10 Bang 2.2 Độ gia tăng điện áp pha — đất TOV trên pha không bị sự cố đối với các cấu hình khác nhau của lưới điện...-- ---+s++++srerretertrrerersererrrrrrtrirrirrrrrre 17 Bảng 3.1 Điệ
Trang 1
NGUYEN TRI LAM
TOL UU HÓA VỊ TRÍ ĐẶT CHONG SET VAN
BAO VE MAY BIEN AP PHAN PHOI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện
Mã ngành: 60520202
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS QUYEN HUY ANH
HUTECH LIBRARY 4- 63$%0
TP HCM, tháng .01/2015
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Quyền Huy im AE
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM
ngày 21 thang?4 nam 2015
Thanh phan Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, hoc ham, hoc vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 | PGS TS Phan Thi Thanh Binh Chủ tịch
2 | GS TS Lé Kim Hing Phan bién 1
3 | PGS TS V6 Ngoc Diéu Phan bién 2
4 | PGS TS Duong Hoai Nghia Uy vién
5 | TS Huynh Châu Duy Uy vién, Thu ky
Trang 3
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Trí Lâm - Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 12-07-1968 -.reirrrerrre Nơi sinh TP HCM
Chuyên ngành: .Kỹ Thuật Điện -snnrrersrrrr MSHV: 1341830018
I- Tên đề tài:
TÓI ƯU HÓA VỊ TRÍ ĐẶT CHÓNG SÉT VAN BAO VE TRAM BIEN AP PHAN
PHO!
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính năng kỹ thuật và ưu nhược điểm
của chống sét van
Tổng quan về các phương pháp xác định vị trí đặt thiết bị chống sét van bảo vệ trạm biến áp phân phối trước đây
Nghiên cứu phương pháp cải tiến xác định vị trí đặt thiết bị chống sét van bảo
vệ trạm biến áp phân phối
Áp dụng phương pháp cải tiến để tính toán vị trí đặt chống sét van trong trạm
biến áp
Nghiên cứu Phương pháp xác định thời gian trung bình giữa các lần hư hông
(MTBF) cua may biến áp
HT- Ngày giao nhiệm vu:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 05-01-2015
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Quyền Huy Ánh
_ Quyền Huy Ánh
Trang 4công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Trí Lâm
Trang 5LOI CAM ON
Trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Cha, Mẹ đã sinh thành ra tôi nuôi Tôi khôn
lớn và dạy dỗ Tôi thành người
Xin Chân Thành Cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Khoa Cơ - Điện - Điện
Tử, Khoa Ngoại Ngữ Trường Đại Học Công Nghệ Thành Phế Hồ Chí Minh đã truyền thụ, bỗ sung kiến thức giúp Tôi có cơ sở đề hoàn thành luận văn này
Xin Chân Thành Cảm ơn Thầy PGS.TS Quyền Huy Ánh người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ Tôi Hoàn Thành Luận văn
Sau hết xin Chân Thành Cảm ơn Quý Thầy Cô Phòng Quản lý Khoa học — Đào tạo sau Đại Học Trường ĐH Công Nghệ TP Hồ Chí Minh, Bạn bè thân hữu lớp
13SMDII đã đồng hành cùng Tôi, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
TP Hé Chi Minh Ngay@s thang 21 nam 2015
A
Nguyễn Trí Lâm
Trang 6TÓM TẮT
Để bảo vệ sét đánh lan truyền vào trạm biến áp phân phối, phía cao thế của trạm
thường sử dụng chống sét van Trong lắp đặt thiết bị chống sét van, khoảng cách giữa thiết
bị chống sét van và đầu cực cao thế của máy biến áp là hết sức quan trọng Nếu chống sét
van đặt tại đầu cực máy biến áp thì máy biến áp được bảo vệ an toàn nhất, nhưng chỗng sét van còn phải bảo vệ cho toàn bộ cách điện của trạm, cho nên trong trường hợp tổng quát
giữa chống sét van và đầu cực máy biến áp cần có một khoảng cách phân cách Vì vậy,
việc xác định khoảng cách phân cách hợp lý nhằm bảo vệ hiệu quả máy biến áp và các
thiết bị đóng cắt trong trạm là rất cần thiết
Luận văn này đã đề xuất:
© Phương pháp mới để tính khoảng cách phân cách ở trạm có cấu hình khác nhau
(như trạm có một máy và trạm có hai máy biến áp) có xét đến các yêu tố ảnh hưởng
như: hệ số che chắn của vật thể, mật độ sét khu vực, giá trị điện cảm của dây nối
hai đầu chống sét van
e_ Phương pháp xác định thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (MTBF) của máy
biến áp ở trạm có cấu hình một máy Đồng thời xây dựng được 6 đường đặc tuyến
quan hệ giữa MTBF, hệ số che chăn và mật độ sét khu vực nhằm kiểm tra giá trị
MTBE đếi với cấu hình trạm có sẵn (trạm treo, trạm giàn, trạm nền) sao cho đảm
bảo tuổi thọ máy biến áp theo yêu cầu định trước
e Xây dựng được 16 đường đặc tuyến quan hệ giữa chiều cao vật thể che chắn,
khoảng cách từ đường dây đến vật thể che chắn và hệ số che chắn đối với đường
dây phân phối nhằm tạo điều kiện xác định hợp lý khoảng cách phân cách bằng tay
hay tự động
e© Chương trình OLOSA được xây dựng giúp người sử dụng dễ dàng xác định vị trí
lắp đặt hợp lý chống sét van và kiểm tra MTBF đối với cấu hình trạm có sẵn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho các công fy tư vấn thiết kế điện, các
công ty điện lực xác định vị trí lắp đặt chống sét van hợp lý khi thiết kế trạm biến áp mới hay kiểm tra giá trị MTBF của các trạm biến áp có sẵn nhằm đề xuất phương án
thay đổi vị trí lắp đặt chống sét van nếu cần thiết trong khi có xem xét đến mật độ sét
khu vực và các yếu tố ảnh hưởng.
Trang 7ABSTRACT
To protect the distribution substafion from lightning overvoltage, the lightning arrester is installed at the high voltage side of transformers In installation of surge arresters, the separation length between the arrester and the high voltage terminals of transformers is very importance If the lightning arrester is installed at the terminals of transformers, the transformer will be protected safety However, lightning arrester must to protect for all insulation of the substation’s components, so that, in general case between lightning arrester and the terminals transformer is needed a separation distance Thus, the determination of reasonable distance between lightning arrester and terminals transformer
to protect efficiency the transformer and switching devices of the substation is very necessary The thesis has presented:
- A new method for calculating the separated distance with different configuration of substations (such as substation with one or two transformers) The affected factors such as the shielding factor of the object, areas ground flash density, the inductance value of connected wires are considered
- Method for determining the Mean Time Between Failure (MTBF) of transformer station
At the same time, six the relationship characteristics between MTBF, shielding factor and
areas ground flash density are established These relationship characteristics are used to check MTBF for the existing configuration of substation (pole mounted substation, platforms station, background substation) to make sure that the life of transformer according to first demand
- Construct 16 relationship characteristics between shielding object height, distance from the line to shielding object and shielding factor for distribution line to easily determine the reasonable separation distance manually or automatically
- The OLOSA program is built to help the users easily determine the appropriate installed position of lightning arrester and check MTBF of substation for the existing configuration
- The research results of the thesis will help the electrical consultancy and design
companies, the power company determine the appropriate installed position of lightning arrester when installing a new substation or check MTBF of the substation with existing configuration under the areas ground flash density and the affected factors.
