1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn Kết Dân Tộc Và Đoàn Kết Quốc Tế

47 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 148 KB

Nội dung

Để qui tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết ĐĐK toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng.Đảng ta và HCM đã xây dựng thành công khối ĐĐK dân tộc,

Trang 1

CHƯƠNG V

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Trang 2

I.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.

1.1Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiền lược,

quyết định thành công của cách mạng

HCM chỉ ra rằng: trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực

đế quốc, chỉ có lòng yêu nước chưa đủ mà phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc.

Trang 3

Để qui tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng.

Đảng ta và HCM đã xây dựng thành công khối ĐĐK dân tộc, đưa CMVN giành nhiều thắng lợi

to lớn.

Trang 4

HCM viết: “ Đoàn kết trong Mặt trận Việt-Minh, nhân dân ta đã làm CMT8 thành công, lập nên nước VNDCCH.

Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.

Đoàn kết trong MTTQVN, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN và trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.” ( HCM toàn tập, t.10,

tr.604)

Trang 5

Từ thực tiễn như vậy, HCM đã khái quát thành

nhiều luận điểm có tính chân lý và vai trò của khối ĐĐK.

Đoàn kết làm ra sức mạnh.

HCM rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này.

“ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó.” (HCM toàn tập, t.7, tr.392)

Trang 6

“ Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng

tađể khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi.” ( HCM toàn tập, t.2, tr.387)

“ Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”

( HCm toàn tập, t.8, tr.392)

Trang 7

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng,

Trang 8

ĐĐK dân tộc là nhiệm vụ hang đầu của Đảng,

đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giai đoạn CM.

Đường lối của Đảng đúng chưa đủ mà phải cụ thể hóa thành những mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh, sức mạnh đó là ĐĐK dân tộc.

Trang 9

Năm 1963, HCM chỉ rõ: “Trước CMT8 và trong kháng chiến, thì

nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết, Hai là, làm CM hay kháng chiến để đòi độc lập – chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ, mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là, xây dựng CNXH Ba là, đấu tranh thống nhất nước nhà.” ( HCM toàn tập, t.11, tr.130)

HCM chỉ ra rằng, ĐĐK dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng

mà là nhiệm vụ hang đầu của cả dân tộc.

Trang 10

2 Nội dung của ĐĐK dân tộc.

2.1Đại đoàn kết dân tộc là ĐĐK toàn dân.

Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và quan điểm của quần chúng,

HCM đã đề cập đến vấn đề DÂN và NHÂN DÂN

một cách rõ ràng, toàn bộ, co sức thuyết phục, thu phục lòng người.

HCM thường dùng khái niệm trên để chỉ:

Trang 11

“ Mọi con dân nước Việt”.

“ Mỗi một người con Rồng cháu Tiên”

Khái niệm DÂN và NHÂN DÂN, theo HCM

-Không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số

Có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng

-Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo…

ĐĐK dân tộc có nghĩa là phải tập hợp mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung

Trang 12

ĐĐK bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ, liên kết qua lại giữa các thành viên.

HCM đã nhiều lần nói “ Đoàn kết của chúng ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng

phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ.” ( HCM toàn tập, t.2, tr.438)

Trang 13

Người còn chỉ rõ, xây dựng khối ĐĐK toàn dân

phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân,

phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp-dân tộc.

HCM đã định hướng cho việc xây dựng khối ĐĐK toàn dân trong suốt tiến trình CMVN, từ CM giải phóng dân tộc tới CM dân chủ nhân dân và từ CM dân chủ nhân dân tới CM XHCN.

Trang 14

2.2Thực hiện ĐĐK toàn dân phải kế thừatruyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của

dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan

dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.

Để xây dựng khối ĐĐK toàn dân, phải kế thừa

truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn

kết của dân tộc.

Trang 15

+ Truyền thống yêu nước từ các Vua Hùng đến

Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,

Quang Trung…

+ Truyền thống chống thiên tai, địch họa.

HCM dạy: phải có lòng khoan dung, độ lượng với

con người

Trang 16

Trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều

có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt

xấu… cho nên, vì lợi ích của CM, cần phải có long khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, qui

tụ rộng rãi mọi lực lượng.

