1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệp phú thọ

80 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1 Khái niệm Chi ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường mở cửa với nhiềuthành phần kinh tế Các doanh nghiệp phải thực hiện hạch toán trong kinh doanh

và đặt mục tiêu lợi nhuận lên thành một tỏng những mục tiêu hàng đầu Để đạtđược mục tiêu đó vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chiphí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, vì đây là những chỉ tiêu kinh tế quantrọng phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanhnghiệp có chiếm lĩnh được thị trường hay không phải do việc hạ chi phí sản xuất

và giảm giá thành sản phẩm một cách hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượngsản phẩm đưa ra thị trường Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng tiêu thụnhanh thì thu nhập tăng sẽ nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và dần cóchỗ đứng trên thị trường

Cơ chế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt, vì vậy các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa trên chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩ, chi phí sản xuất là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm Thông tin vềchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản lý, lãnh đạo doanhnghiệp phân tích đánh giá được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn cóhiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, tính đúng hay tính đủ giá thành sảnphẩm, có thể tính toán xác định kết quả kinh doanh Từ đó đề ra các quyết địnhphù hợp cho sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp và giúpdoanh nghiệp thắng thế trong cạnh tranh thị trường

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ sản xuất nhiều sản phẩm sợi và ống giấy,chính vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm là một yêu cầy thiết yếu và luôn luôn là một trong nhữngvấn đề thời sự được Công ty đặc biệt quan tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, công tác kếtoán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp nói

Trang 2

riêng, em đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phsi sản xuất và tính giá thànhsản phẩm

- Phạm vi nghiên cứu:

+Nội dung: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm sợi PE

+Không gian: Công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Địa chỉ: Khu CN Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ

+Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2013 và tập trung chủ yếu vàotháng 05 năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tập và thu thập những tàiliệu, số liệu liên quan mà công ty công bố

+ Số liệu sơ cấp bao gồm: Các hóa đơn chứng từ, các số liệu trên sổ chitiết và sổ tổng hợp với người mua, người bán, các tài liệu điều tra được từ quátrình phỏng vấn một số nhân viên của công ty

+ Số liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo giá sản phẩm,bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ chi phí… của công ty trong những nămgần đây và một vài thông tin trên mạng internet, sách, báo cùng với một số tàiliệu liên quan

4.2 Phương pháp xử lý thông tin

Các số liệu được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL sau đó sửdụng các hàm tính toán như: Hàm SUM để tính tổng chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm; hàm AVERAGE để tính ra các chỉ số trung bình phục vụ chođánh giá và nhận xét các báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính củadoanh nghiệp

4.3 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về cở sở lý luận kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để có được định hướng đúngđắn trong quá trình hoàn thiện đề tài Tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh

tế, kế toán tại công ty để phản ánh và đánh giá thực trạng

Thông qua điều tra, trao đổi với các nhân viên kế toán và lãnh đạo công

ty TNHH Dệt Phú Thọ để có thể hiểu rõ hơn về thực trang công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất của công ty

Trang 4

4.4 Phương pháp kế toán

+ Phương pháp chứng từ kế toán: là một phương pháp kế toán phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành bằng giấy tờ theo mẫu quyđịnh, theo thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế làm cơ sở pháp lýcho việc ghi sổ kế toán

+ Phương pháp tài khoản kế toán: Là một phương pháp kế toán được sửdụng để phân loại đối tượng kế toán từ đối tượng chung đến đối tượng cụ thể đểghi chép, phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tìnhhình hiện có và sự vận động của từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông tin

có hệ thống về các hoạt động kinh tế của các đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo trongquản lý kinh tế, tổ chức và lập báo cáo tài chính định kỳ

+ Phương pháp tính giá: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ

để xác định giá thực tế của hàng hóa theo những nguyên tắc nhất định

+ Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán sửdụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ vốn có của đốitượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụngthông tin kế toán phục vụ công tác quản lý, hoạt động kinh tế tài chính trong vàngoài đơn vị

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa và các chi phí khác cần thiết mà các doanh nghiệp phảichi ra trong quá trình sản xuất và được tính trong một thời kỳ nhất định

