1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA11 Cuc Hot

109 465 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiết 1: Chương I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH §1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Ngày Soạn: 11…/08…/2008 Ngày giảng:.…/ …/200 0 /0 /2008 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ. Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch. 2. Kỹ năng: - Bước đầu hình thành một số kỹ năng mới trong tin học. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện tư duy logic. - Thái độ: nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền quá trình phát triển của tin học, để giải các bài toán thực tiễn ngày càng phức tạp. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồ dùng học tập. III. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp giảng giải, nêu vấn đề gợi vấn đề, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Tổng Số Vắng mặt Có Phép Ngày giảng 11A1 11A2 11A8 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi một em học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học ở lớp 10. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Trong chương trình lớp 10 các em đã được biết đến một số khái niệm: ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch, . Trong bài học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về biên dịch và thông dịch. * Khái niệm lập trình: Là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể đê mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Hỏi: Em hãy cho biết các bước giải một bài toán trên máy tính? GV nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính đã học ở lớp 10. Hỏi: Em hãy cho biết có mấy loại ngôn ngữ lập trình? - Mỗi loại máy có một ngôn ngữ riêng, thường thì chương trình viết trên loại máy nào thì chỉ chạy được trên loại máy đó. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể nạp trực tiếp vào bộ nhớ thi hành ngay. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc loại máy, muốn thi hành Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao. Giáo án Tin Học 1 được thì nó phải được chuyển sang ngôn ngữ máy. Hỏi: Làm thế nào để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy? VD: + Bạn không biết tiếng Anh vậy làm sao để bạn có thể nói chuyện với người Anh hay đọc một cuốn sách tiếng Anh? + Khi một người làm phiên dịch người đó phải dịch như thế nào? + Khi một người muốn dịch một cuốn sách sang tiếng Việt thì làm thế nào? Hỏi: Vậy theo các em chương trình dịch có mấy loại? Là những loại nào? - Biên dịch: Thực hiện các bước sau: + Duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi và kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. + Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích (ngôn ngữ máy) để có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần. - Thông dịch: Dịch lần lượt từng câu lệnh và thực hiện ngay câu lệnh ấy. Thông dịch là việc lặp lại dãy các bước: + Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn. + Chuyển đổi các câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy. + Thực hiện các lệnh ngôn ngữ máy vừa chuyển được. Hs trả lời câu hỏi: - Cần phải có chương trình dịch để chuyển chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy để máy có thể thi hành được. - Dịch ngay từng câu khi 2 người nói chuyện. - Dịch toàn bộ cuốn sách sang tiếng Việt để người khác có thể đọc được. Hs trả lời câu hỏi: Chương trình dịch có 2 loại là: - Biên dịch và thông dịch. 4. Củng cố: - Qua bài này các em cần nắm được các khái niệm: lập trình, ngôn ngữ lập trình, chương trình dịch. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Về nhà các em học bài, làm bài tập trong SGK và SBT Tin 11, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Thời gian: - . 2. Phương pháp: - 3. Nội dung: - Giáo án Tin Học 2 Ngày TỔ DUYỆT Tiết 2: §2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Ngày Soạn: 11…/08…/2008 Ngày giảng:.