ninh Thanh(Chiến khu Quang Trung): đồng thời quyết định xâydựng 4 chiến khu cách mạng trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang

Trang 12

1 Căn cứ cách mạng Tu Lý- Hiền Lương: Nằm trên hai xã Tu Lý và Hiền Lương, Châu Mai Đà(nay là huyện Đà Bắc) Đây là chiến khu cách mạng đầu tiên của Tỉnh Hòa Bình được thành lậptháng 2/1945, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng LLVT địa phương của tỉnh Tại đây, tổ chức vũtrang đầu tiên chính thức ra mắt và hoạt đông, đó là lớp Huấn luyện quân sự, do đồng chí Vũ Thơtrực tiếp huấn luyện sau 7 ngày (từ 16 dến 22/02/1945) lớp học kết thúc, sau đó phong trào cáchmạng trong vùng phát triển mạnh mẽ và lan rộng nhanh chóng ra các khu vực xung quanh Trongkhởi nghĩa tháng 8/1945, lực lượng cách mạng căn cứ Tu Lý và Hiền Lương đã đóng vai trò quantrọng giành chính quyền ở tỉnh lỵ ngày 23/8/1945.

2 Căn cứ cách mạng Mường Diềm: Thuộc xá Hào Tráng huyện Đà Bắc (nay đã bị ngập dưới long

hồ sông Đà) Được Ban Cán sự Đảng Tỉnh Hòa Bình thành lập tháng 4/1945, với nhiệm vụ chủ yếu

là xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng Xây dựng thành công chiến khu MườngDiềm là thắng lợi lớn của phong trào cách mạng ở Hòa Bình; lôi kéo được quan lang, có quầnchúng nhân dân, có lực lựng vũ trang

3 Căn cứ cách mạng Cao phong – Thạch Yên: Thuộc 2 xã cao Phong và Thạch yên huyện KỳSơn,(nay thuộc xã yên Lập và Yên Thượng, huyện Cao Phong) được thành lập tháng 4/1945, vớinhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng vũ trang cách mạng Kết thúc khóa huấn luyện các họcviên tỏa về các xóm, mỗi người tự lo tìm người vận động; tổ chức huấn luyện một tiểu đội Thanhthế của Việt Minh đã đọng viên tinh thần cách mạng của Nhân dân trong vùng Trong khởi nghĩatháng 8/1945, lực lượng cách mạng chiến khu Cao Phong – Thạch Yên đã đóng vai trò quan trọng

đã hỗ trự đắc lực cho khởi nghĩa dành chính quyền tỉnh lỵ Hòa Bình thắng lợi vào ngày 23/8/1945

4 Căn cứ cách mạng Mường Khói: Thuộc 2 xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa (nay thuộc Ân Nghĩa vàTân Mỹ, huyện Lạc Sơn), được thành lập sau Hội nghị tháng 4 và thang 7/1945 của Ban Cán sựĐảng tình Hòa Bình, nhằm nối liền phong trào cách mạng Hòa Bình với chiến khu Quỳnh Lưu,Ninh Bình, với nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng cách mạng ở địa phương Cuối tháng 7,đầu tháng 8/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định chọn Mường Lọt (thuộc chiến khu Mường Khói) để

mở lớp huấn luyện quân sự; Lớp học được mang tên “ Trường Sơn du kích kháng nhật học hiệu”.Trong khởi nghĩa tháng 8/1945, lực lượng cách mạng chiến khu Mường Khói đã đóng vai trò quantrọng giành chính quyền ở tỉnh lỵ ngày 23/8/1945

Câu 3: hãy nêu những đóng góp, thành tích tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tinhe Hòa Bình trongkhởi nghĩa dành chính quyền tháng 8/1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ ? Nêu khái quát một số trận dánh tiêu biểu của quân dân tỉnh Hòa Bình trong thời kỳnày?