Trang 8CHƯƠNG 1: CHUGNG MG DAU coceescsccesssesssssssscsseesecsnecacencensnensenseneesnansanacessearenses 1 LoL Dat VAI Ss cece ceccsssseseccssssseecesensesesesssneecensssnsenesanmssessnssssecesannnscsananresscconsnsstas 1
1.2 Tinh cép thiét ctha 48 tis occ ecesccsesssseneeeeceensunnressceeessnensessenessnanensscsenennnneess 1
1.3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Mục tiêu của để tài: csccccscecrrrrrrtrrirrirtirirrrrriirrrrriirrrrrmirid 3 1.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - -«rereerrrrrrrrrrtirrrrtrrrrree 3
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu -. +srsrrerrererrtretrrtrrrrtettrrrtertrrrrrrere 3
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu -:-©55+ztterrtettettrttttritrrrrriee 3
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới : -+seerererrrirrtrrrtrtrrerrrrre 3
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nưỚC -: e-rsrcersererrtrrtertrtrtertrsrrerre 4
1.5 NOL DUNG CỦA LUẬN VĂN . cccrerrrrrrrrrrrrtrrtrtrrrrrrrrrrrrrrrte 4
06/95 <e T111 5
KHAI QUAT VE CHONG SET VAN . cscserreerrrrrtrtrrrrrrrrrrrrrrrin 5 2.1 Giới thiệu tổng quan về chong Sét ee.sssssssssesecceesesnneeessesessssnneesennnssnnnenerenseney 5
2.2 Khái niệm về hiện tượng sét và tình hình đông sét ở Việt Nam 8
2.3 Một số thuật ngữ cơ bản -cscsccccnrrttrrirrrrrtrriirtrriiiirrriirrrnirriie 10
2.4 Thiết bị chống sét van MOV không khe hở ‹-+serserererrrrrtreerrte 19 2.5 Lựa chọn thiết bị chỗng sét van theo thông số hệ thống -++ 20
2.6 Tổng kết chương L - + ttnhhhtrrririrrrirrrrrirtrtrrirrrtriie 23
Trang 9CHUONG 3 :XAC DINH VI TRi LAP DAT CHONG SET VAN BAO VE MAY
BIEN AP PHAN PHOI THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP TRƯỚC ĐÂY 24
3.1 Phương pháp Petersen [2] . -sseterrerrerrtrtrtrrrrdrerrrrrtrrrrrertrrrrrrre 24 3.2 Phương pháp D.Eulchiron [7] . -s-trrserereererrrtrtertetrretrrtrrtrrrrrrrer 24 3.3 Phương pháp Benọt de Metz-Noblat [8] : -: crereerrerrrrrrrerrrrrree 25
3.4 Phương pháp ABB [9] -c-cccrrtrririrrrerrrrtrrrrrrrrrriririirrrrrrrrrirriee 28
3.4.1 Trạm biến áp kết nối với đường dây trên khơng .- -+ - 29
3.4.2 Trạm biến áp kết nối với cáp ngầm c-trtrteertrrriirrrrrrr 30
3.5 Phương pháp J R Lueas [1, 10] . -:-+ +-++rerrerrerrtertrtrttrrtrttrrrrree 34
3.5.1 Phương pháp đơn giản c -esrerrrrrrrrerrrirtrtrrtrrrrrrrrrrrrrrre 34
3.5.2 Phương pháp cải tiến cccsccerrrrtrrririrrrrrrrriiiirrrrriririeirrtrrie 36
3.6 Tổng kết chương 3 ccc-cc+ertttrrrttrrrrttrrrirrtrrrrriiiiitrrrrtrrtrrrrtr 38
CHƯƠNG 4 : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT CHĨNG SÉT VAN BẢO VỆ MAY BIEN
AP PHAN PHOI THEO PHUONG PHAP CẢI TIỀN . - 39
4.1 Phương pháp xác định vị trí chống sét van theo tiêu chuan IEEE Std
62.22.2009 [11] cseceesesscssecssscsssssecsecccrecessesecesecennnnneeneecensenevonsesonsosananasanannnnnnnneneaty 39
4.1.1 Trạm một đường dây và một máy biến áp eeeeeerrriee 39 4.1.2 Trạm ba đường đây và hai máy biến áp -.-serrrrrrerrrrrrrree 41
4.2 Phương pháp cải tiễn xác định vị trí đặt chống sét van cc-ceeee 43
4.2.1 Yếu tế che chắn : +©5< + seo 3934281211121, 43
4.2.2 Số lần sét đánh vào đường dây phân phối -+eeterrrrrrree 51
4.2.3 Giá trị điện cảm của dây nối ở hai đầu chống sét van . - 51
4.2.4 Phương pháp cải tiến xác định vị trí chống sét van bao vệ trạm biến áp 52
4.2.5 Áp dụng tính tốn minh họa 55 c+ststetteterrtrtretrtrstrtrrrrrrrre 52 4.3 Kiểm tra MTBE của trạm cĩ cấu hình và vị tri dat chống sét van định trước 62
4.3.1 Phương pháp kiểm tra MTBE đối với trạm cấu hình một máy biến áp .62 4.3.2 Áp dụng phương pháp kiểm tra MTBF đối với các trạm thực tễ 63 4.4 Tổng kết chương 4 -:©52c2vvvvrrrrrrrrrtrrtrrrrrrrtrtrrrrrrrrrrirrien 71 CHƯƠNG 5 : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN 72
Trang 10VÀ MỘT SỐ TÍNH TOÁN ỨNG DỤNG -cccrerrrrrrrrrttrrrrrrrrrrrre 72
5.1 Giới thiệu chương trình tính toán (OLOSA) TÓI UU HÓA VỊ TRÍ ĐẶT CHÓNG SÉT VAN BẢO VỆ TRẠM BIÉN ÁP PHÂN PHÓI 72
5.1.1 Chức năng của chương trình -rsereertrrrterrtrerrrrrrrirrrrtrrtrrr 72
5.1.2 Các thông số đầu vào và kết quả tính toán của chương trình 72
5.2 Giải thuật tính toán vị trí chống sét van đối với các cầu hình trạm 75
5.3 Chương trình tính toán Matlab -reerrrrrrrrrerrerrtrrrrrrtrtrrrrrrer 76
5.4 Một số bài toán ứng dụng -ccc2c++tttrttttttrrrirrrirrrrrrrrririiirrrrriii 76
5.4.1 Xác định vị trí tối ưu chống sét van cho các cấu hình trạm biến 4p 76
5.4.2 Kiểm tra MTBE của máy biến áp ở trạm biến áp treo khu vực Tp.HCM?6
5.6 Tổng kết chương 5: . -c222ttnnirrerttrrrrrttrriiiirrrrrrrrrtrrrrrrrrrriiin 81 l)508/9)/61 45089/) 0075 a 82 6.1 Một số kết luận của đề tài - cc-csrrrreerrtrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrirrirrrin 82 6.2 Hurdng phat trién dé tai escsscsccssssessnnneseeseseesesssnnnnnssssseeeenenerssssnusnsssess 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2252: S252vrrrtertrttttrtriirrirrritrrrriiirirrrrrirrre 83
Trang 11DANH MUC CAC TU VIET TAT
: American National Standards Institute
: International Electrotechnical Commission
: Institute of Electrical and Electronics Engineers
: Metal Oxide Varistor
: Maximum Rated Continous Operating Voltage : Chopped Wave Withstand
: Mean Time Between Failures
: Basic Insulation Level
: Front Of Wave
: Continuous Operating Voltage
: Temporary Over Voltage
: Root Mean Squared Errors
: Sum of Squares Error
Trang 12DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1 Cường độ dông sét tại các l0 1 10
Bang 2.2 Độ gia tăng điện áp pha — đất (TOV) trên pha không bị sự cố đối với các
cấu hình khác nhau của lưới điện -+s++++srerretertrrerersererrrrrrtrirrirrrrrre 17 Bảng 3.1 Điện áp cực đại trên máy biến áp được bảo vệ bằng chống sét van 27 Bang 3.2 Mức cách điện cơ bản (BIL) và mức điện áp bảo vệ của chống sét van
(Up) hiện đại với U; = 4.pu ccceerreeeereerrrrererdrrerrrrrrdrrrrrrdrrrrr 30
Bảng 3.3 Độ dốc và giá trị điện áp phóng điện của cách điện đường dây trên không 30
Bảng 3.4 Chiều dài cho phép lớn nhất D, của đoạn cáp với một bên là thiết bị bảo
vệ chống Sét ccnernhrHrtHtrrrrrrriei.trtrrtrttrrrrirrritrttrrttlinttrrrtrrrrrerretrir 32
Bang 3.5 Khoảng cách phân cách tối đa cho phép chống sét giữa cáp và máy biến
áp ở Hình 2.8 với b = 0 Hai chống sét van nối hai đầu cáp, tại MBA không có
chống sét Va - 5-2232 2 tt 1112272700.001011.1n1110111n00nnnpe 33
Bảng 4.1 Số đường dây tính toán cho từng trường hợp đường dây bị sét đánh và
máy biến áp được xem xét -:c+++++trrrrrrrttrrrrrrirrrrrrrrtriiiirirrrrrirrrrrrrririr 42
Bảng 4.2 Nhập dữ liệu cho hai biến DO và S;ứng với trường hợp H = 10 m 46
Bang 4.3 Phương trình hệ số che chắn của 16 quan hệ giữa S5; DO và H 50
Bảng 4.4 Kết quả tính toán khoảng cách phân cách đối với trạm một máy biến áp
khi chưa che chắn và có che chắn . -cc+xe+crsrrtrrrtrrtrrriirrrrirrrrrrrrrrriirtr 53
Bảng 4.5 Kết quả tính toán khoảng cách phân cách đối với trạm hai máy biến áp khi chưa che chắn (S¿= 0) -©cc+ccSe+22tttrrtttrrrrtrrrrrriirrirrirriirriri 60 Bảng 4.6 Kết quả tính toán khoảng cách phân cách đối với trạm hai máy biến áp khi
có che chắn (S¿= 0,332 ), -cc -cccccecserrrrrtrrrrtirrtrrrrirrrririrrrrriiiirrririirrrrrrri 62
Bảng 4.7 Giá trị MTBE của trạm biến áp treo theo Nụ ứng với S; = 1797 kV/Ms 66 Bảng4.8 Giá trị MTBE của trạm biến áp giàn theo N, ứng với S; = 1399 kV/[s 67 Bảng 4.9 Giá trị MTBF cua tram biến áp nền theo N, ứng với S„ = 1502 kV/ls 68