…/ …/200 0 /0 /2008 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Hiểu và phân biệt được 3 thành phần này. - Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khoá), hằng và biến. 2. Kỹ năng: - Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện tư duy logic. - Thái độ: Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Kiến thức tin học phổ thông, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồ dùng học tập. III. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề gợi vấn đề, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Tổng Số Vắng mặt Có Phép Ngày giảng 11A1 11A2 11A8 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào gọi là chương trình dịch? Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao? 3. Bài mới: - Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung 1 số thành phần như dùng những ký hiệu nào để viết chương trình, viết theo quy tắc nào, viết như vậy có ý nghĩa gì? Mỗi ngôn ngữ lập trình có 1 quy định riêng về những thành phần này. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Các thành phần cơ bản: Hỏi: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có mấy thành phần cơ bản? GV nhận xét, giải thích thêm: - Bảng chữ cái: Là tập các ký hiệu dùng để viết chương trình. - Cú pháp: Là bộ quy tắc dùng để viết chương trình. - Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện ứng với tổ hợp ký tự dựa vào ngữ cảnh của nó. VD: Xét 2 biểu thức: A + B (1) A, B là các số thực. I + J (2) I, J là các số nguyên. Khi đó dấu + trong (1) sẽ là là cộng 2 số thực trong (2) là cộng 2 số nguyên. - Cú pháp cho biết cách viết chương trình hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp ký tự trong chương trình. - Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện, thông Hs trả lời câu hỏi: - Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Giáo án Tin Học 3 báo cho người lập trình. Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới có thể dịch sang ngôn ngữ máy. Lỗi ngữ nghĩa được phát hiện khi chạy chương trình. b) Một số khái niệm: * Tên: Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên. Mỗi ngôn ngữ lập trình có một quy tắc đặt tên riêng. - Trong ngôn ngữ Turbo Pascal tên là một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới. VD: Tên đúng: Lop, Ho_ten, x1, x2, _ten, . Tên sai: Ho ten, 2x, a&b, . Hỏi:Ngôn ngữ lập trình thường có mấy loại tên cơ bản? GV nhận xét, giải thích thêm: - Tên dành riêng: Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác. Tên dành riêng còn gọi là từ khoá. VD: Trong Pascal: Program, Var, Uses, End, - Tên chuẩn: Là những tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nào đó trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác. VD: Trong Pascal: Read, Integer, Sin, Cos, . - Tên do người lập trình đặt: Được xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng. Các tên trong chương trình không được trùng nhau. * Hằng và biến: - Hằng: Là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Hỏi: Trong các ngôn ngữ lập trình thường có các loại hằng nào? GV nhận xét, đưa ra ví dụ các loại hằng trong Pascal: + Hằng số học: 2; -5; -22,56, . + Hằng logic: True; False + Hằng xâu: ’Xin chao cac ban’; ’Ho ten’, . - Biến: Là các đại lượng được đặt tên, giá trị có thể thay đổi trong chương trình. + Các ngôn ngữ lập trình có nhiều loại biến khác nhau. + Biến phải được khai báo trước khi sử dụng. * Chú thích: Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích cho chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình. VD: Trong Pascal: chú thích được đặt trong { và } hoặc (* và *) Hs lắng nghe, ghi chép Hs trả lời: Có 3 loại tên cơ bản: + Tên dành riêng + Tên chuẩn + Tên do người lập trình đặt. Hs trả lời: Có các loại hằng là: + Hằng số học + Hằng logic + Hằng xâu 4. Củng cố: - Qua bài học hôm nay các em cần nắm được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình bao gồm: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa; một số khái niệm mới: tên, tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình tự đặt, hằng và biến 5. Hướng dẫn học sinh tự học: Giáo án Tin Học 4 - Về nhà các em học bài, làm bài tập trong SBT Tin 11, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Thời gian: 2. Phương pháp: - 3. Nội dung: - Giáo án Tin Học 5 Ngày TỔ DUYỆT Tiết 3: BÀI TẬP Ngày Soạn: 11…/08…/2008 Ngày giảng:.