PHẦN I: NHU CẦU QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘII.Nhu cầu quản trị công tác xã hội 1.1. Khái niệm nhu cầu quản trị công tác xã hội.Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.Nhu cầu quản trị công tác xã hội là đòi hỏi tất yếu mà nhà quản trị công tác xã hội cần nhận thấy ở nhân viên, ở thân chủ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ để từ đó thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên một cách hiệu quả nhất đồng thời giúp thân chủ phát huy tối đa khả năng giải quyết vấn đề của chính mình.1.2. Một số nhu cầu quản trị công tác xã hội1.2.1.Nhu cầu về sự tự hoàn thiệnLà nhu cầu sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.Có nhiều trường hợp ngay khi chính bản thân nhà quản trị công tác xã hội dù đang ở vị trí cao trong một cơ sở xã hội nhưng vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, đó là đi tìm kiếm cách thức, mà năng lực, trí tuệ, khả năng của bản thân được phát huy, bản thân cảm thấy hài lòng về điều đó.Nhận thức được nhu cầu về sự tự hoàn thiện của mỗi cá nhân, nhà quản trị công tác xã hội cần tạo các cơ hội phát triển những thế mạnh của thân chủ, đào tạo và phát triển năng lực của mỗi nhân viên, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến hệ thống an sinh xã hội của tổ chức, trung tâm, giúp thân chủ phát huy hết khả năng để từng bước hoàn thiện bản thân.1.2.2. Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọngLà nhu cầu thể hiện ở 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.Thực tế cho thấy trong công việc cũng như trong cuộc sống khi một người được khích lệ, được thưởng về thành quả lao động của mình, được lãnh đạo tôn trọng thì họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của trung tâm, tổ chức xã hội. Sự tôn trọng tạo ra cho mỗi cá nhân tính tự tin và độc lập, khi sự tôn trọng không được đáp ứng thì nhân viên cũng như thân chủ sẽ cho rằng họ không được chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ti.Nhà quản trị công tác xả hội cần hiểu rõ nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng bởi đối tượng mà một tổ chức cơ sở xã hội hướng đến là những người yếu thế trong xã hội cần được giúp đỡ, do vậy, nhà quản trị công tác xã hội cần phải có thái độ tôn trọng, thân mật, niềm nở, chú ý lắng nghe để thấu hiểu thân chủ, giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Đối với trong cơ sở xã hội của mình thì cần tôn trọng quyền tự quyết cũng như nhân cách phẩm chất của nhân viên, có cơ chế và chính sách khen ngợi phù hợp, tôn vinh, biểu dương sự thành công của nhân viên một cách rộng rãi, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và mở ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.1.2.3. Nhu cầu về an toàn và an ninh.Là nhu cầu mà con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm, tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng, nhu cầu này được thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.Nhu cầu này được khẳng định thông qua các mong muốn được sống và làm việc trong một môi trường xã hội ổn định, được pháp luật bảo vệ, hệ thống an sinh xã hội tốt, nhân viên trong cơ sở xã hội có thể yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp đỡ thân chủ vượt qua khó khăn.