1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

94 456 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của các DNNVV cũng như thách thức đang đặt ra đối với loại hình doanh nghiệp này, chúng tối tiến hành thực hiện đề tài: "Giải pháp phát triển doanh ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS LÊ TRỌNG HÙNG

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS TS Lê Trọng Hùng đã tận

tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê, Chi cục thuế huyện Lương Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình Người thân, bàn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài

Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, Tôi kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự chia sẻ của các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Tác giả luận văn

Vũ Anh Chương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa ………

Lời cam đoan ……….i

Lời cảm ơn……….ii

MỤC LỤC……….iii

Danh mục từ viết tắt ……….vi

Danh mục bảng ……….………… vii

Danh mục biểu đồ ……… viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHÂN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 4

1.1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 5

1.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 5

1.1.2.2 Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 6

1.1.2.3 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 7

1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước 8

1.1.4 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 9

1.1.4.1 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa 9

1.1.4.2 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa 12

1.1.4.3 Quan hệ với doanh nghiệp lớn 13

1.1.4.4 Ưu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 14

1.1.4.5 Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa 16

Trang 6

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế 17

1.1.5.1 Vai trò kinh tế 17

1.1.5.2 Vai trò xã hội 19

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22

2.1.2 Tiềm năng và nguồn nhân lực 23

2.1.2.1 Tiềm năng về tài nguyên 23

2.1.2.2 Nguồn nhân lực 25

2.1.3 Cơ sở hạ tầng và đô thị hoá 27

2.1.3.1 Hệ thống giao thông 27

2.1.3.2 Hệ thống cấp điện 27

2.1.3.3 Bưu chính viễn thông 28

2.1.3.4 Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 28

2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 30

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 31

2.2.3 Phương pháp phân tích 32

2.2.4 Công cụ xử lý số liệu 34

2.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 34

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 34

2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa 34

2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh về môi trường kinh tế vĩ mô 34

2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 35

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Đặc điểm hình thành doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 36

3.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 38

Trang 7

3.2.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa

Bình 38

3.2.2 Quy mô về vốn của các doanh nghiệp tại Lương Sơn 40

3.2.3 Tình hình lao động của các doanh nghiệp ở Lương Sơn 43

3.2.4 Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 46

3.3 Phân tích thực trạng các doanh nghiệp được điều tra 49

3.3.1 Tình hình chung của các doanh nghiệp điều tra 49

3.3.2 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ lao động 52

3.3.3 Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp 53

3.3.4 Tài sản của doanh nghiệp 55

3.3.5 Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp 57

3.3.6 Thu nhập của người lao động 59

3.3.7 Doanh thu, thuế và lợi nhuận của các doanh nghiệp 61

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 66

3.5 Những quan điểm, định hướng nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Lương Sơn 68

3.6 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Lương Sơn 72

3.6.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 72

3.6.2 Giải pháp nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp 73

3.6.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 74

3.6.4 Giải pháp về khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng kĩ thuật 75

3.6.5 Giải pháp về phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

2.1 Tình hình đất đai của huyện Lương Sơn 2010 – 2012 24 2.2 Tình hình lao động huyện Lương Sơn 2010 - 2012 26 2.3 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm 2010 -

60

3.11 Tổng doanh thu của các loại hình doanh nghiệp năm 2012 63 3.12 Tổng thuế của các loại hình doanh nghiệp đóng góp năm 2012 64 3.13 Tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp năm 2012 theo loại hình và qui mô

65

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1 Số lượng các doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 40

3.5 Thu nhập bình quân người lao động trong các doanh nghiệp 61

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lực doanh nghiệp nói chung là sự tổng hòa giữa nguồn lực hữu hình có thể chi phối trong kinh doanh như nhân tài, vật lực và nguồn lực vô hình như thời gian, thông tin và kiến thức Việc doanh nghiệp có giành được chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường hay không không chỉ phụ thuộc vào quy mô, số lượng của nguồn lực doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học trong phân bố nguồn lực Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng có xu thế quốc tế hóa, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều phải đối mặt với các cuộc chiến kinh tế trên thế giới Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới thì các doanh nghiệp của chúng ta, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không nằm ngoài cuộc chiến kinh

tế trong bối cảnh bão giá, lạm phát và suy thoái toàn cầu

Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã phát triển mạnh về quy mô, số lượng và có sự biến đổi tiến bộ về chất Các doanh nghiệp này giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Điều này được minh chứng qua sự đóng góp vào tăng trưởng GDP của tỉnh ngày một cao Hàng năm, các DNNVV đã thu hút hàng vạn lao động, giải quyết việc việc làm mới, góp phần ổn định trị an xã hội, cải thiện và đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho dân cư Như vậy, việc phát triển DNNVV Lương Sơn không những đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo ra

sự ổn định về mặt xã hội thông qua việc tạo việc làm cho lao động trong tỉnh, giảm khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã hội

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thì các DNNVV ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đang đương đầu với những tồn tại như năng lực quản lý kém, công nghệ lạc hậu, ít vốn, sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp còn thấp, v.v … Các vấn đề này không chỉ đơn thuần là bài toán đối với các DNNVV mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội Có nhiều câu hỏi đang được các nhà hoạch hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đi tìm lời giải cho việc thúc đẩy phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ

Trang 12

và vừa không chỉ đáp ứng cho hiện tại mà cả trong tương lai để Việt Nam tiến tới là một nước công nghiệp vào năm 2020

Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của các DNNVV cũng như thách thức đang đặt ra đối với loại hình doanh nghiệp này, chúng tối tiến hành thực hiện đề tài:

"Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Lương Sơn,

3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, từ đó có cơ sở khoa học để trả lời các câu hỏi đang đặt ra:

- Quy mô DNNVV phát triển như thế nào là hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2015 – 2020?