…/ …/200 0 /0 /2008 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về lập trình và ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình. 2. Kỹ năng: - Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện tư duy logic. - Thái độ: Ham thích môn học, cẩn thận, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, SBT, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồ dùng học tập. III. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề gợi vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Tổng Số Vắng mặt Có Phép Ngày giảng 11A1 11A2 11A8 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có mấy thành phần cơ bản? Kể tên và cho ví dụ về các loại hằng? - GV gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Bài tập củng cố: * GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập trong sách bài tập: + Từ bài 1.1 đến 1.4 + Từ bài 1.5 đến 1.8 + Từ bài 1.9 đến 1.12 GV gọi 1 học sinh nhận xét bài. GV nhận xét đánh giá. GV hướng dẫn học sinh làm nếu đa số các em không làm được. * GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập trong sách bài tập: + Từ bài 1.13 đến 1.16 + Từ bài 1.17 đến 1.20 GV gọi 1 học sinh nhận xét bài. GV nhận xét đánh giá. GV hướng dẫn học sinh làm nếu đa số các em không làm được. b) Một số bài tập về hằng và biến: * Biểu diễn hằng: - Biểu diễn hằng đúng: - 46 ; 215.2E5 - Biểu diễn hằng sai: C50 ; 10,2 ; A’ Hs xem lại bài, theo dõi bài làm của bạn trên bảng. 1 hs nhận xét bài. Hs theo dõi bài làm của bạn trên bảng. 1 hs nhận xét bài. Hs lắng nghe và thực hiện Giáo án Tin Học 6 * Biểu diễn biến: GV đưa ra các ví dụ và yêu cầu học sinh xác định các biến: + Xét bài toán giải phương trình bậc nhất: ax + b = 0 Ta xác định được các biến: a, b, x + Xét bài toán giải phương trình bậc hai: ax 2 + bx + c = 0 Ta xác định được các biến: a, b, c, delta, x1, x2 Hs làm bài tập. - Xác định được các biến: a, b, x -Xác định được các biến: a, b, c, delta, x1, x2. 4. Củng cố: - Qua bài học hôm nay các em cần nắm được cách biểu diễn hằng và biến. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Về nhà các em học bài, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Thời gian:………………………………………………………………………………………… 2. Phương pháp: …………………………………………………………………………………… 3. Nội dung: ………………………………………………………………………………………… Giáo án Tin Học 7 Ngày TỔ DUYỆT Tiết 4: Chương II. CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN §3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH Ngày Soạn: 12…/08…/2008 Ngày giảng:.…/ …/200 0 /0 /2008 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình. - Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện tư duy logic. - Thái độ: Ham thích môn học, có tính kỷ luật và tinh thần làm việc cao. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồ dùng học tập. III. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề gợi vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Tổng Số Vắng mặt Có Phép Ngày giảng 11A1 11A2 11A8 2. Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Chương trình dịch là gì? Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào? Lấy 3 ví dụ về các loại hằng? GV gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a) Cấu trúc chung: GV thuyết trình đưa ra cấu trúc chung của chương trình: - Mỗi chương trình nói chung gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình. [<Phần khai báo>] <Phần thân> b) Các thành phần của chương trình: * Phần khai báo: - Có thể khai báo tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con. GV: Phần khai báo sẽ báo cho máy biết chương trình sẽ sử dụng tài nguyên nào của máy. Mỗi ngôn ngữ lập trình có cách khai báo khác nhau và tuỳ thuộc vào ngôn ngữ mà ta cần tìm hiểu xem trong chương trình ta cần khai báo những gì. • Khai báo tên chương