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có thể được phân theo nhiều cách khác nhau tùy thuộcvào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất thường đượcphân theo các tiêu thức sau:

1.1.2.1 Phân loại chi phí theo hoạt động và công dụng kinh tế

Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế,cùng mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tínhchất kinh tế của nó như thế nào Theo cách này chi phí sản xuất được chia thànhcác khoản mục sau:

a Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí vềNVL chính, VL phụ, nhiên liệu, sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chếtạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ trong kỳ

b Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấplương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ) của côngnhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vu

c Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trongphạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã trừ chi phí NVL trựctiếp và nhân công trực tiếp

 chi phí nhân viên phân xưởng

Trang 6

 chi phí vật liệu

 chi phí dụng cụ sản xuất

 chi phí khấu hao TSCĐ

 chi phí dịch vụ mua ngoài

 chi phí bằng tiền khác

1.1.2.2 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tếđược xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào vàdùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này chiphí sản xuất được chia thành:

a Chi phí nguyên liệu, vật liệu

b Chi phí nhân công

c Chi phí khấu hao TSCĐ

d Chi phí dịch vụ mua ngoài

e Các chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này thể hiện các thành phần ban đầu của chi phí bỏ vàosản xuất, tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng số => Làm cơ sở cho việc kiểm tratình hình thực hiện dự toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tính nhu cầuvốn và thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đồng thời phục vụ choviệc lập các cân đối chung (lao động, vật tư, tiền vốn…) Tuy nhiên cách phânloại này không biết được chi phí sản xuất sản phẩm là bao nhiêu trong tổng chiphí của doanh nghiệp

1.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối liên hệ quan hệ với sản lượng sản xuất

- Chi phí bất biến: (định phí, cố định): Là những chi phí không thay đổi( hoặc có thay đổi ít ) khi khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành thayđổi

- Chi phí khả biến (biến phí, biến đổi): Là những chi phí thay đổi khi khốilượng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi

Trang 7

Theo cách phân loại này giúp ta trong công việc xác định phương án đầu

tư, xác định điểm hoà vốn cũng như việc tính toán phân tích tình hình tiết kiệmchi phí và định ra những biện pháp thích hợp để phấn đấu hạ thấp chi phí chodoanh nghiệp

1.1.2.4 Phân loại chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợpchi phí

Chi phí hạch toán trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp

Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra một loại sản phẩmnhất định hoặc thực hiện một lao vụ, dịch vụ nhất đinh Những chi phí này, kếtoán phải căn cứ vào chứng từ gốc để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượngchịu phí

Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí có liên quan cùng một lúc đến nhiềuloại sản phẩm sản xuất ra nhiều loại lao vụ, dịch vụ thực hiện do ko tập hợp trựctiếp được nên kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này cho đối tượng tập hợpchi phí một cách đúng đắn trên cơ sở các tiêu thức nhất định

1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

1.2.1 Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các hao phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến một khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ hoàn thành nhất định.

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được trước khi tiến hành quá trình sản

xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dựkiến trong kỳ kế hoạch Nó là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thựchiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp

Trang 8

- Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến

hành sản xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiệnhành Nó là cơ sở xác định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiềnvốn của doanh nghiệp

- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình

sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất

Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành

- Giá thành sản xuất sản phẩm: là giá thành hình thành trong quá trình

sản xuất của doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuấtnhư: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phsi SXC Giá thànhsản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán, thành phẩm nhập kho hoặc thành phẩmgiao cho khách hàng không qua kho và làm căn cứ để tính giá vốn hàng báncũng như lãi gộp

- Giá thành toàn bộ sản phẩm: là giá thành được hình thành trong suốt

quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm giá thành sản xuất vàcác chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), là cơ sở để xác định hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhấtcủa cùng một quá trình

- Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanhnghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Đều gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Trang 9

- Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí lao động phát sinh trong quá trìnhsản xuất còn giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí lao động kết tinh trongkhối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành.

- Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)không cần biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa hoànthành Còn giá thành sản phẩm luôn luôn gắn liền với một khối lượng sảnphẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định

Với giác độ biểu hiện bằng tiền để xem xét thì trong một thời kỳ tổng sốchi phí sản xuất phát sinh khác với tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ

đó Vì giá thành sản phẩm không bao giờ gồm những chi phí sản xuất không liênquan đến hoạt động tạo ra sản phẩm và những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ(chuyển sang kỳ sau), nhưng nó lại chứa đựng cả phần chi phí sản xuất dở dangđầu kỳ ( của kỳ trước chuyển qua)

Tổng giá thành Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX

sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ 1.4 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giáthành và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng

- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình sản xuất từ đó kiểm tra tình hình thực hiện các định mứcchi phí, các dự toán chi phí nhằm hạ thấpgiá thành sản phẩm

- Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành

để xác định hiệu quả kinh doanh

Trang 10

- Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành phục vụ việc lập báo cáo kếtoán

1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.5.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp với nội dung kinh tế, công dụng

kinh tế khác nhau Mục đích của việc bỏ ra chi phí là để tạo ra sản phẩm, lao vụhoàn thành Do đó các chi phí phát sinh cần phải được tập hợp theo các yếu tố,khoản mục và theo những phạm vi, giới hạn nhất định => nhằm phục vụ choviệc tính giá thành sản phẩm Như vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất làcác chi phí sản xuất mà trong giới hạn nhất định cần phải được tập hợp Việc xácđịnh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của việc tập hợp chiphí, tinh giá thành sản phẩm Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất thì mới tổ chức đúng đắn việc hạch toán chi phí từ khâu hạch toán ban đầu,tổng hợp số liệu, tổ chức ghi chép vào tài khoản, sổ chi tiết …đều phải theođúng đối tượng đã được xác định

Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất, chế tạo ở nhiều bộ phận khácnhau, theo quy trình công nghệ khác nhau Để xác định đúng đối tượng tập hợpchi phí sản xuất cần phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp,không có đối tượng tập hợp chi phí chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, màcăn cứ vào đặc điểm riêng, yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để xác địnhđối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng doanh nghiệp

Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : có phân xưởnghay không có phân xưởng

- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp : giản đơn,phức tạp

Trang 11

- Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trongSXKD.

- Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giáthành

 Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng hạch toán chi phí có thểlà:

- Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanhnghiệp

- Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ

- Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình

- Từng nhóm sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm

Việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng tăng cườngquản lý sản xuất, quản lý chi phí, tăng cường quản lý nội bộ, phục vụ công táctính giá thành sản phẩm chính xác Thực chất của việc xác định đối tượng hạchtoán là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí

1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Xác định điều tiết tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tínhgiá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành làcác loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và đã hoànthành

Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổchức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất củasản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Đối tượng tính giá thành cụ thểtrong các doanh nghiệp có thể là từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đãhoàn thành hoặc từng chi tiết bộ phận sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giáthành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công

Trang 12

việc tính giá thành thích hợp, phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành.

1.6 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.6.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp

Phương pháp này người ta sử dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phátsinh mà nó liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí (hay từng đốitượng tập hợp chi phí) Căn cứ vào chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí

1.6.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liênquan đến nhiều đối tượng chịu chi phí Có nghĩa là người ta không căn cứ vàochứng từ gốc để tập hợp được cho các đối tượng chịu chi phí mà phân bổ chi phícho các đối tượng chịu chi phí thông qua hệ số phân bổ:

+ Hệ số phân bổ (H):

H = Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

+ Chi phí phân bổ cho từng đối tượng:

Ci = Ti x H

Trong đó:

Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng thứ i

H: hệ số phân bổ

1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.7.1 Kế toán tập hợp chi phsi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

a,Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nội dung

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là những chi phí cơ bản có quan hệ

Trang 13

trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ bao gồmnguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế và các vật liệukhác.

Chi phí nguyên liêu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thànhsản phẩm Những chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được xây dựng thànhcác định mức chi phí và tiến hành việc quản lý chi phí theo định mức chi phí đó

Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản

621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, dùng trựctiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp,nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải…

Kết cấu

Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm,

dịch vụ trong kỳ

Bên Có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho

 Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu thực tế cho SX-KD vào TK 154(TK 631 theo KK đ.kỳ)

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bìnhthường vào TK 632

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ - được mở chi tiết theo từng đối tượngtập hợp chi phí

Trị giá VL còn chưa

sử dụng hết, phế liệu.