Trang 17

Người viết “ sông to biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước đầy tràn

vì độ lượng nó hẹp nhỏ Người mà tự kiêu, tự

mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn.: (HCM toàn tập, t.5, tr.644)

Trang 18

“Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác,

nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Dối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tinh thần

ái mà cảm hóa họ Có như thế mới thành đoàn kết, có ĐĐK thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang” ( HCM toàn tập, t.4,

tr.246-247)

Trang 19

-Nguyên tắc này là:

Sự tiếp nối truyền thống dân tộc:

+ Nước lấy dân làm gốc.

+ Chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân -Sự quán triệt sâu sắc nguyên lý Macxit, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Trang 20

Lòng khoan dung, độ lượng của HCm không phải

là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị

mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân

ái, bao dung của dân tộc.

Trang 21

Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong

đường lối, chính sách của Đảng dối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải Người tuyên bố: “ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì

dù những người trước đây chống chúng ta, bây giờ

chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ.” ( HCM toàn tập, t.7, tr.438)

Trang 22

HCM cho rằng: đã là người Việt Nam “ai cũng

có ít nhiều lòng yêu nước”

Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai có lòng yêu nước, không phân biệt tầng lớp, tín

ngưỡng, chính kiến và trước đây đã từng đứng

về phe nào, hãy cùng nhau đoàn kết vì nước vì dân.

Trang 23

Dể thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

HCM đã chân thành lôi kéo, tập hợp được chung quanh mình nhiều người trước đây vốn là quan đại thần của Nam triều cũ như:

Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại…

vào khối ĐĐK toàn dân, tạo điều kiện để họ có đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, HCM cho rằng cần có niềm tin vào

nhân dân.

HCM cho rằng, nguyên tắc tối cao là: yêu dân, tin dân, dựa vào

dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân.

Trang 24

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt

toàn quốc ( tháng 01/1955) Người chỉ rõ: “ĐĐK tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của ĐĐK Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác.” ( HCM toàn tập, t.7, tr.438)

Trang 25

3.Hình thức tổ chức khối ĐĐK dân tộc

3.1Hình thức tổ chức khối ĐĐK dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Theo HCM, ĐĐK toàn dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ

chức Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống

nhất.

Trang 26

Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, HCM rất chú ý đưa quần

chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp.

Hội Công giáo yêu nước

Hội Phật giáo cứu quốc

Bao trùm nhất là MTTQ thống nhất ( bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài)

Trang 27

Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ CM, MTTQ thống nhất có cương lĩnh

và điều lệ, tên gọi khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là ĐLDT, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam (1960)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955, 1976)

Trang 28

3.2Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của

MTDT thống nhất

Mặt trận dân tộc thống nhất ( MTDTTN) phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí

thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ MTDTTN được tổ chức chặt chẽ trên nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức do Đảng CS lãnh đạo Đây là

nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược ĐĐK của HCM.

Trang 29

+ Liên minh công – nông là nền tảng vì họ trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho XH Họ bị áp bức nặng nề nhất.+ Về vai trò của trí thức, HCM nói “ trong sự nghiệp CM, trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lao động trí óc có một vai trò quan trọng

và vẻ vang; và công nông, trí cần đoàn kết thành một khối”

( HCM toàn tập, t.10, tr.18)

+ ĐĐK là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo

Trang 30

MTDTTN phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

Trang 31

+ Mục đích của MTDTTN được HCM xác định cụ thể phù hợp với từng giai đoạn CM.

+ Mục đích cuối cùng là ĐLDT cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân

MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, đoàn kết thật

sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Trang 32

HCM dạy “ Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí Đoàn kết thật

sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau và phê phán trên lập trường thân ái,

vì nước, vì dân Tóm lại, muốn tiến lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ.”

Trang 33

II.TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1.Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

1.1Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết

hợp sức mạnh đoàn kết dân tộc với sức

mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho CM.

Trang 34

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc

tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu

CM thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho CM chiến

thắng kẻ thù là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của CMVN.