Bang 4.10 Phương trình quan hệ giữa MTBE, Š ;và N, của 3 loại trạm 70
Trang 13Hình 1.1: Cấu tạo chống sét Van - c5 csrrttrtrerrtrtrirrierrreiirririrrirrtrrtrneirer 7
Hình 2.2 Hệ số quá áp T = TOV/U, quan hệ với quá áp tạm thời 15
Hình 2.3 Khả năng quá áp tam thoi cia CSV McGraw - Edison VariSTAR /118-720.8nn077 aaana 1ó Hinh 2.4 Đặc tính điện trở phi tuyến của chống sét van MOV .+~cce+ 19 Hình 3.1 Sơ đồ bảo vệ trạm đề xét dòng qua chống sét van . - 24
Hình 3.2 Sơ đồ báo vệ trạm để xét đến khoảng cách phân cách . - 25
Hình 3.4 Sơ đồ mạch (đường dây và trạm biến áp) dùng trong nghiên cứu truyền sóng quá điện áp sét_ -rrrrrrrerterrtrrtrrtrrrrtrrtrrrrrtrltrrrrrrrrrrrrrrtr 26 Hình 3.5 Sóng tới và sóng phản xạ khi trạm biến áp có chống sét van 28
Hình 3.6: Đặt chống sét van theo ABB -ccscerierrrrirrrrrirerrrrrrrrerre 29 Hình 3.7 đường dây phân phối trên không -+:-cnreeerrrrrrrirrrrrrirrirrrrriie 29 Hình 3.8 Trạm biến áp được kết nối với cáp ngầm . .e errrrrrrrrtrrrrre 33 Hinh 3.9: Bảo vệ chống sét van đối với một máy biến áp -csccssrrerrrer 34 Hình 4.1 Trạm một đường dây và một máy biến áp -csreeeeertrrree 39 Hình 4.2 Trạm ba đường day va hai máy biến áp -ssrcrerrrrrerrrrrrrre 41 Hình 4.3 6 đặc tuyến quan hệ giữa S; DO và H .-c serieeerrrrrrie 44 Hình 4.4 Đồ thị y = S/(DO) -ccccccrrrirtrrrrrrerrrrrrrirrrrriirrrirrrrrrrrirrre 48 Hình 4.5 16 đặc tuyến quan hệ giữa Sf, DO và HH .- -screeeeeerrrrrrrerre 49 Hình 4.7 Đường dây C bị loại bỏ khi sét đánh vao dung day A va MBA T, 57
Hình 4.6 Sét đánh vào đường dây A và xem xét máy biến áp TỊ . 57
Hình 4.8 Sét đánh vào đường dây C và xem xét máy biến áp TỊ - -.- 58
Hình 4.9 Đồ thị biéu dién quan hé gitta MTBF, S; va N, cua tram biến áp treo 67
Hình 4.10 Đề thị biễu diễn quan hệ giữa MTBE, S; và Nụ của trạm biến áp giàn 68
Hình 4.11 Đồ thị biễu diễn quan hệ giữa MTBE, S; và N; của trạm biến áp nền 69
Hình 4.12 Đồ thị biễu diễn quan hệ giữa MTBE, S¿ và Nụ của ba trạm biến áp 70
Trang 14Hình 5.1: Giải thuật tính toán vị trí chống -cccsecsrrereeerierrrrrrrrrrrirrrren 75
Hình 5.2 Giao diện chính . -: 2-+++r+ttertxstrtttrrrrttrrrttrrrrrtrrrrrririrrrirrrrrr 71
Hình 5.3 Giao diện đối với hai loại cấu hình . -cscrxstrrrirrrrrrrrierrriire 78 Hình 5.4 Giao diện tính toán đối với cấu hình trạm một máy biến áp 79
Hình 5.5 Giao diện tính toán đối với cấu hình trạm hai máy biến áp 80
Hình 5.6 Giao diện kiểm tra MTBEF đối với cấu hình trạm một máy biến áp 80
Trang 15Trong cuộc sống hiện đại ngày nay năng lượng điện là nhu cầu thiết yếu với sản
xuất phát triển kinh tế và đời sống văn minh xã hội Cung cấp điện liên tục cho hộ
tiêu thụ với sự đảm bảo về chất lượng điện (tần số, điện áp vv ) là tiêu chí quyết
định trong thị trường cạnh tranh ngày nay Nếu để xảy ra sự cố có thể làm thiệt hại
về kinh tế, mắt ổn định an ninh năng lượng và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt
của cộng đồng xã hội Những sự cế có thể đo con người gây ra hoặc do hiện tượng
tự nhiên gây ra cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng điện n dng, điển hình là hiện
Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyền giữa các đám mây và đất hay
giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu Số lần và cường độ sét đánh thường
được xác định theo quy luật xác suất và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Bên cạnh
đó, hầu hết các công trình điện gồm đường dây và trạm biến áp đều được xây dựng
ngoài trời, kết cấu chủ yếu là kim loại và có chiều cao lớn, là một trong những
nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiềm tàng gây ra sự cố rủi ro thiệt hại do sét Sét
đánh vào đường dây làm vỡ sứ và đứt dây, đồng thời lan truyền vào trạm biến áp
Trang 16Việc xác định chính xác khu vực sẽ bị sét đánh là rất khó và không thé dam
bảo xác suất 100% hướng đi của sét đến hệ thống chống sét, và trên thực tế, do
nguồn kinh phí giới hạn nên cũng không thể lắp đặt thiết bị chống sét ở tất cả mọi
điểm theo dự đoán Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn, áp dụng những biện pháp
hạn chế tác hại của sét đối với từng khu vực, từng đối tượng cụ thể sao cho đảm bảo
cả về kinh tế và kỹ thuật là rất cần thiết không chỉ đối với riêng ngành điện, mà còn đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác
Trong thực tế, máy biến áp phân phối thường được bảo vệ bằng thiết bị chống sét van Trong đó, khoảng cách giữa thiết bị chống sét van và đầu cực cao thế
của máy biến áp là hết sức quan trọng Do chống sét van còn phải bảo vệ cho toàn
bộ cách điện của trạm, vì vậy trong trường hợp tổng quát này giữa chống sét van và đầu cực máy biến áp cần có một khoảng cách phân cách
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “TÓI ƯU HÓA VỊ TRÍ ĐẶT
CHỒNG SÉT VAN BẢO VỆ MÁY BIỀN ÁP PHÂN PHÓI” đi sâu vào nghiên cứu
tính toán và xây dựng chương trình để xác định vị trí đặt chống sét van dạng MOV
bảo vệ máy biến áp phân phối cho nhiều loại câu hình trạm biến áp khác nhau
Hình 1.2: Chống sét Van
Trang 17điểm của chống sét van;
e Tổng quan về các phương pháp bảo vệ máy biến áp mạng phân phối;
e Nghiên cứu phương pháp cải tiến xác định vị trí đặt thiết bị chống sét van
hợp lý bảo vệ máy biến áp trong mạng phân phối;
e Áp dụng phương pháp cải tiến để tính toán vị trí đặt chống sét van hợp lý
trong trạm biến áp
1.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
e Các phương pháp bảo vệ quá áp do sét đối với máy biến áp phân phối và đề
xuất phương pháp cải tiến
e Áp dụng phương pháp cải tiến tính toán vị trí đặt chống sét van trong trạm
biến áp phân phối
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
e Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài;
se Nghiên cứu câu tạo và nguyên lý làm việc của chống sét van kiểu biến trở ôxít kim loại (MOV);
e Nghiên cứu các tiêu chuẩn lựa chọn chống sét trên lưới trung thế;
e Nghiên cứu phương pháp cải tiến xác định vị trí đặt thiết bị chống sét van bảo vệ máy biến áp trong mạng phân phối;
® Nghiên cứu phần mềm Matlab;
e Xây dựng chương trình hổ trợ người sử dụng xác định vị trí đặt chống sét
van trạm biến áp phân phối;
e Đánh giá và kết luận;
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thể giới
Các phương pháp xác định vị trí chống sét vanbao3 vệ máy biến áp phân phối bao gồm
Trang 18Phương pháp ABB;
> Phương pháp J R Lucas
VV
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
> Xác định vị trí chống sét van trên cơ sở giảm rủi ro hu hong, Quyền Huy
Ảnh và các tác giả khác, Tạp chí Giáo dục Kỹ thuật, ISSN 1859-1272, ĐHSPKT Tp HCM 19/2011
> Neghién cứu hiệu quả bảo vệ máy biến áp của thiết bị chống sét van có xét
đến các yếu tố ảnh hưởng, Quyền Huy Ánh và các tác giả khác, Tạp chí Phát Triển
Khoa Học & Công Nghệ, ISSN 1859-0128, Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh,
8/2009
> M6 hinh xung sét cải tiến và quá áp do sét đánh trực tiếp vào đường dây
phân phối trung áp, Quyền Huy Ánh, Lê Hữu Chí-Tạp chí Phát Triển Khoa Học & Công Nghệ, ISSN 1859-0128, Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh 3/2007
1.5 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Chương 01: Khái quát về chống sét van
Chương 02: Xác định vị trí lắp đặt chống sét van bảo vệ máy biến áp phân phối
theo các phương pháp trước đây
Chương 03: Xác định vị trí đặt chống sét van bảo vệ máy biến áp phân phối theo phương pháp câi tiến
Chương 04: Xây dựng chương trình tính toán và một số tính toán ứng dụng
Chương 05: Kết luận.