TK 111,112,141,131

Trị giá NVL mua dùng trực

Chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường

Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp.

Trang 14

Thuế VAT

Sơ đồ 1.1: Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của TK 621

b,Chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương phân bổ Tổng tiền lương thực tế của CNSX Tiền lương tính theo đ/m

Trang 15

Lương chính, lương phụ

& chi phí phải trả CNSX

Trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX

cho từng sản phẩm = - x (giờ công đ/m) của từng từng đối tượng Tổng số tiền lương đ/m của CNSX sản phẩm, từng đối tượng

(Tổng giờ công đ/m)

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622

“chi phí nhân công trực tiếp”

Tác dụng: phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, chế

tạo sản phẩm theo từng đối tượng

Kết cấu:

Bên Nợ: - Tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất sảnphẩm

- Trích trước tiền lương CNSX nghỉ phép

Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào Nợ TK 154 (Nợ TK

631 theo kiểm kê định kỳ)

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bìnhthường vào TK 632

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí

Trang 16

Trích BHXH, BHYT,BHTN,KPCĐ

Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của TK 622

c,Chi phí sản xuất chung

Nội dung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ sản xuất,

quản lý sản xuất phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụtrong phạm vi các phân xưởng, bộ phận hay tổ đội sản xuất như: Chi phí nhânviên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ dùng trong quá trình quản lý sản xuất,chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền…

Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán chi tiết theo từng điểmphát sinh: Phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất theo nội dung từng yếu tố chiphí Cuối kỳ tổng hợp lại và phân bổ cho các đối tượng theo những tiêu chuẩnthích hợp Tiêu chuẩn phân bổ thường dùng là:

- Phân bổ theo định mức chi phí chung

- Phấn bổ theo chi phí trực tiếp

- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, theo giờ máy…

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”

Tác dụng: Tài khoản này phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất và quản lý

sản xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất

Kết cấu:

chi phí NC trực tiếp

Trang 17

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn hàngbán (NợTk 632)

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Nợ TK 154 (Nợ TK 631 theo KKđ.kỳ)

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng phânxưởng, bộ phận Không sử dụng cho hoạt động thương mại

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2:

Tài khoản 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng” Lương, phụ cấp, các

khoản trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ của nhân viên phân xưởng: Quản đốc,nhân viên kế toán, thống kê phân xưởng, thủ kho phân xưởng, nhân viên tiếpliệu, công nhân duy tu sửa chữa…

Tài khoản 6272 “Chi phí vật liệu” phản ánh chi phí vật liệu sản xuất

dùng cho quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận: vật liệu dùngsửa chữa, tài sản cố định, dụng cụ dùng sửa chữa bão dưỡng TSCĐ tại phânxưởng

Tài khoản 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” Phản ánh chi phí về dụng cụ

xuất dùng cho phân xưởng như khuôn, mẫu đúc, dụng cụ cầm tay, giàn giáo, vánkhuôn…

Tài khoản 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” Phản ánh chi phí khấu hao

TSCĐ dùng ở phân xưởng, bộ phận: Khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhàxưởng, vườn cây phân xưởng…

Tài khoản 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” Phản ánh các chi phí về

dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở phân xưởng, bộ phận: Sửa chữaTSCĐ thuê ngoài, điện, nước, điện thoại mua ngoài…

Trang 18

(1)(2) Chi phí nhân viên PX (7)Các khoản ghi giảm

CPSXCTK152,153,142,242

TK154

Tài khoản 6278 “Chi phí bằng tiền khác” Phản ánh các chi phí bằng tền

phát sinh ngoài các chi phí đã phát sinh kể trên phục vụ cho hoạt động của phânxưởng, bộ phận: Chi tiếp khách, hội nghị, chi cho lao động nữ…

Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo các khoản mục chi phí ( Chiphí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SX chung) kế toán mở sổ chi tiết chiphí sản xuất kinh doanh Sổ này được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí(Phân xưởng, bộ phận, sản phẩm, nhóm sản phẩm …)