Để đáp ứng nhu cầu về an toàn và an ninh nhà quản trị công tác xã hội cần đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn. Bảo đảm công việc được duy trì ổn định, cung cấp các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tạo dựng niềm tin cũng như uy tín của cơ sở xã hội trong lòng mỗi nhân viên, thân chủ và trong toàn thể xã hội.1.2.4. Nhu cầu xã hộiLà nhu cầu được giao lưu tình cảm, mong muốn được sống hòa nhập và gắn bó trong một nhóm, cộng đồng nào đó, là nhu cầu về tình thương, sự quan tâm trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và trong toàn xã hội.Thực tế cho thấy khi thân chủ được đáp ứng nhu cầu xã hội thì họ sẽ dễ dàng hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào cộng đồng hơn, luôn được thoải mái và cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống. Đối với nhân viên trong cơ sở xã hội của mình thì nhu cầu xã hội sẽ tạo ra môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên có thể tương tác, trao đổi kinh nghiệm cho nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.Để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà quản trị công tác xã hội cần tạo cơ hội mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người tham gia ý kiến vì sự phát triển của tổ chức, trung tâm, áp dụng công tác xã hội với nhóm, với cộng đồng để các đối tượng xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu và chia sẻ suy nghĩ của mình cho nhau, mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương cũng như sự công bằng của cơ sở xã hội.1.2.5. Nhu cầu sinh họcLà nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, đảm bảo cho con người tồn tại như ăn, mặc, nghỉ, tồn tại, phát triển và các nhu cầu khác của cơ thể.Thực tế cho thấy khi con người đáp ứng được nhu cầu sinh học thì con người mới có thể tồn tại, có đủ nghị lực để làm việc và cống hiến, muốn làm gì thì trước hết cũng phải ăn no, có sức khỏe tốt thì mới làm được.Để đáp ứng nhu cầu sinh học, nhà quản trị công tác xã hội cần giới thiệu những chính sách an sinh xã hội đến với thân chủ như hỗ trợ vốn, khám sức khỏe miễn phí, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của thân chủ, đồng thời đảm bảo thời gian làm việc vừa sức, tôn trọng quyền riêng tư của nhân viên để từ đó nhân viên có thể phấn chấn hơn khi thực hiện công việc và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận. Việc biết được các nhu cầu có ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản trị công tác xã hội, đó là muốn quản trị tốt thì điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu của nhân viên cũng như thân chủ, biết được họ đang ở nhu cầu nào, họ cần cái gì. Từ những hiểu biết đó mà nhà quản trị công tác xã hội đưa ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của thân chủ, của nhân viên, đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu của tổ chức, trung tâm.1.2.6. Nhu cầu quản trị công tác xã hội tại trung tâm Tịnh Trúc Gia.Nhu cầu về sự tự hoàn thiện: Thầy PhạmVăn Tú – Giám đốc trung tâm Tịnh Trúc Gia đã thông qua hội đồng của trung tâm mở ra 5 xưởng: xưởng vườn, xưởng mứt, xưởng hương, xưởng sơn mài, xưởng bếp để đào tạo nghề cho các bạn khuyết tật, giúp các bạn vận động, làm việc bằng chính năng lực của mình. Ngoài ra thầy còn chú trọng đến việc giáo dục cách sống, cách làm người cho giáo viên và các bạn khuyết tật như tính ngăn nắp, sạch sẽ, đúng giờ để từng bước tự hoàn thiện bản thân và chứng tỏ rằng các bạn khuyết tật “tàn nhưng không phế”.Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng: thể hiện qua mối quan hệ thân thiện giữa giám đốc trung tâm, thầy cô quản lí các xưởng và các bạn khuyết tật, mọi người đều được bình đẳng, và tuân thủ các quy định như nhau dù ở cương vị nhà quản lí hay các bạn học viên. Trong quá trình dạy nghề thầy Tú và các thầy cô giáo quản lí các xưởng luôn niềm nở, khích lệ các bạn học tập, làm việc, trân trọng sản phẩm mà các bạn làm ra, mọi ý kiến của các học viên và giáo viên luôn được giám đốc trung tâm coi trọng, tiếp thu.