Trang 192.1 Giới thiệu tống quan về chống sét
Mọi thiết bị điện khi lắp đặt đều được dự kiến đưa vào vận hành lâu dài ở cấp
điện áp xác định và thường được lựa chọn dựa trên điện áp định mức của lưới điện
mà thiết bị đó được đấu nối vào Tuy nhiên, trong thực tế vận hành, đôi khi lại xảy
ra quá điện áp tạm thời do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do các sự cố chạm
đất, thao tác đóng cắt thiết bị khi vận hành, sét v.v Trong đó, quá điện áp do sét là nguy hiểm nhất, bởi vì quá điện áp này rất lớn gây phóng điện đánh thủng cách điện
và phá hủy thiết bị
Có ba yếu tố quan trọng như nhau liên quan đến việc bảo vệ quá điện áp:
Thiết kế tổng quan lưới điện, mức cách điện xung cơ bản (BIL) của thiết bị
(máy biến áp, bộ điều áp, dàn tụ bù,.v.v.) trên lưới, thiết bị bảo vệ (chống sét van,
dây chống sét)
Kha nang cách điện của hệ thống cơ bản được xác định bởi đặc tính kỹ thuật của các bộ phận sử dụng (cực cách điện, dây dẫn, v.v ) cộng với cấu trúc, khoảng cách và tất cả các hệ số khác bao gồm trong việc thiết kế hệ thống điện Cách điện
của một hệ thống điện phải chịu được điện áp, tần số nguồn liên tục trong nhiều
năm với nhiều điều kiện khí hậu thay đổi Để đảm bảo tính hợp nhất dài hạn của hệ thống, phải thiết kế cho lưới điện chịu được điện áp cao hơn mức bình thường Tuy
nhiên, về mặt kinh tế cũng khó thực hiện được lưới điện có khả năng chịu được điện
áp cao như khi có quá điện áp quá độ
Tương tự mức cách điện xung của thiết bị phân phối được thiết kế để chịu
được điện áp cao hơn bình thường Phương pháp này có hiệu quả đến một mức nào
đó, nhưng sẽ nhanh chóng đến một giai đoạn mà không thể thêm chỉ phí để tạo cấp
cách điện BIL cao hơn được nữa vì không khả thi về kinh tế
Cấp bảo vệ quá áp cần phải bổ sung bằng cách lắp đặt thiết bị bảo vệ dé giới
hạn quá điện áp mà một thiết bị (hay đoạn đường dây) phải chịu Phương pháp này
còn cho phép giảm cấp độ cách điện của thiết bị, vì có thể dựa vào khả năng quá áp
Trang 20áp đo sét) và yếu tố kinh tế
Không thể thiết kế một lưới điện có thể đáp ứng được yêu cầu là mọi quá điện
áp phải dưới mức chịu đựng của cách điện của các thiết bị, bởi vì như thế sẽ làm
cho chỉ phí vượt lên quá mức Do vậy, khi thiết kế một lưới điện, cũng như tính
toán chọn thiết bị lắp đặt trên lưới là hạn chế tối thiểu các tác hại của quá điện áp,
quy trình này dựa trên cơ sở phối hợp các quá áp dự kiến và khả năng chịu đựng
quá áp của các thiết bị Muốn đạt được điều này phải đáp ứng hai bước sau đây :
> Thiết kế lưới điện thích hợp để kiểm soát và hạn chế tối thiểu các quá áp
> Sử dụng các thiết bị bảo vệ quá áp
Tổng hợp hai bước trên được gọi là bảo vệ quá áp hay phối hợp cách điện Khi quá áp lớn quá mức sẽ dẫn đến phóng điện đánh thủng cách điện của thiết
bị, đo vậy bảo vệ quá áp bao gồm: thiết kế được phối hợp lưới điện và việc lắp đặt thích hợp các thiết bị bảo vệ tại các vị trí hợp lý nhằm mục đích hạn chế quá áp và tránh hoặc giâm thiểu các hư hỏng cách điện
Thiết kế được phối hợp bao gồm:
> Hệ thống nối đất phải đảm bảo hiệu qua
> Ding dây, kim thu sét
> Điều khiển góc thao tác các máy cắt,
> Sử dụng các tụ điện xung
Các thiết bị bảo vệ bao gồm :
> Khe ho phong điện
> Cac loại van chống sét
Mục tiêu cơ bản của các báo vệ quá áp trong hệ thống điện là tránh các hư
hỏng cách điện, ngừng làm việc hoặc hư hỏng của thiết bị Hiện tại, thông thường
sử đụng chống sét van MOV không khe hở để bảo vệ quá áp đo sét trên máy biến
áp, đường dây phân phối.
Trang 21= Bén ngoai la mot éng str hay chat dẻo cách điện có hình dang va kích thước
tùy thuộc cấp điện áp định mức sử dụng;
»_ Bên trong ống chứa hai phần tử chính là khe hở phóng điện và điện trở phi
tuyến;
s Khe hở phóng điện bao gồm nhiều cặp khe hở ghép nói tiếp Mỗi cặp khe hở được chế tạo bởi 2 đĩa đồng mỏng dập định hình Ở giữa là một tắm đệm mica hoặc bìa cách điện dày khoảng 1mm để tạo khe hở phóng điện Mỗi
chống sét van có số cặp khe hở phóng điện tùy theo nhà chế tạo thiết kế
“_ Điện trở phi tuyến gồm các tấm hình trụ tròn ghép nối tiếp Điện trở phi tuyến có thể là Vilit hoặc Tirit hoặc ZnO (thường là ViIÙ
tu OM Ody k2 bông hòa i24” ri chai hone Vu
3EK7 Design
(ay (EC 0099-4
Vi2e went whet Bee al
Hình 1.1: Cấu tạo chống sét Van
Nguyên lý hoạt động của chống sét van chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của điện trở Vilit Khi điện áp đặt lên Vilit tăng cao thì giá trị điện trở của nó giảm và ngược lại khi điện áp giảm xuống thì điện trở sẽ tăng lên nhanh chóng
Khi có quá điện áp đặt lên chống sét van, điện trở của chống sét van nhanh
chóng hạ thấp xuống tạo điều kiện để dẫn dòng xung sét qua nó xuống đất, đến khi
điện áp đặt lên chống sét van chỉ còn là điện áp mạng thì điện trở của chống sét van lại tăng lên rất lớn chấm dứt dòng điện duy trì vào thời điểm thích hợp nhất.