- Sự đóng góp kinh tế và khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm của các DNNVV trong huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình?

- Tại sao các DNNVV vẫn tồn tại mô hình quản lý theo gia đình, có cần thiết đổi mới mô hình quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới?

- Các nhân tố vốn, công nghệ, trình độ quản lý, môi trường đầu tư thì nhân tố

tố nào là then chốt, quyết định đến sự phát triển DNNVV trong giai đoạn 2015 –

Trang 13

2020?

- Trách nhiệm của các DNNVV với vấn đề bảo vệ môi trường?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của các DNNVV trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới góc độ phát triển theo quy mô; mô hình quản lý DNNVV; các yếu tố tác động đến sự phát triển DNNVV; sự đóng góp của các DNNVV về kinh

tế, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường

Khảo sát thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn huyện Lương Sơn,

tỉnh Hòa Bình từ giai đoạn năm (2010 - 2012)

Trang 14

PHÂN 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Theo Luật Công ty nước ta xác định: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Theo Luật Doanh nghiệp mới 2006, thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và đa dạng, được phân loại theo từng tiêu thức khác nhau:

Thứ nhất: Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nhà nước: là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu

- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do cá nhân đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp: là doanh nghiệp đan xen của các hình thức

sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp như các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần

Thứ hai: Dựa vào mục đích kinh doanh

- Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận: là một tổ chức kinh doanh được Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động theo cơ chế thị trường

và vì mục tiêu lợi nhuận

- Doanh nghiệp hoạt động công ích: là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng Những doanh nghiệp này không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là vì hiệu quả kinh tế xã hội

Trang 15

Thứ ba: Dựa vào lĩnh vực kinh doanh

- Doanh nghiệp tài chính: là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, … là những doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các dịch vụ về tài chính tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm…

- Doanh nghiệp phi tài chính: là các tổ chức kinh tế lấy sản xuất kinh doanh sản phẩm làm hoạt động chính, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề như: doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp dịch vụ …

Thứ tư: Dựa vào quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp lớn

- Doanh nghiệp vừa

- Doanh nghiệp nhỏ

1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của nhóm ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có

từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước mình

Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất và hoàn chỉnh về doanh nghiệp nhỏ và vừa Các khái niệm được sử dụng trên thực tế hiện nay chỉ là khái niệm của các ngành, địa phương, tổ chức tự đưa ra nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình

Trong số các khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ở nước ta thì khái niệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được áp dụng rộng rãi nhất Khái niệm này phát biểu như sau:

Trang 16

"Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là các chủ thể sản xuất kinh doanh được thành lập theo các qui định của pháp luật có qui mô về vốn hoặc số lao động phù hợp với qui định của Chính phủ"

Theo khái niệm này thì doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế, bao gồm:

- Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp Nhà nước

- Các hợp tác xã có qui mô nhỏ và vừa được thành lập và đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã

- Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa được thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp

- Cá nhân, nhóm sản xuất kinh doanh được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 66- HĐBT (nay là Chính phủ)

Theo nghị định 90 của Thủ tướng chính phủ ra ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là

cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành

có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là doanh nghiệp nhỏ, và đâu là doanh nghiệp vừa) Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ được đổi tên thành doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.2 Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, trình độ phát triển của từng năm Thông thường các nước có trình độ phát triển thì giới hạn qu y định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển chậm Sự thay đổi quy định của một quốc gia thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách quản lý của nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới tác động của sự phát triển kinh

tế xã hội và môi trường bên ngoài

Trang 17

1.1.2.3 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất

cả các nước vì điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nước khác nhau, và ngay trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng ngành nghề hay từng vùng lãnh thổ

Việc đưa ra một khái niệm chuẩn xác về doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa rất quan trọng và lớn lao để xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ Nếu vì phạm

vi đối tượng được hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm đáng kể Vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai Còn nếu phạm vi đối tượng được hỗ trợ quá hẹp sẽ không có ý nghĩa và ít có tác dụng trong nền kinh tế

và do đó không thể kịp thời hỗ trợ cần thiết các doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính vì thế hầu hết các nước đều rất chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ

và vừa cho tất cả các nước

Có hai tiêu chí phổ biến để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng

Nhóm tiêu chí định tính: Dựa trên những đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít mức độ phức tạp của quản lý thấp, các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn

đề nhưng thường khó xác định trên thực tế Do đó nó thường chỉ làm cơ sở để tham khảo kiểm chứng mà ít được sử dụng trong thực tế

Nhóm tiêu chí định lượng: sử dụng các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận, trong đó:Số lao động là lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên và lao động thực tế

Tài sản hoặc vốn dùng chỉ tiêu tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản hay vốn

cố định, giá trị tài sản còn lại Doanh thu dùng chỉ tiêu là doanh thu/năm, Tổng giá trị gia tăng/năm, hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này Ở nhiều nước trên thế giới tiêu chí định lượng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng Ở các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động