Trang 1PHẦN I: NHU CẦU QUẢN TRỊ CÔNG TÁC XÃ HỘI
I Nhu cầu quản trị công tác xã hội
1.1 Khái niệm nhu cầu quản trị công tác xã hội.
− Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
− Nhu cầu quản trị công tác xã hội là đòi hỏi tất yếu mà nhà quản trị công tác xã hội cần nhận thấy ở nhân viên, ở thân chủ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ để từ đó thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên một cách hiệu quả nhất đồng thời giúp thân chủ phát huy tối đa khả năng giải quyết vấn đề của chính mình
1.2 Một số nhu cầu quản trị công tác xã hội
1.2.1.Nhu cầu về sự tự hoàn thiện
− Là nhu cầu sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội
− Có nhiều trường hợp ngay khi chính bản thân nhà quản trị công tác xã hội dù đang ở vị trí cao trong một cơ sở xã hội nhưng vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, đó là đi tìm kiếm cách thức, mà năng lực, trí tuệ, khả năng của bản thân được phát huy, bản thân cảm thấy hài lòng về điều đó
− Nhận thức được nhu cầu về sự tự hoàn thiện của mỗi cá nhân, nhà quản trị công tác xã hội cần tạo các cơ hội phát triển những thế mạnh của thân chủ, đào tạo và phát triển năng lực của mỗi nhân viên, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến hệ thống an sinh xã hội của tổ chức, trung tâm, giúp thân chủ phát huy hết khả năng để từng bước hoàn thiện bản thân
1.2.2 Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng
Trang 2− Là nhu cầu thể hiện ở 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân
− Thực tế cho thấy trong công việc cũng như trong cuộc sống khi một người được khích lệ, được thưởng về thành quả lao động của mình, được lãnh đạo tôn trọng thì họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của trung tâm, tổ chức xã hội Sự tôn trọng tạo ra cho mỗi cá nhân tính tự tin và độc lập, khi sự tôn trọng không được đáp ứng thì nhân viên cũng như thân chủ sẽ cho rằng họ không được chấp nhận nên sinh
ra cảm giác cô độc và tự ti
− Nhà quản trị công tác xả hội cần hiểu rõ nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng bởi đối tượng mà một tổ chức cơ sở xã hội hướng đến là những người yếu thế trong xã hội cần được giúp đỡ, do vậy, nhà quản trị công tác xã hội cần phải có thái độ tôn trọng, thân mật, niềm nở, chú ý lắng nghe để thấu hiểu thân chủ, giúp thân chủ giải quyết vấn đề Đối với trong cơ sở xã hội của mình thì cần tôn trọng quyền tự quyết cũng như nhân cách phẩm chất của nhân viên, có cơ chế và chính sách khen ngợi phù hợp, tôn vinh, biểu dương sự thành công của nhân viên một cách rộng rãi, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và mở ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.2.3 Nhu cầu về an toàn và an ninh.
− Là nhu cầu mà con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm, tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng, nhu cầu này được thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần
− Nhu cầu này được khẳng định thông qua các mong muốn được sống và làm việc trong một môi trường xã hội ổn định, được pháp luật bảo vệ, hệ
Trang 3thống an sinh xã hội tốt, nhân viên trong cơ sở xã hội có thể yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình giúp đỡ thân chủ vượt qua khó khăn
− Để đáp ứng nhu cầu về an toàn và an ninh nhà quản trị công tác xã hội cần đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, an toàn Bảo đảm công việc được duy trì ổn định, cung cấp các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội, tạo dựng niềm tin cũng như uy tín của cơ sở xã hội trong lòng mỗi nhân viên, thân chủ và trong toàn thể xã hội
1.2.4 Nhu cầu xã hội
− Là nhu cầu được giao lưu tình cảm, mong muốn được sống hòa nhập và gắn bó trong một nhóm, cộng đồng nào đó, là nhu cầu về tình thương, sự quan tâm trong các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp và trong toàn xã hội
− Thực tế cho thấy khi thân chủ được đáp ứng nhu cầu xã hội thì họ sẽ dễ dàng hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào cộng đồng hơn, luôn được thoải mái và cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống Đối với nhân viên trong cơ sở xã hội của mình thì nhu cầu xã hội sẽ tạo ra môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên có thể tương tác, trao đổi kinh nghiệm cho nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ
− Để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà quản trị công tác xã hội cần tạo cơ hội mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người tham gia ý kiến vì sự phát triển của tổ chức, trung tâm, áp dụng công tác xã hội với nhóm, với cộng đồng để các đối tượng xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu và chia sẻ suy nghĩ của mình cho nhau, mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương cũng như sự công bằng của cơ sở xã hội
1.2.5 Nhu cầu sinh học
− Là nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người, đảm bảo cho con người tồn tại như ăn, mặc, nghỉ, tồn tại, phát triển và các nhu cầu khác của cơ thể
Trang 4− Thực tế cho thấy khi con người đáp ứng được nhu cầu sinh học thì con người mới có thể tồn tại, có đủ nghị lực để làm việc và cống hiến, muốn làm gì thì trước hết cũng phải ăn no, có sức khỏe tốt thì mới làm được
− Để đáp ứng nhu cầu sinh học, nhà quản trị công tác xã hội cần giới thiệu những chính sách an sinh xã hội đến với thân chủ như hỗ trợ vốn, khám sức khỏe miễn phí, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của thân chủ, đồng thời đảm bảo thời gian làm việc vừa sức, tôn trọng quyền riêng tư của nhân viên để từ đó nhân viên có thể phấn chấn hơn khi thực hiện công việc và tận tụy hơn với nhiệm vụ đảm nhận
Việc biết được các nhu cầu có ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản trị công tác
xã hội, đó là muốn quản trị tốt thì điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu của nhân viên cũng như thân chủ, biết được họ đang ở nhu cầu nào, họ cần cái gì Từ những hiểu biết đó mà nhà quản trị công tác xã hội đưa ra những giải pháp hữu hiệu phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của thân chủ, của nhân viên, đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu của tổ chức, trung tâm
1.2.6 Nhu cầu quản trị công tác xã hội tại trung tâm Tịnh Trúc Gia.
− Nhu cầu về sự tự hoàn thiện: Thầy PhạmVăn Tú – Giám đốc trung tâm Tịnh Trúc Gia đã thông qua hội đồng của trung tâm mở ra 5 xưởng: xưởng vườn, xưởng mứt, xưởng hương, xưởng sơn mài, xưởng bếp để đào tạo nghề cho các bạn khuyết tật, giúp các bạn vận động, làm việc bằng chính năng lực của mình Ngoài ra thầy còn chú trọng đến việc giáo dục cách sống, cách làm người cho giáo viên và các bạn khuyết tật như tính ngăn nắp, sạch sẽ, đúng giờ để từng bước tự hoàn thiện bản thân và chứng tỏ rằng các bạn khuyết tật “tàn nhưng không phế”
− Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng: thể hiện qua mối quan hệ thân thiện giữa giám đốc trung tâm, thầy cô quản lí các xưởng và các bạn khuyết tật, mọi người đều được bình đẳng, và tuân thủ các quy định như nhau dù ở
Trang 5cương vị nhà quản lí hay các bạn học viên Trong quá trình dạy nghề thầy Tú và các thầy cô giáo quản lí các xưởng luôn niềm nở, khích lệ các bạn học tập, làm việc, trân trọng sản phẩm mà các bạn làm ra, mọi ý kiến của các học viên và giáo viên luôn được giám đốc trung tâm coi trọng, tiếp thu
− Nhu cầu về an toàn và an ninh: Thể hiện qua việc thầy Tú thông qua hội đồng trung tâm Tịnh Trúc Gia chọn địa điểm xây dựng trung tâm ở ngoại ô thành phố Huế, giữa những rặng tre hiền hòa, an ninh tốt, cung cấp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ, các giáo viên hòa đồng, mọi người có thể yên tâm học tập, làm việc mà không phải lo lắng, sợ hãi các nguy hiểm có thể xảy ra
− Nhu cầu xã hội: Thầy Tú đã đề xuất các hoạt động như vòng tròn buổi sáng mỗi ngày để chia sẻ thông tin, đêm chia sẻ vào tối thứ 5 hàng tuần để các thành viên trong trung tâm hiểu rõ nhau hơn, giáo viên trung tâm cũng như các bạn tự do nói lên suy nghĩ của mình Ngoài ra thầy còn tổ chức một số buổi dã ngoại như dẫn các bạn đi tham quan biển Thuận An, Đại Nội,… để các bạn có những giây phút thoải mái, có niềm tin vào cuộc sống hơn
− Nhu cầu sinh học: Các quy định mà thầy Tú – lãnh đạo trung tâm đưa ra đáp ứng nhu cầu sinh học của giáo viên và học viên như đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, ăn uống, khám sức khỏe