Trang 22không những có tác dụng hạ thấp biên độ mà còn làm giảm độ dốc của sóng sét Vì thế, nó có thể bảo vệ chống được hiện tượng phóng điện giữa các vòng dây trong cùng một pha của các máy biến áp
2.2 Khái niệm về hiện tượng sét và tình hình dông sét ở Việt Nam
* Khái niệm về hiện tượng sét
Hầu hết các nguyên nhân gây ra quá áp đều có tính quá độ, chỉ kéo dài vài
mnicrô giây đến vài chu kỳ và có nguồn gốc từ hệ thống hay ngoài hệ thống Nguồn
bên ngoài chủ yếu là đông sét, một hiện tượng khó dự đoán trướ c, tạo áp lực đối với
các hệ thống Các nguồn gốc bên trong chủ yếu do thao tác đóng cắt mạch điện và
sự cố pha đất Một nguồn phổ biến là đóng cắt cụm tụ điện nhưng những nguồn quá
áp này ít gây áp lực cho thiết bị so với đông sét Như vậy, mặc dù sóng xu ng có thể
được phát sinh từ trong hệ thống (ví dụ do đóng cắt), nhưng rõ ràng dông sét vẫn là
nguyên nhân chính có nguy cơ gây ra quá áp có hại cho hệ thống
Dông sét là nguồn gốc chính của quá áp có hại trên lưới phân phối, nó có thể
được sinh ra do sét đánh trực tiếp hay do cảm ứng Xung điện áp sinh ra có thể thay đổi từ tăng tương đối nhỏ đến lớn gấp mắy lần điện áp pha đất bình thường nếu cấp
cách điện của hệ thống cho phép
Khi sét đánh vào đường dây, một vùng rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng xung quanh
vị trí sét đánh, vì điện áp vượt hơn mức cách điện định mức của đường dây và hồ
quang của dòng sét sẽ chạy xuống đất ngay lập tức Đồng thời, các sóng điện sét
cảm ứng trên dây dẫn sẽ lan truyền đi dọc theo đường dây Những sóng điện sét này gồm hai thành phần: điện áp và dòng điện Biên độ điện áp bằng biên độ dòng điện
nhân với trở kháng sóng của đường dây, trị số này nhỏ hơn điện áp phóng điện hồ
quang của cách điện hệ thống Các xung này lan truyền trên đường dây trên không
với tốc độ của ánh sáng
Càng nắm được các đặc tính của sét thì việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ càng
Trang 23biểu có xung đầu sóng rất dốc, có nghĩa là điện áp của nó tăng với tỷ lệ cả triệu vôn trên một giây Thực tế 15% các đỉnh của sét xảy ra dưới lụs Xung đầu đốc được
nối tiếp bởi một đuôi sóng ngắn, nghĩa là sau khi điện áp đạt đỉnh thì thời gian mà
sự cố điện áp đó giảm xuống còn một nửa giá trị điện áp đỉnh là trong khoảng thời gian 200 ps và hoàn toàn triệt tiêu trong khoảng 1000us
Tính không dự đoán của sét cho thấy rất khó xác định được biên độ các cú
đánh của sét, tuy nhiên thực tế là sẽ có nhiều cú sét đánh liên tục vào một vị trí Kết
quả quan trắc cho thấy rằng một cơn sét gồm nhiều đợt phóng điện kế tiếp nhau, trung bình là ba lần, nhiều nhất có thê đến vài chục lần Các lần phóng điện sau có
dòng tiên đạo phát triển liên tục (không phải từng đợt như lần đầu), không phân nhánh và theo đúng quỹ đạo của lần phóng điện đầu nhưng có tốc độ nhanh hơn
(2.106m/s) Mỗi lần phóng điện sẽ tạo nên một xung dòng sét Các xung sét sau
thường có biên độ bé hơ n, nhưng độ dốc đầu sóng cao hơn nhiều so với xung đầu
tiên Một cơn sét có thể kéo dài 1,33s, điều này trái ngược với khái niệm là sét xảy
ra trong thời gian rất ngắn, mà do có nhiều lần phóng điện liên tiếp nên có thể xem
nó được kéo dài
“> Tình hình dông sét ở Việt Nam
Việt Nam là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cường độ hoạt động của dông sét rất mạnh Thực tế sét đã gây nhiều tác hại đời sống con người,
gây hư hỏng thiết bị, công trình Là một trong những tác nhân gây sự cô trong vận
hành hệ thống điện và hoạt động của các ngành khác Ở các vùng lãnh thê với điều kiện khí hậu, thời tiết và địa hình khác nhau thì đặc điểm về hoạt động đông sét
khác nhau, mặt khác điều kiện trang bị kỹ thuật khác nhau thì mức độ thiệt hại do sét gây ra cũng khác nhau Vì vậy, ngoài việc tiếp nhận các kết quả nghiên cứu của thế giới, mỗi nước cần phải tự tiến hành điều tra, nghiên cứu về đặc tính hoạt động
của dông sét và các thông số phóng điện sét trên lãnh thổ của mình để từ đó đề ra
Trang 24những biện pháp phòng, chống sét thích hợp và hiệu quả
Từ các nguồn số liệu khác nhau về ngày đông, giờ dông của các đài trạm
thuộc các tỉnh thành (xem PHỤ LỤC — Đặc điểm dông sét của Việt Nam), qua xử lý
tính toán đã phân ra được 5 vùng đặt trưng về cường độ dông sét trên toàn bộ lãnh
thô Việt Nam, bao gồm:
- Khu vực đồng bằng ven biển miền Bắc (khu vực A)
- Khu vực miền núi trung du miền Bắc (khu vực B)
- Khu vực miễn núi trung du miền Trung (khu vực C)
- Khu vực ven biển miền Trung (khu vực D)
- Khu vực đồng bằng miền Nam (khu vực E}
Bảng 2.1 Cường độ dông sét tại các khu vực
Quá điện áp do sét có giá trị lớn, phụ thuộc hình dạng và biên độ xung sét Các
thiết bị bảo vệ quá áp do sét như chống sét van MOV có điện trở giảm rất thấp trong thời gian sét xảy ra
Nhiều thiết bị khoa học hiện đại được dùng để đo lường và ghi lại dòng sét, đã cho thấy phạm vi thay đổi rất rộng của giá trị dòng điện từ: 1000A đến 200kA cho
thấy mức độ khó đoán của biên độ sét Sự nghiên cứu phân tích cho thấy dòng chạy
qua chống sét van MOV chỉ khoảng 1/10 tổng giá trị của dòng điện sét nhưng đặc biệt lưu ý là chị khoảng 5% số sét trên lưới điện phân phối vượt quá giá trị I0kA 2.3 Một số thuật ngữ cơ bản
Trang 25Có hai tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến đẻ thiết kế chống sét hiện nay là IEC
và ANSI, cần lưu ý có một số khác biệt nhỏ giữa hai tiêu chuẩn trong khi chọn
chống sét van, để tránh nhằm lẫn, sau đây sẽ giới thiệu các thuật ngữ cơ bản khi gặp
van dé nay
e Điện áp định mức U, (Rated Voltage)
Thông thường điện áp định mức của một thiết bị là giá trị điện áp được đặt liên
tục trên thiết bị mà thiết bị vẫn đảm bảo tí nh năng của nó, trong nhiều trường hợp
đối với chống sét van không phải là như vậy:
Theo tiêu chuẩn IEC: Điện áp định mức của chống sét là giá trị hiệu dụng cho
phép tối đa của điện áp tần số công nghiệp đặt vào hai cực chống sét mà tại đó chống sét được thiết kế để vận hành đúng ở các điều kiện được thiết lập trong các thí nghiệm chu kỳ làm việc (Operating duty test)
Điện áp định mức được sử dụng như là một thông số tham khảo các đặc tính
vận hành của chống sét
Theo tiêu chuẩn IEC, một chống sét van đáp ứng tiêu chuẩn phải chịu đựng
được điện áp định mức của nó ít nhất trong 10 giây, sau khi đã được gia nhiệt trước đến 60°C và chịu tác động một xung dòng cao hay hai xung dòng trong thời gian đài
và sau đó được phối hợp kiểm tra độ ổn định nhiệt đối với điện áp vận hành liên tục
(Continuous Operating Voltage) trong khoảng thời gian 30 phút
Chu trình thử nghiệm này khá phức tạp và hiển nhiên U, không phải là giá trị
đo trực tiếp trên chống sét
Theo tiêu chuẩn ANSI: Điện áp định mức chu kỳ làm việc (Duty Cycle Voltage Rating) là thuật ngữ gần với U, của IEC Theo ANSI, điện áp chu kỳ làm
việc cũng được định nghĩa là một chu kỳ thử nghiệm khá phức tạp Điện áp định mức chu kỳ làm việc là điện áp mà tại giá trị này các mẫu thử nghiệm được nạp điện mà không gia nhiệt trước Điện áp thử nghiệm này được giữ khoảng 20 phút,
trong thời gian đó 20 xung dòng phân loại (thí dụ 10kA, 8/20 us) được sử dụng với
khoảng thời gian giữa các lần thao tác là S0 giây đến 60 giây
Hiển nhiên, sự xác định định mức chống sét theo tiêu chuẩn ANSI không thể
Trang 26đo trực tiếp trên chống sét, cũng không liên quan đến các điều kiện làm việc gắn chặt với các đánh giá thử nghiệm
Mặc đù các thử nghiệm là khác nhau giữa IBC và ANSL, trong thực tế các định
mức được xác định bởi các nhà sản xuất khác nhau, đối với các đặc tính chính thi
hầu như tương tự đù là được xác định theo tiêu chuẩn IEC hay ANSI Lý do là trong thực tế điện áp định mức được sử dụng như là một thông số tham khảo các đặc tính
khác của chống sét mà sẽ được xác định từ hệ thống hay các yêu cầu thử nghiệm
Do vậy, trong lựa chọn thiết bị chống sét, điều quan trọng quyết định là các thông
số đo được, chăng hạn như các mức bảo vệ tuyệt đôi
® Dòng điện quy chuan I jer (Reference current)
Theo tiêu chuẩn IEC: Dòng điện quy chuẩn là giá trị đỉnh (giá trị đỉnh của hai cực sẽ cao hơn nếu dòng điện bất đối xứng) của thành phần điện trở ở dòng điện tần
số công nghiệp được sử dụng để xác định điện áp quy chuẩn của chống sét Dòng
điện quy chuẩn phải đủ lớn dé có thể bỏ qua các ảnh hưởng của điện dung tân của
chống sét tại giá trị điện áp quy chuẩn đo được và được quy định bởi nhà sản xuất Theo tiêu chuẩn IEC 99 - 4 thì dòng điện quy chuẩn cho phép khi đặt điện áp xoay chiều tần số công nghiệp vào hai cực của chống sét là tương ứng với mật độ
dòng điện khoảng (0,05mA.+1,0mA)/cmẺ của tiết diện đĩa MOV của các chống sét
loại một trụ
Theo tiêu chuẩn ANSI: Dòng điện quy chuẩn là giá trị đỉnh của thành phần
điện trở của dòng điện tần số công nghiệp đủ lớn để có thể bỏ qua các ảnh hưởng
của các điện dung tản của chống sét Mức dòng điện này do nhà sản xuất quy định
Theo tiêu chuẩn ANSI C62 - 11 thì khi nâng điện áp lên 1,25 lần điện áp làm việc liên tục lớn nhất MCOV (Maximum Continuous Operating Voltage) vào hai
cực của chống sét thì dòng điện qua chống sét là dòng điện quy chuẩn
Dòng điện quy chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn này là (0,05 mA + 1,0 mA)/em”
của tiết diện dia MOV.