Trang 18

Một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước như: Vốn đầu tư, tổng giá trị tài sản doanh thu và tỷ lệ góp vốn Số lượng tiêu chí dùng để phân loại

có từ một đến hai và cao nhất là 3 tiêu chí phân loại

1.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước

Trên thế giới việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại của mỗi nước và nhiều điểm khác nhau, tuy vậy vẫn có một số điểm chung giống nhau Chẳng hạn việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển để thực hiện các mục đích như huy động mọi tiềm năng vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của xã hội góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư, giảm bớt dòng người đổ ra thành phố, tăng sự năng động hiệu quả của nền kinh tế giảm đến mức tối đa rủi ro trong kinh doanh, số lượng và chủng loại hàng hoá, hình thức cấu trúc nhiều tầng, thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có thể tham khảo cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới và trong khu vực như sau:

Đài Loan: Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu được hình thành và

sử dụng từ năm 1967 Ngay từ đầu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan đã được phân biệt theo hai nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thương mại vận tải và dịch vụ khác Từ năm 1977 họ lại thêm nhóm ngành thứ ba là ngành khai khoáng Người ta dùng tiêu chí vốn góp và lao động trong thương mại và dịch vụ một số khác dùng tiêu chí doanh thu và lao động

Trong thời gian hơn 30 năm qua tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Đài Loan đã được thay đổi sáu lần Sự thay đổi trong khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tăng dần trị số giữa các tiêu chí (trong sản xuất số vốn góp

từ 5 triệu lên 40 triệu đô la Đài Loan, tổng giá trị tài sản từ 20 triệu lên 120 triệu, doanh thu từ 5 triệu lên 40 triệu) và phân ngành hẹp hơn nhưng bao quát hơn nhiều

Trang 19

lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Hiện nay ở Đài Loan doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại theo khu vựcKhu vực

sản xuất: Doanh nghiệp có dưới 300 lao động và 1 triệu USD vốn đầu tư

Khu vực thương mại và dịch vụ: Doanh nghiệp có dưới 100 lao động đối với doanh nghiệp buôn bán hay 50 lao động (Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ) Vốn đầu

tư dưới 300.000USD (Đối với doanh nghiệp buôn bán) và 100.000 USD đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ

Liên Minh Châu Âu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dưới

250 lao động, doanh số không quá 40.000EUR, hoặc tổng số vốn hàng năm không quá 27 triệu EUR có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn

Ngoài ra có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước khác song ở đây tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ về các cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới và khu vực

1.1.4 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, song phần lớn trong số đó còn manh mún và đang gặp khó khăn Trong hai năm gần đây số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên khá nhiều nhưng cũng mất đi khá lớn do sức ép của nền kinh tế và do cơ chế thị trường cũng như nền kinh tế thế giới nói chung [2]

1.1.4.1 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Về tình hình sản xuất kinh doanh

Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tương đối dễ dàng cho nên

Trang 20

trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh nghiệp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ưu thế về việc kinh doanh không đòi hỏi quá nhiều vốn, lại thu hút được lượng lao động rất lớn

Hơn nữa các doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống cho nên không đòi hỏi phải đầu tư công nghệ kỹ thuật máy móc nhiều mà thay vào đó là sử dụng lượng lao động với giá rẻ càng làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp này tương đối dễ dàng và thông thoáng Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mỗi khi có thể Một yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tương đối gọn nhẹ cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh doanh thường rất nhanh

Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thường bị mất đi các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn, các doanh nghiệp nghĩ tới việc vay ngân hàng nhưng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì các cơ hội kinh doanh cũng đã qua đi Trình độ lao động thấp phương tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chất lượng sản phẩm kinh doanh thấp cũng là những yếu tố làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp này thường bị coi là kém chất lượng và làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Về vốn

Trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng Và khi gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng thì việc chạy vạy vay mượn từ nhiều nguồn khác là tất yếu

Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt khiến cho lượng vốn cấp ra ít đi và lãi suất cao lên Năm 2007, tăng trưởng tín dụng 56%, nay giảm xuống 30%, lãi suất tăng từ 11% lên 20% Như vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn là chuyện đương nhiên Với điều kiện này, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã khó nhưng khả năng sử dụng vốn cũng rất khó do lãi suất quá cao [3]

Khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động Ngoài nhóm này,

Trang 21

60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường

và không đủ vốn để duy trì sản xuất 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hưởng

và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các nhà quản

để tạo ra những thương hiệu quốc tế, mặt khác lại chưa có sự chỉ đạo kết hợp trong khối các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế xã hội dẫn đến sự cạnh tranh yếu

+ Về công nghệ và thiết bị

Hiện nay, xét về quy mô vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số lượng vốn còn rất khiêm tốn, các doanh nghiệp thường đầu tư những thiết bị máy móc cơ bản đủ để hoạt động sản xuất những sản phẩm thuần túy Chưa có sự khác biệt trong đầu tư về kỹ thuật công nghệ cũng như tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể xây dựng được thương hiệu mạnh

Mặt khác việc liên doanh liên kết cũng đã được các doanh nghiệp nhỏ và vừa

áp dụng trong những năm gần đây, việc liên kết sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư cơ

sở vật chất và kỹ thuật để sản xuất nhưng việc tạo ra những thương hiệu cho riêng mình thì thật sự là còn khó khăn