trình: - Tên chương trình do người lập trình đặt theo đúng quy tắc đặt tên. - Trong Turbo Pascal (TP): Program <tên chương trình>; Hs lắng nghe, ghi chép. Hs lắng nghe, ghi chép. Giáo án Tin Học 8 VD: Program Bai_1; • Khai báo thư viện: - Thư viện chương trình thường chứa những đoạn chương trình lập sẵn giúp người lập trình thực hiện 1 số công việc thường dùng. - Trong TP: Uses <Tên thư viện>; - Trong C ++ : #include <Tên tệp thư viện> VD: Uses ctr; Uses graph; • Khai báo hằng: - Những hằng sử dụng nhiều lần trong chương trình thường được đặt tên cho tiện khi sử dụng. VD: Trong TP: Const N = 100; e = 2.7; Trong C ++ : const int N = 100; const float e = 2.7; • Khai báo biến: - Mọi biến sử dụng trong chương trình đều phải khai báo để chương trình dịch biết để xử lý và lưu trữ. - Biến chỉ mang một giá trị gọi là biến đơn. * Phần thân chương trình: - Thân chương trình thường là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình hoặc lời gọi chương trình con. Thường có cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc chương trình. VD: Trong TP: Begin [<Các câu lệnh>] End. c) Ví dụ chương trình đơn giản: - Xét 2 chương trình đơn giản trong 2 ngôn ngữ khác nhau. - VD: Trong SGK tr.20. Hs lắng nghe, ghi chép. Hs quan sát và nhận xét về cách viết của 2 chương trình trong 2 ngôn ngữ khác nhau. 4. Củng cố: - Nhắc lại một số khái niệm mới: cấu trúc chung, các thành phần của một chương trình. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - GV cho một chương trình mẫu về nhà yêu cầu học sinh phân biệt và chỉ rõ từng thành phần của chương trình đó. - Học sinh về nhà làm bài tập trong SBT Tin 10, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM 1. Thời gian:………………………………………………………………………………………… 2. Phương pháp:……………………………………………………………………………………. 3. Nội dung:…………………………………………………………………………………………. Tiết 5: Giáo án Tin Học 9 Ngày TỔ DUYỆT §4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN §5. KHAI BÁO BIẾN Ngày Soạn: 12…/08…/2008 Ngày giảng:.…/ …/200 0 /0 /2008 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn: nguyên, thực, ký tự, logic và miền con. - Hiểu được cách khai báo biến. 2. Kỹ năng: - Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản. - Khai báo đúng, nhận biết được khai báo sai. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện tư duy logic. - Thái độ: Ham thích môn học, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Đồ dùng học tập. III. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề gợi vấn đề, vấn đáp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Tổng Số Vắng mặt Có Phép Ngày giảng 11A1 11A2 11A8 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Các thành phần của chương trình gồm mấy phần? Có thể có bao nhiêu khai báo trong một chương trình?GV gọi 1 học sinh lên bảng trả lời. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV vấn đáp: Khi cần viết chương trình quản lý học sinh ta cần xử lý thông tin ở những dạng nào? GV phân tích câu trả lời của học sinh. - Họ tên học sinh là những thông tin dạng văn bản hay dạng ký tự. Điểm là các thông tin dạng số thực. Số thứ tự là các số nguyên. Một số thông tin khác lại chỉ cần biết đúng hay sai. ⇒ Mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp một số kiểu dữ liệu chuẩn. Dưới đây chúng ta cùng xét 1 số kiểu dữ liệu chuẩn thường dùng cho các biến đơn trong TP. a) Kiểu nguyên: - GV sử dụng bảng biểu hướng dẫn hs. Kiểu Số Byte Miền giá trị Byte 1 byte 0 . 255 Integer 2 byte -2 15 .2 15 - 1 Word 2 byte 0 . 2 16 - 1 Longint 4 byte -2 31 .2 31 - 1 - Ngôn ngữ lập trình nào cũng đưa ra 1 số kiểu dữ liệu chuẩn đơn giản, từ những kiểu đơn giản này ta có thể Hs suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Hs lắng nghe, ghi chép. Giáo án Tin Học 10

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:26

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp - GA11 Cuc Hot
1. Giáo viên: Kiến thức cơ bản, SGK, giáo án, phấn, bảng. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Trang 8)
