1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ban ve chuong tring sgk-qua tai

2 153 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Năm thứ 3 triển khai đại trà chương trình phân ban: Vẫn nặng nề và quá tải! 18-10-2008 09:39:46 GMT +7 Nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) phân ban nặng, giáo viên (GV) không có đủ thời gian nếu dạy theo đúng phân phối chương trình. GV TPHCM đang đứng trước hai con đường: dạy theo chương trình, SGK hay tự xé rào để giảm tải cho học sinh (HS)? Tâm trạng mệt mỏi và mất lòng tin của các thầy cô đã lên đến cùng cực, thể hiện khá rõ trong các buổi tiếp xúc với Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM. “Vật lộn” và lo lắng Chuyến khảo sát của Đoàn ĐBQH TPHCM vừa qua là cơ hội cho người trong cuộc phản ánh tâm tư, sau nhiều lần góp ý với Bộ GD-ĐT mà sự thay đổi hầu như không đáng kể. Các thầy cô có chung nhận định: chương trình, SGK viết rất hay nhưng đòi hỏi thầy cũng phải cực hay mới dạy được. Cô Triệu Thị Huệ, Tổ trưởng Tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thất vọng: “Chúng tôi cảm thấy dạy không thoải mái. Trong 1 buổi, GV dạy 2 chương trình chuẩn và nâng cao, bài soạn khác nhau, rất cực. Khái niệm trong SGK chương trình chuẩn khác so với nâng cao, thậm chí mâu thuẫn, làm GV bối rối không biết phải giải thích ra sao với trò, chẳng lẽ lại nói sách sai”. Cô Tăng Mỹ Dung, Tổ trưởng Tổ vật lý Trường THPT Thủ Thiêm băn khoăn: “Có lẽ tác giả của hai bộ sách không cùng ngồi lại với nhau nên dẫn đến khái niệm, định nghĩa ở một số bài khác nhau”. Cô đưa một ví dụ nhỏ minh họa: “Ở định nghĩa chuyển động thẳng đều, sách chuẩn ghi tốc độ như nhau trên cùng quãng đường; sách nâng cao sử dụng từ vận tốc. Thuật ngữ không thống nhất sẽ rất nguy hiểm cho các em khi thi trắc nghiệm, từ đúng chuyển thành sai. Ngoài ra, sự quá tải còn thể hiện ở việc đưa 3 chương từ lớp 11 xuống khối 10; đổ 2 chương lớp 12 xuống khối 11; lớp 12 bổ sung thêm chương, bài mới rất nặng so với chương trình cũ. Dù kiến thức đưa vào hay, cập nhật nhưng nội dung quá ôm đồm, số bài tăng so với trước nhưng số tiết học bị rút từ 3 xuống thành 2. Đến nỗi bây giờ, nếu công bố thi tốt nghiệp là môn lý, GV, HS buồn nhiều hơn vui”. Ở bộ môn Anh văn, chương trình, SGK cũ có 8 bài, mỗi bài dạy trong 9 tiết. Chương trình mới có đến 16 bài được phân bố 5 tiết cho một bài. “Số tiết ít hơn trong khi bài đọc dài, yêu cầu phương pháp giao tiếp nhưng một tiết tải không hết bài thì lấy đâu ra thời gian luyện các kỹ năng?”, các GV Anh văn đặt câu hỏi. Tính khả thi của môn Anh văn không có, dùng nhiều từ “đao to búa lớn” mà ngay chính người bản xứ còn không sử dụng. Bài nghe dài và khó, GV trình độ yếu cũng nghe không nổi, thì thử hỏi HS vùng sâu, vùng xa không có điều kiện học thêm Anh văn ở các trung tâm thì làm sao tiếp thu nổi chương trình? GV bộ môn Anh văn đang lo sốt vó, chương trình có 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. GV phải vật lộn vất vả để dạy nhưng rất lo lắng vì thấy các em không hiểu. Bộ môn này đang đứng trước sự mâu thuẫn: nếu đi thi có phần nghe là HS của trường “chết sạch sẽ”, nhưng nếu không thi thì… học làm gì? Lời bộc bạch có sao nói vậy của GV phản ánh thực tế trường học “dạy học để đối phó với thi cử”, hình thức thi như thế nào thì thầy trò luyện theo thế ấy, với đủ thủ thuật. Đặc biệt những bộ môn KHXH-NV, HS có tâm lý có thi mới học, không thi thì mặc, cô cứ giảng, trò cứ chơi. Môn địa có nhiều thuật ngữ GV không hiểu, khi tra tìm, trong sách GV lại không đề cập đến. Đặc biệt, không có tiết thực hành trong khi ở bài thi, điểm thực hành chiếm đến 5 điểm. Môn hóa chương trình dàn trải, nặng, quá tải, phải cầm tay chỉ việc cho HS. Cô Phạm Bích Ly, Trường THPT Tạ Quang Bửu than: “Nói giảm tải chương trình nhưng thực chất vẫn rất nặng. Kết thúc chương trình học kỳ 1, GV chỉ có 1 tiết ôn tập cho HS”. Cô Trần Thị Mai Hồng, Trường THPT Thủ Thiêm phản ánh sự bất hợp lý trong bộ môn tiếng Việt, tách riêng phần lý thuyết và thực hành. Sau khi học lý thuyết 2 tuần, mới quay trở về thực hành, GV phải ôn lại cho HS. Dạy theo chương trình hay theo sách? Trong suốt 5 buổi làm việc của Đoàn ĐBQH TPHCM với các trường THPT Tạ Quang Bửu, THPT Thủ Thiêm, THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Trung Phú và THPT chuyên Lê Hồng Phong, cụm từ “quá tải, một số thuật ngữ chưa chính xác” luôn được nhắc lại nhiều lần. Đi kèm theo đó là sự mệt mỏi và mất lòng tin của cả thầy lẫn trò. Nhiều thầy cô bộc bạch: Trước thực tế, nếu GV dạy theo sách thì bị cháy giáo án; HS không theo kịp chương trình, dẫn đến chán nản và bỏ học, nên phần nào dài dòng, khó hiểu là GV tự cắt, tự giảm tải và giúp HS có kiến thức căn bản. Nhưng khi dạy ít, thầy lại sợ dạy không trúng trọng tâm, tối về thao thức ngủ không yên. Mặt khác, đi họp bộ môn, các thầy cô được chỉ đạo: chương trình, SGK là pháp lệnh, không được tự ý cắt xén nội dung bài giảng của sách. Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM: “Do các thầy cô có tâm lý sợ không dạy đúng trọng tâm, sợ thanh, kiểm tra nên không dám dạy chệch khỏi sổ đầu bài. Trong khi phân phối chương trình Bộ GD-ĐT cho rất mềm, GV có thể linh hoạt thay đổi tăng tiết hoặc giảm bớt tiết nếu thấy cần thiết, miễn là phải đảm bảo đủ nội dung chương trình. GV chỉ dạy những gì HS hiểu với mục đích sau cùng là hiệu quả”. . đại trà chương trình phân ban: Vẫn nặng nề và quá tải! 18-10-2008 09:39:46 GMT +7 Nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) phân ban nặng, giáo viên (GV)

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w