+ Về trình độ tổ chức quản lý

Trong một môi trường đầy cạnh tranh hiện nay, việc nâng cao trình độ quản

lý doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành vấn đề quốc sách của các nước Nhiều nước Á châu, điển hình là Singapore, từ năm 2001 đã đầu tư

Trang 22

xây dựng và thực hiện chương trình quy mô lớn, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mặc dù hiện nay họ đang chiếm lĩnh nhiều mặt trên thị trường thương mại thế giới.Việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng là một việc làm thường xuyên của phần đông các doanh nghiệp ở các nước tiên tiến

Ở nước ta, Nhà nước mới khuyến khích nhưng chưa chủ trương quyết liệt tài trợ cho doanh nghiệp nâng cấp trình độ chuyên môn Vì thế các doanh nghiệp phải

tự lo nếu muốn chiến thắng trên thương trường, cần tham gia các lớp học quốc tế mới mong đạt ngang tầm quốc tế Trở ngại lớn nhất của nhiều giám đốc doanh nghiệp của chúng ta khi học tại các trường QTKD quốc tế là phải có vốn tiếng Anh lưu loát mới theo kịp các học viên khác trong lớp Trở ngại thứ hai là học phí quá cao đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp

Và trở ngại thứ ba, rất có thể, là sự nhận thức của từng vị giám đốc doanh nghiệp về tính cần thiết nâng cao liên tục trình độ của mình

+ Chất lượng tay nghề của lực lượng lao động

Hiện này việc đào tạo đội ngũ lao động nghề cho các doanh nghiệp còn thiếu một cách trầm trọng Hơn thế nữa chất lượng đội ngũ lao động nghề còn chưa đáp ứng được với nhu cầu

Đa phần việc tuyển chọn sử dụng lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đều dựa trên những tiêu chí phổ thông hoặc không cần tiêu chí Đội ngũ công nhân làm việc nhiều năm cũng không được nâng cao tay nghề vì chính sách của các doanh nghiệp không tập trung vào những đối tượng này

1.1.4.2 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và tăng trưởng với tốc độ cao, nền kinh tế thế giới và khu vực chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong bối cảnh đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu tác động rất lớn từ môi trường kinh doanh Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo ba xu hướng:

- Các doanh nghiệp sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá sâu sắc Mỗi một doanh nghiệp tập trung sản xuất một sản phẩm mũi nhọn.Các doanh

Trang 23

nghiệp này sẽ không tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà thay vào đó là sự hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp trong việc tạo ra một sản phẩm chính Mỗi một doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc vài chi tiết sản phẩm mà những chi tiết sản phẩm này của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

- Trong sản xuất các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phát minh sáng chế làm tăng năng suất lao động cũng được áp dụng vào sản xuất, do đó làm tăng hàm lượng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong các sản phẩm

- Lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế tri thức có trình độ tay nghề cao và cùng vào đó là xu hướng sử dụng ít lao động trong sản xuất

- Xu hướng kinh doanh hợp tác toàn cầu, ngày nay các doanh nghiệp đã và sẽ kinh doanh vượt qua khỏi phạm vi một nước tìm kiếm thị trường rộng lớn trên thế giới Các hình thức thương mại điện tử, thư tín dụng, kinh doanh trên mạng đang phát triển mạnh trong những năm gần đây

Trong nền kinh tế tri thức các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam nói chung và ở Hòa Bình nói riêng do mới được khuyến khích phát triển trong mấy năm gần đây nên cơ sở kỹ thuật trình độ còn hạn chế nhất là điều kiện tiếp xúc các thông tin về thị trường, sản phẩm, đối tác còn thấp cho nên rất khó khăn khi nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế thế giới và khu vực

1.1.4.3 Quan hệ với doanh nghiệp lớn

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp lớn, nó vừa bổ sung, hỗ trợ, vừa nhận được sự trợ giúp từ các doanh nghiệp lớn, điều đó thể hiện qua các mối quan hệ sau:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá từ các doanh nghiệp này

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập các mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người lao động

Trang 24

- Các doanh nghiệp lớn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vốn, công nghệ và kỹ thuật

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm cơ sở sản xuất, chi nhánh, đại lý cho các doanh nghiệp lớn ở những nơi doanh nghiệp lớn không với tới được

- Thông qua các doanh nghiệp lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường rộng lớn hơn

- Doanh nghiệp lớn cung cấp thông tin về kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nền kinh tế tri thức

1.1.4.4 Ưu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nước ta doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển chủ yếu ở dưới hai loại hình doanh nghiệp hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay chúng tồn tại, phát triển ở mọi ngành mọi thành phần kinh tế với các loại hình khác nhau như xí nghiệp quốc doanh nhỏ và vừa chiếm 85,7% tổng số xí nghiệp quốc doanh, 30% xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, 80-90% các hợp tác xã, xí nghiệp tư nhân công ty TNHH công ty cổ phần

Thứ nhất: các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động linh hoạt trước những thay đổi của thị trường đặc biệt là khả năng đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ có tính địa phương do doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh

Thứ hai: Nơi làm việc của người lao động có tính ổn định và ít bị đe dọa mất nơi làm việc Thực tế này không những đúng với nước ta trong thời gian qua mà còn đúng với các nước khác trên thế giới Người lao động ở doanh nghiệp lớn sẽ dễ mất việc làm đặc biệt là khi có suy thoái kinh tế Chẳng hạn ở Đức giai đoạn 1970-

1987 các công ty lớn giảm nhân công ở con số 360.000lao động (khoảng 10%) thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tạo ra số việc làm ở con số 1,6 triệu người Ở các nước NIC giai đoạn 1985-1987, lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ chiếm 23-33% khu vực sản xuất Trong những năm 1980 ở Mỹ số lượng các doanh nghiệp

Trang 25

nhỏ và vừa tăng từ 500-700 nghìn đơn vị tạo ra gần 20 triệu việc làm mới, trong khi đó riêng 500 công ty lớn ở Mỹ giảm đi 3,5 triệu chỗ làm việc Ở Trung Quốc từ năm 1979 đến 1987 gần 70 triệu người đã tìm được việc làm trong đó có sự đóng góp của hàng chục triệu doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa khắp thành thị và nông thôn Ở Việt Nam theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2007 số lao động được thu hút ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH xí nghiệp tư nhân HTX đã đạt con số 5,6 triệu chiếm 21% lao động

xã hội Các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa là các doanh nghiệp thu hút rất nhiều lao động có thể cùng lúc tạo ra rất nhiều công ăn việc làm góp phần giẩm bớt nạn thất nghiệp ở mỗi địa phương nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung Theo

tư liệu mấy năm gần đây các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo có cơ hội tạo công

ăn việc làm cho người lao động tăng nhanh hơn các doanh nghiệp lớn Hơn nữa quan hệ giữa những người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá chặt chẽ do đó sự phối hợp để sản xuất dễ dàng và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thứ ba: doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức sản xuất quản lý linh hoạt gọn nhẹ, các quyết định quản lý được thực hiện nhanh, công tác kiểm tra điều hành trực tiếp, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Vốn đầu tư ban đầu ít hiệu quả cao, thu hồi nhanh điều đó tạo ra sự hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này

Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi của thị trường Có thể nói khi nhu cầu thị trường thay đổi các doanh nghiệp này rất

dễ chuyển đổi các mặt hàng kinh doanh của mình theo thị trường cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng do việc đổi mới trang thiết bị công nghệ không đòi hỏi nhiều vốn Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế

Và một ưu điểm mà không ai phủ nhận được đó là trong khi các doanh nghiệp có qui mô lớn rất ít mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực mới thì các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa lại sẵn sàng đầu tư cả vào những lĩnh vực có độ rủi ro

Trang 26

cao

1.1.4.5 Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Song bên cạnh những đặc điểm thể hiện những ưu điểm trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có những đặc điểm gây nên những bất lợi như:

Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có cũng như bổ sung

để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ kỹ thuật công nghệ còn yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch quản lý của đa phần các doanh nghiệp rất chật hẹp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ mới đặc biệt là công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường Hơn nữa trình độ quản lý nói chung và quản lý các mặt theo chức năng còn hạn chế Đa số các doanh nghiệp nhỏ

và vừa chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường về quản lý kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu Ngoài ra nước ta trong giaiđoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường do trình độ quản lý nhà nước còn hạn chế nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa bộc lộ những khiếm khuyết của

nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp còn trốn đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng như đăng ký, làm hàng giả, kém chất lượng, hoạt động phân tán khó quản lý Tuy còn có những hạn chế nhưng chúng ta không thể không thừa nhận vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế nước ta hiện nay

Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực sản xuất nông nghiệp thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18% Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới

Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11% Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những

Trang 27

kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh Với chất lượng của NNL nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.[6]

Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi không đáng kể, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn, trong lúc đó thu nhập cao hơn ở các đô thị đã tăng sự dịch chuyển lao động, nhất là những lao động kỹ thuật từ nông thôn tới các thành thị, và làm cho tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giảm từ 6,91% xuống còn 5,94% Trong số 8 vùng nông thôn, những vùng

có trình độ học vấn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41%

1.1.5 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế

1.1.5.1 Vai trò kinh tế

a Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp kinh doanh với quy mô không lớn nhưng lại có khả năng rất năng động và nhạy bén trong các cơ hội kinh doanh, hơn nữa doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng đáp ứng được những nhu cầu nhỏ lẻ của thị trường, chính vì thế các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động kinh tế, tạo môi trường tốt cho người lao động Tổng sản phẩm trong nước mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại khoảng 26%, khu vực kinh tế cá thể chiếm 34% còn lại là khu vực kinh tế Nhà Nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 40%

Năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của khu vực doanh nghiệp nhỏ

và vừa khoảng 6,5% Hàng năm giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện được chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Khu vực ngoài quốc doanh là bộ phận quan trọng trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 78% tổng mức bán lẻ là 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá [7]

b Tạo sự năng động và hiệu quả cho nền kinh tế

Do số lượng doanh nghiệp tăng lên rất nhanh nên làm tăng tính cạnh tranh giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế đồng thời làm tăng số lượng và chủng loại