Trang 27e Điện áp quy chuẩn U„ (Reference Voltage)
Theo tiêu chuẩn IEC: Điện áp quy chuẩn là giá trị đỉnh của điện áp tần số công nghiệp chia cho ^Í2 được sử dụng cho chống sét để đạt dòng điện quy chuẩn Điện áp quy chuẩn của một tổ hợp gồm nhiều chống sét ghép lại là tổng số của các
điện áp quy chuẩn thành phần
Theo tiêu chuẩn ANSI: Điện áp quy chuẩn là giá trị đỉnh thấp nhất của điện
áp tần số công nghiệp của cực độc lập chia cho 42 , được yêu cầu tạo ra thành phần
điện trở của dòng điện bằng dòng quy chuẩn của chống sét Điện áp quy chuẩn của
một tổ hợp gồm nhiều chống sét ghép nối tiếp là tổng số của các điện áp quy chuẩn
của từng thành phần Mức điện áp này do nhà sản xuất quy định
e Dién Ap van hanh lién tac U, (Continuous Operating Voltage - COV)
Theo tiêu chuẩn IEC: U, (COV) là giá trị hiệu dụng của điện áp tần số công
nghiệp tối đa được thiết kế mà điện áp này có thể sử dụng liên tục giữa hai cực của
chống sét
Khi so sánh COV của các chống sét các nhà sản xuất khác nhau cần lưu ý là
không phải khi một chống sét có COV lớn hơn là đặc tính chống sét tốt hơn Bởi vì
giá trị COV được thiết kế là có thể khác nhau giữa các nhà sản xuất, nó phụ thuộc vào các thông số sau đây:
Sự phân bố điện áp phí tuyến đặc biệt là các chống sét có thân dài
Các ứng suất xung thao tác và xung sét
Đặc tính lão hóa
Đặc tính ô nhiễm
Các quá áp tạm thời
COV cao hơn không tương ứng đối với điện áp điểm ngưỡng (Knee point
voltage) cao hơn, không cải thiện đặc tính ô nhiễm hoặc khả năng chịu đựng quá áp
tạm thời (TOV: Temporary OverVoltage)
Do vậy, tốt nhất là cần quy định COV, TOV và các thông số khác riêng lẻ dựa trên yêu cầu thực tế của lưới điện và theo đó lựa chọn chống sét thích hợp
Theo tiêu chuẩn ANSI: Thuật ngữ MCOV (Maximum Continuous Operating
Trang 28Voltage) là giá trị hiệu dụng của điện áp tần số công nghiệp tối đa có thê áp đặt liên tục vào hai cực của chống sét
Theo tiêu chuẩn ANSI tất cả các định mức chống sét đều được liệt kê trong một báng có MCOV tương ứng cho mỗi định mức điện áp chu kỳ làm việc
Trong trường hợp này, có một sự quan hệ cố định giữa MCOV và định mức
chu kỳ làm việc và không xem xét đến việc áp dụng thực tế Do vậy, MCOV được
sử dụng như là điện áp thí nghiệm trong các thí nghiệm chung loai (type test) theo tiêu chuẩn ANSI Không có xem xét sự phân bố điện áp không tuyến tính làm cho
các thử nghiệm theo ANSI ít khắc nghiệt so với các thử nghiệm theo IEC
Hơn nữa, các thuận lợi trong việc lựa chọn một điện áp định mức cao hơn cho một áp dụng riêng biệt không được chỉ ra ở các thí nghiệm như thế, như các thí
nghiệm nhiễm bản và các phối kiểm TOV Bất kỳ khi nào có sự lựa chọn hai định
mức chống sét cho áp dụng giống nhau, điều hiển nhiên là các thử nghiệm phải
được thực hiện với điện áp công tác tối đa thực tế để đạt được một giá trị thích
sét van, không phải của chống sét hoàn chỉnh
e Quá điện áp tạm thời TOV (Temporary Over Voltage)
Quá điện áp với tần số vài Hz đến vài trăm Hz, thời gian kéo đài từ vải ms đến
hàng giờ Các nguyên nhân của quá áp tạm thời có thể là chạm đất một pha, hai pha, cộng hưởng sắt từ trong lưới điện, sa thải phụ tải Thông thường xung này không được quá 4/3 pu và không gây nguy hiểm trong vận hành lưới điện Tuy nhiên, nó là yếu tô quyết định đến kích cỡ của chống sét
e Hệ số bền chịu đựng quá áp tạm thời T
TOV là một hàm số theo thời gian t ở nhiệt độ môi trường † = 60°C (nhiệt độ không khí bên ngoài chống sét) Đường đặc tuyến ở trên không mang tải trước,
Trang 29đường đặc tuyến phía dưới có mang tải trước, t là khoảng thời gian quá áp tần số công nghiệp
Hệ số độ bền chịu đựng quá áp tạm thời T là khả năng chịu đựng TOV của chống sét van được định nghĩa như sau :
MAXIMUM DURATION (SECONDS)
Hình 2.2 Hệ số quá áp T = TOV/U, quan hệ với quá áp tạm thời
Để thể hiện khả năng chịu quá áp tạm thời của chống sét MOV, các nhà sản xuất thường cung cấp kèm theo chống sét đặc tính khả năng quá áp tạm thời theo
thời gian
+ Lưu ý có hai cách thể hiện:
a Cách ¡: Cách này thường gặp ở các nhà sản xuất Châu Âu và theo tiêu
chuẩn IEC
Trong Hình 1.2, đường đặc tuyến ở phía trên có giá trị đối với các chống sét không có mang tải trước đáng kể Vì lý do ổn định nhiệt nên nhiệt độ MOV không
thể vượt quá một giá trị xác định, năng lượng do chống sét hap thu cũng bị giới hạn
Với lý do đó, tải cho phép trong khoảng thời gian t sé giảm theo giá trị của T đáp
Trang 30ứng với TOV Đường đặc tuyến phía dưới có giá trị đối với chống sét khi ở thời điểm t = 0 đã mang tải trước là U „„ có năng lượng E Dĩ nhiên đường đặc tuyến này
nằm bên dưới đường đặc tuyến chưa mang tải bởi vì trong từng trường hợp, năng
lượng hấp thụ vào chống sét van trong khoảng thời gian t của đường đặc tuyến
mang tải phải nhỏ hơn
b Cách 2: Cách này thường gặp ở các nhà sản xuất Châu Mỹ theo tiêu chuẩn ANSI
gia nhiệt trước (đến 60°C) mẫu thử nghiệm, trên định mức chu kỳ làm việc của chống sét cho nhiều lần từ 0,1 đến 10 giây Một thí nghiệm quá áp được giảm đến
giá trị MCOV trong vòng 200 ms trước khi bị hỏng do nhiệt Khu vực bên dưới đường cong là đặc tính điện áp — thời gian mà ở đó các mẫu thử đã được xác định
ổn định nhiệt trong khoảng thời gian chu kỳ sau 30 phút với tổn thất công suất bằng
hay ít hơn giá trị gốc Mặc dù điều này không phải là một thí nghiệm được bắt buộc
Trang 31hay được mô tả bởi tiêu chuẩn ANSI hay IEC Không phải vì nó là một thí nghiệm
ít quan trọng đẻ thiết lập một đường cong điện áp tần số công nghiệp - thời gian
nhằm xác định khả năng của một chống sét đáp ứng dòng điện phóng mà theo kinh
nghiệm sự quá áp ở tần số công nghiệp không bị quá nhiệt Cần lưu ý là ở tiêu
chuẩn ANSI thử nghiệm mang tải trước để có đường cong Prior Duty chỉ yêu cầu áp dụng đối với các chống sét loại tram (Station class) và loại trung gian (Intermediated class)
e Điện áp kẹp, dién 4p du Ures (Residual voltage)
