1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kiểm tra 1 tiết hkI dia 6

7 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 149 KB

Nội dung

Phòng giáo dục TP Phan Thiết Kiểm Tra 45 phút Trường THCS Nguyễn Thông Môn: Địa 6. Họ và tên: …………………… Lớp 6 . Tiết 8. Tuần 8 Đề 1: Điểm Lời phê của giáo viên A. Trắc nghiệm 3 điểm. I. Chọn ý đứng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu các ý đó. ( 2 điểm ) Câu 1: Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời. A: Thứ 2 B: Thứ 3 C: Thứ 4 D: Thứ 5 Câu 2: Kinh tuyến gốc là: A: kinh tuyến 0 0 B: kinh tuyến 10 0 C: kinh tuyến 90 0 D: kinh tuyến 180 0 Câu 3: Để xác định phương hướng trên bản đồ, cần phải dựa vào: A: đường xích đạo. B: đường kinh tuyến C: đường vĩ tuyến D: đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Câu 4: Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải? Vì bảng chú giải cho biết được: A: nội dung của bản đồ. B: ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ. C: nội dung của các kí hiệu trên bản đồ. D: nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ. II. Em hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng với các loại, dạng kí hiệu bản đồ. ( 1 điểm ) Cột A Cột B Kết quả 1. Than 2. Đường biên giới quốc gia. 3. Ranh giới tỉnh 4. Niken a) b) Ni c) d) 1. . 2. . 3. . 4. . B. Tự luận 7 điểm. Câu 1: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Muốn tính các khoảng cách trên thực địa người ta phải dựa vào đâu và tiến hành như thế nào? Câu 2: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý của một điểm là gì? Câu 3: Dựa vào hình vẽ. Xác định toạ độ địa lý của điểm A, B, C, D. Câu 4: Quan sát hình bên và cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đáp án - biểu điểm: 45 phút Địa 6. Đề 1: Tiết 8. Năm học 2007 – 2008. A. Trắc nghiệm 3 điểm. I. Chọn ý đứng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu các ý đó. ( 2 điểm ) Câu 1: B. Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: D II. Em hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng với các loại, dạng kí hiệu bản đồ. ( 1 điểm ) Cột A Cột B Kết quả 1. Than 2. Đường biên giới quốc gia. 3. Ranh giới tỉnh 4. Niken a. b. Ni c. d. 1. D 2. C 3. A 4. B B. Tự luận 7 điểm. Câu 1: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Muốn tính các khoảng cách trên thực địa người ta phải dựa vào đâu và tiến hành như thế nào? ( 2,5 điểm ) • Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất. • Muốn tính các khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước. • Các bước: - Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. - Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ. - Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ rồi đọc trị số. Câu 2: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý của một điểm là gì? ( 1,5 điểm ) • Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. • Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. • Tọa độ địa lý là bao gồm kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Câu 3: ( 2,0 điểm ) Câu 4: ( 1,0 điểm ) Phòng giáo dục TP Phan Thiết Kiểm Tra 45 phút Trường THCS Nguyễn Thông Môn: Địa 6. Họ và tên: …………………… Lớp 6 . Tiết 8. Tuần 8 Đề 2: Điểm Lời phê của giáo viên A. Trắc nghiệm 3 điểm. I. Chọn ý đứng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu các ý đó. ( 2 điểm ) Câu 1: Trái đất có hình dạng gì? A: Hình cầu B: Hình tròn C: Hình vuông D: Hình chữ nhật. Câu 2: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc: A: kinh tuyến 0 0 B: kinh tuyến 90 0 C: kinh tuyến 180 0 D: kinh tuyến 360 0 Câu 3: Người ta biểu hiện địa hình trên bản đồ bằng: A: Thang màu B: đường đồng mức C: đường xích đạo. D: đường đồng mức và thang màu. Câu 4: Cách viết toạ độ địa lý của một điểm người ta viết như sau: A: Vĩ độ ở trên, kinh độ ở dưới. B: Kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới. C: Kinh độ, vĩ độ ngang nhau. D: Vĩ độ ở trên, vĩ tuyến ở dưới. II. Em hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng với các loại, dạng kí hiệu bản đồ. ( 1 điểm ) Cột A Cột B Kết quả 1. Apatit 2. Sắt 3. Đường sắt. 4. Đồng a. b. c. d. 1. . 2. . 3. . 4. . B. Tự luận 7 điểm. Câu 1: Bản đồ là gì? Để vẽ được bản đồ người ta lần lượt làm những công việc gì? Bản đồ có tầm quan trọng như thế nào trong việc dạy và học môn địa lý? Câu 2: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý của một điểm là gì? Câu 3: Dựa vào hình vẽ. Xác định tọa độ địa lý của điểm A, B, C, D. Câu 4: Quan sát hình bên và cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đáp án - biểu điểm: 45 phút Địa 6. Đề 2: Tiết 8. Năm học 2007 – 2008. A. Trắc nghiệm 3 điểm. I. Chọn ý đứng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu các ý đó. ( 2 điểm ) Câu 1: A. Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: B II. Em hãy nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng với các loại, dạng kí hiệu bản đồ. ( 1 điểm ) Cột A Cột B Kết quả 1. Apatit 2. Sắt 3. Đường sắt. 4. Đồng a. b. c. d. 1. D 2. C 3. A 4. B B. Tự luận 7 điểm. Câu 1: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Muốn tính các khoảng cách trên thực địa người ta phải dựa vào đâu và tiến hành như thế nào? ( 2,5 điểm ) • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất. • Để vẽ được bản đồ người ta lần lượt làm những công việc. - Thu thập thông tin về các đối tượng địa lý. - Xác định nội dung và tỉ lệ bản đồ. - Thiết kế, lựa chọn kí ghiệu để thể hiện các đối tượng. • Tầm quan trọng của bản đồ trong công việc dạy và học địa lý: - Bản đồ cung cấp cho ta những khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ. Câu 2: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý của một điểm là gì? ( 1,5 điểm ) • Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. • Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. • Tọa độ địa lý là bao gồm kinh độ và vĩ độ của điểm đó. Câu 3: ( 2,0 điểm ) Câu 4: ( 1,0 điểm ) . Phòng giáo dục TP Phan Thiết Kiểm Tra 45 phút Trường THCS Nguyễn Thông Môn: Địa 6. Họ và tên: …………………… Lớp 6. Tiết 8. Tuần 8 Đề 1: Điểm Lời phê của giáo. điểm ) Câu 4: ( 1, 0 điểm ) Phòng giáo dục TP Phan Thiết Kiểm Tra 45 phút Trường THCS Nguyễn Thông Môn: Địa 6. Họ và tên: …………………… Lớp 6. Tiết 8. Tuần

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w