• Sơ đồ hạch toán

Trang 19

CP chế biến theo công suất

bình thường

(8) CPSXC cố định dưới công suất bình thường tính vào GVHB

Sơ đồ 1.3: Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của TK 627

1.7.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuấtdùng khó phân định được cho sản xuất, quản lý hay phục vụ bán hàng => Dovậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, …kế toán cần theo dõichi tiết chi phí vật liệu phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể như thểnào Các chi phí nguyên vật liệu xuất dùng không ghi theo từng chứng từ xuất

mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê xác định

Trang 20

(1) Định kỳ kết chuyểnCPSXDD đầu kỳ (5)Các khoản ghi giảm

CPSXCTK621

(2) Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ CPNVLTT (6)Cuối kỳ kết chuyển

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được

áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, có quy mô nhỏ, chỉtiến hành một loại hoạt động

TK sử dụng: TK631“Giá thành sản xuất”.

Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí(phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại nhóm sản phẩm, chi tiết sảnphẩm, lao vụ…

Kết cấu TK 631:

Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất

phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ

Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành

- Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí từ sản xuất

TK 631 cuối kỳ không có số dư

• Sơ đồ hạch toán

Trang 21

Thực tế của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành

TK632

(2) Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ CPNCTT

(2) Cuối kỳ kết chuyển và

phân bổ CPSXC

Sơ đồ 1.4: kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK

1.8 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính chi phí nguyên vật liệuchính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp Còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sảnphẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu ( kế toán phải theo dõi chi tiết khoản chi phínày)

• Cách tính:

C d + C nvl

D c = - x Q đ

Q tp + Q d

Trang 22

Trong đó : D c : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

C d : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Q t p : Số lượng sản phẩm hoàn thành

Q d : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

C nvl : chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ

• Ưu nhược điểm:

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phínguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khốilương sản phẩm dở dang ít Tính toán đơn giản, nhanh nhưng kết quả kémchính xác vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tínhcho cả sản phẩm hoàn thành

1.8.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

• Cách tính

Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ cáckhoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm Do vậy khi kiểm

Trang 23

kê phải xác định mức độ hoàn thành dở dang (%) Sau đó tính ra sản lượngtương đương như sau:

Sản lượng hoàn thàn tương đương: ( Q tđ ) = Q d x % hoàn thành (2)

+Với những chi phí bỏvào 1 lần như NVLC thì tính cho sản phẩm dởdang và sản phẩm hoàn thành là như nhau theo công thức (1)

+Với các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến của giai đoạn như VLphụ, nhân công, chi phí chung….thì được xác định theo mức độ hoàn thành củasản phẩm dở dang theo công thức (3)

D d + C khác

D c = - x Q tđ (3)

Q tp + Q td

• Ưu nhược điểm:

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sảnxuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau Chi phí chế biến cũngchiếm tỷ trọng lớn Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sảnphẩm dở dang nhưng tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thànhcủa sản phẩm dở dang

1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Theo phưong pháp này căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thànhphẩm, nữa thành phẩm và sản phẩm làm dở để tính ra giá trị sản phẩm làm dở.Phương pháp này đơn giản nhưng kém chính xác Chỉ áp dụng các doanh nghiệp

đã xây dựng được hệ thống định mức tiên tiến chính xác

1.8.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo công đoạn

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối luâọng sản phẩm dở dang

Trang 24

đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn trong sản xuất đó cho từng đơn vị sảnphẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng SPDD của từng công đoạn sau

đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm

Giá trị SPDD =

1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.9.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứtrực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm làm

dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:

1.9.2 Phương pháp loại tổng cộng chi phí

Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thựchiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chiphí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộphận sản xuất Giá thành sản phẩm đợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất

Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

Giá trị NVLC nằm trongSPDD(theo định mức)

50% chi phí chế biến sovới thành phẩm

x

Trang 25

của các bộ phận , chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn ,

bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:

Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

1.9.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Được áp dụng trong những doanh nghiêp mà trong cùng một quá trìnhsản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thuđược đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hơp riêng chotừng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trinh sản xuất Theo

đó, kế toán doanh nghiệp căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sảnphẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sảnphẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sảnphẩm:

Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quyđổi

sản phẩm từng loại sản phẩm gốc từngloại

Tổng giá thành SX của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + tổng chi phíphát sinh - giá trị SP dở dang cuối kỳ

1.9.4 Phương pháp thính tính giá thành theo tỷ lệ chi phí

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách , phẩmchất khác nhau như : may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo để giảm bớtkhối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theonhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chiphí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị vàtổng giá thành sản phẩm cùng loại

Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành

x

Trang 26

Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành thực tế, sau đótính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm.