Trang 28

hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng thay đổi mặt hàng và công nghệ chuyển hướng kinh doanh nhanh chóng khi có những bất lợi ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh, làm cho nền kinh tế năng động hơn Sự có mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả hơn: làm đại lý vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụ hàng hoá cung cấp các đầu vào như nguyên liệu thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường mà các doanh nghiệp lớn không với tới được Một điều quan trọng là vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó phần lớn là khu vực tư nhân chủ yếu chỉ đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai gần Do vậy việc tăng các cơ số này càng làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai Tuy nhiên cần lưu ý là nếu các doanh nghiệp có qui

mô quá nhỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ khó tăng lên được

c Khai thác tiềm năng phong phú trong dân cư

Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế không chỉ

có đóng góp vào hoạt động kinh tế và làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả

mà còn khai thác được những tiềm năng rất phong phú trong dân cư

Hiện nay còn nhiều tiềm năng trong dân chưa được khai thác: tiềm năng về trí tuệ, tay nghề tinh xảo, lao động, vốn, điều kiện tự nhiên, bí quyết nghề quan hệ huyết thống, làng nghề với những hương ước nghề ngiệp Việc phát triển các doanh nghiệp sản xuất các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay là một trong những hướng quan trọng để sử dụng tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân mà hiện đang có xu hướng mai một dần, thu hút lao động nông thôn phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển kinh tế

Hơn nữa ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là tương đối dễ dàng đã làm xuất hiện nhiều cá nhân và tập thể kinh doanh mà không gặp phải những khó khăn phức tạp do đó có thể khai thác được những tiềm lực nhỏ, lẻ trong dân cư

Trang 29

1.1.5.2 Vai trò xã hội

Không chỉ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có vai trò lớn với xã hội Trước hết các doanh nghiệp này đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động, góp phần tăng thu nhập, tăng mức sống của người dân và thu hút được nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi

a Tạo việc làm cho người lao động

Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng của dân số là trên 2% do vậy hàng năm có thêm khoảng hơn 1 triệu ngưới đến độ tuổi lao động có nhu cầu về việc làm Đó là chưa kể số người thất nghiệp và bán thất nghiệp do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước số quân nhân giải ngũ Thực tế vừa qua cho thấy, toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước năm cao nhất cũng chỉ thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, nếu tính cả nhân viên của bộ máy Nhà Nước cũng chỉ có trên 2 triệu lao động Trong khi đó chỉ riêng kinh tế cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu hút gần 3,5 triệu lao động Các công ty và doanh nghiệp tư nhân thu hút gần nửa triệu lao động Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 740.000 đồng chỉ bằng 3% so với các doanh nghiệp lớn

Tuy vậy số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm 12 đến 15% lực lượng lao động so với các nước khác trong khu vực chỉ tiêu này là 50

% đến 60% Như vậy tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta còn thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chưa được phát huy một cách đầy đủ

b Đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cư

Việt Nam là một nước nông nghiệp có năng suất của nền sản xuất xã hội cũng như thu nhập của dân cư thấp Thu nhập của dân cư nông thôn (chiếm trên 80% tổng dân số) chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp thuần tuý Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành thị cũng như ở nông thôn là phương hướng

cơ bản nhằm tăng nhanh năng suất tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập của dân

cư Kết quả điều tra cho thấy thu nhập của dân cư vùng có các doanh nghiệp phát

Trang 30

triển gấp 4 lần thu nhập của các vùng thuần nông Kết quả khảo sát ở một số địa phương cũng cho kết quả tương tự Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp khoảng 800.000 đồng đến 1,4triệu đồng/tháng cao hơn gấp 2 đến

3 lần thu nhập của nông dân Điều không kém phần quan trọng là thu nhập dân cư

đa dạng hoá vừa có ý nghĩa nâng cao mức sống dân cư vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn nhất là ảnh hưởng lớn của thiên tai

c Thu hút vốn

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từng doanh nghiệp Nhờ có vốn mới kết hợp được các yếu tố khác như lao động, đất đai công nghệ và quản lý Thực tế cho thấy để đầu tư cho một chỗ làm việc ở Việt Nam trung bình phải mất 5 đến 10 triệu đồng tiền vốn Vốn có vai trò lớn trong việc đầu tư trang thiết bị cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp Hơn thế nữa vốn còn có vai trò trong việc mở rộng quy mô sản xuất Tuy nhiên có một nghịch lý hiện nay là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi vốn trong dân cư còn tiềm ẩn nhưng không huy động được Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó nhưng nguyên nhân chủ yếu là do môi trường đầu tư chưa thật thuận lợi và ổn định Trong tình hình đó chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa là người trực tiếp tiếp xúc với người cho vay gây được niềm tin nên có thể huy động được vốn hoặc chính người có tiền đứng ra đầu tư kinh doanh

d Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Vai trò này của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa đặc biệt với khu vực nông thôn Việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa lớn trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xoá dần tình trạng thuần nông

và độc canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hơn nữa sự phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi, các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp Nhà Nước được sắp xếp và củng cố lại kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

Trang 31

- Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành nghề đa dạng phong phú (cả ngành nghề hiện đại và ngành nghề truyền thống) theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo

- Cơ cấu lãnh thổ: Các doanh nghiệp được phân bố đều hơn về lãnh thổ, cả nông thôn và đô thị, miền núi và đồng bằng Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc hoạch định chính sách