Điện áp dư U„; là điện áp xuất hiện giữa hai cực chống sét trong quá trình dòng điện phóng chạy qua chống sét Nó phụ thuộc vào biên độ cũng như dạng sóng của dòng điện phóng và được biểu thị ở giá trị đính Đối với các biên độ và dạng
sóng khác với dòng điện phóng định mức, điện áp dư thường được biểu thị bằng %
so với điện áp phóng ở dòng điện định mức
e Hệ số sự cố chạm đất K, (Earth fault factor)
Hệ số chạm đất K, là tỷ số của điện áp ở các pha không bị sự cố trong quá trình
sự cố đối với điện áp trước khi bị sự cố chạm đất (Bảng 1.2)
Bang 2.2 Độ gia tăng điện áp pha — đất (TOV) trên pha không bị sự cô đối với
Hệ thống 4 dây nôi đât lặp lại 1,25 — 1,35
Hệ thống 3 dây nỗi đất tông trở nhỏ 1,40
Hệ thông 3 dây nôi đất tông trở lớn 1,73
Hệ thống 3 dây nỗi Tam Giác (delta) 1,73
Trang 32e Năng lượng định mức
Dung lượng năng lượng của các chống sét MOV phụ thuộc vào nhiều
thông số nhự khoảng thời gian phóng năng lượng, biên độ dòng và số lần
phóng điện
Nói chung, chống sét không được dùng để bảo vệ các thiết bị điện để ngăn
ngừa TOV vì như vậy sẽ đòi hỏi một số lượng lớn các chống sét nối song song
Những áp dụng có thể được xem xét chỉ trong trường hợp để hạn chế hay loại trừ
TOV cộng hưởng Trong trường hợp này, cần phải nghiên cứu một cách cần thận để chọn lựa chống sét có dung lượng thích hợp
Tổng trở ngắn mạch nhìn từ thiết bị chống sét trong quá trình xảy ra TOV đóng vai trò quan trọng để xác định yêu cầu năng lượng, các yếu tố khác ảnh hưởng đến
dung lượng TOV là năng lượng hấp thụ như nhiệt độ ban đầu của các thớt của bộ
chống sét khi có TOV và điện áp đưa vào sau TOV Đối với các TOV có tần số cao
hơn tần số công nghiệp có thể giả thiết ở cùng một biên độ điện áp thì khoảng thời
gian chịu đựng của chống sét trong hai trường hợp này được xem như nhau néu qua
trình này ngắn hơn 10s Đối với các trường hợp khác thì phải tham khảo ý kiến nhà
sản xuất
Theo tiêu chuẩn IEC là các thử nghiệm chịu đựng xung dòng thời gian dài (Long duration current impulse withstand test) Va theo ANSI là các thí nghiệm
chịu đựng dòng phóng (Discharge current withstand test) đó là các xung đòng chữ
nhật dài 2-3,2ms, biên độ 200 — 1000A và số xung là 18 hay 20 Nói chung, các yêu cầu của IEC là khắc nghiệt hơn yêu cầu của ANSI do năng lượng mỗi xung là cao
hơn Thông thường các chống sét MOV chịu đựng mức năng lượng cao hơn ở các dòng thấp có thời gian đài (như các ứng suất tần số công nghiệp) so với các dòng cao có thời gian ngắn (như dòng phóng của tụ điện) Khi đề cập đến dung lượng
năng lượng phải kèm theo chu trình thử nghiệm nếu không thì không có n ghia
Cũng cần lưu ý các số liệu cho bởi các nhà sản xuất thường khác nhau và khó so
sánh trừ phi chủng cũng được tiến hành với các chu trình thử nghiệm tương đương
Trang 33Các số liệu có thể được giới thiệu bằng nhiều cách chẳng hạn như kJ/V MCOV
hay kJ/kV định mức Có thể xem sự khác nhau là 25% định mức là khoảng 1,25 lần
MCOV
2.4 Thiết bị chéng sét van MOV khong khe hé
e CAu tao chéng sét MOV (Metal Oxide Varistor)
MOV téng hop gồm nhiều kim loại Các đặc tính điện yêu cầu của sản phẩm
cuối cùng là hoàn toàn không có ở các nguyên liệu được sử dụng Do vậy, các đặc
tính điện của MOV được hình thành khi sản xuất, oxit kim loại được dùng để chế
tạo MOV thường là oxit kẽm
Biến trở oxit kẽm (ZnO) bao gồm chủ yếu là oxit kẽm (khoảng 90% trọng lượng) và một lượng nhỏ các oxit kim loại khác còn được gọi là phụ gia như: bismuth, cobalt, antimany va oxit mang gan
e Hac tinh cia MOV
Hình 2.4 Đặc tính điện trở phi tuyến của chống sét van MOV
Như ở hình trên, điện trở của phần tử MOV là một hàm theo điện áp đặt tại đầu cực Ở điện áp vận hành bình thường, điện trở của phần tử ZnO có trị số rất lớn và
được xem như là cách ly với hệ thống
Trong điều kiện có quá điện áp, điện trở của MOV giảm xuống rất thấp và dẫn
dòng điện xung chạy qua, như vậy sẽ bảo vệ được các thiết bị khỏi bị phá hóng khi
có quá điện áp xảy ra Dòng điện chạy qua chống sét van là dòng phóng điện và điện áp giữa hai cực của nó được gọi là điện áp dư Như vậy, tông của điện áp dư
Trang 34của chống sét van với điện áp rơi trên dây nói là điện áp đặt lên thiết bị được bảo vệ
trong thời gian xảy ra phóng điện
Sau khi cho đòng điện phóng qua, và điện áp hệ thống trở lại điện áp vận hành
bình thường thì điện trở của chống sét van MOV lai tăng cao và trở về chế độ làm
việc như một thiết bị cách ly
2.5 Lựa chọn thiết bị chống sét van theo thông số hệ thống
Theo kinh nghiệm, một số tài liệu kiến nghị khi thiếu các thông tin về vị trí lắp đặt thiết bị chống sét, có thể sử dụng các số liệu sau đây để chọn thiết bị chống sét
áp dụng cho MOV không khe hở thì điện áp định mức của chống sét được chọn như sau:
Y 1,25 x điện áp pha-đất định mức với hệ thống 4 dây, trung tính nối đất lặp
lai
0,8 x điện áp dây định mức đối với hệ thông 3 dây, trung tính trực tiếp nối đất
Y 1,05 x dién 4p dây đối với hệ thống cách đất
Tuy nhiên, để đảm bảo các biên hạn bảo vệ và phát huy tốt chức năng bảo vệ
quá áp của thiết bị chống sét việc lựa chọn chống sét cần tiến hành các bước sau: +% Bước I: Xác định môi trường lắp đặt của chống sét
Ở bước này cần xác định yếu tổ môi trường bên ngoài nơi chốn g sét sẽ được
lắp đặt như: CSV được lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, mức độ ô nhiễm để xác
định chiều đài đường rò của vỏ bọc cách điện
Ngoài ra cũng cần chú ý đến điều kiện làm việc không bình thường sau đây dé
liên hệ với nhà sản xuất để được tư vấn:
Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn hơn +40°C hay thấp hơn -40°C
e Độ cao nơi lắp đặt so với mực nước biển lớn hơn 1000m các CSV chế tạo
theo tiêu chuẩn ANSI độ cao này là h > 1800 m (6000 feet)
e Hơi hay hơi nước có thé gay hu hong bề mặt của cách điện ngoài
e Sự nhiễm bản quá mức gây ra bởi khói, bụi, hơi muối hay các vật liệu dẫn
điện khác.