Trả Lời:

Thành tích tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong khởi nghĩa giành chính quyềntháng 8/1945:

Ngày 18/8/1945, lệnh khởi nghĩa cửa Xứ ủy được truyền tới Hòa Bình Ngay ngày hôm đó đồng chí

Vũ Thơ, trưởng ban chỉ huy khởi nghĩa tỉnh đã kịp thời phát lệnh khởi nghĩa, giáo nhiệm vụ cụ thểcho từng căn cứ, chi bộ thị xã va các cơ sở khác trong tỉnh với phương án tập trung lãnh đạo khởi

Trang 13

lỵ Lạc Sơn Việc giành chính quyền châu Lạc Sơn diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.

Ngày 22/8/1945 đông đảo nhân dân thị xã, nòng cốt là vệ cứu quốc đã biểu tình vũ trang chiếm trụ

sở Hội đồng thị xã, Châu đường Kỳ Sơn một cách nhanh gọn

Ngày 23/8/1945 với lực lượng cách mạng hung hậu của thị xã và các khu căn cứ Mường Khói, Caophong - Thạch Yên, Tu Lý – Hiền Lương cuộc khởi nghĩa giành chính quyền bù nhìn đầu sỏ ở tỉnhdiễn ra thuận lợi, nhanh gọn và không gặp sự phản ứng nào Quân đội Nhật hoàn toàn án binh bấtđộng Ủy ban quân sự cách mạng tỉnh đã ra mắt quần chúng trong niềm vui vô hạn của đông đảonhân dân các dân tộc Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công là thắng lợi có ý nghĩaquyết định thúc đấy mạnh mẽ và tạo điều kiện giải quyết tiếp việc giành chính quyền những nơi cònlại

Ngày 25/8/1945 khởi nghĩa dành chính quyền chấu Mai Đà thắng lợi Sau đó lực lượng khơi nghĩaMai Đà theo lệnh Xứ ủy Bắc Kỳ đã tiến lên Sơn La, phối hợp cùng nhân dân địa phương giànhchính quyền ở Mộc Châu thắng lợi

Tại Lương Sơn, theo mối chỉ đạo từ Chương Mỹ, Mỹ Đức (tỉnh Hà Đông cũ –nay thuộc Hà Nội) vàBan chỉ huy khởi nghĩa tỉnh, việc giành chính quyền ở châu lỵ Lương Sơn giành thắng lợi nhanhgọn vào sáng ngày 26/8/1945

Châu Lạc Thủy thời gian này vẫn thuộc tỉnh Hà Nam, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở đâydiễn ra thắng lợi ngày 22/8/1945 do Đảng bộ tình Hà Nam chỉ đạo

Như vậy, từ ngày 20 đến ngày 26/8/1945, bằng lực lượng từ các khu căn cứ kết hợp với lực lượngnhân dân vũ trang khởi nghĩa nổi dậy, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành thắng lợiviệc giành chính quyền ở châu, tỉnh, thị trấn và một số xã có cơ sở cách mạng

* Những đóng góp, thành tích tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945- 1954:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Hòa Bình trở thành một trong nhữngcăn cứ vững mạnh của chiến trường Liên khu III; chi viện sức người, sức của đến mức cao nhấtphục vụ chiến trường chung; Đặc biệt là đã bảo vệ thành công con đường giao lưu có ý nghĩa chiếnlược giữa căn cứ địa Việt Bắc với Liên khu III, Liên khu IV

Toàn tỉnh có 955 thanh niên các dân tộc tham gia quân đội, chiến đấu trên khắp mọi miền Tổ quốc;

cử 1.169 lượt người đi dân công, thanh niên xung phong phục vụ chiến trường với tổng số2.543.620 ngày công; ủng hộ 708 con trâu bò, 4.720kg thịt lợn, 39.517 tấn thực phẩm khác, 600 tấnthóc gạo, 905 xe đạp thồ, cung cấp hàng chục triệu cây gỗ, bương, tre, nứa; vận chuyển 4.900.000tấn hàng, 170.000 người xay giã 545 tấn thóc cho bộ đội và cung cấp cho mặt trận, có 414 Liệt sĩ,

58 thương binh

Ngày đăng: 14/12/2021, 23:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w