Tiếp theo lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượngthực tế nhân với tỷ lệ tính giá thành ta được giá thành tính quy cách, kích cỡ

1.9.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này sử dụng trong các doanh nghiệp đã sản xuất ổn định có

hệ thống định mức một các nề nếp đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý của doanhnghiệp có trình độ cao, đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm

Giá thành định mức của sản phẩm được xác định trên cơ sở hệ thống địnhmức tiêu hao lao động, vật tư, tiền vốn của từng loại sản phẩm Đồng thới kếtoán phải hạch toán riêng các thay đổi, chênh lệch so với định mức phát sinhtrong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinhtrong kỳ thành 3 loại: Chi phí theo định mức, chi phí chênh lệch do thay đổiđịnh mức và chi phí chênh lệch so với định mức Từ đó tiến hành xác định giáthành thực tế của sản phẩm bằng cách sau:

Giá thành

Giá thànhđịnh mức +

Chênh lệch dothay đổi định mức +

Chênh lệch dothoát ly định mức

Tỷ lệ giá

thành (theo

khoản mục) =

SPLDđầu kỳ +

CPSXtrong kỳ -

SPLDcuối kỳ Tiêu chuẩn phân bổ

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THỌ 2.1 Khái quát về công ty TNHH Dệt Phú Thọ

2.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp

Tên công ty: Công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Tên giao dịch quốc tế: PhuthoTextile Company

Số đăng kí kinh doanh của công ty là 1802000116 ngày 25/02/2003 do sở

kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp

+ Người đại diện trước pháp luật: Ông Nguyễn Văn Hà

+ Mã số thuế: 2600251785

+ Trụ sở công ty: Khu công nghiệp Thụy Vân - Việt Trì - Phú Thọ

+ Điện thoại: 0210.857.011 - Fax: 0210.952.442

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ được thành lập ngày 01/10/2001 với số vốnđiều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 số vốn điều lệ được bổ sung là

15 tỷ đồng Thời gian đầu công ty đã đi vào xây dựng nhà xưởng, mua và lắp đặtdây chuyền sản xuất sợi

Trang 28

Tháng 02/2002 công ty bắt đầu đi vào hoạt động SXKD, số lao động toàncông ty ban đầu là 215 người, công ty sản xuất với ba ca một ngày Công tyđược thành lập với mục đích tạo nguồn sợi dệt trong nước cho các đơn vị sảnxuất vải, đồ may mặc SP chủ yếu của công ty là sợi dệt và sợi len các loại.

Thời kì đầu đi vào hoạt động công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguồnnguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài: bông, xơ polyete ( sản xuất từdầu thô ) do đó giá nguyên vật liệu luôn biến động theo giá dầu thô trên thế giới,đồng thì do sự chi phối chung tài chính do giá USD và lãi suất ngân hàng tănggiảm dẫn đến khâu thanh toán tiền nguyên vật liệu cũng thư thiết bị gặp nhiềukhó khăn Vì thế có thời kì giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao nhưng giábán sản phẩm trong nước không cập nhập kịp dẫn tới sản phẩm sản xuất ra bị ếđọng không tiêu thụ được, quá tình sản xuất rút ngắn từ ba ca xuống còn hai ca,công nhân sản xuất thay nhau nghỉ luân phiên Để khắc phúc tình hình này banlãnh đạo công ty đă tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các đại lýbán buôn, bán lẻ và các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay tạo ra nhiều cơhội lớn cho doanh nghiệp song bên cạnh đó luôn ẩn nấp những nguy cơ tiềmtàng cho doanh nghiệp Việc cạnh tranh trên thị trường càng trở nên khốc liệt,công ty luôn phải tìm kiếm những giải pháp không những để giữ vững chỗ đứngtrên thị trường mà còn phải giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa Để tồn tại vàphát triển công ty đã không ngừng tạo ra những sản phẩm đổi mới về mẫu mã,chủng loại cũng như chất lượng để cạnh tranh với các đơn vị khác trên thịtrường Đồng thời công ty cũng chú trọng đẩy mạnh công tác lãnh đạo về nhiềumặt: đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, công nhân chuyên ngành,tăng cường tuyển chọn các kỹ sư có trình độ năng lực, xây dựng một hệ thốngmáy móc với công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại tạo tiền đề cho sự phát triển cả