1.3 Tác động của nhu cầu quản trị công tác xã hội.
− Nhu cầu quản trị công tác xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và là yếu tố quyết đinh sự tồn tại của một cơ sơ xã hội
− Nếu một cơ sở xã hội có quản trị tốt thì:
+ Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thân chủ, hạn chế các nhược điểm của trung tâm, tổ chức, tạo môi trường làm việc thân thiện gắn kết thân chủ và mọi người lại với nhau, giúp thân chủ giải quyết vấn đề
+ Kết nối các hoạt động, các dịch vụ bên trong cơ sở với cộng đồng, nhận ra
cơ hội và tận dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
Trang 6+ Định hướng để hoàn thành mục tiêu cũng như công tác trợ giúp thân chủ với các chi phí và nỗ lực thấp nhất nhưng vẫn đạt kết quả như mong muốn
− Nếu một cơ sở xã hội quản trị không tốt thì:
+ Không có mục tiêu, phương hướng rõ ràng mà nếu có mục tiêu thì tổ chức khó hoặc không đạt được mục tiêu đề ra, mọi người trong cơ sở xã hội sẽ không biết phải làm gì, làm lúc nào, công việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn + Ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ, chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thân chủ
+ Hệ thống an sinh xã hội không tốt, không thấu hiểu thân chủ, không giúp thân chủ giải quyết vấn đề, làm mất uy tín của trung tâm, tổ chức và từ đó nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh
1.3.Tác động của nhu cầssu quản trị công tác xã hội tại trung tâm Tịnh Trúc Gia
− Dưới sự quản lí tốt của thầy Phạm Văn Tú – Giám đốc trung tâm Tịnh Trúc Gia thì trung tâm đã hoạt động tốt, tạo được uy tín trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước phương tây như: Anh, Pháp, Thụy Sỹ… đã có nhiều tình nguyện viên phương Tây đến sống và làm việc tại Tịnh Trúc Gia trong thời gian dài
− Từ việc tạo ra môi trường làm việc thân thiện như một gia đình, một xã hội thu nhỏ, lãnh đạo trung tâm đã gắn kết giáo viên và các bạn khuyết tật lại với nhau để cảm nhận được tình thương cũng như ý nghĩa của cuộc sống
− Thầy Tú vạch ra mục tiêu của Tịnh Trúc Gia là xây dựng môi trường xã hội trị liệu đầu tiên tại Việt Nam, mở ra xưởng đào tạo nghề kết hợp giáo dục cách sống, cách làm người cho các bạn khuyết tật, đáp ứng nhu cầu của các bạn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, từ đó định hướng các bạn thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra
Trang 7− Thiết lập nhiều mối quan hệ, huy động được nguồn hỗ trợ từ hiệp hội Eurasia và các mạnh thường quân cũng như sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, hỗ trợ tài chính
I. Một số đề xuất nhằm thực hiện tốt nhu cầu quản trị công tác xã hội tại trung tâm Tịnh Trúc Gia.
1.1 Đối với các bạn khuyết tật.
− Tổ chức nhiều hơn các buổi vui chơi, chia sẻ để các thầy cô hiểu rõ hơn về nhu cầu riêng của mỗi bạn
− Tăng cường hơn nữa các hình thức khuyến khích các bạn tham gia đóng góp ý kiến, nói lên những suy nghĩ của mình về trung tâm
− Kết nối các chính sách, dịch vụ đến gần hơn và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các bạn khuyết tật
1.2 Đối với giáo viên và nhân viên.
− Tạo môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo tính công bằng và dân chủ, tôn trọng quyền tự quyết của giáo viên
− Tổ chức các buổi lượng giá để đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình đào tạo nghề cũng như giáo dục cho các bạn khuyết tật, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để hoàn thành mục tiêu của trung tâm
1.3 Đối với bản thân nhà quản trị.
− Giám đốc trung tâm không ngừng thiết lập, mở rộng giao lưu quan hệ bên ngoài để tìm kiếm các nguồn lực cũng như dịch vụ để đưa vào cơ sở một cách hiệu quả
− Có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với trung tâm, không ngừng tiếp thu, học hỏi kinh ngiệm, nâng cao khả năng lãnh đạo