Ngoài ra doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò trong việc gieo mầm cho các tài năng kinh doanh Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt nam, vì trong nhiều năm qua đội ngũ kinh doanh gắn liền với cơ chế bao cấp chưa có kinh nghiệp với kinh tế thị trường Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng đào tạo thử thách chọn lọc qua thực tế các nhà kinh doanh trên mặt trận sản xuất kinh doanh Kết quả điều tra cho thấy 63,2% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh ở Việt nam

Trang 32

PHẦN 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và

miền Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề với khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn (Hà Nội), Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc

Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía Nam của dãy núi Ba Vì (còn gọi là Viên Nam), nơi có một phần của Vườn quốc gia Ba Vì Huyện có 19 xã và 1 thị trấn của huyện là thị trấn Lương Sơn nằm cạnh quốc lộ 6, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông và phía Bắc giáp các huyện của thủ đô Hà Nội (các huyện này trước ngày 1 tháng 8 năm 2008 thuộc tỉnh Hà Tây cũ) gồm: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì

- Địa hình, Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà

Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuống đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng

- Khí hậu, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa Mùa đông bắt đầu từ tháng

11 đến tháng 3, mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình là 1.769 mm Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn

Với điều kiện khí hậu như vậy cho phép trồng được nhiều loại cây trồng trong năm Về mùa mưa đất canh tác có thể trồng được nhiều loại cây như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, đậu tương và các cây thực phẩm: khoai tây, rau, đậu đỗ từ

Trang 33

tháng 11 đến tháng 2 do có mưa ít nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, không có nắng

to nên thuận lợi cho việc trồng các loại cây vụ đông có thể chịu rét, hanh khô

2.1.2 Tiềm năng và nguồn nhân lực

2.1.2.1 Tiềm năng về tài nguyên

Trang 34

Bảng 2.1: Tình hình đất đai của huyện Lương Sơn 2010 – 2012

Chỉ tiêu

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 11/10 12/11 BQ

A- Tổng diện tích đất tự nhiên 37.468,60 100 37.707,80 100 37.707,80 100 100,638 100 100,3

1- Đất sản xuất nông nghiệp 8.242,30 31,73 6.237,70 24,6133 6.240,20 24,6684 75,6791 100,04 87,02 2- Đất lâm nghiệp 17.608,40 67,79 18.804,60 74,201 18.755,50 74,1433 106,793 99,7389 103,2 3- Đất nuôi trồng thủy sản 126 0,49 239,9 0,94662 239,9 0,94836 190,397 100 138

Trang 35

* Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá phong phú Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30 – 50 m3/ngày đêm Nguồn nước ngầm nằm chủ yếu trong tầng chứa lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl dưới 200 mg/lít Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 – 120m Tuy nhiên chất lượng nước ngầm ở một số nơi có chứa nhiều ion, nước tạo váng kết tủa vàng phải lọc mới tạm sử dụng được Có tới 10 – 12% số giếng khoan có hàm lượng Asen vượt ngưỡng an toàn, phải khử qua lọc cát và dàn phun mưa mới sử dụng được Ngoài ra ở một số nơi phát hiện tầng nước ngầm có độ sâu 250 – 350m, nước có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân

* Khoáng sản

Lương Sơn có tiềm năng về khoáng sản phi kim loại, gồm các loại đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bô xít, thuỷ ngân, cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ xi măng, gạch chịu lửa và hoá chất, chủ yếu phân bổ ở khu vực đông bắc

2.1.2.2 Nguồn nhân lực

Dân số trung bình toàn huyện năm 2010 là 92.35 người, tỷ lệ tăng tự nhiên tăng dần từ 16,56‰ năm 2010 lên 21,07‰ năm 2012 Số dân thành thị chiếm 16,15% Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 63,15%

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (83,85%) chủ yếu làm nông nghiệp

Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (26,62%) Năng suất lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chỉ bằng 38% so với mức trung bình của tỉnh, trong khi năng suất trong công nghiệp và xây dựng gấp 3,7 lần, dịch vụ gấp 3 lần Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm gần 80% Cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc còn hạn chế Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn

Trang 36

Bảng 2.2: Tình hình lao động huyện Lương Sơn 2010 - 2012

SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 11/10 12/11 BQ I- Tổng số nhân khẩu Khẩu 92.135 100 93.199 100 94.675 100 101,155 101,584 105,6 1-Khu vực nông thôn Khẩu 80.862 87,7647 81.762 87,7284 83.030 87,7 101,113 101,551 101,3 2-Khu vực thành thị Khẩu 11.274 12,2364 11.437 12,2716 11.645 12,3 101,446 101,819 101,6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng thống kê Lương Sơn, 2012

Trang 37

Lao động thất nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,33%, trong khi đó tỷ suất tăng tự nhiên trong 3 năm vừa qua khoảng 9,60/00 đến 9,960/00 Đây là áp lực lớn đặt ra đối với các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3-4%/năm chỉ duy trì sự ổn định xã hội Vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến phát triển công nghiệp nông thôn, trước hết phải phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên hàng đầu, góp phần phát triển kinh

xã Hoà Sơn nối liền các tỉnh từ phía Nam, miền Trung với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Ngoài ra, còn có hệ thống đường nối liền các địa phương trong huyện với nhau và với các huyện khác