về chất và lượng đối với sản phẩm

2.1.3 Chức năng , nhiệm vụ

Trang 29

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ là doanh nghiệp TNHH thuộc khu côngnghiệp Thụy Vân chuyên SXKD các loại sợi để phục vụ cho các đơn vị SX vải,may mặc Do đó công ty có chức năng và nhiệm vụ là:

• Chức năng:

- Điều tra xác định nhu cầu sử dụng SP sợi của công ty trên thị trườngtrong và ngoài nước để tổ chức sản xuất và tiêu thụ SP sao cho đáp ứngnhu cầu thị trường

- Chuyển giao công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ lao động để nâng caonăng suất lao động, chất lượng sản phẩm

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cáchpháp nhân và được tổ chức quản ký theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, duy trìchế độ một thủ trưởng, phát huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên

Trang 30

Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

TNHH Dệt Phú Thọ

Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, phòng ban:

- Giám đốc công ty: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty có nhiệm vụ

điều hành SXKD trong toàn công ty, chấp hành đầy đủ các chính sách của nhànước về sản xuất kinh doanh, theo luật định, chịu trách nhiệm trước công ty vềpháp luật và kết quả của công ty Đồng thời giám đốc công ty có trách nhiệm tổchức các phòng ban chức năng, các phân xưởng, bố trí swps xếp lao động, phêduyệt và công bố chính sách chất lượng và giám sát duy trì hệ thống chất lượng

và có hiệu quả

- Phó giám đốc công ty: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc điều hành một số

lĩnh vực cảu công ty do giám đốc phân công như duyệt kế hoạch sản xuất, tiếpnhận các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

P.Tổ chức hành chính

P.kỹ thuật

Phân xưởng

tiền phương Phân xưởngsợi con Phân xưởngống đậu xe

P.GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Trang 31

- Phòng tài chính kế toán:

Có nhiệm vụ là một trong những phòng rất quan trọng, thực hiện toàn bộcông tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo tài chính và báo cáoquản trị Toàn bộ công việc ghi sổ được thực hiện ở phòng tài chính kế toán,cung cấp các số liệu cần thiết cho các đối tượng liên quan

Lập kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch chi phí, quản lý chặt chẽ vốnKD

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quyết toán, các chuẩn mực, thông

tư do nhà nước ban hành

- Phòng tổ chức hành chính:

Có nhiệm vụ giúp giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyểndụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính lương, các khoản phụ cấp,tích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các chế độ lao độngcho người lao động trong doanh nghiệp Có ngiệm vụ lập kế hoạch lao động,tính tiền lương, bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ cho người lao động nhưchế độ nghỉ ốm, chế độ thai sản, chế độ nghỉ lao động, tuyển dụng lao động chocông ty

- Phòng kỹ thuật:

Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, giữgìn, sửa chữa tài sản cho công ty Kết hợp với phòng tổ chức lập kế hoạch đàotạo nâng cao tay nghề cho công nhân

Như vậy cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH Dệt Phú Thọ có sự phâncông các chức năng cụ thể cho từng cơ quan khác nhau, có sự giám sát lẫn nhautrong mọi công việc của công ty

Xí nghiệp có 3 phân xưởng sản xuất trực tiếp

- Phân xưởng sợi

Trang 32

- Phân xưởng tiền phương

- Phân xưởng ống đậu xe

Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ nhất định để đảm bảo quá trình sản xuấtđược kiên tục và có hiệu quả Ở từng phân xưởng thống kê báo cáo lên phòng kếtoán kiểm tra, hướng dẫn tổng hợp và lập báo cáo tài chính dể báo cáo với giámđốc công ty