Trang 35e Lắp đặt những nơi mà có các yếu tố quá mức như hơi nước, độ ẩm, nước
chảy thành dòng
e Lau chùi chống sét van mà không cắt điện
e Sự pha trộn các khả năng phát nỗ như bụi, khí hay hơi
e Các điều kiện cơ học không bình thường (động đất, rung động, tốc độ gió
cao, băng đóng dày)
e Lưu kho hay vận chuyển không bình thường
e Tần số dưới 48§Hz hay trên 62Hz
e Nguồn nhiệt lắp đặt gần nơi chống sét van
s* Bước 2: Xác định các thông số của hệ thông
a Xác định điện áp vận bành cực đại của hệ thống U„
Điện áp cực đại của hệ thống là giá trị hiệu dụng cao nhất của điện áp dây xảy
ra trong điều kiện vận hành bình thường ở một thời điểm và vị trí nào đó trong hệ thống
Nếu chỉ có điện áp định mức U, hệ thống thì chọn: U„ = (1,05 + 1,1)Ư
b Xác định hệ số chạm đất K,
Hé sé K, phy thudc vao phuong thie nối đất của điểm trung tính, tham khảo số liệu K; ở Bảng 1.2
c Xác định giá trị quá điện áp tạm thời
Thông thường giá trị Uroy được hiểu là điện áp ở sự cố chạm đất một pha
Biên độ Urov được xác định như sau:
Urov ¡¿= Kex Um/3 (1.2)
Cn Iya chon: U yoy ching sétvan 2 Urov tusi
+* Bước 3: Kiểm tra các lý do khác xảy ra TOW
Thông thường TOV xuất hiện khi có sự cố chạm đất, hoặc do sa thải phụ tải Tuy nhiên ở một số kết cấu lưới nào đó có thể xảy ra quá điện áp cộng hưởng, điều này cũng có thể xảy ra khi các cực máy cắt tác động không đồng thời Quá điện áp cộng hưởng không được dùng làm cơ sở để tính chọn TOV của chống sét
Trang 36Trong một vài trường hợp vận hành, để giảm dòng sự cố, thường phai ding
biện pháp nối đất trung tính của máy biến áp Trong trường hợp này, có thể xảy ra
khả năng một số bộ phận của hệ thống có thể trở thành mắt tác dụng phần nối đất
(ví dụ như tăng giá trị K,), trong một số giai đoạn khi mà một hoặc nhiều máy biến
áp có trung tính được tách ra không nối đất Nếu không dự phòng cho việc này thì
một số sự cố chạm đất xảy ra trong những giai đoạn này có thể dẫn đến TOV cao
hơn và làm hỏng chống sét
Tuy nhiên, hiểm khi xảy ra trường hợp này, do vậy người ta chấp nhận nguy cơ hỏng chống sét thay vì chọn một chống sét van có TOV cao hơn
* Bước 4: Xác định điện áp vận hành liên tục của chỗng sét U, (Continuous
Operating Voltage - COV)
COV hay MCOV là trị số hiệu dụng của điện áp tần số công nghiệp cho phép
đã được thiết kế cho chống sét mà có thể áp dụng liên tục vào hai cực của chống sét
Lưu ý: U, của bộ chống sét có thê nhỏ hơn tông các U, của từng phần tử khi điện áp phân bố đọc theo chống sét không hoàn toàn đồng nhất
Uc > Um v3 (1.3)
+ Bước 5:Xác định thời gian chịu quá áp điện áp nội bộ (có chạm dat 1 pha)
Thời gian này phụ thuộc vào yêu cầu thời gian giải trừ sự cố, một số quy định
như sau:
a Đối với lưới trung tính cách đất t > 2 giờ (theo quy trình vận hành hiện nay
ở Việt Nam, cho phép thời gian tách điểm sự cố t„ < 2 giờ)
b._ Đối với các lưới trung tính trực tiếp nối đất, nên chọn t = 10s, giá trị này phù
hợp với thực trạng bảo vệ rơle hiện nay ở Việt Nam
Hai giá trị đề xuất ở a và b được sử dụng để kiểm tra sự phù hợp của chống sét
dự kiến câu hình lưới điện
Trang 372.6 Tống kết chương 1
Chương này đã trình bày được hiện tượng sét và các thông số của sét, các định nghĩa cơ bản một số thuật ngữ theo hai tiêu chuẩn ANSI va IEC Đồng thời trình
bày được cấu tạo và cách lựa chọn thiết bị chống sét van theo thông số hệ thống
Chống sét van bảo vệ tốt nhất máy biến áp khi được đặt tại đầu cực máy biến
áp, nhưng chống sét van còn phải bảo vệ cho toàn bộ cách điện của trạm, cho nên
trong trường hợp tổng quát giữa chống sét van và đầu cực máy biến áp cần có một khoảng cách phân cách Việc xác khoảng cách phân cách này đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Chương 2 giới thiệu một số phương pháp xác định khoảng cách phân cách, có xem xét đến các ưu, nhược điểm của từng phương pháp
và hướng nghiên cứu nhằm khắc phục phần nào các nhược điểm này
Trang 38Phương pháp này giả thiết chống sét van đặt tại đầu cực máy biến áp cần bảo
vệ (Hình 2.1) Vì vậy không quan tâm đến sóng phản xạ
Hình 3.1 Sơ đồ bảo vệ tram dé xét dong qua chống sét van
Trường hợp này dòng định mức chống sét van được chọn theo điều kiện:
2.U,-U
Ở đây: U, (kV) là biên độ sóng quá áp truyền đến trạm Z (Q) là tông trở sóng
đường dây U, (kV)là mức bảo vệ của chống sét van
Trong đó: U, lấy bằng với mức cách điện xung của cách điện đường đây, phụ thuộc vào loại cột (cột gỗ, cột thép hoặc cột bê tông cốt thép)
Nhận xét:
Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản
Nhược điểm: Không sử dụng được khi chống sét van không đặt tại đầu cực thiết
bị cần bảo vệ
3.2 Phương pháp D.Fulchiron [7]
Xét cấu hình trạm biến áp một máy biến áp kết nối với đường dây trên không
(Hình 2.2).
Trang 39
Hinh 3.2 Sơ đồ bảo vệ trạm để xét đến khoảng cách phân cách
Phương pháp này dựa trên sự chênh lệch mức cách điện xung cơ bản của máy biến áp và mức bảo vệ của chống sét van để xác định được khoảng cách phân cách tối đa D cho phép:
sS|Ự P 2
Ở đây: Up(kV) là mức bảo vệ của chống sét van BIL(kV)là mức cách điện
xung cơ bản của máy biến áp S(kV) là độ đốc đầu sóng C là tốc độ truyền sóng
trên đường dây, C = 300 m/us
wrong cabling right cabling
fig, 34: arrester cabiing principle: load-arrester connections must be as short as possible
transformer
Hình 3.3 : kết nối chống sét Van theo D.Fulchiron
Nhận xét:
Phương pháp này có ưu điểm là có xét đến khoảng cách phân cách cho phép giữa
chống sét van và đầu cực máy biến áp Tuy nhiên, vẫn chưa tính đến thời gian đầu
sóng và sóng phản xạ
3.3 Phương phap Benoit de Metz-Noblat [8]
Phương pháp này có xét đến độ đốc đầu sóng (T), sóng phản xạ trong các trường hợp khác nhau Sét xung quá điện áp lan truyền theo đường dây đi vào trạm
Trang 40biến áp được bảo vệ bằng chống sét van (Hình 2.4)
Hình 3.4 Sơ đồ mạch (đường dây và trạm biến áp) đùng trong nghiên cứu truyền
sóng quá điện áp sét
Những thành phần trong Hình 2.4 bao gồm:
a Đường đây: Z, (0)là tổng trở sóng đường dây C (m/us)là tốc độ truyền sóng
trên đường dây, D (m) là khoảng cách giữa chống sét van và đầu cực máy
biến áp, t = D/C là thời gian truyền sóng giữa hai điểm A và B
b Chống sét van: U; (KV)là mức bảo vệ của chống sét van
c Hệ thống nối đất: Có tổng trở giả thiết gần bằng không
d Dây nối: Giữa đường dây và chống sét van, chống sét van đến đất không
đáng kẻ
e._ Máy biến áp: Có tông trở đầu vào lớn hơn nhiều so với tổng trở đường dây Z,
f Sóng quá điện áp: Độ dốc đầu sóng S = du/dt; Thời gian sóng quá điện áp
tăng từ giá trị 0 đến giá trị U, là T = U,/S
Giá trị quá điện áp cực đại trên đầu cực máy biến áp được xem xét trong 3 trường hợp tương ứng với quan hệ của giá trị T theo + (Bảng 2.1)