2.1.3.2 Hệ thống cấp điện

Hệ thống cấp điện của Lương Sơn đến nay tương đối tốt Tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩm đạt 9,8%/năm Công suất cực đại toàn tỉnh đạt 160 MVA Điện thương phẩm đạt 731,6 triệu KWh, bình quân đầu người tiêu thụ 431 KWh/năm, ngang mức tiêu thụ trung bình của cả nước Đến nay 100% số xã được cấp điện, 100% số hộ khu vực thành thị, và 99,98% số hộ khu vực nông thôn cũng

đã được cấp điện Tuy nhiên, tốc độ triển khai lưới điện 22 KV, cải tạo đường dây 6

KV và 10 KV sang 22 KV thực hiện chậm, do vậy một chương trình nâng cấp các trạm trung gian không thuộc quy hoạch nhưng đã buộc phải thực hiện

Trang 38

2.1.3.3 Bưu chính viễn thông

Bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ cao, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cấp mạng hiện có, nâng cao chất lượng phục vụ Doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 28,7%/năm Đến hết năm 2009, bình quân 100 dân có 9,1 máy điện thoại Công nghệ thông tin có hướng phát triển khá Toàn tỉnh có 11 mạng thông tin diện rộng, 800 mạng cục bộ, liên kết nối mạng với hơn 1500 máy tính 100% số xã, các doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình đã thực hiện sử dụng máy vi tính và dịch vụ mạng

2.1.3.4 Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

Hệ thống cấp thoát nước của huyện đã được đầu tư xây dựng và cải tạo Hàng loạt công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất sinh hoạt ở đô thị, công trình cấp nước sinh hoạt quy mô xã, thôn được triển khai thực hiện

Thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 –

2010, toàn tỉnh đã có 71,6% số dân nông thôn, được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện trong 3 năm gần đây được thể hiện trong Bảng 2.3

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản Trong cơ cấu tổng sản phẩm, tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ khoảng 49,69% năm 2010 xuống còn 49,64% năm 2011 và còn 24,26% năm 2012 Với chủ trương tập trung quy hoạch, đầu tư cho phát triển các cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội; có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phát triển nên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại không ngừng tăng qua các năm

Trang 39

Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu

SL (tỷ đ)

CC (%)

SL (tỷ đ)

CC (%)

SL (tỷ đ)

Trang 40

Tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong 3 năm qua là 12,03% Giá trị sản xuất của ngành thương mại và dịch vụ tăng bình quân trong 3 năm (2010 - 2012) là 19,96%, công nghiệp tăng 10,55%, trong khi đó nông lâm thủy sản chỉ tăng 3,41% Cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản chuyển dịch hiệu quả, về giá trị sản xuất qua 3 năm đều tăng nhưng tỷ trọng nông nghiệp theo xu hướng giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhanh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, tăng bình quân hàng năm là 14,09%

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp – thủy sản tính bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 36,43 triệu đồng/ha năm 2010 tăng lên 39,01 triệu đồng/ha năm 2012 Như vậy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nói chung tính bình quân cho 1 ha tăng 7,07% là do yếu tố tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng vật nuôi, trình độ thâm canh Mặt khác các yếu tố về quy hoạch, quản lý, bố trí cơ cấu sản xuất, v.v cũng tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế, bình quân chung trong 3 năm qua đã đạt 3,48% Tuy nhiên, kết quả đạt được này vẫn ở mức khiêm tốn, cần có sự nỗ lực của ngành và môi trường đầu tư, trong đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Giá trị sản xuất tính bình quân cho 1 lao động của toàn tỉnh cũng chỉ đạt từ 18,34 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 27,15 triệu đồng/lao động năm 2012 Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ở Lương Sơn 3 năm qua tăng bình quân 10,46% Tuy nhiên, với tiềm năng và thế mạnh của địa phương thì kết quả đạt được chưa tương xứng Chỉ bằng con đường công nghiệp hóa nông thôn, tạo điều kiện để phát triển các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện cuộc sống

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

* Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là huyện Lương Sơn và các nơi tập trung DNNVV trong đó có làng nghề truyền thống nơi có các DNNVV của huyện Lương Sơn đang hoạt động Chọn các làng nghề truyền thống (như: chế biến, thương mại, v.v )

Ngày đăng: 03/09/2017, 23:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp (2000), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội”, tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 10(28) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp (2000), "“Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội
Tác giả: Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp
Năm: 2000
2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (1993), một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, tập I, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta
Tác giả: Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1993
3. Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lương Xuân Quỳ (1996), "Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý phát triển Kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ
Tác giả: Lương Xuân Quỳ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1996
4. Trần Văn Chử (2000), Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 5. Ngô Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nềnkinh tế quốc dân, tập I, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học phát triển", NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 5. Ngô Đình Giao, "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền "kinh tế quốc dân
Tác giả: Trần Văn Chử
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 5. Ngô Đình Giao
Năm: 2000
8. David Begg, Stanley Fisher ( tháng 5/1995), kinh tế học (tài liệu dịch). NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kinh tế học
Nhà XB: NXB Giáo dục
9. Nghị quyết 06/NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị “Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
10. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) 11. Vũ Thị Ngọc Phùng (1997), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Tác giả: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) 11. Vũ Thị Ngọc Phùng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1997
12. Phạm Ngọc Thứ (10/2000), “Một vài quan điểm về phát triển nông thôn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 10 (28), tr 18 – 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một vài quan điểm về phát triển nông thôn hiện nay”
13. Lê Đình Thắng, (1998) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
6. Một số quan đỉêm và giải pháp chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (1994), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w