Với bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu tực tuyến, giám đốc làngười có quyền quyết định cao nhất Tại phân xưởng sản xuất, quản đốc làngười thừa lệnh giám đốc để quản lý trực tuyến các phân xưởng trong công ty

Trang 33

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm 2.1.6 Tình hình cơ sở vật chất và lao động của công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Năm đưa vào sử dụng Nguyên giá

Trang 34

3.MDO Máy đánh ống MUTARA 2005 948.640.000

7.MDON Máy đánh ống MUTARA nhập khẩu 2008 2.719.086.208

Số lượng %

Số lượng %

2012/

2011

2013/2 012

107,14 107,14

Trang 35

4 5,45 90,55

11 15 254

3,93 5,36 90,71

11 15 274

3,67 5 91,33

1 1 102

1 1 107,87

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy quá trình phát triển số lượng lao động đãkhông ngừng tăng lên Số lượng lao động năm 2011 là 275 người trong đó tỉ lệnam giới chiếm 45% tương ứng với 124 người, tỉ lệ nữ là 55% tổng lao đôngứng với 151 người Lao động có trình độ đại học là 15 người, trình độ cao đẳngtrung cấp là 15 người chiếm lần lượt là 4% và 5,45% trong khi lao động phổthông chiếm 90,55% tương ứng với 249 người Qua 2 năm số lao động của công

ty có tăng nhưng chỉ có số lao động phổ thông tăng cụ thể năm 2012 tăng lên

254 người năm 2012 tăng lên 274 người Tỉ lệ nữ giới vẫn cao hơn nam giói vàtăng qua các năm cụ thể năm 2012 nữa giới chiếm 154 người và năm 2013 là

165 người trong tổng số lao động của công ty

Cơ cấu lao động của công ty tương đối là hợp lý, tuy nhiên số lao độngchưa qua đào tạo vẫn còn chiếm một lượng lớn trong tổng số lao động Ngoài racông ty còn có một đội ngũ công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệmtham gia vào quá trình hoạt động sản xuất của công ty, luôn tự học hỏi và có sựsáng tạo trong công việc, có mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân giúp cho quátrình hoạt động sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi

Trang 38

2.1.7 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

23.159.27

5 23.809.184

73.056.10

1 2,81 206,84Chi phí tài chính

7.148.026.98

8 - - - Lợi nhuận kế

-toán trước thuế

Trang 39

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 đạt114.466.930.079 đồng, tăng17,12% so với năm 2011 Lợi nhuận kê toán trướcthuế là 283.770.799 đồng, tăng 109,96%.

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, trang bị thêm những trang thiết bị và dâytruyền máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của côngty

2.1.8 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Dệt Phú Thọ

2.1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Bộ máy kế toán của công ty TNHH Dệt Phú Thọ được tổ chức theo môhình tổ chức công tác kế toán tập trung Toàn công ty có 8 nhân viên kế toán, tổchức hoạt động theo sơ đồ sau:

Trang 40

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty có 5 thành viên phụ trách theo những mảngcông việc khác nhau

Kế toán trưởng : là người có nhiệm vụ điều hành phòng tài chính kế toán

giúp giám đốc điều hành chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện ghi chép, chấphành chế độ chính sách, quyết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơtài liệu kế toán Kế toán trưởng là người lập các báo cáo tài chính

Kế toán vật tư và TSCĐ: thu thập, xử lý, kiểm tra các thông tin có liên

quan đến quá tình nhập, xuất, tồn, phân bổ nghuyên vật liệu, công cụdụng cụ và theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ

Kế toán quỹ: là người hạch toán các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,

tính lương và phát lương cho cán bộ công nhân viên tong công ty Thủquỹ phải có trách nhiệm lập sổ quỹ và định kì đối chiếu với kế toán thanhtoán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán thanh toán

Kế toán quỹ Kế

toán vật tư và TSCĐ

Kế toán thành phẩm

Ngày đăng: 28/08/2017, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w