1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số mở bài đặc sắc tác phẩm ngữ văn 9

3 578 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

Một số mở bài đặc sắc tác phẩm ngữ văn 9 cho các bạn tham khảo về các bài Cảnh ngày Xuân CHị Em THuý Kiều Chuyện N C G N X Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (8 câu thơ cuối) Bến Quê Nói Với Con Sang Thu Viếng Lăng Bác Mùa Xuân Nho Nhỏ Lặng Lẽ Sa Pa Chiếc lược ngà Làng Bếp lửa Đoàn TĐ Cá Đồng Chí Bài thơ về tiểu đội xe ko kính

Trang 1

Một Số Mở Bài Đặc Sắc Tác Phẩm Ngữ Văn 9

Đồng Chí

Lịch sử nước ta đã đi qua biết bao thăng trầm biến cố Mỗi lần biến động là mỗi lần dân ta sít gần lại nhau hơn, cùng nhau vì mục đích cao cả chung Đó là những năm tháng hào hùng, khí thế của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu tranh chống Pháp, chống Mĩ vĩ đại Giữa những đau thương chiến đấu, cuộc chiến còn góp phần đắp xây nên mối quan hệ giữa những người lính với nhau Cho nên không có gì khó hiểu khi vào năm 1948, tác phẩm “ Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu lại tạo nên một sự bùng nổ, lan truyền rộng khắp trong giới quân đội Bài thơ “Đồng chí” ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong nhữg năm đầu gian khổ thời chín năm kháng chiến chống Pháp Chính bài thơ đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ.

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ và lớn lên “trong sắc áo của anh bộ đội Trường Sơn” giữa những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ Tiếng thơ Phạm Tiến Duật hình thành và lớn lên với những bài thơ “ Trường Sơn đông-Trường Sơn tây, lửa đèn, giửi em cô thanh niên xung phong, nhớ ”đã góp phần trẻ hoá thơ Việt Nam thời chống Mỹ Bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” được rút ra trong tập thơ “vầng trăng-quầng lửa” của tác giả Trong bài thơ tác giả đã xây dựng một hìng tượng độc đáo những “chiếc xe không kính” chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận vì chiến trường miền Nam ruột thịt

Đoàn TĐ Cá

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả - Quảng Ninh Thông qua một đêm đánh cá của một đoàn thyền trên biển, nhà thơ ca ngợi không khí lao động mới, tràn đầy niềm lạc quan, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la.Bài thơ đã dựng được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc những năm đầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bếp lửa

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để

nhập ngũ, dốc sức vì đất nước Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà Ông đã sáng tác nên bài thơ "Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người

Làng

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ

trước cách mạng tháng 8 Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn

và cảnh ngộ của người nông dân Truyện ngắn "Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân đc viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948) Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp

Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.Vì lòng thương con,một người chiến sỹ dù ở sa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng.Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”.Song nếu đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,có thể bạn

sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.

Lặng Lẽ Sa Pa

Nguyễn Thành Long là một cây bút có sở trường về truyện ngắn và bút kí Các tác phẩm của ông được chắt lọc từ hiện thực cuộc sống truyện ngắn “Lăïng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm độc đáo , hấp dẫn , lôi cuốn được nhiều bạn đọc Truyện tập trung khắc hoạ hình ảng những người lao động bình thườngnhưng mang một vẽ đẹp đáng khâm phục tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình

ở chốn rừng Sa Pa lặng lẽ

Mùa Xuân Nho Nhỏ

Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời

Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai”

Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:

“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,

Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.” (Chế Lan Viên)

Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ

Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ

“Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.

Vi

ếng Lăng Bác

"Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh"

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác

Hồ

Sang Thu

Mùa thu, mùa mang lại cảm hứng thi ca bất tận nhưng ít ai lại có thể có những cảm nhận tinh tế trong thời khắc giao mùa của vạn vật như nhà thơ Hữu Thỉnh Điều ấy lại bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm với quê hương Và tình yêu làng xóm, yêu miền quê sẽ trở nên tình yêu Tổ quốc Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, dẫu có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên dành những khoảnh khắc để lắng sâu cảm xúc của mình, để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước như nhà thơ Hữu Thỉnh Hạ qua-thu đến, đó là quy luật

khách quan không thể nào thay đổi Trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh- nhà thơ viết nhiều,

Trang 2

Bùi Hoàng Tuấn 9C THCS Hoàng Xuân Hãn

Nói Với Con

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh – Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày, Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi “Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức Với Y Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới ”

Bến Quê

Bước ra khỏi chiến tranh, mỗi người lính có một ngã rẽ riêng để trở về với cuộc đời thường nhật Trong vô vàn cái bãng lặng lẽ trở về ấy, ta bắt gặp như vô tình cái bãng hình nhà văn Nguyễn Minh Châu Trở về lặng lẽ, tiếp tục tìm tòi lặng lẽ, ngòi bút Nguyễn Minh Châu vẫn chứa đựng những khám phá mới mẻ, sâu sắc, vẫn mang cái nhìn từng trải chắc chắn của con người đã tôi luyện qua lò lửa chiến tranh Chính bằng ngòi bút ấy, nhà văn đã dựng lên một "Bến quê” mang ý nghĩa triết lí, mang đầy trải nghiệm về một đời người Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang sách "Bến quê” mà không cảm thấy một nỗi buồn bồi hồi, xúc động trào dâng Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó se sẽ xót xa,

ân hận nhưng những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương thì vẫn còn lắng đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đọc chúng ta

Những Ngôi Sao Xa Xôi

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Chuyện N C G N X

Nguyễn Dữ là một trong những cây bút mở đầu nền văn xuôi chữ Hán Ông đã đi tiếp con đường của thầy mình là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – học giỏi, thi đỗ làm quan rồi treo ấn từ quan về ở ẩn “đóng cửa, viết sách” Trong thời kì ẩn dật, Nguyễn Dữ đã gia công sưu tầm, sao chép, biên soạn những câu chuyện kì dị trong dân gian

để cho ra đời tập văn xuôi chữ Hán “ Truyền kì mạn luc” Trong đó, “ Chuyện người con gái Nam Xương” để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời, số phận của Vũ Nương, một nàng con gái đẹp người, đẹp nết

CHị Em THuý Kiều

Nguyễn Du là một thi hào dân tộc ta Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam Truyện Kiều

là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đả thể hiện được trọn vẹn vè đẹp, tài năng va đức hạnh của hai chị em nàng Thúy kiều Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ

Cảnh ngày Xuân

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:

Kiều Ở Lầu Ngưng Bích (8 câu thơ cuối)

“… Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy toả bay hương…

( “Đọc Kiều” - Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thuý Kiều, và ta càng xúc động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm…” đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” (Chế Lan Viên)

Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người “bạc mệnh” ngày xưa…

Trang 3

Bùi Hoàng Tuấn 9C THCS Hoang Xuân Hãn

Ngày đăng: 31/08/2017, 15:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w