Trang 35

Sức mạnh của dân tộc là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước

và ý thức tự lực tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh

thần đoàn kết; của ý thức đấu tranh anh dũng; bất khuất cho độc lập, tự do…

Khi tìm thấy con đường cứu nước, HCM đã sớm xác định

CMVN là một bộ phận của CM thế giới, CMVN chỉ có thể thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào

CM thế giới

Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng HCM rất rộng lớn ( SGK trang 184-185)

Trang 36

Trong buổi nói chuyện với Đại sứ nước ta tại Liên Xô năm

1961, HCM nói “ có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp CM tổng hợp, nhất định CM nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng” ( Dẫn theo lời của Hà Bình

Nhưỡng: “ Trái tim nhân ái” tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam, số 3-2000, tr.20)

Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để tập hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng

Trang 37

1.2Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần

cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu

CM

.HCM chỉ ra rằng, đoàn kết quốc tế không chỉ vì

thắng lợi của CM mỗi nước mà còn vì sự nghiệp

chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu của CM thời đại.

Trang 38

Trong tác phẩm Thường thức chính trị ( 1954) HCM viết

“ tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn độc lập, tự do

và đất đai toàn vẹn của nước mình Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác

để giữ gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của

nước ta Đó là lập trường quốc tế CM” ( HCM toàn tập, t.6, tr.172)

Trang 39

Theo HCM, phải chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sovanh…

những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất của các lực lượng CM thế giới.

Nhờ giương cao ngọn cờ ĐLDT gắn liền với CNXH, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ quốc tế, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù

có sức mạnh to lớn hơn mình nhiều lần.

Trang 40

2.Nội dung và hình thức của đoàn kết quốc tế

2.1Các lực lượng đoàn kết quốc tế

Tập trung chủ yếu vào ba lực lượng:

Phong trào CS và công nhân quốc tế

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào

chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam ( SGK, Tr.188-192)

Bên cạnh ngoại giao nhà nước, HCM dạy phải đẩy mạnh ngoại

Trang 41

giải pháp cụ thể để đến Đại hội VI (1928) quan điểm này trở thành

sự

thật.

Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, HCM quan tâm đặc biệt đến cả ba dân tộc có những điểm tương đồng về lịch sử, cùng chung kẻ thù là thực dân Pháp

Trang 42

Từ năm 20 của thế kỷ XX, HCM đã thành lập:

-Hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp

-Sang lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc

Thành lập hai tổ chức nêu trên là tiền đề cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, HCM chủ trương: -Đoàn kết với cả nhân dân Pháp trong kháng ciến chống PhápĐoàn kết với cả nhân dân Mỹ trong kháng ciến chống Mỹ

Trang 43

Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước

XHCN anh em, của bè bạn quốc tế và nhân loại

tiến bộ, hình thành Mặt trận thế giới đoàn kết

với VN chống đế quốc xâm lược.

Như vậy, tư tưởng đoàn kết quốc tế vì thắng lợi

CM của HCM đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận.

Trang 44

-Mặt trận ĐĐK dân tộc.

-Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào.

- Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với VN.

-Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với VN

chống đế quốc xâm lược

.

Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi

to lớn nhất của tư tưởng đại đoàn kết của HCM.

Trang 45

3.Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.

3.1Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý,

có tình

Đối với phong trào CS và công nhân quốc tế, HCM giương cao ngọn cờ ĐLDT gắn liền với CNXH, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của CN Mac-Lenin và chủ nghĩa quốc tế vô sản , có

lý, có tình

Đối với các dân tộc trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Trang 46

Tháng 9 năm 1947, trả lời một nhà báo Mỹ, HCM tuyên bố: “ Chính sách đối ngoại của nước VN là : làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với VN” ( HCM toàn tập, t.1, tr.220)

Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.

HCM luôn giương cao ngọn cờ hòa bình trong độc lập,

tự do.

Trang 47

3.2Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự

chủ,tựlực,tựcường.

Nội lực là nhân tố quyết định.

Nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng

thông qua nguồn lực nội sinh.

HCM luôn khẳng định “ tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”

HCM chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn.

Kết luận.

Ngày đăng: 01/09/2017, 22:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w