Bài 1. Đưa ra màn hình hai dòng thông báo: - GA11 Cuc Hot
i 1. Đưa ra màn hình hai dòng thông báo: (Trang 18)
Các nhóm thảo luận và lên bảng chữa bài. - GA11 Cuc Hot
c nhóm thảo luận và lên bảng chữa bài (Trang 22)
- Trong Pascal, để xuất dữ liệu ra màn hình được thực hiện bằng thủ tục chuẩn: - GA11 Cuc Hot
rong Pascal, để xuất dữ liệu ra màn hình được thực hiện bằng thủ tục chuẩn: (Trang 23)
I. Mục tiêu 1. Kiến thức  - GA11 Cuc Hot
c tiêu 1. Kiến thức (Trang 27)
một học sinh lên bảng viết chương trình,   còn   lại   dưới   lớp   viết   chương trình vào vở. - GA11 Cuc Hot
m ột học sinh lên bảng viết chương trình, còn lại dưới lớp viết chương trình vào vở (Trang 30)
Nhập vào từ bàn phím ba số nguyên dương a,b,c. Đưa ra màn hình số lớn nhất, nhỏ nhất của ba số đó. - GA11 Cuc Hot
h ập vào từ bàn phím ba số nguyên dương a,b,c. Đưa ra màn hình số lớn nhất, nhỏ nhất của ba số đó (Trang 37)
Ba học sinh lên bảng làm bài tập - GA11 Cuc Hot
a học sinh lên bảng làm bài tập (Trang 39)
tính và đưa ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần và số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình của tuần. - GA11 Cuc Hot
t ính và đưa ra màn hình nhiệt độ trung bình của tuần và số lượng ngày trong tuần có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình của tuần (Trang 42)
Học sinh lên bảng trả lời. - GA11 Cuc Hot
c sinh lên bảng trả lời (Trang 44)
1. Ổn định tổ chức lớp - GA11 Cuc Hot
1. Ổn định tổ chức lớp (Trang 44)
Học sinh quan sát ví dụ trên bảng. - GA11 Cuc Hot
c sinh quan sát ví dụ trên bảng (Trang 47)
và đưa ra màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau. - GA11 Cuc Hot
v à đưa ra màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau (Trang 60)
hình xâu đó nhưng được viết theo thứ tự ngược lại. - GA11 Cuc Hot
hình x âu đó nhưng được viết theo thứ tự ngược lại (Trang 61)
Bước 4: Đưa ra màn hình xâu nhập vào không phải là xâu đối xứng. kết thúc. - GA11 Cuc Hot
c 4: Đưa ra màn hình xâu nhập vào không phải là xâu đối xứng. kết thúc (Trang 63)
+ đưa kếtquả ra màn hình - GA11 Cuc Hot
a kếtquả ra màn hình (Trang 72)
1.Bài 1: Tính và đưa ra màn hình tổng S sau: S = - GA11 Cuc Hot
1. Bài 1: Tính và đưa ra màn hình tổng S sau: S = (Trang 73)
Tính và đưa ra màn hình tổng S S = - GA11 Cuc Hot
nh và đưa ra màn hình tổng S S = (Trang 74)
Cho một dãy gồm n số nguyên A[1..n]. Đưa ra màn hình: - Đếm  và tính tổng các số chia hết cho 5 - GA11 Cuc Hot
ho một dãy gồm n số nguyên A[1..n]. Đưa ra màn hình: - Đếm và tính tổng các số chia hết cho 5 (Trang 75)
Học sinh lên bảng lập trình - GA11 Cuc Hot
c sinh lên bảng lập trình (Trang 82)
Học sinh lên bảng làm bài tập - GA11 Cuc Hot
c sinh lên bảng làm bài tập (Trang 83)
3. Tư duy, thái độ - GA11 Cuc Hot
3. Tư duy, thái độ (Trang 85)
- Biết được mối quan hệ giữa tham số hình thức và tham số thực sự. - GA11 Cuc Hot
i ết được mối quan hệ giữa tham số hình thức và tham số thực sự (Trang 85)
GV gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. - GA11 Cuc Hot
g ọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm (Trang 87)
Câu hỏi: Cho ba số nguyên a,b,c nhập từ bàn phím, hãy viết chương trình đưa ra màn hình số lớn - GA11 Cuc Hot
u hỏi: Cho ba số nguyên a,b,c nhập từ bàn phím, hãy viết chương trình đưa ra màn hình số lớn (Trang 92)
GV gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. - GA11 Cuc Hot
g ọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm (Trang 95)
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức lớp - GA11 Cuc Hot
1. Ổn định tổ chức lớp (Trang 95)
GV gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. - GA11 Cuc Hot
g ọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm (Trang 98)
- Vẽ hình chữ nhật có các cạnh song song với các trục tọa độ (x1,y1) là tọa độ của đỉnh trái trên còn (x2,y2) là tọa độ của đỉnh phải dưới: - GA11 Cuc Hot
h ình chữ nhật có các cạnh song song với các trục tọa độ (x1,y1) là tọa độ của đỉnh trái trên còn (x2,y2) là tọa độ của đỉnh phải dưới: (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w